0964.666.152 vietnam.procare@gmail.com Đại lý

Procare - Website chính thức

PM Procare - Công thức đặc biệt cho phụ nữ mang thai, cho con bú

logo 4
  • Trang chủ
  • Sản phẩm
    • PM Procare
    • PM Procare Diamond
  • Cẩm nang mang thai
    • Chuẩn bị mang thai
      • Dinh dưỡng đúng và đủ
      • Dinh dưỡng trước khi mang thai
      • Sức khỏe trước khi mang thai
      • Tiêm phòng trước khi mang thai
    • Khi mang thai
      • Dinh dưỡng đúng và đủ
      • Sức khỏe khi mang thai
      • Dùng thuốc khi mang thai
    • Khi cho con bú
      • Dinh dưỡng đúng và đủ
      • Chăm sóc trẻ sơ sinh
      • Dùng thuốc khi cho con bú
    • 42 Tuần thai kỳ
  • Góc của bố
    • Bố chăm mẹ và con
    • Dinh dưỡng cho bố
    • Sức khỏe của bố
  • Góc chuyên gia
    • Bài viết chuyên gia
    • Audio & Video tư vấn
    • Nghiên cứu khoa học
  • Tin tức & sự kiện
    • Tin sức khỏe
    • Sự kiện
    • Dinh dưỡng và Covid 19
  • Điểm bán
  • Hỏi đáp
Trang chủ » 42 Tuần thai kỳ » Tuần thứ 27 của thai kỳ

Tuần thứ 27 của thai kỳ

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Lê Tiến

1 076 đã xem

Em bé của bạn trong tuần thứ 27 của thai kì

Em bé của bạn trong tuần thứ 27 của thai kì 1

  • Em bé của bạn đã dài thêm gần 2,5cm trong tuần này. Bạn sẽ không nhìn thấy sự phát triển nhanh như vậy cho đến khi nhóc nhà bạn được 8-12 tuổi.
  • Em bé có thể nghe thấy giọng nói của bạn, nhưng không được rõ ràng vì đôi tai được bao phủ bởi lớp sáp trắng bảo vệ da gọi là Vernix Caseos.
  • Nếu bạn cảm thấy những cử động thất thường trong bụng bạn thì có thể em bé đang nấc cụt. Phổi đang ngày càng phát triển sẽ làm em bé nấc nhiều hơn.
  • Chiều dài của em bé tăng khá đều đặn, bây giờ đã đạt khoảng 35 cm. Em bé có cân nặng khoảng hơn 1 kg.
  • Tuần này là lúc chuyển từ đo chiều dài đầu mông sang phương pháp đo chuẩn là đo chiều dài từ đầu đến chân. Cân nặng của em bé cũng tăng lên đến hơn 1 kg (gấp đôi 4 tuần trước). Hầu hết các thai nhi ở độ tuổi này, bao gồm cả em bé của bạn đều thích ở tư thế co mình trong tử cung (vì thế có thuật ngữ tư thế bào thai)

Em bé nhận ra giọng nói của bạn

Bây giờ em bé của bạn đã có thể nhận ra cả tiếng nói của bạn và chồng bạn. Sự phát triển thính giác đang tiến triển vì mạng lưới các dây thần kinh đến tai đã trưởng thành, mặc dù những âm thanh này không rõ bởi tai bị bao phủ bởi lớp sáp trắng. Vì vậy, đây là thời điểm tốt để đọc và thậm chí hát cho em bé của bạn nghe và là cơ hội tốt để bạn bắt đầu quen với các bài hát ru  mà bạn sắp phải lặp đi lặp lại trong thời gian tới. Ở tuần này, nếu chồng bạn áp tai vào bụng thì anh ấy có thể nghe được nhịp đập của tim em bé.

Vị giác và nấc cụt

Vị giác của em bé bây giờ đang rất phát triển. Bạn có thể thử nghiệm bằng cách ăn một số thực phẩm cay em bé của bạn có thể nếm được sự khác lạ trong nước ối (hai giờ sau khi bạn ăn). Một  số em bé có thể phản ứng với vị cay bằng cách nấc cụt (bạn sẽ cảm thấy bụng co thắt) và có vẻ như chúng đang làm phiền đến em bé của bạn!

Cơ thể bạn tuần thứ 27

Sưng và phù

Hai tuần trước, bụng của bạn như một quả bóng đá – và ở tuần thứ 27, tử cung của bạn đã tăng lên đến kích thước của một quả bóng rổ. Thật không may, đó không phải là chỗ duy nhất phình ra. Bắt đầu từ  khoảng thời gian này của thai kỳ, có khoảng 75% phụ nữ mang thai bắt đầu xuất hiện sự sưng nhẹ các chi – đặc biệt là bàn chân, mắt cá chân và bàn tay. Nó xảy ra khi chất lỏng tích tụ trong các mô cơ thể của bạn do sự tăng lưu lượng máu và áp lực của tử cung vào tĩnh mạch chủ, được gọi là phù nề.

Bạn có thể thấy không nhét chân vào giày được hay không đeo vừa nhẫn, nhưng hãy nhớ rằng phù nề là hoàn toàn bình thường và tạm thời. Nhưng nếu bị phù quá mức, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn vì nó có thể là một dấu hiệu của tiền sản giật (mặc dù tiền sản giật đi kèm với một loạt các triệu chứng khác như huyết áp cao và protein trong nước tiểu, nếu bạn chưa gặp những triệu chứng đó thì không có gì phải lo lắng). Để giảm sưng phù, tránh ngồi hoặc đứng trong một thời gian dài, hãy thử một số bài tập thể dục khi mang thai thích hợp như đi bộ hay bơi lội (nếu bác sĩ của bạn đồng ý) và ngồi hoặc ngủ gác chân lên cao. Hãy uống đủ nước mỗi ngày: hạn chế việc uống nhiều nước sẽ không giúp giảm bớt phù nề. Và cố gắng nhìn vào mặt tích cực: phù là một tình trạng tạm thời và sẽ hết hoàn toàn ngay sau khi sinh con.

Rốn mới của bạn

Rốn bạn đã bị lồi ra chưa? Những ngày này nó bắt đầu đội lên qua cả quần áo của bạn. Bắt đầu từ khoảng giữa đến cuối tam cá nguyệt thứ 2, tử cung của bạn phình ra đủ để đẩy bụng về phía trước, làm cho rốn của bạn bật ra như một cái đồng hồ báo thức hiệu con gà tây. Rốn của bạn sẽ trở lại như cũ sau khi sinh một vài tháng (mặc dù trông nó có vẻ giãn dài ra một chút). Cho đến lúc đó, hãy nhìn vào mặt tích cực: điều đó cho bạn cơ hội làm sạch tất cả những xơ vải tích trữ ở đó từ khi bạn còn là một đứa trẻ.

Chỉ dẫn khác

  • Tham gia lớp tiền sản là một quyết định khôn ngoan vì nó sẽ giúp bạn có được những kiến thức cần thiết về thai kỳ cũng như chăm sóc trẻ sau sinh.
  • Bạn có thể bị đầy hơi. Điều đó là hoàn toàn bình thường. Hạn chế trung tiện bằng cách thay các thức ăn gây đầy hơi như bông cải xanh và măng tây bằng các thức ăn ít sinh hơi như rau bina hay cà rốt.

Ngất xỉu hoặc hoa mắt chóng mặt

Đó là một triệu chứng mang thai phổ biến, nhưng hãy nói với bác sĩ của mình (đặc biệt là nếu bạn bị ngất). Bạn có thể ngăn một đợt chóng mặt bằng cách nằm xuống và nâng bàn chân của bạn ngay khi bạn cảm thấy choáng váng.

Chảy máu lợi

Do hormone thai kì, nướu có thể bị sưng, viêm và thậm chí chảy máu. Mặc dù chảy máu lợi phổ biến khi mang thai (và có lẽ sẽ biến mất sau khi sinh), nhưng bạn hãy chăm sóc răng và lợi của bạn tốt hơn ngay từ bây giờ. Chải răng và dùng chỉ nha khoa hai lần một ngày.

Hội chứng chân không yên (RLS)

Một số phụ nữ mang thai có thể cảm thấy chân của họ ngứa ran và bồn chồn – đặc biệt là khi bạn nằm xuống vào ban đêm. Nói chuyện với bác sĩ của bạn về việc này (ở một số phụ nữ RLS có liên quan đến thiếu máu thiếu sắt hoặc nhạy cảm với các loại thực phẩm nhất định) và xem xét tập yoga hoặc các kỹ thuật thư giãn khác cũng có thể giúp giảm bớt triệu chứng này.

Ngứa bụng

Bụng kéo căng ra có thể khiến da bạn trở nên khô và ngứa. Bôi kem dưỡng ẩm thường xuyên và ngâm mình trong một bồn tắm bột yến mạch ấm để giảm bớt ngứa.

Ngạt mũi

Bên cạnh bụng, chân và ngón tay, bây giờ mũi của bạn cũng bị sưng, khiến bạn cảm giác bị ngạt. Cảm giác đó sẽ giảm khi bạn sinh con xong, nhưng cho đến khi đó hãy rửa mũi bằng nước muối hoặc dùng miếng dán mũi cũng có thể giúp làm nhẹ triệu chứng. (Thuốc kháng histamin và thuốc xịt mũi thường khuyến cáo không dùng khi mang thai, nhưng hãy hỏi bác sĩ của bạn về các biện pháp khác).

Đau dây chằng tử cung

Nguyên nhân là do kích thước bụng ngày càng tăng khoảng giữa thai kì. Điều tốt nhất bạn có thể làm chỉ là để chân nghỉ ngơi 1 lúc mà thôi.

 

Mai Nhật Linh - 12/12/2019
★★★★★★
Chia sẻ

Thông tin hữu ích

  • Những thay đổi của cơ thể mẹ khi mang thai
  • Tuần thứ 40 của thai kỳ
  • Tuần thứ 39 của thai kỳ
  • Tuần thứ 38 của thai kỳ

Ý kiến của bạn Hủy trả lời

PROCARE

Chủ đề nổi bật
  • Thuốc bổ cho bà bầu
  • Vitamin tổng hợp cho bà bầu
  • Acid folic
  • DHA cho bà bầu
  • Omega 3 có tác dụng gì khi mang thai
  • Thuốc sắt cho bà bầu
  • Bổ sung Vitamin A trong thai kỳ
  • Tiểu đường thai kỳ
  • Bầu 3 tháng đầu nên ăn gì
Tiện ích & tài liệu
  • Tính ngày dự sinh
  • Chỉ dẫn khi cho con bú
  • Khám tiền sản
  • Hỏi đáp
Hướng dẫn sử dụng thuốc cho bà bầu
Câu hỏi thường gặp
  • Bầu mấy tháng thì uống sắt? Liều lượng bao nhiêu?
  • Bà bầu uống sắt vào thời điểm nào trong ngày?
  • Không có dấu hiệu nghén khi mang thai
  • Các kiểu nghén khi mang thai
  • Phụ nữ mang thai bắt đầu nghén khi nào?

Xem thêm

Chia sẻ
youtube
Hregulator Gastimunhp
Điểm bán
CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM ĐÔNG ĐÔ

Đại diện phân phối độc quyền nhãn hàng PM Procare tại Việt Nam

Địa chỉ:

Tầng 1 và Tầng 4, Toà nhà Home City, số 177, Tổ 51 Phố Trung Kính, P. Yên Hoà, Q.Cầu Giấy, TP Hà Nội

Điện thoại: 024.355.761.51/52/55

Fax: 024.355.761.50

Email: vietnam.procare@gmail.com

Số ĐKKD: 0100776036 do Sở Kế hoạch đầu tư HN cấp ngày 11/10/2013

Người chịu trách nhiệm: Nguyễn Trọng Hiển

NHẬN THÔNG TIN TỪ CHUYÊN GIA CHO BÀ BẦU

Vấn đề bạn quan tâm ( có thể chọn nhiều mục )

 
 
 
 
 
CHÍNH SÁCH
  • Chính sách bảo vệ thông tin người dùng
  • Chính sách vận chuyển giao nhận
  • Chính sách đổi trả hoàn tiền
  • Chính sách bảo hành
  • Chính sách giải quyết tranh chấp khiếu nại
  • Chính sách biên tập

ĐĂNG KÝ ĐỂ THEO DÕI PROCAREVN

ĐỊA CHỈ

All Content ©2015 Đông Đô Pharma 2017

TƯ VẤN SỨC KHỎE

Ý kiến của bạn Hủy trả lời