0964.666.152 vietnam.procare@gmail.com Đại lý

Procare

PM Procare - Công thức đặc biệt cho phụ nữ mang thai, cho con bú

logo 4
  • Trang chủ
  • Sản phẩm
    • PM Procare
    • PM Procare Diamond
  • Cẩm nang mang thai
    • Chuẩn bị mang thai
      • Dinh dưỡng đúng và đủ
      • Dinh dưỡng trước khi mang thai
      • Sức khỏe trước khi mang thai
      • Tiêm phòng trước khi mang thai
    • Khi mang thai
      • Dinh dưỡng đúng và đủ
      • Sức khỏe khi mang thai
      • Dùng thuốc khi mang thai
    • Khi cho con bú
      • Dinh dưỡng đúng và đủ
      • Chăm sóc trẻ sơ sinh
      • Dùng thuốc khi cho con bú
    • 42 Tuần thai kỳ
  • Góc của bố
    • Bố chăm mẹ và con
    • Dinh dưỡng cho bố
    • Sức khỏe của bố
  • Góc chuyên gia
    • Bài viết chuyên gia
    • Audio & Video tư vấn
    • Nghiên cứu khoa học
  • Tin tức & sự kiện
    • Tin sức khỏe
    • Sự kiện
    • Dinh dưỡng và Covid 19
  • Điểm bán
  • Hỏi đáp
Trang chủ » Thuốc » Chế phẩm có Paracetamol

Chế phẩm có Paracetamol

5 891 đã xem

Viết bình luận

Danh mục các chế phẩm thường chứa Paracetamol cần lưu ý khi sử dụng trong thời kỳ mang thai và cho con bú.

Thuốc hai thành phần:

Thành phần phối hợp:  Paracetamol + Clopheniramin:

Tên thương mại: Hacold, Pamin, Pacemin, Coldacmin, Slocol

Chỉ định: Trị sốt nóng, cảm, sổ mũi, nghẹt mũi, viêm mũi dị ứng, nhức đầu, đau dây thần kinh, đau răng & đau nhức cơ khớp

————————————————————————————————-–

Thành phần phối hợp:  Paracetamol+Ibuprofen

Tên thương mại: Alaxan, Ibuphavic, Dibulaxan, Hapacol đau nhức

Chỉ định: Viêm bao khớp, viêm khớp, đau cơ, đau lưng, thấp khớp & chấn thương do thể thao. Giảm đau & viêm trong nha khoa, sản khoa & chỉnh hình. Giảm đau đầu, đau răng, thống kinh, đau do ung thư. Giảm sốt.

 ————————————————————————————————-–

Thành phần phối hợp: Paracetamol+Caffein

Tên thương mại: Panadol Extra, Hapacol 650 extra, Sedachor

Chỉ định: Giảm đau nhẹ và cơn đau do: nhức đầu, đau nhức cơ, viêm xoang, đau nhức do thấp khớp, đau  bụng kinh, cảm lạnh thông thường.

————————————————————————————————–

Thành phần phối hợp: Paracetamol+Codein

Tên thương mại: Efferalgan Codein, Hapacol CodeinNucofed, Nymxin,

Chỉ định: Các triệu chứng cảm cúm: ho, sốt, nhức đầu, đau nhức bắp thịt xương khớp, nghẹt mũi, chảy nước mũi, chảy nước mắt, viêm xoang, sổ mũi theo mùa, mẩn ngứa.

Thuốc ba thành phần:

Thành phần phối hợp: Paracetamol + Clopheniramin + Dextromethorphan

Tên thương mại: Hapacol CF

Chỉ định: Các triệu chứng cảm cúm: ho, sốt, nhức đầu, đau nhức bắp thịt xương khớp, nghẹt mũi, chảy nước mũi, chảy nước mắt, viêm xoang, sổ mũi theo mùa, mẩn ngứa

 ————————————————————————————————–

Thành phần phối hợp: Paracetamol+Ibuprofen+Caffein

Tên thương mại: Glotasic

Chỉ định: Điều trị các trường hợp viêm đau có nguồn gốc cơ xương, thần kinh và do chấn thương như nhức đầu, đau răng, trẹo, trật khớp, giãn cơ – căng cơ quá mức, viêm gân, gãy xương, đau lưng, vẹo cổ, đau sau phẫu thuật, ….

Điều trị các triệu chứng viêm đau không thuộc khớp và các cơn đau không có nguồn gốc nội tạng.

————————————————————————————————–

Thành phần phối hợp: Paracetamol + Dextromethorphan hydroclorid + Pseudoephedrin hydroclorid

Tên thương mại: Coldflu-D

Chỉ định: Làm giảm các triệu chứng trong cảm cúm như đau đầu, nhức mỏi, sốt, đau, sung huyết mũi,nghẹt mũi, sổ mũi, chảy nước mũi, ho.

 ————————————————————————————————–

Thành phần phối hợp: Paracetamol + Pseudoephedrin + Clopheniramin

Tên thương mại: Vacodol, Ditacol, Tiffy

Chỉ định: Các triệu chứng cảm thông thường, viêm mũi dị ứng, viêm mũi vận mạch, viêm màng nhầy xuất tiết do cúm, viêm xoang & các rối loạn của đường hô hấp trên.

 ————————————————————————————————–

Thành phần phối hợp: Paracetamol+Dextromethophan+Loratadin

Tên thương mại: Sodonol-500

Chỉ định: Các triệu chứng cảm cúm: ho, sốt, nhức đầu, đau nhức bắp thịt, xương khớp, nghẹt mũi, chảy nước mũi, chảy nước mắt, ngứa mắt, viêm xoang, sổ mũi theo mùa, mẩn ngứa, viêm mũi dị ứng.

Thuốc nhiều hơn ba thành phần

Thành phần phối hợp:  Paracetamol + Clopheniramin + Phenylpropanolamin + Dextromethorphan

Tên thương mại: Captussin, Bifacold, Dotoux

Chỉ định: Làm giảm tạm thời sung huyết mũi, sổ mũi, hắt hơi, ngứa & chảy nước mắt, ho, đau họng, nhức đầu, đau mình & sốt do cảm lạnh, sốt rơm hay các chứng dị ứng đường hô hấp trên.

————————————————————————————————–

Thành phần phối hợp: Paracetamol + Oxomemazin + Guaifenesin + Natri benzoate

Tên thương mại: Toplizil, Toprevin, Toplexil

Chỉ định: Ðiều trị các chứng ho khan, nhất là ho do dị ứng và ho do kích ứng ở người lớn và trẻ em > 1 tuổi.

————————————————————————————————–

Thành phần phối hợp: Paracetamol + Clopheniramin + Dextromethophan + Guaifenesin + Pseudoephedrin

Tên thương mại: Dantuoxin

Chỉ định: Làm giảm ho và các triệu chứng thường đi kèm với cảm cúm như sung huyết mũi, nhức đầu, sốt và mệt mỏi.

———————————————————————————————————-

Bảng: Tra cứu tính an toàn của các hoạt chất trong chế phẩm phối hợp khi sử dụng trong thời kỳ có thai và cho con bú

Với chế phẩm phối hợp, độ an toàn của sản phẩm tính theo độ an toàn của hoạt chất trong chế phẩm mà có độ phân loại an toàn thấp nhất. Thuốc phối hợp chỉ nên được sử dụng khi từng thành phần được khuyến cáo.

Hoạt chất Phân loại mức độ an toàn cho PNCT Sử dụng cho PNCT Sử dụng cho PNCCB
Aspirin C Aspirin không phải thuốc giảm đau hoặc chống viêm lựa chọn ưu tiên khi mang thai. Paracetamol phù hợp hơn để giảm đau hạ sốt, còn ibuprofen và diclofenac phù hợp hơn để điều trị viêm. Không nên sử dụng thường xuyên để giảm đau hoặc chống viêm ở 3 tháng cuối thai kì. Nếu sử dụng liên tục ở ba tháng cuối thai kỳ, cần thường xuyên đánh giá ống động mạch và lượng nước ối (phản ánh tác dụng phụ trên thận) bằng siêu âm.Liều thấp aspirin sử dụng an toàn khi có chỉ định phù hợp Aspirin không phải lựa chọn phù hợp để giảm đau hoặc chống viêm trong thời kỳ này, thay vào đó ưu tiên dùng ibuprofen và paracetamol. Tốt nhất nên tránh trong quá trình cho con bú. Thi thoảng sử dụng aspirin chấp nhận được, tuy nhiên tránh sử dụng kéo dài.Liều thấp (50 – 300mg) được coi là an toàn. Trong trường hợp dùng aspirin liều thấp, nên tránh cho con bú trong vòng 1 – 2h để giảm tiểu tác động phụ kháng tiểu cầu trên trẻ bú mẹ.
Caffein A Bằng chứng chưa chắc chắn cho thấy dùng caffeine trong thời kỳ mang thai có thể liên quan đến tăng nguy cơ sảy thai, thai chết lưu. Một nghiên cứu đơn lẻ cho thấy ti lệ sảy thai có liên quan đến dùng caffeine và  dùng caffeine ít hơn 150 mg/ngày ít có khả năng ảnh hưởng sự phát triển của thai nhi hơn. Khuyến cáo vẫn có thể cân nhắc dùng caffeine dưới 300 mg/ngày (3 ly cafe) hoặc các chế phẩm và thức ăn chứa caffeine. Caffeine có bài tiết vào sữa mẹ. Đã có báo cáo khó chịu và khó ngủ ở trẻ sơ sinh bú mẹ dùng thuốc có caffeine hoặc uống caffeine. Tốt nhất không nên dùng chế phẩm có caffeine.
Codein A Thuốc không gây quái thai, tuy nhiên có thể có liên quan đến tình trạng cần mổ cấp cứu lấy thai hoặc xuất huyết sau sinh. Một số bằng chứng cho thấy sử dụng trong 3 tháng cuối thai kỳ hoặc sử dụng liều cao và kéo dài có thể gây suy hô hấp, hội chứng cai thuốc ở cả trẻ sơ sinh và mẹ, ngưng trệ dạ dày, nguy cơ viêm phổi do hít phải ở người mẹ.Thuốc nên tránh trong 3 tháng đầu thai kỳ. Một số tài liệu khuyến cáo không nên dùng ở phụ nữ có thai. Tuy nhiên một số tài liệu khác cho rằng nếu áp dụng các biện pháp không dùng thuốc để giảm ho ít có hiệu quả và ho khan không đỡ kéo dài, có thể sử dụng codein trong thời gian ngắn.

Codein cũng có thể được sử dụng phối hợp với paracetamol để giảm đau trong thời kỳ mang thai nếu có chỉ định.

Dextromethorphan và dihydrocodein có thể dùng được và là lựa chọn ưu tiên hơn các thuốc giảm ho khác.

Ở liều điều trị của codein, codein và chất chuyển hóa có thể có trong sữa mẹ với mức thấp và nói chung ít có khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến trẻ bú mẹ. Một số bằng chứng khác cho thấy sử dụng trong thời kì cho con bú có thể dẫn tới buồn ngủ ở trẻ sơ sinh, ức chế hệ thần kinh trung ương, thậm trí tử vong, trong đó đặc tính di truyền cũng có vai trò quan trọng.Không nên sử dụng codein trong thời kỳ cho con bú. Tuy nhiên với ho khan, nặng, một số tài liệu khuyến cáo có thể sử dụng liều đơn dextromethorphan hoặc codein.

 

Clopheniramin A Không có đầy đủ dữ liệu về sử dụng clopheniramin trên phụ nữ mang thai và chưa rõ được các nguy cơ tiềm ẩn. Tuy nhiên sử dụng trong 3 tháng cuối thai kỳ có thể dẫn tới các đáp ứng bất thường ở trẻ sơ sinh hoặc dẫn tới sinh non. Một nghiên cứu đơn lẻ trên 68 phụ nữ có thai cho thấy 1 trẻ bị loạn sản xương hông bẩm sinh.Nên tránh sử dụng trừ khi có chỉ định của bác sĩ. Nếu phải dùng thuốc kháng histamin thì loratadin và cetirizine được ưu tiên hơn do có nhiều bằng chứng an toàn. Liều cao clopheniramin có thể ảnh hưởng trẻ bú mẹ hoặc làm giảm tiết sữa, đặc biệt khi phối hợp với các thuốc tác dụng giống thần kinh giao cảm như pseudoephedrine.Liều thấp ( 2 – 4 mg) và sử dụng ngắn hạn clopheniramin có thể chấp nhận được trong thời kỳ cho con bú. Để giảm thiểu ảnh hưởng của thuốc, nên uống một liều trước khi đi ngủ, sau lần cho con bú cuối cùng của ngày. Tuy nhiên, các thuốc kháng histamine không an thần như loratadin hay cetirizine được ưu tiên hơn.
Dextromethophan A Các nghiên cứu trên động vật thí nghiệm đã từng cho thấy dextromethorphan có khả năng gây quái thai, tuy nhiên kinh nghiệm sử dụng với 500 phụ nữ có thai cũng như nhiều bằng chứng khác sau này cho thấy dextromethorphan được coi là an toàn cho người mang thai và không có nguy cơ cho bào thai.Nếu áp dụng các biện pháp không dùng thuốc không hiệu quả và ho khan không đỡ, có thể sử dụng codein trong thời gian ngắn. Dextromethorphan và dihydrocodein có thể dùng được và là lựa chọn ưu tiên hơn các thuốc giảm ho khác. Chưa có nhiều bằng chứng về việc dextromethorphan có qua sữa mẹ cũng như có ảnh hưởng trên trẻ bú mẹ hay không. Bà mẹ cho con bú sử dụng liều thông thường ít có khả năng ảnh hưởng đến trẻ, đặc biệt với trẻ hơn 2 tháng tuổi.Tốt nhất nên tránh sử dụng nhưng nếu có chỉ định sử dụng thuốc để điều trị ho khan, ho nặng thì dextromethorphan và codein đơn liều là lựa chọn hữu ích và ưu tiên hơn các thuốc giảm ho khác.

 

Guaifenesin A Chưa xác nhận độ an toàn của thuốc trong thời kỳ mang thai. Chưa có nghiên cứu về việc liệu thuốc có bài tiết qua sữa mẹ và  ảnh hưởng tới trẻ bú mẹ hay không. Tốt nhất tránh sử dụng chế phẩm chứa guaifenesin.
Ibuprofen C Ibuprofen là thuốc giảm đau lựa chọn thứ hai, sau paracetamol cho phụ nữ có thai; và là thuốc chống viêm lựa chọn ưu tiên ở tuần thai trước 28. Sau tuần 28 cần tránh dùng NSAIDs, đặc biệt là trong vài ngày trước sinh, do nguy cơ đóng ống động mạch sớm, chậm chuyển dạ, tăng nguy cơ chảy máu ở cả mẹ và con, nếu sử dụng liên tục ở ba tháng cuối thai kỳ, cần thường xuyên đánh giá ống động mạch và lượng nước ối bằng siêu âm. Chưa có báo cáo nào về tác dụng phụ nghiêm trọng trên trẻ bú mẹ.Trong các NSAIDs, ibuprofen là thuốc lựa chọn ưu tiên trong thời kỳ cho con bú, tuy nhiên chỉ sử dụng khi thật cần thiết do có nguy cơ ức chế prostaglandin tiềm tàng ở trẻ sơ sinh.

 

Natri benzoate C (FDA) Chưa có thông tin Chưa có thông tin
Oxomemazin Chưa có thông tin Chưa có thông tin
Phenylpropanolamin C (FDA) Chống chỉ định trong thời kỳ mang thai. Chống chỉ định trong thời kỳ cho con bú do chưa có thông tin về độ an toàn khi sử dụng trong thời kỳ này.
Pseudoephedrin B2 Chưa có đầy đủ thông tin. Bằng chứng hiện có cho thấy không có khả năng gây quái thai. có thể liên quan tới tình trạng hẹp đường ruột, thoát vị bung ở trẻ sơ sinh, tật nhỏ nửa mặt tuy nhiên tất cả những điều này chưa được xác nhận. Tốt nhất không nên dùng, trừ khi lợi ích điều trị vượt trội nguy cơ mà thuốc có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Lượng thấp pseudoephedrine trong sữa mẹ ít có khả năng gây hại cho trẻ bú mẹ, nhưng có thể gây khó chịu. Thuốc có thể làm giảm tiết sữa đặc biệt khi dùng kéo dà I tuy nhiên điều này cũng chưa được xác nhận. Tốt nhất

*Chú thích:

Phân loại mức độ an toàn cho PNCT:

-Loại A: thuốc đã được nhiều phụ nữ mang thai và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng và không quan sát thấy bất kì sự gia tăng dị tật thai nhi hoặc các tác hại trực tiếp hay gián tiếp khác đến thai nhi.

-Loại B2: thuốc được sử dụng trên một số lượng giới hạn phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ mà không quan sát thấy sự gia tăng dị tật thai nhi hoặc các tác hại trực tiếp hay gián tiếp khác đến thai nhi. Các nghiên cứu trên động vật không đầy đủ hoặc có thể vẫn còn thiếu, nhưng các nghiên cứu hiện có không chỉ ra sự gia tăng tổn thương với thai nhi.

-Loại C: thuốc có bản chất dược lý gây ra hoặc nghi ngờ gây ra các tác hại lên thai nhi hoặc trẻ sơ sinh nhưng không gây dị tật thai nhi. Các tác hại này có thể hết khi ngưng sử dụng thuốc

-Loại C (FDA): Thuốc có thể gây tác dụng có hại cho thai nhi do liên quan đến tác dụng dược lý nhưng không gây dị tật.

- 10/10/2016
★★★★★★
Chia sẻ

PROCARE

Chủ đề nổi bật
  • Thuốc bổ cho bà bầu
  • Vitamin tổng hợp cho bà bầu
  • Acid folic
  • DHA cho bà bầu
  • Omega 3 có tác dụng gì khi mang thai
  • Thuốc sắt cho bà bầu
  • Bổ sung Vitamin A trong thai kỳ
  • Tiểu đường thai kỳ
  • Bầu 3 tháng đầu nên ăn gì
Tiện ích & tài liệu
  • Tính ngày dự sinh
  • Chỉ dẫn khi cho con bú
  • Khám tiền sản
  • Hỏi đáp
Hướng dẫn sử dụng thuốc cho bà bầu
Tư vấn sức khỏe
Tel: Đặt câu hỏi cho chuyên gia tư vấn để được giải đáp thắc mắc của bạn Hotline: 0964.666.152

Đặt câu hỏi

Nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi!

Videos

[Gặp bác sĩ chuyên khoa] Kỳ 2: Mẹ bầu có nên sử dụng thuốc bổ PM Procare ? – BS CK2 Đỗ Thị Ngọc Diệp

  • [Gặp bác sĩ chuyên khoa] Kỳ 1: Cách chọn viên bổ tổng hợp ĐÚNG & ĐỦ cho mẹ bầu – Bs CK2 Đỗ Thị Ngọc Diệp
  • [Chương trình Gặp bác sĩ chuyên khoa – THVL1] Omega 3 (DHA, EPA) cho bà bầu: hiểu để bổ sung đúng
Câu hỏi thường gặp
  • Uống sắt và canxi vào lúc nào trong ngày là tốt nhất?
  • Chuẩn bị mang thai có cần uống PM Procare không?
  • Liều lượng sử dụng đúng đủ, hiệu quả của PM Procare
  • Bổ sung thừa acid folic khi dự định mang bầu có sao không?
  • Bầu 21 tuần bị thiếu máu, có nên uống 2 viên sắt/lần không ?

Xem thêm

Chia sẻ
youtube
Hregulator Gastimunhp
Điểm bán
CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM ĐÔNG ĐÔ

Đại diện phân phối độc quyền nhãn hàng PM Procare tại Việt Nam

Địa chỉ:

Tầng 1 và Tầng 4, Toà nhà Home City, số 177, Tổ 51 Phố Trung Kính, P. Yên Hoà, Q.Cầu Giấy, TP Hà Nội

Điện thoại: 024.355.761.51/52/55

Fax: 024.355.761.50

Email: vietnam.procare@gmail.com

Số ĐKKD: 0100776036 do Sở Kế hoạch đầu tư HN cấp ngày 11/10/2013

Người chịu trách nhiệm: Nguyễn Trọng Hiển

NHẬN THÔNG TIN TỪ CHUYÊN GIA CHO BÀ BẦU

Vấn đề bạn quan tâm ( có thể chọn nhiều mục )

 
 
 
 
 
CHÍNH SÁCH
  • Chính sách bảo vệ thông tin người dùng
  • Chính sách vận chuyển giao nhận
  • Chính sách đổi trả hoàn tiền
  • Chính sách bảo hành
  • Chính sách giải quyết tranh chấp khiếu nại

ĐỊA CHỈ

All Content ©2015 Đông Đô Pharma 2017