0964.666.152 vietnam.procare@gmail.com Đại lý

Procare - Website chính thức

PM Procare - Công thức đặc biệt cho phụ nữ mang thai, cho con bú

logo 4
  • Trang chủ
  • Sản phẩm
    • PM Procare
    • PM Procare Diamond
  • Cẩm nang mang thai
    • Chuẩn bị mang thai
      • Dinh dưỡng đúng và đủ
      • Dinh dưỡng trước khi mang thai
      • Sức khỏe trước khi mang thai
      • Tiêm phòng trước khi mang thai
    • Khi mang thai
      • Dinh dưỡng đúng và đủ
      • Sức khỏe khi mang thai
      • Dùng thuốc khi mang thai
    • Khi cho con bú
      • Dinh dưỡng đúng và đủ
      • Chăm sóc trẻ sơ sinh
      • Dùng thuốc khi cho con bú
    • 42 Tuần thai kỳ
  • Góc của bố
    • Bố chăm mẹ và con
    • Dinh dưỡng cho bố
    • Sức khỏe của bố
  • Góc chuyên gia
    • Bài viết chuyên gia
    • Audio & Video tư vấn
    • Nghiên cứu khoa học
  • Tin tức & sự kiện
    • Tin sức khỏe
    • Sự kiện
    • Dinh dưỡng và Covid 19
  • Điểm bán
  • Hỏi đáp
Trang chủ » Cẩm nang mang thai » Bệnh khi mang thai » Những bệnh thường gặp khi mang thai

Những bệnh thường gặp khi mang thai

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Lê Tiến

353 đã xem

Do những thay đổi về nội tiết tố cũng như suy giảm sức đề kháng nên phụ nữ mang thai rất dễ mắc bệnh. Bài viết dưới đây đề cập tới những bệnh dễ mắc trong thai kỳ cũng như cách phòng tránh những bệnh này.

Những bệnh thường gặp khi mang thai 1

Cúm

Cúm là một bệnh nhiễm trùng do virus gây ra các bà bầu là rất dễ mắc phải do sự suy giảm sức đề kháng trong thời kỳ mang thai. Tuy không phải là bệnh nghiêm trọng nhưng bệnh cúm lại gây ra những mối đe dọa nghiêm trọng đối với thai kỳ, nhất là trong 3 tháng đầu tiên. Mắc cúm trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh cho thai nhi như sứt môi, hở hàm ếch, dị tật não…Virus cúm cũng là nguyên nhân gây thai lưu, sẩy thai, sinh non. Vì vậy phòng ngừa cúm khi mang thai là rất cần thiết.
Để đảm bảo không bị mắc cúm khi mang thai, tốt nhất nên tiêm phòng cúm trước khi mang thai và nâng cao sức đề kháng của cơ thể bằng chế độ dinh dưỡng và tập luyện. Khi đi đến nơi đông người các mẹ bầu nên đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên để phòng tránh mắc cúm.

Bệnh răng miệng

Trong giai đoạn mang thai, sự gia tăng nội tiết tố khiến cơ thể sản phụ sản xuất nhiều estrogen và progestrone (gấp 10-30 lần), qua đó thúc đẩy đáp ứng viêm và làm tăng nguy cơ mắc bệnh răng lợi. Cùng với đó là sự gia tăng nồng độ của các vi khuẩn có hại trong khoang miệng cũng như sự suy giảm miễn dịch khi mang thai khiến 90% phụ nữ đối mặt với bệnh răng lợi khi mang thai, đặc biệt là tình trạng chân răng chảy máu, lợi sưng tấy, đau răng.
Hầu hết các bà mẹ khi mang thai đều bỏ qua các vấn đề về răng lợi bởi suy nghĩ bệnh răng lợi không nguy hiểm và không muốn sử dụng kháng sinh trong thai kỳ. Tuy nhiên các nghiên cứu đã chỉ ra viêm nha chu có liên quan tới sự tăng tỉ lệ thai lưu, tiền sản giật trong thai kỳ. Vì vậy tốt nhất nên phòng ngừa các vấn đề răng lợi bằng cách chăm sóc răng miệng thật kỹ, chải răng ít nhất ngày 2 lần và súc miệng thường xuyên với nước muối loãng. Các kháng sinh không được sử dụng khi có tình trạng sưng, viêm lợi ở phụ nữ mang thai. Để giải quyết vấn đề này có thể áp dụng phương pháp của người Nhật đó là sử dụng kháng thể IgY để diệt vi khuẩn gây bệnh răng miệng mà không cần dùng kháng sinh.

Bệnh phụ khoa

Có khoảng 20% phụ nữ mang thai bị viêm nhiễm âm đạo khi mang thai. Nguyên nhân do sự tăng tiết dịch âm đạo cũng như sự suy giảm sức đề kháng trong thai kỳ dẫn tới hoạt động quá mức của các vi khuẩn, nấm, trùng có hại gây viêm âm đạo. Viêm nhiễm âm đạo khi mang thai không những gây cảm giác khó chịu cho bà mẹ mà đôi khi có thể dẫn tới những tác hại cho em bé trong bụng:
– Tăng nguy cơ sảy thai và sinh non.
– Tăng nguy cơ mắc các bệnh tình dục khác như và bệnh có thể lây truyền cho trẻ sơ sinh trong quá trình mang thai hoặc sinh nở.
– Bệnh không được phát hiện và điều trị sớm sẽ gây ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể và gây ra các biến chứng vô cùng nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
Giữ gìn vệ sinh, mặc đồ lót chất liệu cotton để giữ khô thoáng là cách để phòng tránh mắc các bệnh phụ khoa. Khi có các dấu hiệu viêm nhiễm thì việc đi thăm khám và điều trị là hết sức cần thiết để phòng tránh nguy cơ nhiễm bệnh cho em bé. Các mẹ có thể yên tâm sử dụng các thuốc đặt được bác sĩ chỉ định vì chúng có tác dụng tại chỗ và khá an toàn.

Táo bón

Táo bón cũng là một trong những bệnh thường gặp khi mang thai. Nguyên nhân gây táo bón chủ yếu là do sự thay đổi hormone làm giãn các cơ trơn đường tiêu hóa khiến hệ thống tiêu hóa làm việc chậm chạp hơn. Mặt khác việc sử dụng sắt, canxi hàm lượng cao cũng là nguyên nhân gây ra táo bón. Bị táo bón nhiều khi mang thai có thể dẫn tới bị nứt kẽ hậu môn, mắc bệnh trĩ sau khi sinh em bé.
Để giảm bớt táo bón mẹ bầu nên tăng cường uống nước, ăn nhiều rau củ quả kết hợp với vận động hợp lý. Ngoài ra, khi lựa chọn các thuốc bổ sung sắt nên chọn loại muối sắt vô cơ dễ hấp thu, bổ sung sắt với hàm lượng vừa phải để không bị táo bón.

Tóm lại: phụ nữ mang thai là đối tượng có nguy cơ mắc các bệnh cao hơn so với người bình thường bởi sự thay đổi hormon và suy giảm sức đề kháng. Để phòng tránh mắc bệnh trong thai kỳ cần tăng sức đề kháng với chế độ dinh dưỡng đầy đủ và vận động hợp lý. Khi có các dấu hiệu mắc bệnh các mẹ nên tới gặp bác sĩ để nhận được lời khuyên tốt nhất để đảm bảo cho sức khỏe của bản thân và sự phát triển của em bé.

Thu Hoài

Mai Nhật Linh - 12/12/2019
★★★★★★
Chia sẻ

Thông tin hữu ích

  • Song thai – Những điều cần biết để sinh con an toàn
  • Mẹo hay cho bà bầu bị viêm họng
  • Cách chữa cho bà bầu bị cảm không dùng thuốc
  • Chảy máu trong giai đoạn đầu của thai kỳ

Ý kiến của bạn Hủy trả lời

PROCARE

Chủ đề nổi bật
  • Thuốc bổ cho bà bầu
  • Vitamin tổng hợp cho bà bầu
  • Acid folic
  • DHA cho bà bầu
  • Omega 3 có tác dụng gì khi mang thai
  • Thuốc sắt cho bà bầu
  • Bổ sung Vitamin A trong thai kỳ
  • Tiểu đường thai kỳ
  • Bầu 3 tháng đầu nên ăn gì
Tiện ích & tài liệu
  • Tính ngày dự sinh
  • Chỉ dẫn khi cho con bú
  • Khám tiền sản
  • Hỏi đáp
Hướng dẫn sử dụng thuốc cho bà bầu
Câu hỏi thường gặp
  • Bầu mấy tháng thì uống sắt? Liều lượng bao nhiêu?
  • Bà bầu uống sắt vào thời điểm nào trong ngày?
  • Không có dấu hiệu nghén khi mang thai
  • Các kiểu nghén khi mang thai
  • Phụ nữ mang thai bắt đầu nghén khi nào?

Xem thêm

Chia sẻ
youtube
Hregulator Gastimunhp
Điểm bán
CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM ĐÔNG ĐÔ

Đại diện phân phối độc quyền nhãn hàng PM Procare tại Việt Nam

Địa chỉ:

Tầng 1 và Tầng 4, Toà nhà Home City, số 177, Tổ 51 Phố Trung Kính, P. Yên Hoà, Q.Cầu Giấy, TP Hà Nội

Điện thoại: 024.355.761.51/52/55

Fax: 024.355.761.50

Email: vietnam.procare@gmail.com

Số ĐKKD: 0100776036 do Sở Kế hoạch đầu tư HN cấp ngày 11/10/2013

Người chịu trách nhiệm: Nguyễn Trọng Hiển

NHẬN THÔNG TIN TỪ CHUYÊN GIA CHO BÀ BẦU

Vấn đề bạn quan tâm ( có thể chọn nhiều mục )

 
 
 
 
 
CHÍNH SÁCH
  • Chính sách bảo vệ thông tin người dùng
  • Chính sách vận chuyển giao nhận
  • Chính sách đổi trả hoàn tiền
  • Chính sách bảo hành
  • Chính sách giải quyết tranh chấp khiếu nại
  • Chính sách biên tập

ĐĂNG KÝ ĐỂ THEO DÕI PROCAREVN

ĐỊA CHỈ

All Content ©2015 Đông Đô Pharma 2017

TƯ VẤN SỨC KHỎE

Ý kiến của bạn Hủy trả lời