Em bé của bạn trong tuần thứ 25 của thai kì
- Em bé của bạn đã cao hơn gần 2,5 cm so với tuần trước. Bây giờ tính từ đầu tới chân em bé dài khoảng 33 cm (hoặc chiều dài đầu mông là 23 cm) và cân nặng từ 680-790 gam.
- Thính giác của em bé tiếp tục hoàn thiện. Thậm chí em bé có thể đáp trả giọng nói của bạn bằng một cú đá vào bụng.
- Nếu em bé của bạn có tóc (một số trường hợp em bé chưa có tóc), màu sắc và kết cấu thực sự vẫn chưa rõ.
- Chất béo đang dần tích lũy. Chất béo được tích lũy dần và làm mất sự xuất hiện các nếp nhăn trên da em bé.
- Đừng làm em bé của bạn sợ nhé. Bây giờ em bé đã bắt đầu có phản xạ giật mình rồi.
Phổi đang chuẩn bị để thở
Tuần này da của em bé hồng hơn, không phải vì quá nóng (thực tế nước ối hoàn toàn kiểm soát nhiệt độ, giữ em bé luôn thoải mái), nhưng vì các mạch máu nhỏ, gọi là các mao mạch, được hình thành dưới da và chứa đầy máu. Cuối tuần này, các mạch máu cũng phát triển trong phổi của em bé, giúp phổi bước 1 bước gần hơn đến sự trưởng thành. Nhưng ở tuần thứ 25, phổi vẫn còn rất nhiều thứ phải hoàn thiện. Mặc dù chúng đã bắt đầu phát triển chất hoạt động bề mặt, một chất giúp khuyếch tán oxy sau khi em bé sinh ra, phổi vẫn chưa phát triển đủ để vận chuyển oxy đến máu và thải trừ carbon dioxide khi em bé thở ra.
Lỗ mũi của em bé mở
Phổi không phải hệ thống duy nhất đang chuẩn bị cho việc hít không khí. Lỗ mũi của em bé vẫn đóng lại cho đến tận bây giờ, từ tuần này nó sẽ bắt đầu mở ra. Điều này cho phép em bé thực hành hít thở. (tất nhiên bởi vì không có không khí ở đó nên em bé của bạn thực sự chỉ “thở” nước ối)
Cơ thể bạn tuần thứ 25
Tại tuần thứ 25, tử cung ngày càng lớn của bạn bây giờ đã đạt đến kích thước của một quả bóng đá. Nhưng trong khi có lẽ bạn đang thích thú với quả bóng đá dễ thương trước bụng của bạn (và cảm nhận được tiền vệ nhỏ của bạn đang lớn dần qua tất cả những cú đá thực hành), có thể là bạn sẽ không thích những gì triệu chứng đang diễn ra.
Bệnh trĩ
Hơn một nửa số phụ nữ mang thai phải trải qua sưng, ngứa tĩnh mạch ở trực tràng do tử cung lớn ép xuống cũng như sự tăng lưu lượng máu đến khu vực này. Và mặc dù chúng không gây nguy hiểm cho cơ thể của bạn nhưng, trĩ – một dạng của chứng giãn tĩnh mạch – có thể gây đau đớn và thậm chí gây chảy máu. Táo bón có thể làm trầm trọng thêm mớ rắc rối, cách tốt nhất là đề phòng bằng việc tăng cung cấp lượng chất lỏng và chất xơ và ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ (các loại trái cây, rau và ngũ cốc). Tập bài tập cơ sàn chậu (bài tập Kegel) và cố gắng không để căng thẳng khi bạn đi đại tiện cũng có thể giúp ích. Trong khi chờ đợi, hãy thử nước cây phỉ hoặc chườm nước đá để làm dịu cơn đau phía dưới của bạn – và nhớ là chúng sẽ biến mất sau khi sinh.
Sức khỏe răng miệng
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ giúp em bé bên trong bụng an toàn hơn. Thật đáng ngạc nhiên, các nghiên cứu chỉ ra mới quan hệ giữa sức khỏe răng miệng và vệ sinh răng miệng với thai kì dài hơn. Nghe có vẻ khó tin, nhưng một việc đơn giản như đánh răng ít nhất hai lần một ngày và dùng chỉ nha khoa thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ bệnh viêm lợi-một tình trạng phổ biến trong đó nướu bị sưng đỏ và thậm chí chảy máu. Nếu không điều trị viêm lợi, nó có thể tiến triển thành viêm nha chu – một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng hơn – có liên quan đến sinh non, thậm chỉ tăng nguy cơ tiền sản giật.
Chỉ dẫn khác
- Một nghiên cứu mới cho thấy các bà bầu có suy nghĩ tiêu cực có nguy cơ trầm cảm sau sinh. Nếu bạn thấy mình giống vậy, hãy tìm sự giúp đỡ càng sớm càng tốt.
- Tử cung của bạn có kích thước bằng một quả bóng và nó kéo giãn da của bạn. Điều đó có thể khiến bụng bạn bị ngứa. Bôi kem dưỡng ẩm hoặc Calamin lotion nếu cần thiết.
- Đã đến lúc nghĩ một cái tên và biệt danh thật hay cho em bé của bạn.
Triệu chứng phổ biến
Ợ nóng và khó tiêu
Nếu bạn cảm thấy như acid dạ dày làm bỏng rát thực quản và ngực của bạn, hãy luôn để thuốc trung hòa acid và chống trào ngược ở gần để làm dịu sự bỏng rát ngay sau khi ợ nóng.
Ngáy
Triệu chứng ngáy khá phổ biến trong thời kì mang thai do sự tăng lưu lượng máu đến màng nhầy trong mũi và có thể gây sung huyết. Nhưng nếu bạn thấy ngáy ảnh hưởng nghiêm trọng tới giấc ngủ của bạn thì có thể đó là dấu hiệu cho thấy bạn bị chứng ngưng thở khi ngủ (có thể khiến bạn thiếu oxy), vì vậy, hãy hỏi bác sĩ của bạn về nó.
Ngứa ran tay (hội chứng ống cổ tay)
Tăng lượng máu trong thai kì có thể gây ra sưng, gây ra áp lực lên các ống dây thần kinh ở cổ tay. Hãy hỏi bác sĩ về việc mang nẹp cổ tay hoặc cân nhắc việc thử châm cứu để giảm đau và ngứa.
Giãn tĩnh mạch
Lượng máu sản xuất thêm trong suốt thai kì cũng gây áp lực lên các mạch máu của bạn và làm cho chúng phồng lên, dẫn đến giãn tĩnh mạch. Giữ cho máu lưu thông bằng cách tránh mặc mặc các loại quần áo bó.
Đau khớp mu (SPD)
Nếu bạn cảm thấy đau vùng xương chậu, bạn có thể đang bị hội chứng SPD, gây ra bởi sự giãn và căng các dây chằng thường giữ cho khớp nối khung xương chậu (khớp mu) thẳng hàng. Duy trì bài tập Kegel và nghiêng vùng chậu sẽ giúp tăng cường cơ bắp vùng này và nếu bị đau nặng hãy hỏi bác sĩ để được giới thiệu đến bác sĩ chuyên khoa vật lý trị liệu.
Hội chứng chân không yên (RLS)
Như thể chưa đủ rác rối với cái tay ngứa ran, bạn còn có thể cảm thấy như kiến bò ở chân và muốn di chuyển chân ngay lập tức. Hãy yêu cầu bác sĩ kiểm tra xem bạn có bị thiếu máu thiếu sắt hay không vì một số chuyên gia cho rắng có mối liên quan giữa RLS và thiếu máu thiếu sắt. Đồng thời hãy ghi lại những gì đã ăn trong ngày. Một số phụ nữ có thể nhạy cảm với một số thực phẩm nhất định và làm cho các triệu chứng tồi tệ hơn.
Tóc mọc nhanh
Vì lượng tóc rụng hàng ngày giảm đi nhờ hormon thai kì nên bạn có thể thấy tóc mình dày và bóng hơn bao giờ hết. Hãy tận hưởng nó vì sau khi sinh, tóc bạn sẽ rụng bớt và trở về nguyên trạng như lúc chưa mang bầu.