Biệt dược: Opispas, Paparin, Paverid.
Phân loại mức độ an toàn cho phụ nữ có thai: A
*Phân loại mức độ an toàn A: thuốc đã được nhiều phụ nữ mang thai và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng và không quan sát thấy bất kì sự gia tăng dị tật thai nhi hoặc các tác hại trực tiếp hay gián tiếp khác đến thai nhi.
Nhóm thuốc: thuốc chống co thắt.
Tên hoạt chất: papaverin.
Chỉ định: Chống co thắt cơ trơn đường tiêu hóa, đường niệu, đường mật nhưng không được dùng để chữa co thắt mạch vành, mạch não, co thắt phế quản như trước kia. Hiện nay, chủ yếu chỉ định đau bụng do tăng nhu động ruột, dạ dày; cơn đau quặn thận, cơn đau quặn mật.
Chống chỉ định: Quá mẫn papaverin hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc. Bệnh block nhĩ – thất, bệnh Parkinson.
Liều và cách dùng:
Liều đường uống cho người lớn: 40 – 100 mg/lần, 2 – 3 lần/ngày, có thể dùng tới 600 mg/ngày. Trong trường hợp cần thiết, có thể dùng viên nang giải phóng kéo dài viên 150 mg: 1 viên/lần, ngày 3 lần hoặc 2 viên/lần, ngày 2 lần.
Chuyển hóa:
Thuốc hấp thu nhanh ở đường tiêu hóa, chuyển hóa nhanh và chính ở gan, bài tiết vào nước tiểu.
Độc tính
Trên phụ nữ có thai:
Không biết papaverin có gây độc hại với thai nhi, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản hay không. Dữ liệu còn hạn chế.
Trên phụ nữ cho con bú:
Không biết papaverin có bài tiết trong sữa mẹ hay không.
Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú
Sử dụng cho phụ nữ có thai
Không nên dùng papaverin cho phụ nữ mang thai trừ khi thật cần thiết.
Sử dụng cho phụ nữ cho con bú
Cân nhắc lợi ích – nguy cơ khi sử dụng cho phụ nữ cho con bú. Nếu buộc dùng thuốc và bệnh nhân không muốn cho con bú để tránh gây hại cho trẻ, chỉ nên bắt đầu cho trẻ bú trở lại sau khi kết thúc đợt điều trị ít nhất nửa ngày.
Một số tác dụng phụ: Độc tính của papaverin thấp khi uống. Đã ghi nhận một số tác dụng phụ như: chóng mặt, ngủ gà, nhức đầu, buồn nôn, táo bón, chán ăn.
Chú ý (nếu có): Uống trong hoặc sau bữa ăn, hoặc với sữa hoặc các antacid để giảm rối loạn tiêu hóa.