0964.666.152 vietnam.procare@gmail.com Đại lý

Procare - Website chính thức

PM Procare - Công thức đặc biệt cho phụ nữ mang thai, cho con bú

logo 4
  • Trang chủ
  • Sản phẩm
    • PM Procare
    • PM Procare Diamond
  • Cẩm nang mang thai
    • Chuẩn bị mang thai
      • Dinh dưỡng đúng và đủ
      • Dinh dưỡng trước khi mang thai
      • Sức khỏe trước khi mang thai
      • Tiêm phòng trước khi mang thai
    • Khi mang thai
      • Dinh dưỡng đúng và đủ
      • Sức khỏe khi mang thai
      • Dùng thuốc khi mang thai
    • Khi cho con bú
      • Dinh dưỡng đúng và đủ
      • Chăm sóc trẻ sơ sinh
      • Dùng thuốc khi cho con bú
    • 42 Tuần thai kỳ
  • Góc của bố
    • Bố chăm mẹ và con
    • Dinh dưỡng cho bố
    • Sức khỏe của bố
  • Góc chuyên gia
    • Bài viết chuyên gia
    • Audio & Video tư vấn
    • Nghiên cứu khoa học
  • Tin tức & sự kiện
    • Tin sức khỏe
    • Sự kiện
    • Dinh dưỡng và Covid 19
  • Điểm bán
  • Hỏi đáp
Trang chủ » Cẩm nang mang thai » Một số vấn đề dinh dưỡng ở phụ nữ mang thai thường gặp

Một số vấn đề dinh dưỡng ở phụ nữ mang thai thường gặp

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Lê Tiến

721 đã xem

Phụ nữ mang thai cần một chế độ ăn uống, sinh hoạt và cách xử lý các vấn đề thường gặp khác so với người bình thường. Một chế độ ăn cân bằng, kết hợp với chế độ sinh hoạt làm việc sẽ giúp phụ nữ mang thai trải qua một thai kỳ bình yên. Tuy nhiên, có nhiều vấn đề dinh dưỡng ở phụ nữ mang thai vẫn thường gặp ngay cả khi hai điều trên đã làm tốt.

dinh dưỡng ở phụ nữ mang thai

Phụ nữ mang thai luôn phải đối mặt với nhiều vấn đề về dinh dưỡng

Chế độ ăn

Phụ nữ có thai không nên kiêng khem. Bữa ăn cần thực phẩm đa dạng, hàng ngày nên dùng tối thiểu khoảng 15-20 loại thực phẩm khác nhau để có thể cung cấp đủ các chất dinh dưỡng. Nên ăn nhiều rau quả vì ngoài Vitamin và khoáng chất còn cung cấp chất xơ phòng chống táo bón.

Không nên dùng các loại kích thích như rượu, cà phê, thuốc lá. Hạn chế gia vị như ớt, hạt tiêu, tỏi, dấm. Chọn các loại thực phẩm tươi, sạch, có giá trị dinh dưỡng cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Nếu bị nghén nên chia nhỏ bữa ăn và tải đều trong ngày.

Chế độ sinh hoạt và làm việc

Chế độ sinh hoạt và làm việc 1

Chế độ sinh hoạt và làm việc trong thời gian mang thai cần cân bằng

Phụ nữ có thai nên làm việc theo khả năng, không được làm việc quá sức. Tránh làm việc ở trên cao và ngâm mình dưới nước. Nên nghỉ giải lao trong thời gian làm việc. Tháng cuối thai kỳ cần nghỉ ngơi để mẹ có sức và con tăng cân. Nên vận động nhẹ nhàng bằng cách làm việc nhà, không nên nghỉ ngơi thụ động.

Đảm bảo ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày, nên ngủ trưa 30 phút đến 1 tiếng.

Giữ cuộc sống tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, lo âu phiền muộn. Hạn chế đi xa. Giữ môi trường sống trong lành, thoáng đãng, tránh khói thuốc lá, bụi.

Chăm sóc y tế

Khám thai định kỳ hàng tháng tại các cơ sở y tế, tối thiểu phải khám thai được 3 lần trong thai kỳ. Khám thai ngay nếu có các biểu hiện bất thường như xuất huyết âm đạo, đau bụng từng cơn, đau bụng dữ dội, thai ít máy hoặc không máy…

  • Khám vú và lưu ý phát hiện bất thường núm vú như núm vú ngắn, núm vú thụt để có huonwgs dẫn bà mẹ cách chăm sóc để tạo điều kiện nuôi con bằng sữa mẹ.
  • Cho uống bổ sung acid folic 400mcg/ngày và sắt nguyên tố 30-60mg/ngày, uống hàng ngày từ khi phát hiện có thai cho tới hết thời gian cho con bú.
  • Uống bổ sung vitamin A liều cao 200.000 đơn vị trong vòng 1 tháng sau sinh.
  • Chích ngừa đầy đủ, đặc biệt là phòng chống uống ván, Rubella.

Một số vấn đề liên quan đến dinh dưỡng thường gặp và cách xử lý

Một số vấn đề liên quan đến dinh dưỡng thường gặp và cách xử lý 1

Thiếu máu bệnh lý rất thường gặp ở phụ nữ mang thai

Thiếu máu dinh dưỡng

Thường xảy ra từ 3 tháng giữa, nhất là 3 tháng cuối thai kỳ.

Phòng chống thiếu máu dinh dưỡng: Uống viên sắt bổ sung với hàm lượng sắt nguyên tố 30-60mg và 400mcg acid folic. Uống mỗi ngày 1 viên liên tục từ khi có kế hoạch mang thai, khi mang thai và khi cho con bú. Uống giữa các bữa ăn, không uống kèm sữa, cà phê và các thuốc chứa Canxi.

Đau rát ngực

Xảy ra ở 30-50% phụ nữ có thai. Thường nặng nhất vào 3 tháng cuối thai kỳ.

Nên chia nhỏ bữa ăn, không ăn no trước khi đi ngủ. Ăn chậm, nghỉ ngơi sau khi ăn nhưng tránh nằm ngay sau ăn. Tránh các thức ăn làm giãn cơ tâm vị như thức ăn nhiều chất béo, sô cô la, bạc hà. Uống nước giữa các bữa ăn, mặc quần áo rộng.

Khó tiêu

Do áp lực của tử cung lên hệ tiêu hóa. Nên chia nhỏ bữa ăn, không ăn no trước khi đi ngủ. Ăn chậm, ngồi thẳng khi ăn.

Táo bón

Táo bón 1

Bà bầu gặp rất nhiều trục trặc ở đường tiêu hóa, cả trên và dưới

Xảy ra ở khoảng 30-40% phụ nữ có thai do tác động giãn cơ của progesterone. Nên uống nhiều nước (8 ly nước mỗi ngày), ăn thức ăn có nhiều chất xơ, rau, trái cây. Không nên dùng thuốc nhuận tràng.

Nôn ói

Thường xảy ra vào tuần 6-16. Nên tránh thức ăn có nhiều gia vị, cà phê, trà. Dùng thức ăn có nhiều carbohydrate, ít chất béo. Chia nhỏ bữa ăn, ăn làm nhiều lần. Sáng sớm ngủ dậy nên uống một ly nước nóng với bánh mỳ, bánh quy.

Phù

Thường phù nhẹ chi dưới vào 3 tháng cuối thai kỳ. Thường do giữa nước, giãn tĩnh mạch.

Nếu chỉ phù nhẹ đơn thuần chi duối không kèm phù toàn thân, không cần thiế giảm muối và nước, chỉ cần tránh ăn mặn.

Hạn chế đứng hoặc ngồi lâu để tránh gây ra ứ trệ tuần hoàn. Hằng ngày nên tập cử động khớp cổ chân và chuyển trọng lượng đến các ngón chân một cách nhẹ nhàng, đồng thời cũng nên có sự vận động như đi bộ thong thả vào buổi sáng và buổi chiều mát, điều này không chỉ giảm được nguy cơ giãn tĩnh mạch mà còn giúp cơ thể tránh được mỏi mệt vì thai nghén.

BSCKII. Đỗ Thị Ngọc Diệp

Giám đốc Trung tâm dinh dưỡng Tp HCM

(Theo Sức khỏe sinh sản)

Mai Nhật Linh - 12/12/2019
★★★★★★
Chia sẻ

Thông tin hữu ích

  • Cách làm Yaourt Hy lạp dẻo quánh và thơm ngon cho bà bầu
  • Những loại vitamin và khoáng chất thường thiếu khi mang thai
  • Biện pháp chống còi xương cho trẻ
  • Gợi ý thực đơn dinh dưỡng cả tuần cho bà bầu kèm định lượng

Ý kiến của bạn Hủy trả lời

PROCARE

Chủ đề nổi bật
  • Thuốc bổ cho bà bầu
  • Vitamin tổng hợp cho bà bầu
  • Acid folic
  • DHA cho bà bầu
  • Omega 3 có tác dụng gì khi mang thai
  • Thuốc sắt cho bà bầu
  • Bổ sung Vitamin A trong thai kỳ
  • Tiểu đường thai kỳ
  • Bầu 3 tháng đầu nên ăn gì
Tiện ích & tài liệu
  • Tính ngày dự sinh
  • Chỉ dẫn khi cho con bú
  • Khám tiền sản
  • Hỏi đáp
Hướng dẫn sử dụng thuốc cho bà bầu
Câu hỏi thường gặp
  • Bầu mấy tháng thì uống sắt? Liều lượng bao nhiêu?
  • Bà bầu uống sắt vào thời điểm nào trong ngày?
  • Không có dấu hiệu nghén khi mang thai
  • Các kiểu nghén khi mang thai
  • Phụ nữ mang thai bắt đầu nghén khi nào?

Xem thêm

Chia sẻ
youtube
Hregulator Gastimunhp
Điểm bán
CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM ĐÔNG ĐÔ

Đại diện phân phối độc quyền nhãn hàng PM Procare tại Việt Nam

Địa chỉ:

Tầng 1 và Tầng 4, Toà nhà Home City, số 177, Tổ 51 Phố Trung Kính, P. Yên Hoà, Q.Cầu Giấy, TP Hà Nội

Điện thoại: 024.355.761.51/52/55

Fax: 024.355.761.50

Email: vietnam.procare@gmail.com

Số ĐKKD: 0100776036 do Sở Kế hoạch đầu tư HN cấp ngày 11/10/2013

Người chịu trách nhiệm: Nguyễn Trọng Hiển

NHẬN THÔNG TIN TỪ CHUYÊN GIA CHO BÀ BẦU

Vấn đề bạn quan tâm ( có thể chọn nhiều mục )

 
 
 
 
 
CHÍNH SÁCH
  • Chính sách bảo vệ thông tin người dùng
  • Chính sách vận chuyển giao nhận
  • Chính sách đổi trả hoàn tiền
  • Chính sách bảo hành
  • Chính sách giải quyết tranh chấp khiếu nại
  • Chính sách biên tập

ĐĂNG KÝ ĐỂ THEO DÕI PROCAREVN

ĐỊA CHỈ

All Content ©2015 Đông Đô Pharma 2017

TƯ VẤN SỨC KHỎE

Ý kiến của bạn Hủy trả lời