Tết đến xuân về là thời gian gia đình con cháu quây quần gặp mặt, chia sẻ mọi chuyện buồn vui. Mẹ bầu sẽ là tâm điểm chú ý của cả nhà khi đang mang trong mình một sinh linh bé nhỏ. Nhiều mẹ bầu lo lắng, băn khoăn vì mình phải vượt qua quãng đường rất xa để về đón Tết cùng gia đình. Không biết đi xa như vậy có ảnh hưởng gì tới thai? Bà bầu đi lại nhiều có sao không? Cần lưu ý điều gì để an toàn cho mẹ và con?…
Bà bầu đi lại nhiều có sao không?
Bà bầu có được đi xa không?
Mẹ bầu vẫn có thể đi được nếu có một thai kỳ khỏe mạnh, ổn định. Mẹ không phải là bệnh nhân, chỉ có điều vì đang mang trong mình một mầm sống còn non nớt nên mẹ cần chú ý hơn bình thường một chút mà thôi.
Mẹ có thể đi lại để thăm thú, chúc Tết họ hàng. Tâm lý thoải mái, phấn chấn khi gặp gỡ người thân, khi nhận những lời chúc sẽ giúp thai nhi phát triển tốt nhất.
Nhiều bà bầu có kế hoặc đi du lịch vào dịp Tết, đây cũng là việc không hạn chế nếu bạn đang có một thai kỳ khỏe mạnh.
Nhưng nếu bản thân đang thấy mệt mỏi, tình trạng thai nghén có những bất thường cần lưu ý như: đau bụng, ra máu, động thai, rau tiền đạo, cao huyết áp, gần tới ngày sinh nở, tiền sử sảy thai, sinh non… thì hạn chế đi lại xa là việc bạn nên thực hiện để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con.
Lưu ý về tuổi thai
3 tháng đầu thai kỳ là thời gian thai nhi mới bám vào buồng tử cung làm tổ, việc kết nối giữa thai nhi với tử cung chưa chắc chắn nên bạn cần hết sức thận trọng.
3 tháng cuối thai nhi đã lớn cũng vậy, bà bầu sẽ khó khăn mệt mỏi hơn trong quá trình di chuyển. Sự rung lắc, tiếng ồn sẽ là thử thách lớn đối với thai kỳ của bạn. Nếu cần thiết phải đi lại thì bà bầu cần chọn phương tiện hạn chế tối đa rung lắc, xóc xáo, va chạm. Rung lắc nhiều và mạnh có thể dẫn tới động thai, sinh non, thậm chí sảy thai.
3 tháng giữa, thai kỳ đã đi vào ổn định. Thai cũng chưa quá lớn nên việc đi lại của mẹ bầu dễ dàng hơn. Tuy nhiên, mẹ vẫn cần hết sức thận trọng để đảm bảo cho một thai kỳ an toàn. Nếu có dự định đi du lịch thì 3 tháng giữa là thời gian tốt nhất để bạn thực hiện kế hoạch thư giãn của mình.
3 tháng giữa là thời gian tốt nhất để đi lại
Lưu ý về thời gian và phương tiện di chuyển
Nếu quãng đường đi quá xa khiến bạn mất nhiều thời gian thì hãy lựa chọn phương tiện thuận lợi để bạn có thể nghỉ ngơi đi lại trong khi di chuyển. Trung bình 1h nên đi lại 1 lần để cơ thể thoải mái, khí huyết lưu thông. Chỉ nên thực hiện chuyến đi dài khoảng 5 tiếng trở lại mà thôi. Bà bầu không nên đi lại quá xa.
Nếu có điều kiện thuận lợi thì máy bay luôn là phương tiện được ưu tiên lựa chọn. Hoặc bạn có thể đi tàu, đi ô tô. Hạn chế đi xe máy đường xa bởi sự rung lắc lớn và mức độ an toàn thấp.
Lựa chọn trang phục thoải mái, vải mềm, thấm hút mồ hôi tốt trong quá trình di chuyển để giảm bớt mệt mỏi.
Khi di chuyển mẹ bầu có thể phải đối mặt với hiện tượng say xe, đặc biệt là những mẹ bầu đang trong tình trạng ốm nghén. Khi đó mẹ bầu có thể áp dụng các biện pháp như ngậm 1 lát chanh hoặc một lát gừng tươi, khử mùi tàu xe bằng vỏ cam, vỏ chanh, gừng, bánh mì… Mẹ cũng có thể dùng miếng dán chống say xe để dán vào các huyệt của cơ thể. Việc sử dụng miếng dán say xe là an toàn nên mẹ có thể yên tâm sử dụng.
Người đồng hành
Mẹ bầu nên có người đồng hành trong chuyến đi để chia sẻ, giúp đỡ mình trong suốt quá trình di chuyển. Đồng thời để giúp mẹ khỏe, con khỏe thì mẹ bầu luôn cần có chế độ làm việc nghỉ ngơi phù hợp, ăn uống bổ sung dưỡng chất đầy đủ từ thức ăn và thuốc bổ như PM Procare hay PM Procare diamond mỗi ngày bạn nhé!
Người bình thường đi lại xa đã mệt thì với mẹ bầu cảm giác mệt mỏi càng nặng hơn. Chuẩn bị chu đáo trước cuộc hành trình di chuyển luôn là điều cần thiết để bạn được thoải mái nhất; giúp thai kỳ luôn mạnh khỏe, an toàn.
Theo Procarevn