0964.666.152 vietnam.procare@gmail.com Đại lý

Procare - Website chính thức

PM Procare - Công thức đặc biệt cho phụ nữ mang thai, cho con bú

logo 4
  • Trang chủ
  • Sản phẩm
    • PM Procare
    • PM Procare Diamond
  • Cẩm nang mang thai
    • Chuẩn bị mang thai
      • Dinh dưỡng đúng và đủ
      • Dinh dưỡng trước khi mang thai
      • Sức khỏe trước khi mang thai
      • Tiêm phòng trước khi mang thai
    • Khi mang thai
      • Dinh dưỡng đúng và đủ
      • Sức khỏe khi mang thai
      • Dùng thuốc khi mang thai
    • Khi cho con bú
      • Dinh dưỡng đúng và đủ
      • Chăm sóc trẻ sơ sinh
      • Dùng thuốc khi cho con bú
    • 42 Tuần thai kỳ
  • Góc của bố
    • Bố chăm mẹ và con
    • Dinh dưỡng cho bố
    • Sức khỏe của bố
  • Góc chuyên gia
    • Bài viết chuyên gia
    • Audio & Video tư vấn
    • Nghiên cứu khoa học
  • Tin tức & sự kiện
    • Tin sức khỏe
    • Sự kiện
    • Dinh dưỡng và Covid 19
  • Điểm bán
  • Hỏi đáp
Trang chủ » Cẩm nang mang thai » Khi mang thai » Lịch khám thai – Khuyến nghị từ bệnh viện Từ Dũ

Lịch khám thai – Khuyến nghị từ bệnh viện Từ Dũ

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Lê Tiến

63 501 đã xem

Lịch khám thai – Khuyến nghị từ bệnh viện Từ Dũ 1

Khám thai là một trong những sự kiện không thể thiếu trong quá trình mang thai, để đảm bảo một thai kỳ suôn sẻ, bé chào đời khỏe mạnh và an toàn. Bài viết này xin giới thiệu lịch khám thai quan trọng trong các giai đoạn mang thai mà mẹ bầu không thể bỏ qua. Các lịch trình khám thai trong bài viết này được khuyến nghị từ các bác sĩ Bệnh viện Từ Dũ.

Mục lục

  • Lịch khám thai thông thường
  • Cần khám thai bao nhiêu lần trong cả thai kỳ
  • Nội dung khám thai
    • 1. Khám thai trong 3 tháng đầu (Từ khi có thai đến 13 tuần 6 ngày)
    • 2. Khám thai trong 3 tháng giữa (Từ 15 đến 28 tuần)
    • 3. Khám thai trong 3 tháng cuối (Từ 29 đến 40 tuần)

Lịch khám thai thông thường

3 tháng đầu (tính từ ngày đầu kinh cuối đến 13 tuần 6 ngày)

+ Khám lần đầu: sau trễ kinh 2 – 3 tuần

+ Khám lần hai: lúc thai 11 – 13 tuần 6 ngày để đo độ mờ da gáy

3 tháng giữa (tính từ tuần 14 đến 28 tuần 6 ngày): 1 tháng khám 1 lần

3 tháng cuối (tính từ tuần 29 đến tuân 40)

+ Tuần 29 – 32: khám 1 lần

+ Tuần 33 – 35: 2 tuần khám 1 lần

+ Tuần 36 – 40: 1 tuần khám 1 lần

Nếu không có điều kiện khám thai định kỳ thì cần duy trì tối thiểu là 3 lần khám thai cho một thai kỳ tại các thời điểm thai được 12, 22, 32 tuần.

Ngoài ra, khi có những dấu hiệu bất thường thì mẹ bầu cần đi khám ngay, không cần đợi theo lịch, vì đó là những nguy cơ có thể nguy hiểm cho cả mẹ và con

  • ra máu, ra nước ối,
  • đau bụng từng cơn hoặc có cơn đau bụng dữ dội,
  • sốt, khó thở,
  • nhức đầu, hoa mắt chóng mặt, mờ mắt,
  • phù nề,
  • đi tiểu ít,
  • tăng cân nhanh,
  • thai đạp yếu, đạp ít hay không đạp.

Cần khám thai bao nhiêu lần trong cả thai kỳ

Theo khuyến nghị từ Bệnh viện Từ Dũ, các bà bầu nên đến khám thai thông thường khoảng 11 lần trong suốt thai kỳ, căn cứ theo số tuần tuổi thai.

Lần khám Các giai đoạn mang thai Tuổi thai
Thứ 1 3 tháng đầu:
Ngày đầu kinh cuối ≤ Tuổi thai < Tuần 14
Sau trễ kinh 2 – 3 tuần
Thứ 2 Tuần 11 ≤ Tuổi thai < Tuần 14
Thứ 3 3 tháng giữa:
Tuần 14 ≤ Tuổi thai < Tuần 29
Tuần 16 ≤ Tuổi thai ≤ Tuần 22
Thứ 4 Tuần 22 ≤ Tuổi thai ≤ Tuần 28
Thứ 5 3 tháng cuối:
Tuần 29 ≤ Tuổi thai ≤ Tuần 40
Tuần 29 ≤ Tuổi thai ≤ Tuần 32
Thứ 6 Tuần 32 ≤ Tuổi thai ≤ Tuần 34
Thứ 7 Tuần 34 ≤ Tuổi thai ≤ Tuần 36
Thứ 8 Tuần 37
Thứ 9 Tuần 38
Thứ 10 Tuần 39
Thứ 11 Tuần 40

Nội dung khám thai

Nội dung khám thai 1

1. Khám thai trong 3 tháng đầu (Từ khi có thai đến 13 tuần 6 ngày)

Mục đích

  • Xác định có thai – tình trạng thai.
  • Xác định tuổi thai – tính ngày dự sinh.
  • Đánh giá sưc khỏe của mẹ: bệnh lý nội, ngoại khoa và thai nghén.

Các việc phải làm

  1. Hỏi bệnh
  • Tiền căn bản thân: sản – phụ khoa, PARA; nội – ngoại khoa.
  • Tiền căn gia đình.
  • Về lần mang thai này
  1. Khám tổng quát: cân nặng – mạch, huyết áp – tim phổi.
  2. Khám sản khoa: khám âm đạo, đo bề cao tử cung, đặt mỏ vịt lần khám đầu tiên.
  3. Cận lâm sàng.
  • Máu (khi xác định có tim thai qua siêu âm): Huyết đồ, HBsAg, VDRL, HIV, đường huyết khi đói; Nhóm máu, Rhesus; Rubella: IgM, IgG. (với trường hợp tiền sử sẩy thai liên tiếp thử thêm: CMv, Toxoplasmosis); Double test: sau khi đo độ mờ gáy (thai 12 tuần).
  • Nước tiểu: 10 thông số.
  • Siêu âm (lần 1): bắt buộc để xác định tuổi thai, thai trong hay ngoài tử cung, tình trạng thai: thai trứng, đa thai, dọa sẩy, thai lưu,…
  • Siêu âm đo độ mờ gáy (thai 12 tuần).

2. Khám thai trong 3 tháng giữa (Từ 15 đến 28 tuần)

Các việc cần làm

  1. Theo dõi sự phát triển của thai: trọng lượng me, bề cao tử cung, nghe tim thai.
  2. Phát hiện sớm những bất thường của thai kỳ: đa ối, đa thai, nhau tiền đạo, tiền sản giật,…
  3. Khám tiền sản cho những thai phụ có nguy cơ cao hoặc siêu âm phát hiện bất thường.
  4. Phát hiện các bất thường của mẹ.
  • Hở eo tử cung: dựa vào tiền căn, lâm sàng và siêu âm.
  • Tiền sản giật: Huyết áp cao, Protein niệu.
  • Dọa sẩy thai to hoặc dọa sanh non.
  1. Hướng dẫn về dinh dưỡng, vệ sinh, sinh hoạt, tái khám và chích ngừa uốn ván rốn.
  2. Hướng dẫn các sản phụ tham gia lớp “Chăm sóc sức khỏe bà mẹ”

Cận lâm sàng

  1. Tiêm VAT ngừa uốn ván từ tuần 22 đến 28.
  2. Nghiệm pháp dung nạp đường ở tuổi thai từ 24 – 28 tuần tầm soát đái thoái đường thai kỳ (Chỉ định: béo phì, tăng cân nhanh, gia đình trực hệ đái tháo đường, tiền căn bản thân: sinhc on to, thai dị tật hoặc thai lưu lớn không rõ nguyên nhân, đường niệu (+), đường lúc đói > 105 mg/dL).
  3. Triple test: thực hiện ở tuổi thai 14 – 21 tuần, đối với những trường hợp chưa thực hiện sàng lọc trong 3 tháng đầu thai kỳ.
  4. Tổng phân tích nước tiểu (mỗi lần khám).
  5. Siêu âm: Siêu âm hình thái học (hoặc 3D,4D) tối thiểu 1 lần ở tuổi thai 20-25 tuần khảo sát hình thái thai nhi, tuổi thai, sự phát triển thai, nhau, ối.

3. Khám thai trong 3 tháng cuối (Từ 29 đến 40 tuần)

Các việc cần làm

Ngoài những phần khám tương tự 3 tháng giữa thai kỳ, từ tuần 36 trở đi cần xác định thêm.

  • Đếm cử động thai
  • Tiên lượng sinh thường hoặc sinh mổ.
  • Khung chậu.
  • Ước lượng cân thai.
  • Ngôi thai.

Lưu ý các triệu chứng bất thường

  • Ra huyết âm đạo.
  • Ra nước ối.
  • Đau bụng từng cơn.
  • Phù, nhức đầu, chóng mặt.

Ở các lần khám thai cuối, bác sĩ sẽ tư vấn thêm cho mẹ về

  • Tình trạng thai.
  • Đồ đạc cho mẹ và trẻ sơ sinh khi đi sinh.

Cận lâm sàng

  1. Tiêm VAT lần 2 cho những thai phụ sinh con so, hoặc từ bé có tiêm chủng bạch hầu, ho gà, uốn ván. Mũi VAT lần 2 cách lần 1 tối thiểu 1 tháng.
  2. Tổng phân tích nước tiểu (mỗi lần khám)
  3. Siêu âm
  • Siêu âm tối thiểu 1 lần lúc thai 32 tuần để xác định ngôi thai, lượng ối, vị trí nhau, đánh giá sự phát triển của thai nhi. Có thể lặp lại mỗi 4 tuần.
  • Siêu âm màu (thai ≥ 28 tuần) khi nghi ngờ thai chậm phát triển: mẹ tăng cân chậm,BCTC không tăng, các số đo sinh học thai nhi không tăng sau 2 tuần, mẹ cao huyết áp,… có thể lặp lại sau mỗi tuần.
  1. Non stress test: thực hiện khi co chỉ định.
  2. Quang kích chậu: khám khung chậu nghi ngờ.
  3. MRI khi có chỉ định.

Bên cạnh việc khám thai đều đặn, bà bầu cũng cần bổ sung cho mình một chế độ dinh dưỡng hợp lý ngay từ khi mới mang thai để có một thai kỳ khỏe mạnh, bé phát triển tốt. Chúc mẹ bầu có thai kỳ khỏe mạnh!

Theo Phác đồ điều trị sản phụ khoa – Bệnh viện Từ Dũ

Dược sĩ Nguyễn Quỳnh - 12/12/2019
★★★★★★
Chia sẻ

Thông tin hữu ích

  • Bảo vệ sức khoẻ mùa nắng nóng cho bà bầu
  • 10 trái cây giải nhiệt mùa hè rất tốt cho mẹ bầu
  • Lưu ý “sống còn” giúp mẹ bầu chăm sóc da mùa nóng
  • Những tips chăm sóc da cho bà bầu công sở

36 Bình luận

  1. nguyen thi my hang bình luận

    15/07/2021 at 7:31 chiều

    mình cần một bs theo dõi mình suốt thai kỳ , mình muốn biết có không ạ

    Trả lời
    • Procarevn.vn bình luận

      16/07/2021 at 10:06 sáng

      Chào bạn,
      Bạn vui lòng liên lạc trực tiếp với Bệnh viện Từ Dũ để được tư vấn cụ thể nhé!
      Thân ái,

  2. Hoàn bình luận

    20/03/2021 at 10:43 chiều

    Chào bác sĩ ah! Hiện tại e đang mang thai tuần thứ 8 và có siêu âm tại bình dương. E có mong muốn tuần thứ 12 qua bv mình siêu âm đo độ mờ da gáy và làm các xét nghiệm . Nhờ bác sĩ tư vấn cho e biết trước là làm các xét nghiệm gì để có thể nắm bắt tình hình của thai nhi với ah ...[Xem thêm]

    Chào bác sĩ ah! Hiện tại e đang mang thai tuần thứ 8 và có siêu âm tại bình dương.
    E có mong muốn tuần thứ 12 qua bv mình siêu âm đo độ mờ da gáy và làm các xét nghiệm . Nhờ bác sĩ tư vấn cho e biết trước là làm các xét nghiệm gì để có thể nắm bắt tình hình của thai nhi với ah ?

    Trả lời
    • Procarevn.vn bình luận

      23/03/2021 at 4:48 chiều

      Chào bạn Hoàn, Thông thường ở tuần 12 thai kỳ mẹ bầu sẽ được siêu âm để đo độ mờ da gáy, xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu… Có thể có những xét nghiệm khác nếu cần dựa vào tình hình khi thăm khám cụ thể. Vì vậy bạn sắp xếp thời gian đến khám và yên tâm thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ thăm khám trực ...[Xem thêm]

      Chào bạn Hoàn,
      Thông thường ở tuần 12 thai kỳ mẹ bầu sẽ được siêu âm để đo độ mờ da gáy, xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu… Có thể có những xét nghiệm khác nếu cần dựa vào tình hình khi thăm khám cụ thể.
      Vì vậy bạn sắp xếp thời gian đến khám và yên tâm thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ thăm khám trực tiếp bạn nhé!
      Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!

    • Hằng bình luận

      26/04/2021 at 4:02 chiều

      Dạ bác cho hỏi.con đi khám định kỳ ở từ dũ.16/4 con đi khám.bác sĩ hẹn con là 2 tuần sao xuống tái khám nhưng ngày hẹn vô ngày lễ 30/4.dạ bác cho con hỏi con hỏi qua lễ con đi khám được không ạ.

    • Procarevn.vn bình luận

      27/04/2021 at 9:21 sáng

      Chào bạn Hằng,
      Bạn vui lòng liên lạc trực tiếp với phòng khám/bác sĩ thăm khám để được tư vấn cụ thể nhé!
      Thân ái,

  3. Long bình luận

    17/10/2020 at 6:42 chiều

    Chao ad

    Trả lời
    • Procarevn.vn bình luận

      20/10/2020 at 10:57 sáng

      Chào bạn Long,
      Vui lòng để lại thông tin cần tư vấn tại đây để được chuyên gia giải đáp trong thời gian sớm nhất bạn nhé!
      Thân ái,

  4. Nguyệt bình luận

    13/05/2020 at 1:47 chiều

    Thai e duoc 7 tuan co tim thai roi ,bsi hẹn e 1 tuan nua quay lai xet nghiem máu bệnh lý co cần thiết ko ạ! E co 1be 15 tháng roi e cung kham o đo luon ,luc thai 7.8 tuan e cung ko co xet ngh mau gi het!? E ko hiểu

    Trả lời
    • Procarevn.vn bình luận

      19/05/2020 at 3:12 chiều

      Chào bạn Nguyệt, Tùy thuộc vào tình hình sức khỏe thai kỳ cụ thể mà bác sĩ sẽ có chỉ định thăm khám, xét nghiệm đối với từng trường hợp. Hơn nữa, việc xét nghiệm máu sớm ngoài để xác định bệnh lý có thể gặp phải thì còn giúp bạn xác định rõ hơn tình trạng sức khỏe, chế độ dinh dưỡng hàng ngày của mình để có hướng ...[Xem thêm]

      Chào bạn Nguyệt,
      Tùy thuộc vào tình hình sức khỏe thai kỳ cụ thể mà bác sĩ sẽ có chỉ định thăm khám, xét nghiệm đối với từng trường hợp. Hơn nữa, việc xét nghiệm máu sớm ngoài để xác định bệnh lý có thể gặp phải thì còn giúp bạn xác định rõ hơn tình trạng sức khỏe, chế độ dinh dưỡng hàng ngày của mình để có hướng bổ sung phù hợp. Vì vậy, nếu điều kiện cho phép thì việc thăm khám, xét nghiệm cụ thể nên thực hiện càng sớm càng tốt bạn nhé!
      Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!

« Phản hồi cũ hơn
« 1 2 3 4

Ý kiến của bạn Hủy trả lời

PROCARE

Chủ đề nổi bật
  • Thuốc bổ cho bà bầu
  • Vitamin tổng hợp cho bà bầu
  • Acid folic
  • DHA cho bà bầu
  • Omega 3 có tác dụng gì khi mang thai
  • Thuốc sắt cho bà bầu
  • Bổ sung Vitamin A trong thai kỳ
  • Tiểu đường thai kỳ
  • Bầu 3 tháng đầu nên ăn gì
Tiện ích & tài liệu
  • Tính ngày dự sinh
  • Chỉ dẫn khi cho con bú
  • Khám tiền sản
  • Hỏi đáp
Hướng dẫn sử dụng thuốc cho bà bầu
Câu hỏi thường gặp
  • Bầu mấy tháng thì uống sắt? Liều lượng bao nhiêu?
  • Bà bầu uống sắt vào thời điểm nào trong ngày?
  • Không có dấu hiệu nghén khi mang thai
  • Các kiểu nghén khi mang thai
  • Phụ nữ mang thai bắt đầu nghén khi nào?

Xem thêm

Chia sẻ
youtube
Hregulator Gastimunhp
Điểm bán
CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM ĐÔNG ĐÔ

Đại diện phân phối độc quyền nhãn hàng PM Procare tại Việt Nam

Địa chỉ:

Tầng 1 và Tầng 4, Toà nhà Home City, số 177, Tổ 51 Phố Trung Kính, P. Yên Hoà, Q.Cầu Giấy, TP Hà Nội

Điện thoại: 024.355.761.51/52/55

Fax: 024.355.761.50

Email: vietnam.procare@gmail.com

Số ĐKKD: 0100776036 do Sở Kế hoạch đầu tư HN cấp ngày 11/10/2013

Người chịu trách nhiệm: Nguyễn Trọng Hiển

NHẬN THÔNG TIN TỪ CHUYÊN GIA CHO BÀ BẦU

Vấn đề bạn quan tâm ( có thể chọn nhiều mục )

 
 
 
 
 
CHÍNH SÁCH
  • Chính sách bảo vệ thông tin người dùng
  • Chính sách vận chuyển giao nhận
  • Chính sách đổi trả hoàn tiền
  • Chính sách bảo hành
  • Chính sách giải quyết tranh chấp khiếu nại
  • Chính sách biên tập

ĐĂNG KÝ ĐỂ THEO DÕI PROCAREVN

ĐỊA CHỈ

All Content ©2015 Đông Đô Pharma 2017

TƯ VẤN SỨC KHỎE

Ý kiến của bạn Hủy trả lời

↑