Càng gần đến ngày sinh các mẹ càng thấp thỏm không yên, nhất là những mẹ mang thai lần đầu. Hãy cùng tìm hiểu 10 dấu hiệu trước khi sinh để chờ đón ngày vượt cạn với tâm lý thật bình tĩnh và thoải mái nhé.
1. Thở dễ dàng hơn
Khi em bé trong bụng di chuyển xuống dưới, bạn sẽ thấy thở dễ dàng hơn và có thể hít thở sâu xuống bụng dưới. Áp lực trên cơ hoành và dạ dày thuyên giảm, chứng ợ nóng có thể biến mất.
Khi bị tăng áp lực lên bụng dưới, việc ngồi và đi bộ trở nên khó khăn hơn một chút. Lúc này người phụ nữ cũng có thể gặp khó khăn với giấc ngủ bởi tại thời điểm này rất khó để bà bầu tìm được một vị trí thoải mái để ngủ.
2. Thay đổi sự ngon miệng
Trước khi sinh con, sự ngon miệng của bạn cũng có thể thay đổi. Có thể bạn sẽ không còn thấy ngon miệng như trước nữa.
3. Giảm trọng lượng cơ thể
Trước khi sinh con, các bà bầu có thể giảm cân một ít. Trọng lượng cơ thể của phụ nữ mang thai thời điểm này có thể giảm khoảng 1-2kg. Đây là thời kỳ cơ thể đang chuẩn bị cho việc sinh đẻ tự nhiên nên trước khi sinh có thể phải linh hoạt và nhẹ nhàng hơn.
4. Bụng tụt xuống thấp
Bạn có thể nhận thấy phần bụng của bạn dẫn tụt xuống rất thấp, không còn nhô cao như ở những tháng trước của thai kỳ nữa
Bởi vì một em bé khi sắp sinh sẽ bắt đầu chìm sâu trong vùng khung chậu. dấu hiệu này thường xảy ra vào khoảng 2-4 tuần trước khi trở dạ.
5. Đột ngột thay đổi tâm trạng
Thay đổi tâm trạng ở phụ nữ sắp sinh con phần lớn liên quan đến hệ thần kinh và nội tiết. Từ sự mệt mỏi, lo lắng khi mang bầu, bạn bắt đầu có bản năng làm mẹ bằng cách thường xuyên chuẩn bị những gì cần thiết nhất để đón em bé chào đời: may vá quần áo, vệ sinh nhà cửa, sắp xếp đồ đạc ngăn nắp…
6. Thường xuyên đi tiểu
Bạn đi tiểu thường xuyên hơn vì lúc này em bé gây áp lực lên bàng quang. Kích thích tố nữ cũng có ảnh hưởng đến việc bạn đi tiểu nhiều hơn. Ngoài ra, một số phụ nữ có thể thấy bị chuột rút bụng nhẹ hoặc tiêu chảy.
7. Đau lưng dưới
Thời điểm sắp sinh con, bạn có thể gặp cảm giác khó chịu ở lưng dưới. đây là những cảm giác được gây ra bởi áp lực từ em bé trong bụng và làm căng mô liên kết xương chậu.
8. Hoạt động của thai nhi thay đổi
Một khi em bé sắp chào đời, nó có thể yên lặng hơn và không còn nghịch ngợm như những tháng trước nữa.
9. Tử cung co thắt bất thường
Sau 30 tuần mang thai một số phụ nữ có thể cảm thấy thỉnh thoảng tử cung co thắt bất thường. Với hiện tượng này, nhiều người hoang mang và nhầm lẫn với cơn chuyển dạ thật.
Một số phụ nữ có thể cảm thấy một vài cơn co thắt tử cung vài tuần trước khi sinh con. Nếu như tử cung co thắt thường xuyên và liên tục thì có nghĩa là bạn sắp bước vào quá trình chuyển dạ.
10. Ba dấu hiệu chính tiếp theo khi sắp sinh
- Các cơn co thắt cơ tử cung xuất hiện thường xuyên hơn: Những cơn co thắt làm tăng lực trên khoang bụng. Tử cung trở nên nặng và các cơn co thắt được lặp đi lặp lại mỗi 15-20 phút (cũng có thể có tần suất khác). Dần dần, những cơn co thắt này ngắn hơn, mỗi 3-4 phút 1 lần.
Xem thêm: Phân biệt chuyển dạ thật với chuyển dạ giả.
- Bong nút nhầy: chất nhờn tiết ra từ âm đạo người phụ nữ khoảng 2 tuần trước khi sinh. Hiện tượng này xảy ra khi tử cung bắt đầu co thắt để mở rộng cổ tử cung. Dịch nhầy có thể không màu hoặc lẫn màu đỏ (do cổ tử cung dãn khiến các mao mạch ở cổ tử cung bị vỡ ra).
- Dò ối: lúc này nước ối có thể bị rò rỉ 1 ít hoặc vỡ ra ồ ạt. Lúc này bạn cần nhập viện ngay và chờ sinh. Cần lưu ý phân biệt dò nước ối với nước tiểu (do thai nhi gây áp lực lên bàng quang nên một số phụ nữ có thể tiểu vô thức). Nước ối thường trong và không có mùi.
Nguồn: Bệnh viện Phụ sản Trung ương
Xem thêm: Dọa sẩy thai và những điều bạn cần biết.