0964.666.152 vietnam.procare@gmail.com Đại lý

Procare - Website chính thức

PM Procare - Công thức đặc biệt cho phụ nữ mang thai, cho con bú

logo 4
  • Trang chủ
  • Sản phẩm
    • PM Procare
    • PM Procare Diamond
  • Cẩm nang mang thai
    • Chuẩn bị mang thai
      • Dinh dưỡng đúng và đủ
      • Dinh dưỡng trước khi mang thai
      • Sức khỏe trước khi mang thai
      • Tiêm phòng trước khi mang thai
    • Khi mang thai
      • Dinh dưỡng đúng và đủ
      • Sức khỏe khi mang thai
      • Dùng thuốc khi mang thai
    • Khi cho con bú
      • Dinh dưỡng đúng và đủ
      • Chăm sóc trẻ sơ sinh
      • Dùng thuốc khi cho con bú
    • 42 Tuần thai kỳ
  • Góc của bố
    • Bố chăm mẹ và con
    • Dinh dưỡng cho bố
    • Sức khỏe của bố
  • Góc chuyên gia
    • Bài viết chuyên gia
    • Audio & Video tư vấn
    • Nghiên cứu khoa học
  • Tin tức & sự kiện
    • Tin sức khỏe
    • Sự kiện
    • Dinh dưỡng và Covid 19
  • Điểm bán
  • Hỏi đáp
Trang chủ » Cẩm nang mang thai » Khi mang thai » Điểm danh 8 dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng đầu

Điểm danh 8 dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng đầu

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Lê Tiến

14 314 đã xem

Ba tháng đầu được coi là giai đoạn nhạy cảm nhất trong thai kỳ bởi lúc này, cơ thể bắt đầu có những thay đổi để thích nghi dần với việc mang thai. Vậy làm thế nào để biết thai đang khỏe mạnh và phát triển tốt ba tháng đầu. Dưới đây là những dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng đầu mà mẹ bầu nên nắm được.

Điểm danh 8 dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng đầu 1

Mục lục

  • Thay đổi của mẹ bầu trong 3 tháng đầu
    • Thay đổi về cảm xúc
    • Thay đổi về vóc dáng
  • Dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng đầu
    • Ốm nghén
    • Tăng cân ổn định
    • Chỉ số thai nhi bình thường
    • Luôn cảm thấy nhức mỏi
    • Ngực căng tức
    • Đi tiểu thường xuyên
    • Vòng bụng ngày càng lớn
    • Đường huyết ổn định
  • Những điều mẹ cần lưu ý để có một thai kỳ khỏe mạnh
    • Thăm khám định kỳ
    • Chế độ ăn uống hợp lý
    • Chế độ nghỉ ngơi và vận động

Thay đổi của mẹ bầu trong 3 tháng đầu

Trong ba tháng đầu của thai kỳ mẹ bầu sẽ cảm thấy những thay đổi rõ rệt về cảm giác và vóc dáng bên ngoài của mình:

Thay đổi về cảm xúc

Chắc không ít người có suy nghĩ rằng phụ nữ mang thai, đặc biệt là những người mang thai lần đầu sẽ có cảm xúc hạnh phúc tột độ. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng một phần. Bên cạnh niềm vui sướng, bà bầu 3 tháng đầu còn có cảm xúc lo lắng.

Dù là phụ nữ mang thai lần đầu hay lần 2, lần 3 đều sẽ mang nhiều áp lực bởi hầu như tất cả không thể lường trước được những bất ổn tâm lý diễn ra trong suốt thai kỳ. Tâm lý bất ổn của thai phụ bắt nguồn từ sự thay đổi hormone bên trong cơ thể gây ra cảm giác buồn nôn, thèm ăn hoặc chán ăn, khó chịu trong người, hay cáu gắt, hay lo lắng… Đặc biệt, tâm lý bất ổn cũng bắt nguồn từ những mệt mỏi thể chất.

Thay đổi về vóc dáng

Thường thì trong giai đoạn 3 tháng đầu, vóc dáng của mẹ bầu không có nhiều khác biệt, một vài điểm thay đổi rõ ràng thường thấy có thể kể đến như:

Ở tuần thứ 12, tử cung của mẹ bắt đầu nhô ra khỏi khung xương chậu, mẹ sẽ thấy được bụng dưới của mình hơi nhô lên. Dấu hiệu này không thực sự rõ ràng ở tất cả mọi người mà sẽ biểu hiện rõ hơn ở những ai đã từng sinh con.

Ngực của mẹ cũng sẽ phát triển và to hơn mức bình thường. VÌ vậy, mẹ hãy chuẩn bị mua những chiếc áo ngực mới dành cho mẹ.

Dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng đầu

Ba tháng đầu thai kỳ là thời gian quan trọng và khiến mẹ cảm thấy khó khăn nhất vì mẹ sẽ không biết thai nhi có phát triển tốt không, nên ăn gì và không nên ăn gì, kiêng cữ ra sao để có một thai kỳ khỏe mạnh.

Dưới đây là các dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng đầu, mẹ bầu có thể tham khảo để yên tâm rằng con yêu vẫn ổn định và lớn lên từng ngày:

Ốm nghén

Ốm nghén 1

Tam cá nguyệt thứ nhất sẽ khiến mẹ bầu bị ốm nghén, cơ thể cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn, đặc biệt là vào buổi sáng. Khi gặp dấu hiệu này mẹ bầu không phải quá lo lắng vì ốm nghén chính là dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng đầu.

Nguyên nhân gây ra hiện trạng ốm nghén là do nồng độ hormone chorionic gonadotropin tăng cao khiến khứu giác của phụ nữ mang thai trở nên nhạy cảm hơn bình thường.

Mặc dù ốm nghén có thể khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi nhưng mẹ hãy vui vẻ đón nhận vì thai nhi trong bụng đang phát triển khỏe mạnh.

Lời khuyên dành cho mẹ bầu để hạn chế hiện trạng ốm nghén là loại bỏ những món dễ gây buồn nôn ra khỏi thực đơn trong 3 tháng đầu, ăn nhiều cữ trong ngày, uống nhiều nước hoặc ăn bánh mì, bánh quy.

Tăng cân ổn định

Đối với phụ nữ mang thai, tăng cân là hiện trạng hết sức bình thường. Nhưng mẹ cần nhớ, ở tam cá nguyệt đầu tiên, mẹ bầu thường không tăng cân nhiều như ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba. Nếu mẹ bầu tăng cân đều đặn khoảng 0,3 – 0,5 kg trong một tháng thì đây là dấu hiệu thai nhi phát triển tốt 3 tháng đầu.

Chỉ số thai nhi bình thường

Với các phương pháp y học hiện đại, mẹ bầu có thể nhận biết dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng đầu dựa vào phương pháp siêu âm.

Ba tháng đầu, mẹ bầu cần đi siêu âm ít nhất 1 lần trong giai đoạn này để kiểm tra xem thai nhi có phát triển khỏe mạnh trong bụng mẹ không. Nếu các chỉ số siêu âm không có bất thường thì đây cũng chính là dấu hiệu thai đang phát triển tốt.

Bên cạnh đó, siêu âm 3 tháng đầu còn giúp bác sĩ phát hiện được những bất thường về sức khỏe của mẹ và bé để đưa ra biện pháp khắc phục kịp thời.

Luôn cảm thấy nhức mỏi

Luôn cảm thấy nhức mỏi 1

Khi mang thai, mẹ sẽ gặp những cơn đau mà hầu hết mẹ bầu đều gặp phải như nhức mỏi, đau lưng khi mang thai 3 tháng đầu, đau xương chậu. Nguyên nhân là do sự gia tăng kích thước của thai nhi và tử cung gây chèn ép lên vùng xương chậu.

Hiện tượng là bình thường, phổ biến ở hầu hết phụ nữ mang thai. Mẹ chú ý cần bổ sung dưỡng chất từ bên ngoài để tăng cường sức khỏe để hạn chế những cơn đau này.

Ngực căng tức

Bầu ngực của người phụ nữ khi mang thai sẽ thay đổi do sự gia tăng của các hormone nội tiết. Bầu ngực căng lên khiến mẹ bầu sẽ cảm thấy bị tức ngực, kích thước bầu ngực tăng lên, màu sắc của núm vú và quầng vú thay đổi. Bầu ngực của mẹ bầu bị căng nhức là dấu hiệu thai đang phát triển tốt.

Nếu đột nhiên bầu ngực của mẹ bầu bị mềm đi thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ sảy thai.

Đi tiểu thường xuyên

Do kích thước của tử cung lớn, bàng quang sẽ bị chèn ép khiến cho mẹ bầu đi tiểu nhiều hơn. Điều này chứng tỏ thai nhi đang không ngừng lớn lên trong bụng mẹ. Dù đi tiểu nhiều sẽ gây ra những bất tiện nhưng mẹ bầu hãy cố gắng làm quen vì hiện tượng này sẽ tăng dần càng vào những tháng cuối thai kỳ.

Vòng bụng ngày càng lớn

Đây là dấu hiệu rõ rệt mà mẹ bầu nào cũng thấy khi mang thai. Một khi em bé phát triển đầy đủ, hấp thu dưỡng chất từ mẹ sẽ lớn lên đồng thời thể tích nước ối, bánh nhau, thể tích máu cũng tăng lên khiến vòng bụng của mẹ to hơn.

Đường huyết ổn định

Đường huyết ổn định cho thấy thai nhi đang phát triển khỏe mạnh. Đường huyết tăng quá cao hoặc quá thấp đều gây ảnh hưởng không tốt tới thai nhi. Đường huyết cao là dấu hiệu của tiểu đường thai kỳ. Đường huyết quá thấp cho thấy mẹ đang không được cung cấp đủ chất. Chính vì thế mẹ cần duy trì được lượng đường huyết ổn định.

Những điều mẹ cần lưu ý để có một thai kỳ khỏe mạnh

Dù có những dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng đầu nêu trên nhưng mẹ vẫn cần duy trì lối sống khoa học, nghỉ ngơi và vận động điều độ để có một thai kỳ thuận lợi, suôn sẻ. Dưới đây là những lưu ý mẹ cần thực hiện để có một thai kỳ khỏe mạnh.

Thăm khám định kỳ

Thăm khám định kỳ 1

Thăm khám định kỳ là điều mẹ cần ghi nhớ. Ở mỗi mốc thăm khám đều có ý nghĩa nhất định đối với sự phát triển của thai nhi. Thăm khám định kỳ giúp phát hiện sớm những bất thường ở bé và theo dõi sức khỏe của mẹ để có sự can thiệp phù hợp kịp thời.

Chế độ ăn uống hợp lý

Chế độ ăn uống hợp lý cần đảm bảo được cung cấp đầy đủ chất đạm, đường bột, chất béo và protein. Ngoài ra, mẹ cần bổ sung axit folic với liều lượng khuyến cáo là 400 mcg/ ngày để phòng chống dị tật ở thai nhi. Sắt và canxi cũng cần được tăng cường trong suốt thời gian mang thai để phòng ngừa các nguy cơ thiếu máu và loãng xương cho mẹ bầu.

Bên cạnh đó, bà bầu cũng cần bổ sung các loại vitamin và khoáng chất thông qua rau củ quả hoặc thuốc để giúp thai nhi được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng.

Chế độ nghỉ ngơi và vận động

Chế độ nghỉ ngơi và vận động 1

Ngoài chế độ ăn uống thì nghỉ ngơi và vận động hợp lý cũng là điều mà mẹ bầu cần quan tâm. Trong ba tháng đầu thai kỳ, mẹ nên nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh đi lại nhanh và vận động mạnh. Bởi lúc này thai nhi dễ bị ảnh hưởng khi có tác động lực mạnh. Mẹ nên đi chuyển nhẹ nhàng và tham gia các hoạt động như đi bộ hay tập yoga ở mức độ vừa phải để giúp cơ thể được thư giãn. Song song với đó, mẹ cần duy trì thời gian nghỉ ngơi hợp lý, nên ngủ đủ giấc và không thức quá khuya.

Trên đây là những dấu hiệu thai phát triển tốt trong ba tháng đầu. Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây, mẹ sẽ hiểu hơn về thai kỳ và không còn lo lắng không cần thiết, đồng thời nắm được những lưu ý quan trọng để có một thai kỳ khỏe mạnh.

Mai Nhật Linh - 27/10/2023
★★★★★★
Chia sẻ

Thông tin hữu ích

  • Hướng dẫn phòng ngừa tiền sản giật để mẹ bầu có thai kỳ an toàn
  • Dấu hiệu tiền sản giật- nắm rõ để nhận biết sớm
  • Bị căng tức bụng khi mang thai 3 tháng đầu liệu có đáng lo?
  • [Lý giải] Ra huyết nâu khi mang thai 3 tháng đầu do đâu?

Ý kiến của bạn Hủy trả lời

PROCARE

Chủ đề nổi bật
  • Thuốc bổ cho bà bầu
  • Vitamin tổng hợp cho bà bầu
  • Acid folic
  • DHA cho bà bầu
  • Omega 3 có tác dụng gì khi mang thai
  • Thuốc sắt cho bà bầu
  • Bổ sung Vitamin A trong thai kỳ
  • Tiểu đường thai kỳ
  • Bầu 3 tháng đầu nên ăn gì
Tiện ích & tài liệu
  • Tính ngày dự sinh
  • Chỉ dẫn khi cho con bú
  • Khám tiền sản
  • Hỏi đáp
Hướng dẫn sử dụng thuốc cho bà bầu
Câu hỏi thường gặp
  • Bầu mấy tháng thì uống sắt? Liều lượng bao nhiêu?
  • Bà bầu uống sắt vào thời điểm nào trong ngày?
  • Không có dấu hiệu nghén khi mang thai
  • Các kiểu nghén khi mang thai
  • Phụ nữ mang thai bắt đầu nghén khi nào?

Xem thêm

Chia sẻ
youtube
Hregulator Gastimunhp
Điểm bán
CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM ĐÔNG ĐÔ

Đại diện phân phối độc quyền nhãn hàng PM Procare tại Việt Nam

Địa chỉ:

Tầng 1 và Tầng 4, Toà nhà Home City, số 177, Tổ 51 Phố Trung Kính, P. Yên Hoà, Q.Cầu Giấy, TP Hà Nội

Điện thoại: 024.355.761.51/52/55

Fax: 024.355.761.50

Email: vietnam.procare@gmail.com

Số ĐKKD: 0100776036 do Sở Kế hoạch đầu tư HN cấp ngày 11/10/2013

Người chịu trách nhiệm: Nguyễn Trọng Hiển

NHẬN THÔNG TIN TỪ CHUYÊN GIA CHO BÀ BẦU

Vấn đề bạn quan tâm ( có thể chọn nhiều mục )

 
 
 
 
 
CHÍNH SÁCH
  • Chính sách bảo vệ thông tin người dùng
  • Chính sách vận chuyển giao nhận
  • Chính sách đổi trả hoàn tiền
  • Chính sách bảo hành
  • Chính sách giải quyết tranh chấp khiếu nại
  • Chính sách biên tập

ĐĂNG KÝ ĐỂ THEO DÕI PROCAREVN

ĐỊA CHỈ

All Content ©2015 Đông Đô Pharma 2017

TƯ VẤN SỨC KHỎE

Ý kiến của bạn Hủy trả lời

↑