Mang thai khi cho con bú thường là ngoài ý muốn. Bởi nếu chăm sóc không đúng cách có thể ảnh hưởng không tốt tới cả thai nhi trong bụng và em bé mới sinh; đồng thời còn ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ. Vậy phải làm gì nếu mang thai khi cho con bú để vẫn đảm bảo sức khỏe cho cả 3 mẹ con?
Mang thai khi cho con bú là điều không dễ dàng với đa số các bà mẹ
Vì sao vẫn có thai khi cho con bú?
Nhiều bà mẹ mới sinh tưởng rằng cho con bú là một biện pháp tránh thai an toàn, tuy nhiên sự thật là phụ nữ vẫn có thể có thai ngay cả khi vừa sinh xong vài tháng và đang cho con bú.
Sau khi sinh xong nghĩa là cơ thể đã hoàn tất một chu kỳ sinh con và bắt đầu hồi phục để chuẩn bị chuyển sang chu kỳ mới. Bởi sinh sản là thuộc tính của phụ nữ. Cơ thể bạn luôn luôn hướng tới việc thực hiện thiên chức làm mẹ nhanh chóng nhất.
Khi cho con bú, cơ thể mẹ tiết ra chất Prolactin. Chất này làm chậm chu kỳ kinh. Với những bà mẹ cho con bú hoàn toàn thì kinh nguyệt sẽ trở lại muộn hơn những mẹ cho con bú ít hoặc không cho con bú. Ở những người phụ nữ không cho con bú, khoảng 40% phụ nữ lần có kinh đầu tiên xảy ra vào 6 tuần sau sinh và phần lớn phụ nữ có kinh lại từ 24 tuần sau sinh (5-6 tháng).
Chính vì thời điểm rụng trứng rất khó đoán, mà nhiều mẹ lại chủ quan không sử dụng biện pháp phòng tránh khi quan hệ vợ chồng, dẫn đến tình trạng mang thai lúc nào không biết.
Dấu hiệu mang thai khi cho con bú?
Dù trong thời điểm cho con bú, mẹ vẫn có thể có những dấu hiệu nhận biết có thai như bình thường : buồn nôn, mệt mỏi, chán ăn, đau lưng, chóng mặt, nhạy cảm với mùi, thay đổi thói quen ăn uống ,…
Có nhiều bà mẹ bị trầm cảm, stress sau khi sinh. Nay cộng thêm mang bầu khi đang cho con bú càng khiến tâm trạng trở nên thất thường, hay nóng giận, cáu gắt, buồn bã vô cớ và rất nhạy cảm với mọi thứ xung quanh. Điều này có thể ảnh hưởng không tốt tới tâm lý em bé mới chào đời và thai nhi trong bụng mẹ.
Ngoài ra, có thai khi cho con bú sẽ khiến cho nguồn sữa mẹ bớt thơm ngon và có vị chua, đó là do sự thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể, dẫn đến tình trạng bé không thích và giảm dần uống sữa mẹ. Mẹ có thể nhận biết dấu hiệu có thai khi đang cho con bú thông qua triệu chứng này.
Tuy nhiên, có những mẹ lại không có triệu chứng nào rõ rệt, chỉ phát hiện mang bầu khi thấy bụng ngày một to lên. Điều này là do cơ địa của từng mẹ.
Làm gì nếu mang thai khi cho con bú?
Theo một số nghiên cứu, nếu sinh bé thứ hai dưới 2 năm thì tỷ lệ nguy cơ ốm đau, bệnh tật và tử vong của bé sau sẽ cao hơn. Ngoài ra, sinh con sớm cũng sẽ ảnh hưởng đến việc chăm sóc con cái, đặc biệt là phục hồi sức khỏe người mẹ. Do đó, khoảng cách an toàn để mang thai lần tiếp theo thông thường khoảng 3 năm.
Trường hợp bạn đã lỡ mang thai cách nhau dưới 2 năm nhất là mang thai khi cho con bú thì lại càng gặp nhiều khó khăn hơn nữa. Hãy sẵn sàng chuẩn bị tâm lý để đối mặt với những vấn đề sau:
1. Động tác mút vú của trẻ kích thích cơ thể mẹ tiết ra hormone Oxytoxin gây co bóp tử cung. Sự co bóp này có thể khiến em bé trong bụng gặp nhiều nguy hiểm.
– Với những trường hợp đặc biệt: dọa sảy thai, ra máu, tiền sử sinh non, thai đôi,… thì nên cai sữa cho bé lớn sớm.
– Với những trường hợp còn lại, có thể cho con bú khi mang thai nhưng cần chú ý: Khi dạ con có biểu hiện co bóp thì ngưng cho bé bú ngay.
Do đó, cho con bú khi đang mang thai là việc làm không được các bác sĩ sản khoa khuyến khích. Bởi nó tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với thai kỳ.
Trong trường hợp cai sữa, mẹ cũng nên cắt giảm một cách từ từ, chẳng hạn như làm thưa dần các cữ bú mẹ để bé làm quen với sự thiếu vắng sữa mẹ. Bên cạnh đó, cách này cũng giúp tránh sự xáo trộn, thay đổi quá lớn của các hormone trong cơ thể người mẹ.
2. Thay đổi của cơ thể khi mang thai:
– Cảm giác đau đầu vú: do thay đổi nội tiết, đầu vú trở nên nhạy cảm hơn khi mang thai. Việc cho con bú lúc này khiến cảm giác đau đầu vú càng trầm trọng. Cách để vượt qua là cho bé bú từng cữ ngắn, tùy từng độ tuổi của bé mà bạn sắp xếp thời gian bú của bé cho phù hợp.
– Nghén khi mang thai đã là một điều khủng khiếp. Vừa nghén vừa cho con bú khiến tình trạng mệt mỏi, ốm nghén càng trở nên trầm trọng. Cơ thể mẹ dễ bị suy nhược, có thể khiến mẹ ít sữa, mất sữa, không đủ sữa cho bé lớn bú.
Lúc này hãy tham khảo ý kiến của các bác sỹ sản khoa để nhận được lời khuyên, giúp bạn thay đổi một số điểm trong chế độ ăn uống và sinh hoạt để giảm bớt triệu chứng.
3. Chăm sóc cả hai em bé bằng sữa mẹ
– Sữa non rất quan trọng đối với em bé mới sinh. Vì vậy, trong những ngày đầu sau sinh bé thứ 2, bạn nên hạn chế cho bé lớn bú mẹ để ưu tiên cho em bé mới sinh. Khi sữa đã về thì bạn không cần phải lo nghĩ quá nhiều về việc cho bé nào bú vào lúc nào.
– Nếu bé lớn của bạn luôn cần được ti mẹ mới ngủ được, bạn hãy tập cho bé những thói quen khác như: xoa hoặc vỗ lưng nhè nhẹ, hát ru trước khi đi ngủ.
– Đa số các bé tuổi chập chững có xu hướng ghen tị với em bé mới sinh. Bé có thể tỏ ra giận dỗi, xa lánh, bực tức hoặc đành hanh với em mình. Vì khi đó, bé lớn sẽ cảm thấy mình bị bỏ rơi, bị chiếm đoạt.
Lúc này bạn cần nói chuyện với con về việc chia sẻ “đồ bú tí” cho em khi em được sinh ra. Nhiều bé sẽ cố phản kháng lại việc này. Bạn đừng căng thẳng với bé mà hãy âu yếm để bé cảm thấy mình vẫn được mẹ yêu và vẫn được gần mẹ.
– Thực hiện chăm sóc cho cả hai em bé bằng sữa mẹ dù vất vả nhưng vẫn có những ưu điểm của nó. Nếu bạn gặp phải các vấn đề trong việc cho con bú như tình trạng căng tức sữa hoặc sữa về quá nhiều thì bé lớn có thể giúp bạn giải quyết tình hình bằng cách bú trước và giảm áp lực sữa để phù hợp hơn với sức bú của em mình.
Nếu bạn bị tắc tia sữa? Với sức mút mạnh mẽ hơn, bé lớn có thể giúp thông tia sữa cho mẹ.
Nếu bé phải ti mẹ để ngủ, bạn nên tập dần cho con những thủ tục trước khi ngủ khác.
4 .Dinh dưỡng tăng cường cho mẹ:
– Cho dù bạn có quyết định vẫn cho con bú hay cai sữa cho con khi mang thai bé tiếp theo thì bạn vẫn cần có chế độ dinh dưỡng đặc biệt tăng cường.
– Nếu quyết định vẫn tiếp tục cho con bú khi mang thai. Lúc này áp lực dinh dưỡng cho mẹ tăng cao bởi mẹ phải cung cấp đủ dưỡng chất cho thai nhi, cho con bú và cho cả chính mình.
– Ngay cả khi đã cai sữa cho con thì bạn vẫn cần tăng cường dinh dưỡng nhiều hơn bình thường. Bởi khi mang thai hai bé gần nhau quá cơ thể mẹ chưa đủ thời gian để phục hồi. Bé thứ 2 rất dễ thiếu dinh dưỡng nếu mẹ không chú ý bổ sung.
– Để giúp mẹ cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể và cho con, ngoài tăng cường chất lượng bữa ăn, bạn có thể bổ sung thêm các dưỡng chất từ thuốc bổ. Các dưỡng chất thường thiếu mà mẹ cần cung cấp như: DHA, EPA, sắt, canxi, acid folic, I-ốt, Mg, kẽm…
Mang thai khi vẫn đang cho con bú khiến không ít mẹ cảm thấy lúng túng. Hy vọng những thông tin trên đây giúp được bạn phần nào. Chúc bạn có quyết định sáng suốt để mẹ khỏe, con khỏe.
Xem thêm: Tại sao nên dùng PM Procare / Procare diamond khi cho con bú
Theo: Procarevn.vn
Nguyễn Thị hoài phương bình luận
E sinh cháu thứ 2 được 2 tuổi rồi mà bé vẫn bú mẹ mà sao e lại bị trể kinh 2 ngày nay ạ
Procarevn.vn bình luận
Nguyễn Thị Ánh Nguyệt bình luận
Bé thứ 2 được 5 tháng thì bé thứ 3 thai nhi được 10 tuần .Cần tư vấn
Procarevn.vn bình luận
Chào bạn Ánh Nguyệt,
Bạn vui lòng để ý điện thoại, nhân viên tư vấn sẽ liên lạc với bạn trong thời gian sớm nhất bạn nhé!
Thân ái,
Nguyễn Phạm Quỳnh lê bình luận
Tôi mang thai lại nhưng con đầu lòng vẫn còn bú . mà chỉ có 10 tháng
All Content ©2015 Đông Đô Pharma 2017