0964.666.152 vietnam.procare@gmail.com Đại lý

Procare - Website chính thức

PM Procare - Công thức đặc biệt cho phụ nữ mang thai, cho con bú

logo 4
  • Trang chủ
  • Sản phẩm
    • PM Procare
    • PM Procare Diamond
  • Cẩm nang mang thai
    • Chuẩn bị mang thai
      • Dinh dưỡng đúng và đủ
      • Dinh dưỡng trước khi mang thai
      • Sức khỏe trước khi mang thai
      • Tiêm phòng trước khi mang thai
    • Khi mang thai
      • Dinh dưỡng đúng và đủ
      • Sức khỏe khi mang thai
      • Dùng thuốc khi mang thai
    • Khi cho con bú
      • Dinh dưỡng đúng và đủ
      • Chăm sóc trẻ sơ sinh
      • Dùng thuốc khi cho con bú
    • 42 Tuần thai kỳ
  • Góc của bố
    • Bố chăm mẹ và con
    • Dinh dưỡng cho bố
    • Sức khỏe của bố
  • Góc chuyên gia
    • Bài viết chuyên gia
    • Audio & Video tư vấn
    • Nghiên cứu khoa học
  • Tin tức & sự kiện
    • Tin sức khỏe
    • Sự kiện
    • Dinh dưỡng và Covid 19
  • Điểm bán
  • Hỏi đáp
Trang chủ » 42 Tuần thai kỳ » Tuần thứ 34 của thai kỳ

Tuần thứ 34 của thai kỳ

1 676 đã xem

Viết bình luận

Em bé của bạn trong tuần thứ 34 của thai kì

Em bé của bạn trong tuần thứ 34 của thai kì 1

  • Tinh hoàn của bé trai bây giờ đã chuyển xuống bìu. Mặc dù một số bé trai được sinh ra với tinh hoàn bị lạc chỗ, nhưng nó sẽ được sửa lại trước khi em bé đầy 1 tuổi.
  • Chất sáp bao phủ bề mặt da của em bé bắt đầu dày lên trong tuần này trước khi nó bắt đầu trôi đi sau một vài tuần nữa.
  • Khi cơ thể em bé lớn lên và lượng nước trong túi ối giảm, bạn có thể quan sát các phần cơ thể của em bé qua bụng.
  • Em bé của bạn nhắm mắt khi ngủ và mở ra khi thức giấc.
  • Tuần này em bé của bạn đạt 5 pound cân nặng và chiều dài trung bình là 50 cm.

Sự khác biệt giới tính

Nếu em bé của bạn là một bé trai thì bạn sẽ rất vui khi thấy tinh hoàn của em bé đã di chuyển từ bụng xuống dưới bìu. Một số bé trai (3-4%) được sinh ra với tinh hoàn lạc chỗ, nhưng nó sẽ về đúng chỗ trước khi em bé đầy 1 tuổi.

Móng tay và móng chân

Một sự phát triển khác là những móng tay nhỏ bé đã vượt đầu ngón tay và bây giờ đã sẵn sàng để được cắt móng lần đầu tiên sau khi sinh ra.

Cơ thể bạn tuần thứ 34

Tử cung của bạn vẫn tiếp tục phát triển và ở tuần thứ 34, đáy tử cung ở khoảng 13 cm trên rốn của bạn

Thị lực giảm

Thị lực của bạn không tốt như bình thường bởi vì mắt bạn cũng là một trong số những cơ quan chịu ảnh hưởng của hormon thai kỳ, giống như đối với hệ tiêu hóa và dây chằng. Không chỉ bị mờ mắt, sự giảm tiết nước mắt cũng khiến mắt bạn bị khô và dễ bị kích thích, đặc biệt là khi bạn đeo kính áp tròng. Hơn nữa, sự tăng tiết dịch sau kính áp tròng có thể làm thay đổi hình dạng của chúng, làm cho một số phụ nữ tăng độ cận hoặc viễn (bạn có thể thấy đeo kính gọng thoải mái hơn kính áp tròng). May mắn là những triệu chứng này chỉ là tạm thời. Mắt bạn sẽ nhìn rõ trở lại sau khi sinh. Tuy nhiên cần lưu ý một số vấn đề thị lực nghiêm trọng hơn có thể là dấu hiệu của tiểu đường thai kì hoặc huyết áp cao, vì vậy hãy đề cập đến bất kì sự thay đổi thị lực nào với bác sĩ.

Thử: Lưu lại kỉ niệm cho con

Bạn có rất nhiều hi vọng và giấc mơ về em bé của bạn và chúng đáng được ghi nhớ và chia sẻ. Ghi lại chúng trước khi bạn quên bằng cách viết một lá thư hoặc 1 loạt các lá thư cho em bé của bạn. Đừng cảm thấy buồn cười khi viết thư cho nhân vật trú ngụ trong bụng mà bạn chưa từng gặp mặt. Chỉ cần cảm nhận bằng trái tim. Hãy bắt đầu hình dung về em bé của bạn và viết những gì bạn nhìn thấy trong đôi mắt của tâm trí. Hãy nói về việc mang thai làm thay đổi cơ thể và thế giới của bạn như thế nào. Kể lại những loại thức ăn bạn thèm (pho mát, sữa ong chúa, nho và bánh kẹp dưa chua) và quãng đường dài mà bạn đã đi để thỏa mãn cơn thèm. Ghi lại bạn đã chọn tên cho con hay màu sắc phòng của em bé như thế nào. Chia sẻ phản ứng đầu tiên của bạn khi biết mình mang thai, khi thấy cú đá đầu tiên, khi biết giới tính em bé. Tưởng tượng tương lai cùng nhau (bạn thấy mình đẩy một chiếc xe nôi trong công viên, tung một quả bóng trên bãi cỏ phía trước, làm bánh nướng trong nhà bếp) và em bé của bạn trong tương lai sẽ như thế nào. Một nhà khoa học hay tổng thống? Lá thư của bạn chắc chắn sẽ trở thành một trong những tài sản trân quí nhất cho con bạn.

CHỈ DẪN KHÁC

  • Hãy chắc chắn rằng bạn đã biết về tất cả các lựa chọn giảm đau khi sinh con, bao gồm cả gây tê cục bộ, gây tê toàn thân và thiết bị thở. Bạn có thể bị thay đổi tính tình khi ngày sinh càng tới gần.
  • Đôi mắt của bạn có thể cảm thấy khô và nhạy cảm hơn bình thường, vì vậy hãy đeo kính mát và mang theo thuốc nhỏ mắt tiện dụng khi ra ngoài.
  • Cảm thấy cô đơn? Có đến 23% phụ nữ mang thai bị trầm cảm khi mang thai. Nói chuyện với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn; một số thuốc chống trầm cảm an toàn được sử dụng khi mang thai.

Triệu chứng phổ biến

Đầy hơi và trung tiện

Ở ba tháng cuối, bạn có thể cảm thấy bị đầy hơi hơn. Lo lắng chỉ làm cho tình trạng tệ hơn vì bạn có xu hướng nuốt không khí nhiều hơn khi bạn bị áp lực. Vì vậy hãy thử giảm bớt căng thẳng bằng cách hít sâu qua mũi và thở ra qua miệng 1-2 phút mỗi ngày.

Táo bón

Bổ sung thêm chất xơ cho chế độ ăn uống với hoa quả , rau khô và ngũ cốc. Một điều bạn không nên làm đó là sử dụng thuốc nhuận tràng (ngay cả thảo dược). Hãy hỏi ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng bất kì một loại thuốc chống táo bón nào.

Tăng tiết dịch âm đạo

Trong quá trình mang thai, bạn có thể thấy sự gia tăng tiết dịch âm đạo. Đó là do các hormone thai kì (đặc biệt là estrogen) – chúng làm tăng lưu lượng máu đến vùng xương chậu và kích thích các màng nhầy. Mặc quần lót cotton có thể giữ cho bạn khô thoáng hơn (và có thể kiềm chế mùi).

Trĩ

Táo bón thường xuyên có thể khiến bạn bị trĩ. Những khó chịu này có thể được giữ ở mức tối thiểu bằng cách thực hiện bài tập Kegel để cải thiện lưu thông.

Đau lưng

Trọng tâm dịch chuyển từ phía lưng sang bụng đặt nhiều áp lực và đau lên phần lưng dưới. Có nhiều giải pháp để chữa trị chứng đau lưng của bạn, vì vậy nếu cách này không được thì hãy thử cách khác. Một cách để thử: hãy nghỉ ngơi và vươn mình, đứng hoặc đi bộ. Ngồi quá lâu có thể làm cho lưng của bạn thậm chí bị tổn thương thêm.

Chuột rút chân

Chuột rút chân là tình trạng phổ biến nhất trong những ngày này, khi ba thủ phạm chính – trọng lượng thai, sưng và mệt mỏi – đang ở đỉnh điểm. Nếu bạn cảm thấy cơn co rút ở chân, hãy thử đứng trên một bề mặt lạnh .

Rạn da

Nếu bạn có da trắng và mẹ của bạn cũng bị vết rạn da, bạn có nhiều khả năng bị rạn da hơn những người có da tối màu. Bạn có thể cố gắng giữ cho vết rạn đến mức tối thiểu bằng cách duy trì sự tăng cân chậm và từ từ.

Phù (sưng ở chân và mắt cá)

Khi bạn lớn hơn và các mô cơ thể của bạn tích lũy và giữ nước, bạn có thể bị sưng ở mắt cá chân, bàn chân và các ngón tay. Đi dép lê thoải mái vào cuối ngày làm việc có thể giúp làm dịu các ngón chân sưng của bạn.

Tóc mọc nhanh

Bạn biết tóc của bạn sẽ phát triển nhanh hơn và bóng hơn trong khi bạn đang mang thai, nhưng có thể bạn không mong đợi nó phát triển ở những nơi bạn không mong muốn – như má, cằm và lưng. Tẩy lông là an toàn khi mang thai; nhưng vì da bạn đang nhạy cảm hơn nên hãy yêu cầu một công thức cho da nhạy cảm

Khó thở

Khi bụng bầu của bạn càng lớn, phổi sẽ không có khả năng mở rộng đầy đủ, vì vậy bạn có thể cảm thấy hụt hơi, thậm chí sau một chuyến đi vào phòng tắm. Ngủ nghiêng về bên trái của bạn có thể giúp giảm bớt khó thở về đêm.

Mất ngủ

Dù cho không lo lắng về ngày sinh nhưng những cơn chuột rút ở chân và các chuyến đi đến phòng tắm xua tan mọi cơ hội nhắm mắt. Hãy thử ru mình vào giấc ngủ với một bồn tắm nước ấm và một cốc sữa ấm và đọc một cuốn sách hay nghe nhạc thay vì lướt net hay xem TV.

Rỉ sữa non

Càng gần đến ngày sinh vào ba tháng cuối, ngực của bạn có thể rỉ ra sữa non màu vàng, thức uống đầu tiên của bé. Bạn sẽ chỉ bị rỉ ra nhiều nhất là vài giọt, nhưng nếu cảm thấy khó chịu, hãy mang miếng lót sữa.

Mai Nhật Linh - 24/03/2022
★★★★★★
Chia sẻ

Thông tin hữu ích

  • Những thay đổi của cơ thể mẹ khi mang thai
  • Tuần thứ 40 của thai kỳ
  • Tuần thứ 39 của thai kỳ
  • Tuần thứ 38 của thai kỳ

Ý kiến của bạn Hủy trả lời

PROCARE

Chủ đề nổi bật
  • Thuốc bổ cho bà bầu
  • Vitamin tổng hợp cho bà bầu
  • Acid folic
  • DHA cho bà bầu
  • Omega 3 có tác dụng gì khi mang thai
  • Thuốc sắt cho bà bầu
  • Bổ sung Vitamin A trong thai kỳ
  • Tiểu đường thai kỳ
  • Bầu 3 tháng đầu nên ăn gì
Tiện ích & tài liệu
  • Tính ngày dự sinh
  • Chỉ dẫn khi cho con bú
  • Khám tiền sản
  • Hỏi đáp
Hướng dẫn sử dụng thuốc cho bà bầu
Câu hỏi thường gặp
  • Uống sắt và canxi vào lúc nào trong ngày là tốt nhất?
  • Chuẩn bị mang thai có cần uống PM Procare không?
  • Liều lượng sử dụng đúng đủ, hiệu quả của PM Procare
  • Bổ sung thừa acid folic khi dự định mang bầu có sao không?
  • Bầu 21 tuần bị thiếu máu, có nên uống 2 viên sắt/lần không ?

Xem thêm

Chia sẻ
youtube
Hregulator Gastimunhp
Điểm bán
CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM ĐÔNG ĐÔ

Đại diện phân phối độc quyền nhãn hàng PM Procare tại Việt Nam

Địa chỉ:

Tầng 1 và Tầng 4, Toà nhà Home City, số 177, Tổ 51 Phố Trung Kính, P. Yên Hoà, Q.Cầu Giấy, TP Hà Nội

Điện thoại: 024.355.761.51/52/55

Fax: 024.355.761.50

Email: vietnam.procare@gmail.com

Số ĐKKD: 0100776036 do Sở Kế hoạch đầu tư HN cấp ngày 11/10/2013

Người chịu trách nhiệm: Nguyễn Trọng Hiển

NHẬN THÔNG TIN TỪ CHUYÊN GIA CHO BÀ BẦU

Vấn đề bạn quan tâm ( có thể chọn nhiều mục )

 
 
 
 
 
CHÍNH SÁCH
  • Chính sách bảo vệ thông tin người dùng
  • Chính sách vận chuyển giao nhận
  • Chính sách đổi trả hoàn tiền
  • Chính sách bảo hành
  • Chính sách giải quyết tranh chấp khiếu nại
  • Chính sách biên tập

ĐĂNG KÝ ĐỂ THEO DÕI PROCAREVN

ĐỊA CHỈ

All Content ©2015 Đông Đô Pharma 2017

TƯ VẤN SỨC KHỎE

Ý kiến của bạn Hủy trả lời