0964.666.152 vietnam.procare@gmail.com Đại lý

Procare - Website chính thức

PM Procare - Công thức đặc biệt cho phụ nữ mang thai, cho con bú

logo 4
  • Trang chủ
  • Sản phẩm
    • PM Procare
    • PM Procare Diamond
  • Cẩm nang mang thai
    • Chuẩn bị mang thai
      • Dinh dưỡng đúng và đủ
      • Dinh dưỡng trước khi mang thai
      • Sức khỏe trước khi mang thai
      • Tiêm phòng trước khi mang thai
    • Khi mang thai
      • Dinh dưỡng đúng và đủ
      • Sức khỏe khi mang thai
      • Dùng thuốc khi mang thai
    • Khi cho con bú
      • Dinh dưỡng đúng và đủ
      • Chăm sóc trẻ sơ sinh
      • Dùng thuốc khi cho con bú
    • 42 Tuần thai kỳ
  • Góc của bố
    • Bố chăm mẹ và con
    • Dinh dưỡng cho bố
    • Sức khỏe của bố
  • Góc chuyên gia
    • Bài viết chuyên gia
    • Audio & Video tư vấn
    • Nghiên cứu khoa học
  • Tin tức & sự kiện
    • Tin sức khỏe
    • Sự kiện
    • Dinh dưỡng và Covid 19
  • Điểm bán
  • Hỏi đáp
Trang chủ » Thuốc » Pantoprazol

Pantoprazol

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Lê Tiến

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Quỳnh

1 916 đã xem

Biệt dược: Pantoloc, Antaloc, Pantopil, Vintolox, Cafocid, Cadipanto.

Phân loại mức độ cho phụ nữ có thai: B3

* Phân loại mức độ an toàn B3 : thuốc được sử dụng trên một số lượng giới hạn phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ mà không quan sát thấy sự gia tăng dị tật thai nhi hoặc các tác hại trực tiếp hoặc gián tiếp khác đến thai nhi. Các nghiên cứu trên động vật đã cho thấy có bằng chứng thuốc làm tăng tổn thương thai nhi, nhưng chưa chắc chắn về mức độ ý nghĩa của bằng chứng này với người.

Nhóm thuốc: nhóm thuốc ức chế bơm proton, thuốc ức chế tiết acid dịch vị.

Hoạt chất: pantoprazol.

Chỉ định: Trào ngược dạ dày – thực quản. Loét dạ dày – tá tràng. Dự phòng loét dạ dày tá tràng do stress, do dùng thuốc chống viêm không steroid. Hội chứng Zollinger – Ellison.

Chống chỉ định: Quá mẫn bất cứ thành phần nào của thuốc.

Liều dùng và cách dùng:

Trào ngược dạ dày thực quản: 20 – 40 mg/lần/ngày vào buổi sáng, trong 4 tuần và có thể kéo dài tới 8 tuần, thậm chí 16 tuần nếu có viêm thực quản

Loét dạ dày – tá tràng: 40 mg/lần/ngày từ 2 – 4 tuần với loét tá tràng và 4- 8 tuần với loét dạ dày.

Dự phòng loét do thuốc chống viêm không steroid: 20 mg/lần/ngày

Hội chứng Zollinger – Ellison: khởi đầu 80 mg/ngày, sau đó hiệu chỉnh phù hợp.

Liều cần giảm trên bệnh nhân suy gan.

Chuyển hóa:

Thuốc chuyển hóa hầu như hoàn toàn ở gan và thải trừ qua nước tiểu, phân. Thuốc chuyển hóa và thải trừ chậm hơn ở bệnh nhân suy gan nên cần giảm liều ở bệnh nhân suy gan nặng.

Chưa biết thuốc có qua nhau thai không.

Không có thông tin về việc sử dụng lansoprazol trong thời kỳ cho con bú.

Độc tính:

Ở PNCT: Không có đủ dữ liệu về tính an toàn của pantoprazol trên phụ nữ có thai. Nghiên cứu trên động vật không cho thấy độc tính sinh sản, dị tật thai nhi, cũng như không cho thấy ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Nguy cơ trên người vẫn chưa được biết rõ. Một bằng chứng đơn lẻ chưa chắc chắn khác lại cho thấy sử dụng thuốc ức chế bơm proton nói chung có thể liên quan đến tình trạng sinh non, và tình trạng hen thời thơ ấu, tuy nhiên vẫn chưa được xác nhận.

Ở PNCCB: Thuốc được sử dụng an toàn ở trẻ sơ sinh, do vậy ít có khả năng thuốc dùng ở mẹ cho con bú có thể ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh bú mẹ.

Sử dụng  cho phụ nữ có thai và cho con bú

Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai:

Các thuốc ức chế bơm proton nói chung có thể dùng được trong thời kỳ này tuy nhiên chỉ dùng chỉ khi thật cần thiết. Trong nhóm, omeprazol cũng là thuốc được ưu tiên lựa chọn do có nhiều bằng chứng an toàn nhất.

Sử dụng thuốc cho phụ nữ cho con bú:

Nếu có chỉ định sử dụng thuốc ức chế bơm proton trong thời kỳ này thì pantoprazol và omeprazol là thuốc được ưu tiên lựa chọn hơn cả.

Một số tác dụng phụ: Thuốc nói chung dung nạp tốt cả kể khi dùng ngắn hạn và dài hạn. Thường gặp mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu; ban da, mày đay; khô miệng, buồn nôn, nôn, đầy hơi, đau bụng. Ít gặp ngứa, suy nhược, choáng váng.

Chú ý (nếu có): Thuốc cần được nuốt nguyên viên, không được nhai, bẻ làm vỡ viên thuốc.

- 04/10/2017
★★★★★★
Chia sẻ

PROCARE

Chủ đề nổi bật
  • Thuốc bổ cho bà bầu
  • Vitamin tổng hợp cho bà bầu
  • Acid folic
  • DHA cho bà bầu
  • Omega 3 có tác dụng gì khi mang thai
  • Thuốc sắt cho bà bầu
  • Bổ sung Vitamin A trong thai kỳ
  • Tiểu đường thai kỳ
  • Bầu 3 tháng đầu nên ăn gì
Tiện ích & tài liệu
  • Tính ngày dự sinh
  • Chỉ dẫn khi cho con bú
  • Khám tiền sản
  • Hỏi đáp
Hướng dẫn sử dụng thuốc cho bà bầu
Tư vấn sức khỏe
Tel: Đặt câu hỏi cho chuyên gia tư vấn để được giải đáp thắc mắc của bạn Hotline: 0964.666.152

Đặt câu hỏi

Nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi!

Videos

[Gặp bác sĩ chuyên khoa] Kỳ 1: Cách chọn viên bổ tổng hợp ĐÚNG & ĐỦ cho mẹ bầu – Bs CK2 Đỗ Thị Ngọc Diệp

  • [Chương trình Gặp bác sĩ chuyên khoa – THVL1] Omega 3 (DHA, EPA) cho bà bầu: hiểu để bổ sung đúng
  • [Chương trình Gặp bác sĩ chuyên khoa – THVL1] Các sai lầm khi bổ sung dinh dưỡng cho bà bầu
Câu hỏi thường gặp
  • Bầu mấy tháng thì uống sắt? Liều lượng bao nhiêu?
  • Bà bầu uống sắt vào thời điểm nào trong ngày?
  • Không có dấu hiệu nghén khi mang thai
  • Các kiểu nghén khi mang thai
  • Phụ nữ mang thai bắt đầu nghén khi nào?

Xem thêm

Chia sẻ
youtube
Hregulator Gastimunhp
Điểm bán
CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM ĐÔNG ĐÔ

Đại diện phân phối độc quyền nhãn hàng PM Procare tại Việt Nam

Địa chỉ:

Tầng 1 và Tầng 4, Toà nhà Home City, số 177, Tổ 51 Phố Trung Kính, P. Yên Hoà, Q.Cầu Giấy, TP Hà Nội

Điện thoại: 024.355.761.51/52/55

Fax: 024.355.761.50

Email: vietnam.procare@gmail.com

Số ĐKKD: 0100776036 do Sở Kế hoạch đầu tư HN cấp ngày 11/10/2013

Người chịu trách nhiệm: Nguyễn Trọng Hiển

NHẬN THÔNG TIN TỪ CHUYÊN GIA CHO BÀ BẦU

Vấn đề bạn quan tâm ( có thể chọn nhiều mục )

 
 
 
 
 
CHÍNH SÁCH
  • Chính sách bảo vệ thông tin người dùng
  • Chính sách vận chuyển giao nhận
  • Chính sách đổi trả hoàn tiền
  • Chính sách bảo hành
  • Chính sách giải quyết tranh chấp khiếu nại
  • Chính sách biên tập

ĐĂNG KÝ ĐỂ THEO DÕI PROCAREVN

ĐỊA CHỈ

All Content ©2015 Đông Đô Pharma 2017