0964.666.152 vietnam.procare@gmail.com Đại lý

Procare

PM Procare - Công thức đặc biệt cho phụ nữ mang thai, cho con bú

logo 4
  • Trang chủ
  • Sản phẩm
    • PM Procare
    • PM Procare Diamond
  • Cẩm nang mang thai
    • Chuẩn bị mang thai
      • Dinh dưỡng đúng và đủ
      • Dinh dưỡng trước khi mang thai
      • Sức khỏe trước khi mang thai
      • Tiêm phòng trước khi mang thai
    • Khi mang thai
      • Dinh dưỡng đúng và đủ
      • Sức khỏe khi mang thai
      • Dùng thuốc khi mang thai
    • Khi cho con bú
      • Dinh dưỡng đúng và đủ
      • Chăm sóc trẻ sơ sinh
      • Dùng thuốc khi cho con bú
    • 42 Tuần thai kỳ
  • Góc của bố
    • Bố chăm mẹ và con
    • Dinh dưỡng cho bố
    • Sức khỏe của bố
  • Góc chuyên gia
    • Bài viết chuyên gia
    • Audio & Video tư vấn
    • Nghiên cứu khoa học
  • Tin tức & sự kiện
    • Tin sức khỏe
    • Sự kiện
    • Dinh dưỡng và Covid 19
  • Điểm bán
  • Hỏi đáp
Trang chủ » 42 Tuần thai kỳ » Tuần thứ 24 của thai kỳ

Tuần thứ 24 của thai kỳ

1 333 đã xem

Viết bình luận

Em bé của bạn trong tuần thứ 24 của thai kì

Em bé của bạn trong tuần thứ 24 của thai kì 1

  • Hệ thống thính giác của bé đang nhanh chóng phát triển, có nghĩa là nếu bây giờ em bé thường xuyên nghe một bài hát nào đó thì có khả năng sau khi sinh ra em bé sẽ nhận ra nó và cảm thấy bình tĩnh hơn.
  • Khi bé của bạn có thêm nhiều chất béo, da em bé sẽ trở nên mờ hơn – vì vậy bạn sẽ không thể nhìn thấy các cơ quan và các tĩnh mạch thông qua da như bạn có thể nhìn thấy bây giờ.
  • Em bé của bạn có lông mi, lông mày và tóc trắng, tất cả chúng vẫn chưa có sắc tố.
  • Hoạt động của não gần giống như một trẻ sơ sinh – có nghĩa là các tế bào não của em bé đã đủ trưởng thành để phát triển tư tưởng ý thức, và nhiều khả năng là cả bộ nhớ.

Khuôn mặt của em bé

Em bé của bạn bây giờ dài gần 22 cm, nặng khoảng 680 gam và tăng thêm 170 gam mỗi tuần. Phần lớn trọng lượng là ở các cơ quan đang phát triển, xương, cơ và mỡ được tích lũy. Em bé của bạn trông như thế nào ở tuần thứ 24? Đó là một khuôn mặt xinh đẹp, hầu như đã hoàn chỉnh với lông mi, lông mày và tóc. Em bé có mái tóc màu nâu, vàng hay đỏ? Thực tế là tóc của em bé đang có màu trắng vì chưa có sắc tố.

Cho đến khi chất béo vẫn còn đang tích lũy thì da của em bé vẫn mỏng, và bạn có thể nhìn thấy các cơ quan bên trong, xương và mạch máu. May mắn là lớp mỡ sẽ sớm được lấp đầy sớm thôi.

Thính giác của em bé

Em bé trong bụng bạn có thể nghe thấy tất cả các loại âm thanh: tiếng thở, tiếng sôi bụng, giọng nói của bạn và thậm chí cả những âm thanh rất lớn như còi xe, tiếng chó sủa hay tiếng réo của xe cứu hỏa.

Cơ thể bạn tuần thứ 24

Rốn bạn lồi ra vì tử cung đẩy mọi thứ ra khỏi vị trí. Nó sẽ trở lại bình thường sau khi sinh, mặc dù rốn của bạn (và cả một số bộ phận khác) có thể giãn ra một chút. Hãy nghĩ về nó như một huy hiệu danh dự mà chỉ có các bà mẹ mới nhận được.

Hội chứng ống cổ tay

Hội chứng ống cổ tay khiến cổ tay tê và không thoải mái. Bạn bị ngứa và tê ở cổ tay và ngón tay khi làm những công việc đòi hỏi chuyển động lặp đi lặp lại (như đánh máy). Nhưng hội chứng ống cổ tay tấn công phụ nữ có thai vì một nguyên nhân khác. Sự phù nề rất phổ biến trong thai kì gây ra tích tụ các chất lỏng xuống chi dưới của bạn, được tái phân bổ trong phần còn lại của cơ thể (bao gồm cả tay) khi bạn nằm xuống – gây áp lực lên các dây thần kinh chạy qua cổ tay của bạn. Điều đó gây tê, ngứa, đau hoặc âm ỉ ở các ngón tay, bàn tay hoặc cổ tay.

Bạn có thể giảm nhẹ triệu chứng bằng cách tránh kê đầu lên tay ngủ và kê tay lên một cái gối vào ban đêm. Thỉnh thoảng lắc tay và cổ tay cũng có thể giúp ích một phần. Và nếu bạn đang làm một công việc cần chuyển động lặp đi lặp lại như chơi piano hoặc đánh máy, hãy thường xuyên để tay nghỉ ngơi bằng cách duỗi tay ra. Nếu bạn thấy đau, hãy dùng nẹp cổ tay để thoải mái hơn. May mắn khi các triệu chứng ống cổ tay sẽ giảm bớt sau khi bạn sinh con.

Giảm đỏ và ngứa lòng bàn tay

Chắc chắn, bạn đã nghe nói rằng việc mang thai đi kèm với một loạt các triệu chứng, hầu hết trong số chúng không được dễ chịu cho lắm. Nhưng có lẽ bạn đã không mong đợi quá nhiều triệu chứng thai kỳ, chẳng hạn như, lòng bàn tay ngứa đỏ trong khi bạn không hề rửa bát. Màu đỏ cũng có thể lan rộng đến lòng bàn chân của bạn (mặc dù lúc này bạn khó mà cúi xuống để ngắm nghía xem lòng bàn chân của bạn trông ra sao).

Mặc dù đây là một triệu chứng tương đối bình thường (đặc biệt vào thời điểm này của thai kì), nhưng hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn – có khả năng đó là một biến chứng khi mang thai hiếm gặp gọi là ứ mật. Cũng như hầu như tất cả các triệu chứng kỳ lạ bạn trải qua trong những tháng này (như vị kim loại trong miệng, nổi ban, chân lớn hơn, tăng tiết nước bọt, thay đổi thị lực), bạn có thể đổ lỗi hormone của bạn – đặc biệt là progesterone. Không có biện pháp nào để giảm bớt màu đỏ trong lòng bàn tay ngoài việc sinh con ra. Cho đến lúc đó, hãy tránh bất cứ điều gì có thể làm cho tay đỏ hơn, chẳng hạn như  tắm nước quá nóng hoặc đeo găng tay hay tất quá ấm hoặc quá chật. Bạn thậm chí có thể không rửa chén trong khi bạn đang mang thai – chỉ cần nói với chồng của bạn đó là lệnh của bác sĩ!

Chỉ dẫn khác

  • Bác sĩ sẽ cho bạn xét nghiệm đường huyết giữa tuần thứ 24-28. Lượng đường trong máu có thể cho biết bạn bị tiểu đường thai kì, một tình trạng tạm thời phải được xử lí.
  • Đừng ngần ngại khi nghĩ đến trăng mật thai kì. Miễn là không có lo ngại đặc biệt nào về thai kì, bạn có thể đi du lịch khắp. Bạn có thể bay cho đến tháng thứ 8.
  • Bạn đã nghĩ đến việc thuê một người trợ giúp cho việc sinh nở và chăm sóc em bé sớm chưa? Các nghiên cứu chỉ ra rằng bà mẹ sử dụng người trợ sinh thì có khả năng cho con bú và gần gũi em bé hơn.

Triệu chứng phổ biến

Táo bón

Táo bón do các hormon thai kỳ làm giãn cơ trong ruột để giữ thực phẩm trong hệ thống tiêu hóa lâu hơn, do đó bạn và em bé có thể hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng hơn. Nhưng điều đó lại khiến bạn khó chịu. Hãy uống nhiều nước và nước trái cây để mọi thứ di chuyển nhanh hơn qua đường tiêu hóa và phân mềm hơn sẽ đi ra dễ hơn.

Đau nửa đầu

Nếu bạn thấy đau đầu vào cuối ngày, nghiêm trọng hơn khi thỉnh thoảng kèm theo nôn và thay đổi tầm nhìn, đó có thể là chứng đau nửa đầu. Hãy để bác sĩ của bạn biết và ghi nhật kí những gì bạn ăn, nơi bạn ở và những gì bạn làm trước khi trải qua mỗi cơn đau nửa đầu, bạn có thể xác định chính xác nguyên nhân gây nên và có thể tránh chúng.

Đau bụng dưới

Khi tử cung của bạn tiếp tục mở rộng, các dây chằng hỗ trợ nó căng ra, do đó có thể gây ra một số cơn đau. Thỉnh thoảng đau bụng dưới là bình thường, nhưng nếu sự khó chịu đi kèm với các triệu chứng như sốt, ớn lạnh hoặc chảy máu, hãy đến gặp bác sĩ của bạn.

Đau lưng

Đau lưng khá phổ biến trong thai kỳ, nhưng nếu sự khó chịu của bạn nghiêm trọng, hãy hỏi bác sĩ của bạn để giới thiệu bạn đến một chuyên gia liệu pháp vật lý hoặc châm cứu.

Chuột rút

Nếu bạn hay bị chuột rút, hãy thử duỗi chân và nhẹ nhàng gập cổ chân và ngón chân về phía cẳng chân của bạn nhiều lần, điều này có thể ngăn chặn sự co thắt.

Mờ mắt

Gần đây bạn cảm thấy khó chịu khi mang kính áp tròng hoặc bị mờ mắt? Hormone thai kì có thể làm giảm tiết nước mắt và tăng chất lỏng tích tụ trong mắt, tạm thời làm thay đổi tầm nhìn của bạn. Điều này sẽ qua đi sau khi sinh con một thời gian ngắn, vì vậy đừng ra ngoài và thay kính mới hoặc lấy đơn thuốc kính áp tròng trong khi mang thai.

Sưng bàn chân và mắt cá chân

Đừng lo lắng nếu sưng bàn chân khiến bạn không đi vừa đôi giày yêu thích nữa. Chỉ cần làm những gì bạn có thể để tránh để tránh tích trữ chất lỏng trong chân của bạn – bằng cách nâng chân của bạn khi bạn đang ngồi.

Mai Nhật Linh - 12/12/2019
★★★★★★
Chia sẻ

Thông tin hữu ích

  • Những thay đổi của cơ thể mẹ khi mang thai
  • Tuần thứ 40 của thai kỳ
  • Tuần thứ 39 của thai kỳ
  • Tuần thứ 38 của thai kỳ

Ý kiến của bạn Hủy trả lời

PROCARE

Chủ đề nổi bật
  • Thuốc bổ cho bà bầu
  • Vitamin tổng hợp cho bà bầu
  • Acid folic
  • DHA cho bà bầu
  • Omega 3 có tác dụng gì khi mang thai
  • Thuốc sắt cho bà bầu
  • Bổ sung Vitamin A trong thai kỳ
  • Tiểu đường thai kỳ
  • Bầu 3 tháng đầu nên ăn gì
Tiện ích & tài liệu
  • Tính ngày dự sinh
  • Chỉ dẫn khi cho con bú
  • Khám tiền sản
  • Hỏi đáp
Hướng dẫn sử dụng thuốc cho bà bầu
Câu hỏi thường gặp
  • Uống sắt và canxi vào lúc nào trong ngày là tốt nhất?
  • Chuẩn bị mang thai có cần uống PM Procare không?
  • Liều lượng sử dụng đúng đủ, hiệu quả của PM Procare
  • Bổ sung thừa acid folic khi dự định mang bầu có sao không?
  • Bầu 21 tuần bị thiếu máu, có nên uống 2 viên sắt/lần không ?

Xem thêm

Chia sẻ
youtube
Hregulator Gastimunhp
Điểm bán
CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM ĐÔNG ĐÔ

Đại diện phân phối độc quyền nhãn hàng PM Procare tại Việt Nam

Địa chỉ:

Tầng 1 và Tầng 4, Toà nhà Home City, số 177, Tổ 51 Phố Trung Kính, P. Yên Hoà, Q.Cầu Giấy, TP Hà Nội

Điện thoại: 024.355.761.51/52/55

Fax: 024.355.761.50

Email: vietnam.procare@gmail.com

Số ĐKKD: 0100776036 do Sở Kế hoạch đầu tư HN cấp ngày 11/10/2013

Người chịu trách nhiệm: Nguyễn Trọng Hiển

NHẬN THÔNG TIN TỪ CHUYÊN GIA CHO BÀ BẦU

Vấn đề bạn quan tâm ( có thể chọn nhiều mục )

 
 
 
 
 
CHÍNH SÁCH
  • Chính sách bảo vệ thông tin người dùng
  • Chính sách vận chuyển giao nhận
  • Chính sách đổi trả hoàn tiền
  • Chính sách bảo hành
  • Chính sách giải quyết tranh chấp khiếu nại

ĐỊA CHỈ

All Content ©2015 Đông Đô Pharma 2017

TƯ VẤN SỨC KHỎE

Ý kiến của bạn Hủy trả lời