Em bé của bạn trong tuần thứ 12 của thai kì
- Tử cung của bạn lấp đầy khung xương chậu của bạn và đẩy lên khoang bụng. Nó làm giảm áp lực bàng quang, giảm cảm giác buồn tiểu.
- Khả năng cười, khóc và lời nói đầu tiên bắt đầu ngay bây giờ với sự hình thành của các dây thanh.
- Thận của em bé đang hoạt động, có nghĩa là tất cả các nước ối em bé nuốt bây giờ có thể chuyển thành nước tiểu.
- Trong tuần 8, ruột của bé ở bên ngoài rốn. Bây giờ chúng đang chuẩn bị di chuyển trở lại vào bụng của bé.
Bởi bây giờ bé chỉ nặng khỏang 14 gam với chiều dài đầu mông khoảng 2,5 inch – tương đương kích thước của một quả mận lớn. Thật khó để tin (đặc biệt là từ bên ngoài, bởi bạn có thể hầu như không thấy gì ở thời điểm này), nhưng kích thước em bé của bạn đã tăng lên hơn hai lần trong ba tuần qua.
Hệ thống tiêu hóa của bé bắt đầu làm việc
Tuần này đánh dấu một bước ngoặt cho em bé của bạn. Ở tuần thứ 12, những nhiệm vụ nặng nề của việc phát triển các cấu trúc cơ thể mới sắp kết thúc, vì hầu hết các hệ thống của em bé được hình thành đầy đủ – mặc dù vẫn còn rất nhiều việc để làm đến lúc trưởng thành. Từ giờ hệ thống thai nhi của bạn tiếp tục phát triển trong 28 tuần tiếp theo và các cơ quan bắt đầu làm việc.
Hệ thống tiêu hóa của em bé bắt đầu thực hiện động tác co thắt, một kỹ năng mà em bé của bạn sẽ cần sau khi sinh để đẩy thức ăn qua đường tiêu hóa. Tủy xương đang bận rộn sản xuất các tế bào bạch cầu – vũ khí giúp chống lại sự nhiễm trùng khi em bé của bạn ra khỏi nơi trú ẩn an toàn. Tuyến yên ở đáy não đã bắt đầu sản xuất các hormone – cho phép em bé của bạn có thể sinh con của mình sau vài thập kỷ tới hoặc lâu hơn.
Tim thai
Nếu bạn chưa vẫn chưa hài lòng thì hãy kiểm tra ở tháng này, bạn sẽ nghe thấy tim thai – một âm thanh sẽ khiến cho trái tim của bạn rộn ràng niềm vui!
Cơ thể bạn ở tuần thứ 12
Những cơn hoa mắt
Khi bạn ở gần cuối tam cá nguyệt đầu tiên, kích thước tử cung của bạn bây giờ bằng kích thước của một quả bưởi lớn, bắt đầu di chuyển từ đáy khung xương chậu đến vị trí phía trước và trung tâm trong bụng của bạn. Nếu bạn may mắn, điều này sẽ kết thúc một trong những triệu chứng khi mang thai là đi tiểu liên tục. Một số triệu chứng khác cũng sẽ giảm ở giữa tam cá nguyệt thứ 2: buồn nôn, căng ngực và núm vú, sợ thức ăn và mệt mỏi. Nhưng có thể bạn sẽ có thêm một triệu chứng mới: chóng mặt.
Nguyên nhân lại là do progesterone làm cho mạch máu của bạn giãn và mở rộng ở khoảng tuần thứ 12 nhằm tăng lưu lượng máu đến thai nhi, nhưng lại làm máu đến bạn chậm hơn (tốt cho em bé nhưng không tốt cho mẹ). Lưu lượng máu đến ít hơn đồng nghĩa với giảm huyết áp và giảm lưu lượng máu đến não. Những yếu tố có thể góp phần vào cảm giác chóng mặt choáng váng – đặc biệt là khi bạn thức dậy quá nhanh chóng.
Một nguyên nhân gây khác gây chóng mặt khi mang thai là lượng đường trong máu thấp, có thể xảy ra nếu bạn không ăn thường xuyên. Vì vậy, không nên cố gắng để chạy hay thậm chí đi bộ khi bụng trống rỗng. Dưới đây là một mẹo nhỏ: Nếu bạn cảm thấy chóng mặt hoặc sắp ngất xỉu, nằm hoặc ngồi xuống, hạ thấp đầu giữa hai đầu gối, hít thở sâu và nới lỏng quần áo. Ngay sau khi bạn cảm thấy tốt hơn một chút, hãy đi lấy thứ gì đó để ăn và uống.
Thử: đối phó với giảm ham muốn tình dục
Người bạn thân nhất nói được mang thai biến cô ấy trở thành một con mèo khi quan hệ tình dục – nhưng bạn cảm thấy mình giống như một con cá chết (và cảm giác cồng kềnh làm cho bạn cảm thấy thậm chí còn chả có tí sexy nào). Có cách nào để đối phó với tình trạng ham muốn tình dục của bạn?
Các hormon tác động lên mỗi người phụ nữ khác nhau, làm tăng ham muốn cho một số và giảm ham muốn ở một số người khác. Triệu chứng mang thai cũng có thể cản trở bạn và thật khó để thoải mái khi bạn đang bận nôn vào bữa tối hoặc khi bạn hầu như không có năng lượng để cởi quần áo, hoặc cho chồng/bạn trai tận dụng lợi thế của bộ ngực lớn khi bạn thể hiện thái độ là chỉ được nhìn nhưng không được chạm vào. Hãy yên tâm, bất cứ điều gì bạn đang cảm thấy đều bình thường. Chỉ cần giữ sự kết nối cảm xúc giữa hai người và ghi nhớ cũng như nhắc nhở anh ấy – rằng nhiều người phụ nữ bị mất cảm giác ham muốn trong tam cá nguyệt đầu tiên nhưng nó sẽ trở lại một cách mãnh liệt trong thai kỳ thứ 2.
Chỉ dẫn khác
- Tất cả phụ nữ mang thai đôi khi sẽ gặp dịp mùa cúm (tháng mười đến tháng ba). Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo tất cả phụ nữ mang thai nên tiêm phòng cúm. Một nghiên cứu gần đây cho thấy, việc mang thai không làm tăng nguy cơ tác dụng phụ của mũi tiêm.
- Bác sĩ có thể cảm thấy kích thước tử cung ngày càng tăng bằng cách chạm vào bụng của bạn nhưng bạn vẫn chưa lộ bụng một cách rõ ràng. Hãy diện quần áo thỏa thích cho đến khi bạn đã sẵn sàng cho quần áo bà bầu.
- Luyện tập co bóp cơ sàn chậu 10-20 lần một ngày, mỗi lần 5-10 giây. Việc tập luyện cho cơ bàng quang và cơ hỗ trợ tử cung giúp bạn giảm nguy cơ gặp các vấn đề về bàng quang khi mang thai.
Triệu chứng phổ biến
Giảm nhu cầu đi tiểu thường xuyên
Cảm giác buồn đi tiểu cuối cùng cũng giảm bớt. Nhưng để chắc ăn, hãy tập bài tập Kegel trong vài tháng tới để ngăn ngừa tình trạng tiểu không tự chủ do áp lực của thai xuống dưới.
Mệt mỏi
Trải qua tam cá nguyệt thứ nhất, gần như bạn bị vắt kiệt sức do cơ thể bạn đã làm việc quá tải để hoàn thành nhau thai. Vì vậy hãy để bản thân nghỉ ngơi khi bạn cảm thấy cần và tận dụng mọi cơ hội để ngủ trước khi em bé của bạn ra đời và đòi ăn lúc 3h sáng.
Tăng tiết nước bọt
Triệu chứng mang thai gây phiền phức này có thể sẽ mất đi khi bạn bước vào tam cá nguyệt thứ hai. Giảm thiểu sự khó chịu của bạn bằng cách nhai kẹo cao su hoặc súc miệng.
Đầy hơi và trung tiện
Một cách để làm giảm triệu chứng mang thai đáng xấu hổ này là ăn chậm. Ăn quá nhanh có thể khiến bạn nuốt không khí, tạo ra các túi khí trong bụng của bạn.
Nhạy cảm với mùi
Nếu gần đây mũi của bạn nhạy cảm hơn nhiều (bạn có thể biết những gì chồng bạn đã ăn gì buổi trưa lúc anh ấy bước vào cửa), hãy thử mở các cửa sổ. Hoặc để một miếng chanh gần đó và đưa nó lên gần mũi khi bạn bắt đầu ngửi thấy một mùi buồn nôn. Mùi cam quýt có thể dập tắt cơn buồn nôn.
Nhức đầu thường xuyên
Hãy đảm bảo ăn đủ bữa trong ngày – bỏ bữa gây ra giảm đường huyết, có thể dẫn đến đau đầu. Ngoài ra, hãy nhớ rằng nó bạn vẫn được dùng acetaminophen trong thai kỳ (nhưng chắc chắn rằng bác sĩ của bạn sẽ khuyên bạn tự mình khắc phục trước khi phải dùng thuốc).
Nguyễn Thị Ngọc Bích bình luận
procarevn bình luận