Đại dịch Covid 19 đã và đang diễn ra trên toàn thế giới, chưa có hồi kết. Có rất nhiều biện pháp được đưa ra nhằm bảo vệ sức khỏe trước dịch bệnh, trong đó dinh dưỡng là việc làm quan trọng không thể thiếu. Cùng tìm hiểu vai trò của dinh dưỡng trong phòng chống Covid để bổ sung đúng cách mẹ bầu nhé!
1. Covid 19 xâm nhập và gây bệnh cho cơ thể như thế nào?
Khi các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thế sẽ gặp phải hệ miễn dịch chống đỡ lại. Bao gồm 2 loại miễn dịch là miễn dịch không đặc hiệu và miễn dịch đặc hiệu.
Trong nhiễm Covid 19. Virus SARS-COV-2 cần thông qua thụ thể ACE2 trên mặt tế bào biểu mô đường hô hấp để xâm nhập và nhân lên rồi lan tràn sang các tế bào, cơ quan khác trong cơ thể.
Ở giai đoạn đầu tiên, ngay sau khi xâm nhập vào đường hô hấp, hệ miễn dịch không đặc hiệu hoạt động. Các tế bào tiết ra hóa chất trung gian, bắt giữ và tiêu diệt Virus. Nếu hoạt động này đủ mạnh sẽ ngăn cản và khống chế được Virus chỉ khu trú ở đường hô hấp, không cho lan tràn ra toàn cơ thể. Đồng thời kích hoạt miễn dịch đặc hiệu dễ dàng tiêu diệt Virus và ghi nhớ để sẵn sàng chống lại chúng nếu bị nhiễm trong những lần sau.
Nếu hệ miễn dịch bẩm sinh không đủ mạnh, Virus tăng sinh và nhân lên với số lượng lớn, lan tràn sang các cơ quan bộ phận khác. Hệ miễn dịch bẩm sinh lúc này cũng bị rối loạn, tiết ra nhiều hóa chất trung gian tiền viêm hơn. Đây là một trong những yếu tố khiến bệnh nhân tiến tới giai đoạn bão Cytokine – nguyên nhân gây trở nặng trong nhiễm SARS-COV-2
Khi virus lan tràn, tăng sinh với số lượng lớn, hệ miễn dịch đặc hiệu gặp phải tình trạng mệt mỏi, quá sức. Điều này cũng đóng góp vào phát triển cơn bão Cytokine
Cùng một Virus xâm nhập vào cơ thể nhưng có người dễ nhiễm bệnh hơn, có người khó nhiễm hơn, quá trính sinh trưởng, sinh sản nhân lên của Virus ở mỗi người khác nhau, biến thể của virus cũng như diễn tiến bệnh mỗi người khác nhau. Điều này phụ thuộc vào bản thân cơ thể mỗi người, đặc biệt là hoạt động của hệ miễn dịch.
2. Chúng ta cần làm gì để phòng tránh và giảm diễn tiến nặng nếu nhiễm Covid?
Giai đoạn đầu khi chưa tiếp xúc với Virus chúng ta cần phòng ngừa bằng cách tránh tiếp xúc với virus: rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang, không tụ tập nơi đông người, chủng ngừa,…
Giai đoạn virus xâm nhập vào cơ thể thì nó sẽ tăng sinh lên. Biện pháp của chúng ta là làm thế nào để cơ thể kháng cự lại Virus tốt nhất? Nghĩa là làm thế nào để hệ miễn dịch hoạt động được tốt nhất?
Đối với phụ nữ mang thai và nuôi con bú – đối tượng có hệ miễn dịch bị suy giảm và vô cùng nhạy cảm. Việc tìm kiếm các giải pháp để chủ động nâng cao đề kháng, thể chất càng quan trọng và cẩn thiết hơn nữa.
Để tìm lời giải cho câu hỏi này, điều đầu tiên chúng ta nghĩ tới là cải thiện chế độ dinh dưỡng.
3. Chế độ dinh dưỡng có vai trò như thế nào trong phòng và chống Covid 19?
Chúng ta đều đã biết, dinh dưỡng ảnh hưởng tới thể chất, sức khỏe chung của mỗi người. Trong dại dịch Covid 19, dinh dưỡng ảnh hưởng tới 2 khía cạnh chính:
- Tính nhạy cảm, khả năng dễ mắc Covid 19
- Diễn tiến của Covid 19
(Theo J Nutr. 2021 Jul; 151(7): 1854–1878. PMCID: PMC8194602 PMID: 33982105)
Một số chất dinh dưỡng đã được ghi nhận có tác động tới tính nhạy cảm với Covid 19:
- Hỗ trợ chức năng miễn dịch của niêm mạc (vai trò của Vitamin A), tính toàn vẹn của biểu mô (Vitamin A,C,D)
- Tăng cường chức năng của một số tế bào miễn dịch thích ứng và bẩm sinh (vitamin A, C , D, và E; sắt; kẽm; và PUFAs)
- Tham gia vào quá trình chống Oxy hóa, bảo vệ cơ thể: Vai trò của Vitamin C
Một số dưỡng chất có ảnh hường tới quá trình diễn tiến của Covid 19
- Sự nhân lên của Vius: ảnh hưởng tới việc xâm nhập vào thụ thể ACE 2 có bằng chứng của Vitamin D, E, selen, sắt. Ảnh hưởng tới sự biến thể virus: vai trò của Selen
- Quá trình viêm: yếu tố làm giảm Oxi hóa là A, C, E Selen, kẽm; Giảm các Cytokine gây viêm là Vitamin D; Chống viêm: Vai trò của Omega 3 (DHA, EPA)
- Bổ sung đầy đủ – toàn diện các dưỡng chất để hỗ trợ nâng cao thể trạng, tăng cường sức khỏe thể chất
Khi virus đã xâm nhập và cơ thể bị nhiễm bệnh thì dinh dưỡng có vai trò nâng đỡ cơ thể, giúp hệ miễn hoạt động tốt; đồng thời dinh dưỡng là yếu tố then chốt giúp cơ thể có thể sống sót được qua thời kỳ bệnh dịch.
Những can thiệp về dinh dưỡng với mục đích điều trị vẫn đang trong quá trình nghiên cứu, chưa có đủ bằng chứng cụ thể. Tuy nhiên không thể phủ nhận vai trò của dinh dưỡng trong diễn tiến của dịch bệnh. Vì vậy việc bổ sung các chất dinh dưỡng nên được thực hiện ở mức đáp ứng đủ nhu cầu để vừa phát huy được tác dụng đã được ghi nhận vừa đảm bảo an toàn.
4.Chế độ ăn nhiều dầu mỡ ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe miễn dịch trong nhiễm Covid 19?
Một nghiên cứu gần đây cho thấy, việc tiêu thụ acid Palmetic (chất béo bão hòa có trong chế độ ăn nhiều dầu mỡ động vật) làm tăng phản ứng viêm, tăng nhạy cảm với nhiễm Covid 19.
Acid Palmetic liên quan tới điều hòa hoạt động của thụ thể ACE2, làm tăng bệnh sinh của nhiễm Covid 19. Những bệnh nhân béo phì có lượng acid Palmitic tự do trong máu cao có nguy cơ nhiễm Covid 19 cao và trở nặng hơn so với các trường hợp khác.
Đối kháng với acid Palmetic là Omega 3 (DHA, EPA) – một acid béo không no chuỗi dài giúp cải thiện bệnh sinh của nhiễm Covid 19
- Omega 3 (DHA, EPA) kết hợp với lớp bi- phospholipid của màng tế bào, giúp giảm sản xuất chất trung gian gây viêm
- DHA,EPA làm giảm các chất trung gian tiền viêm
- Làm tăng khả năng thực bào của đại thực bào
- Điều hòa miễn dịch cho cả hệ thông miễn dịch tự nhiên và miễn dịch đặc hiệu
Mẹ bầu đều biết Omega 3 (DHA,EPA) là acid béo có vai trò quan trọng trong phát triển trí tuệ, thị giác, hệ miễn dịch của trẻ. Trong thời kỳ dịch bệnh, acid béo Omega 3 còn có vai trò quan trọng hơn thế. Vì vậy, mẹ nhớ bổ sung hàng ngày nhé!
5. Bổ sung dưỡng chất cho mẹ bầu cần lưu ý gì?
Chế độ ăn hàng ngày luôn là nguồn cung cấp dưỡng chất quan trọng nhất. Để cung cấp chất dinh dưỡng tốt nhất trước tiên mẹ cần thực hiện chế độ ăn đầy đủ – đa dạng các nguồn thực phẩm. Nên ăn thịt nạc, tôm, cá, hải sản… hạn chế tiêu thụ mỡ động vật; tăng cường rau xanh và hoa quả, uống đủ nước…
Ngoài tăng cường chế độ ăn mẹ nên được tăng cường bổ sung dưỡng chất từ thuốc bổ. Một số lưu ý giúp lựa chọn sản phẩm bổ sung phù hợp cho bà bầu, mẹ có thể tham khảo:
- Thuốc bổ nên được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất, bao gồm Omega 3(DHA, EPA), sắt, acid folic, Các Vitamin A,B,C,D,E cùng kẽm, Mg, I-ốt… Chú ý hàm lượng, thành phần để đảm bảo nguyên tắc Đúng và Đủ trong bổ sung dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai.
- Tìm hiểu về thành phần của các sản phẩm: Cùng một thành phần có thể có nhiều dạng sản phẩm khác nhau nhưng hiệu quả có thể không tương đương nhau: Omega 3 dạng Triglycerid cho hiệu quả hấp thu tốt hơn dạng còn lại; tỷ lệ giữa các thành phần cũng có thể tác động đến khả năng hấp thu của các dưỡng chất, tỷ lệ DHA/EPA ~ 4/1 sẽ phù hợp hơn với phụ nữ mang thai và nuôi con bú.
- Thông thái khi chọn mua sản phẩm: Tránh mua hàng theo phong trào, thông tin truyền miệng không có cơ sở khoa học; Tránh mua hàng từ những kênh khó kiểm chứng; nguồn gốc không rõ ràng
- Tham khảo nguồn thông tin chính thống từ các kênh khi có nhu cầu hay khi cần giải đáp các thông tin liên quan đến sản phẩm
Khi mang thai mẹ không chỉ cần cung cấp dưỡng chất cho mình mà còn cần lưu ý cung cấp đủ dưỡng chất cho cả thai nhi trong bụng. Chế độ ăn uống hàng ngày khó có thể đáp ứng đủ nhu cầu tăng cao ở giai đoạn này. Mặt khác, bổ sung đủ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng giúp nâng cao thể chất, tăng cường đề kháng để chống lại bệnh tật. Vì vậy, ngoài tăng cường chất lượng bữa ăn mẹ nên được bổ sung thêm các dưỡng chất từ thuốc bổ mỗi ngày để chủ động trong phòng chống dịch bệnh cũng như tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của thai nhi sau này.
Theo Procarevn tổng hợp