Một người mẹ thông thường sẽ sản xuất đủ lượng sữa mẹ ngay sau khi sinh trong vòng 12 giờ. Nếu sữa về ít hoặc không có sữa thì đây gọi là tình trạng mất sữa sau sinh và cần được điều trị. Tình trạng này cũng bao gồm biểu hiện mất sữa hoặc ít sữa trong những tháng nuôi con bằng sữa mẹ. Trong dân gian có rất nhiều bài thuốc hay trị chứng mất sữa sau khi sinh. Dưới đây là một vài bài thuốc hay, hiệu quả trị chứng mất sữa sau sinh ở sản phụ.
Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng mất sữa sau sinh
1. Mất sữa do tắc tia sữa
Mẹ bị tắc tia sữa thông thường do sữa xuống nhiều bé bú không hết, hoặc do miệng bé yếu nên hút bú không đủ mạnh để sữa ra, hoặc đường dẫn sữa hoạt động kém,…
Bầu sữa căng tức khó chịu ở vú, đau ít. Tia sữa thuộc tuyến vú bị tắc, sữa không ra được hoặc ra ít. Sờ nắn bầu vú ( rõ nhất là sau khi em bé bú) thấy tuyến sữa bị tắc ứ sữa nên sưng to, căng, chắc, trong khi các tuyến sữa khác không tắc, đã mềm. Ấn vào nơi đó thấy đau tăng lên.
Khi mẹ bị mất sữa do tắc tia sữa là dấu hiệu cho thấy tình trạng bệnh có thể phát triển nặng trở thành viêm tuyến vú nếu không được chữa trị kịp thời.
Nguyên tắc điều trị
Khôi phục lại sự lưu thông sữa trong các tuyến vú.
- Massage tại nhà
- Siêng cho bé bú, khi bé bú, mẹ dùng tay miết, vuốt nơi đau tắc cho sữa xuống.
- Đè ép nhẹ nhàng trong mức đau có thể chịu, day từ từ theo vòng tròn, tăng dần, khoảng 20 – 30 lần, rồi lại làm ngược lại. Thực hiện như trên nhiều lần.
- Nếu sữa vẫn không xuống do miệng bé bú yếu, mẹ dùng dụng cụ hút sữa.
- Nếu thông được rồi, nhưng 4-5 tiếng sau vẫn tắc lại.
Cách dùng hành tím áp vào thuỳ tuyến vú bị tắc :
- Hành tím 300g còn cả vỏ và rễ rửa thật sạch.
- Rửa lại bằng nước sôi để nguội, xắt nhỏ, băm nhuyễn với 1/2 thìa cà phê muối và cất tủ lạnh dùng dần.
- Mỗi lần lấy ra nặn thành bánh dẹt, to vừa bằng khối sưng viêm.
- Đắp vào và phủ bao nylon trắng mềm mỏng lên. Băng lại.
- Nhớ khi cho bé bú, mẹ phải rửa sạch tay và dùng áo hay khăn che kỹ bên ngực có đắp hành, vì mùi hành rất khó chịu với bé.
- Tốt hơn nếu dùng 1 ve tro lửa để lên hành, cho mồ hôi thoát ra để tiêu độc.
- Nếu thấy da hơi rát đỏ, thì ngưng đắp. Nếu không da nơi bầu tuyến vú sẽ bị rộp lên.
Hành tím giúp trị tắc tia sữa
Dược liệu chữa tắc tia sữa
Bồ công anh tươi: chọn cả cây có ngọn, rễ, lá. Mỗi ngày dùng 100g, đổ vào 1 lít nước nấu sôi, đun nhỏ lửa sắc còn 700 ml, chia làm 3 lần uống trong ngày. Bã đắp nơi đau liên tục cả ngày đêm. Nên đắp bã ấm bằng cách sấy hoặc hâm ở mức 40 độ khi bã bị nguội.
Bồ công anh khô: chọn cây thơm mùi thuốc, không có mùi mốc, sắc xanh lục, nếu chuyển qua đen là thuốc đã để lâu – chất lượng giảm. Dùng liều 40- 60 g toàn cây khô. Cách sắc uống và đắp như trên.
2. Mất sữa do khí huyết sư huy
Tình trạng mất máu quá nhiều trong quá trình sinh nở, tình trạng đau đẻ kéo dài, thể chất yếu, bà bầu quá trẻ (dưới 20 tuổi) hoặc lớn tuổi (hơn 40 tuổi),… ảnh hưởng nghiêm trọng tới các kinh mạch, làm cho nguồn tân dịch bổ sung để sinh sữa thiếu hụt, không sản sinh đủ sữa để nuôi con.
Khi tình trạng máu suy và khí lực suy xảy ra, ngực của mẹ rất mềm và nhão, day bóp không ra sữa hoặc ra rất ít không thành tia, không có cảm giác cắn nhức, tức sữa sau 3-4 giờ chưa cho con bú, không có cảm giác căng phồng ở ngực, sữa rất ít và loãng như nước.
Những bà mẹ này có thể có một lượng lớn sản dịch sau sinh. Da mặt vàng tái, da khô, kém ăn, mệt mỏi. Lưỡi nhạt, mạch hay thay đổi và chậm, như mũi dao nhọn, nhỏ cạo lên mặt ống tre.
Nguyên tắc điều trị
Bồi bổ khí lực và máu.
Dược liệu
Nhân sâm (bồi bổ khí lực để tạo ra sữa) + Hoàng kỳ + Đương qui (nuôi dưỡng máu, tạo nên chất lỏng) + Mạch môn đông + Mộc thông (loại bỏ sự cản trở từ các kinh mạch kết nối đến ngực) + Cát cánh (hoạt động như một sứ giả đem trực tiếp các dược thảo tới phần trên của cơ thể như ngực, phổi,…)
Ăn thêm 2 chân giò heo để giúp mẹ tạo sữa nhiều hơn.
3. Mất sữa do sự trì trệ của khí lực gan
Cảm xúc căng thẳng, mệt mỏi, lo lắng có thể làm giảm lượng sữa của mẹ do gây cứng ngực, tắc nghẽn, đau, viêm …Kinh mạch gan đi ngang ngực bị trì trệ.
Nguyên tắc điều trị
Khôi phục lại sự lưu thông của khí lực trong kinh mạch gan để thúc đẩy sự tiết sữa.
Dược liệu
Đương qui, bạch thược và xuyên khung (nuôi dưỡng và tiếp thêm sinh lực cho máu) + Sinh địa hoàng và Thiên hoa phấn (mát máu, nuôi dưỡng âm khí) + Thanh bì và Sài hồ (di chuyển khí lực gan, loại bỏ trình trạng trì trệ) + Cát cánh (hoạt động như một sứ giả đem trực tiếp các dược thảo tới phần trên của cơ thể như ngực, phổi,..) + Thông thảo (loại bỏ sự cản trở từ các kinh mạch kết nối đến ngực) + Lậu lô (làm tiêu đi độc tố nóng và thúc đẩy cho ra sữa) + Vương bất lưu hành (tiếp thêm năng lực máu, thúc đẩy cho ra sữa)+ Cam thảo (điều hòa).
4. Bầu sữa không phát triển
Mẹ trong quá trình mang thai nhưng bầu sữa không to thêm hoặc không thấy biểu hiện căng hoặc cắn nhức đầu vú, hoặc không thấy sữa non ra báo hiệu sắp sinh…
Dược liệu
Ðương quy thân + thược dược + xuyên khung + thục địa + nhân sâm + bạch phục linh + bạch truật + cam thảo + hoàng kỳ + nhục quế + bạch chỉ + đào nhân + xuyên sơn giáp.
Dinh dưỡng khi bị mất sữa
Mẹ cần ăn đa dạng thực phẩm lợi sữa để có đủ năng lượng và chất dinh dưỡng. Khẩu phần ăn cần đủ bốn nhóm thực phẩm: chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa, đậu đỗ…, chất béo (dầu, mỡ, bơ), chất đường bột (gạo, mì, khoai…), vitamin và khoáng chất (rau xanh và hoa quả tươi).
Mỗi ngày mẹ cũng nên uống từ 2,5 đến 3 lít nước bao gồm sữa, nước quả, nước canh, nước lọc…
Cần ăn kiêng những chất ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng sữa như: rượu, cà phê, thuốc lá… Không nên uống các loại thuốc tân dược khi không có chỉ định của bác sĩ.
Theo Ngọc Tuyết
Nguyễn Thị Phượng bình luận
procarevn bình luận
Lưu huỳnh anh bình luận
procarevn bình luận