Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vì thế nên nuôi con bằng sữa mẹ là mong muốn của hầu hết các bà mẹ. Tuy nhiên mẹ có biết, thực phẩm mà chúng ta vẫn ăn hàng ngày có những loại không ngờ lại gây mất sữa mẹ. Cùng tìm hiểu để tránh xa chúng nhé!
Mục lục
Rau – củ gây mất sữa mẹ
Ngay trong chính rau củ, những thức ăn hàng ngày cũng có những loại gây mất sữa. Hãy chú ý liều lượng ăn hay tránh tuyệt đối không ăn những thứ sau:
Lá lốt có thể kiến lượng sữa bị giảm
Lá lốt có tác dụng chống hàn, giảm đau, chữa chứng đầy hơi, khó tiêu, tốt cho người bị cảm lạnh. Tuy nhiên, nếu mẹ ăn nhiều lá lốt sẽ khiến lượng sữa suy giảm làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ. Lá lốt cũng có thể làm cho sữa mẹ bị hôi, bé không thích dùng sữa mẹ. Nhiều mẹ nhạy cảm, chỉ cần ăn vài chiếc lá lốt đã bị mất sữa.
Mùi tây có thể gây mất sữa, giảm sữa
Rau mùi tây có tác dụng giúp ngăn ngừa tình trạng thoái hóa xương hiệu quả, hạn chế bệnh viêm nhiễm, tăng cảm giác ngon miệng, tăng khả năng hấp thu sắt cho cơ thể. Nhưng với các bà mẹ đang nuôi con nhỏ, dùng nhiều rau mùi tây trong bữa ăn hàng ngày (khoảng 50-100g) có thể khiến cho mẹ bị mất sữa, giảm lượng sữa.
Một vài cọng mùi tây trang trí hoặc tăng hương vị cho món ăn sẽ không khiến lượng sữa mẹ bị ảnh hưởng.
Bạc hà có thể làm giảm lượng sữa mẹ
Bạc hà có tác dụng làm ấm cơ thể, giảm tình trạng đau đầu, căng thẳng. Tuy nhiên, ăn thường xuyên lá bạc lá hoặc bánh, kẹo từ bạc hà, tinh dầu bạc hà hay uống thuốc ho bạc bà sẽ khiến các mẹ bị giảm lượng sữa đột ngột, thậm chí là mất sữa. Nguyên nhân là do bạc hà có vị cay tính ấm, nên sử dụng nhiều (20-30g lá bạc hà/ngày) có thể khiến mẹ bị tiêu chảy từ đó làm giảm lượng sữa. Tác hại sẽ không đáng kể nếu chỉ dùng vài lá bạc hà trang trí món ăn.
Tuy nhiên bạc hà không gây mất sữa vĩnh viễn. Nếu các mẹ ngừng ăn các đồ ăn từ bạc hà, mẹ sẽ nhận thấy sữa lại về nhiều trở lại trong vòng 2- 3 ngày sau đó.
Bắp cải giảm tiết sữa
Nguồ ta thường truyền tai nhau mẹo đắp lá bắp cải lên ngực để giảm căng tức ngực, giảm tình trạng tắc tia sữa. Tuy nhiên, có một số nghiên cứu chỉ ra rằng nếu mẹ cho con bú ăn nhiều rau bắp cải (quá 50g bắp cải/ ngày) sẽ gây giảm tiết sữa.
Bắp cải còn là thực phẩm có tính hàn dễ gây lạnh bụng, đau bụng. Để khắc phục, nên chế biến bắp cải với một chút gừng tươi để giảm tính hàn. Lý do nữa là bắp cải là loại rau “có khí”, ăn bắp cải dễ sinh ra nhiều khí, đầy bụng, xì hơi óc ách bụng cho cả mẹ và bé.
Do đó bắp cải nằm trong danh sách thực phẩm cần hạn chế cho mẹ bỉm sữa.
Lá dâu tằm dùng để cai sữa
Lá dâu tằm (dâu ta) có tác dụng chữa mụn nhọt, thanh nhiệt giải độc, chữa ho mãn tính và đái tháo đường. Tuy nhiên, lá dâu có tính hàn nên khi ăn hoặc uống nước lá dâu sẽ khiến mẹ bị đau bụng, tiêu chảy và làm giảm lượng sữa.
Trong dân gian truyền nhau dùng lá dâu tằm để cai sữa. Tuy chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh điều này nhưng các bà mẹ xưa thường uống nước lá dâu tằm để cắt sữa và cai sữa cho con.
Cũng có tài liệu cho rằng nhựa từ lá dâu tằm có chứa Acid amin tự do như Sarcosin, Phenylalanin, Alanin, Acid Pipercholic, Leucin. Các Acid amin này tiếp xúc với tuyến mồ hôi của các bà mẹ gây nên tình trạng tiêu sữa, ngưng và có thể mất sữa.
Vì vậy mẹ nên hạn chế ăn lá dâu tằm cũng như quả dâu ta để không bị mất sữa khi vẫn đang cho con bú nhé.
Rau diếp cá ảnh hưởng đến khả năng tiết sữa
Rau diếp cá có tác dụng thanh nhiệt giải độc, kháng khuẩn và loại bỏ một số ký sinh trùng, giảm khả năng mắc ung thư và trị chứng táo bón. Nhưng với các bà mẹ đang cho con bú, rau diếp cá có tính hàn nên có thể khiến một số mẹ bị đau bụng, tiêu chảy và gây ra tình trạng giảm lượng sữa mẹ. Không phải bà mẹ nào ăn rau diếp cá cũng bị mất sữa, nó còn tùy thuộc vào cơ địa của từng người. Vì vậy, mẹ cần theo dõi và tránh ăn rau diếp cá ngay nếu như bị mất sữa, giảm lượng sữa mẹ.
Khổ qua giảm lượng tiết sữa
Khổ qua (mướp đắng) là thực phẩm có tác dụng thanh nhiệt, giải độc tốt, chữa được chứng mụn nhọt. Tuy nhiên, mướp đắng chứa ít chất béo và các chất dinh dưỡng khác nên không cung cấp cho các mẹ nhiều năng lượng và chất bổ để tiết sữa. Ngoài ra, mướp đắng còn chứa chất vicine gây đau đầu và đau thắt bụng cho những người có cơ địa nhạy cảm. Vì vậy hãy hạn chế dùng mướp đắng ngay khi có những dấu hiệu giảm lượng tiết sữa.
Một số loại quả gây giảm tiết sữa
Cũng giống như rau củ, một số hoa quả cũng có tác dụng tương tự đối với việc tạo sữa ở mẹ. Mẹ đừng chủ quan khi nghĩ cứ ăn nhiều hoa quả là tốt cho sữa.
Các loại quả giàu axit citric
Hãy lưu ý các loại quả họ cam, quýt. Đây là loại quả chứa nhiều vitamin C, làm đẹp da, mau lành vết thương sau sinh. Thế nhưng, những loại quả trên chứa lượng axit lớn gây hại cho dạ dày khiến mẹ dễ bị tiêu chảy, làm giảm lượng sữa.
Những loại quả này có axit citric có thể là chất làm se, làm cho các mô vú bị thắt lại, dẫn đến giảm lưu thông máu trong vú của bạn. Do đó, nếu mẹ cảm thấy bị đau dạ dày khi uống / ăn cam hoặc bé bị dị ứng, đầy hơi khi bú mẹ thì nên ngưng sử dụng.
Cà chua cũng là một thực phẩm cần tránh khi cho trẻ bú mẹ bị trào ngược do cũng có chứa nhiều axit citric.
Vải
Chứa lượng vitamin nhiều và giúp bổ sung lượng đường từ tự nhiên cho mẹ. Tuy nhiên, tác dụng không mông muốn là khiến các mẹ bị nóng trong, nổi mụn nhọt khiến sữa nóng và tiết ít sữa hơn. Ăn quá 10 quả vải/ngày có thể làm bạn bị nóng trong người.
Nhãn
Tác dụng bổ máu, tốt cho tỳ vị. Ăn quá nhiều nhãn tươi (10 quả/ ngày) có thể gây ra tình trạng: Nóng trong, ợ nóng, táo bón và làm giảm lượng sữa mẹ.
Đào
Đào có tác dụng đẹp da, bổ máu. Tuy nhiên, với những người cơ địa nhạy cảm, ăn đào có thể gây xuất huyết, ra máu dai dẳng ảnh hưởng đến sức khỏe và gây ra tình trạng mất sữa. Lông đào còn có thể gây ngứa rát cổ họng, dị ứng cho mẹ và bé.
Ổi
Chữa tiêu chảy và chứa nhiều vitamin C làm đẹp da. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều ổ sẽ gây đau răng, táo bón và gây nóng trong làm cho lượng sữa mẹ bị giảm sút.
Dâu da
Kích thích tiêu hóa, chữa ho và đầy bụng. Thế nhưng, dâu da là loại quả chua, có thể khiến cho dạ dày của mẹ bị đau và gây ra tình trạng tiêu chảy khiến sữa mẹ bị ảnh hưởng nếu ăn quá 1 chùm dâu da/ngày
Me chua
Chứa nhiều vitamin K và có tác dụng giảm mỡ máu và cao huyết áp. Điều ít ai ngờ là ăn me chua sẽ khiến cho mẹ dễ bị tiêu chảy, lượng sữa giảm nếu cơ địa người mẹ nhạy cảm.
Dưa hấu
Cung cấp lượng nước lớn và vitamin C. Tuy nhiên, ăn nhiều dưa hấu (trên 100g/ngày) khiến cho mẹ dễ bị đau bụng, tiêu chảy ảnh hưởng đến lượng sữa mẹ.
Mãng cầu
Chứa nhiều vitamin tốt cho cơ thể. Mãng cầu là loại quả có tính nóng nên sẽ khiến các mẹ bị nóng trong, mụn nhọt, ảnh hưởng đến lượng sữa và chất lượng sữa nếu sử dụng quá 100g.
Đồ ăn, thức uống gây mất sữa mẹ
Chất kích thích
Cafe, nước chè xanh, trà đen… là những đồ uống có chất kích kích.
Không chỉ gây giảm sút lượng sữa mà các chất kích thích trên có chứa caffeine và sẽ kết tụ trong sữa mẹ nếu như mẹ uống chúng.
Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện nên nếu như mẹ sử dụng các chất kích thích trên, bé sẽ không có khả năng bài tiết caffeine gây ra hiện tượng mất ngủ, khó chịu, cáu kỉnh…
Thực phẩm, đồ uống có cồn
Bia, rượu… gây tác hại cho hệ thần kinh và khiến cho lượng sữa mẹ bị giảm sút.
Các nghiên cứu gần đây cũng cho rằng rượu làm giảm sản lượng sữa do tác động làm mất nước của nó. Ngoài ra, khi mẹ uống rượu bia khi cho con bú, bé sẽ bị suy nhược, tăng giảm cân bất thường, hay buồn ngủ, hệ thần kinh rối loạn…
Đồ uống có ga
Đồ uống có ga chứa caffeine và lượng đường lớn ảnh hưởng không tốt cho cơ thể mẹ và khiến cho mẹ bị mất sữa.
Uống nhiều loại đồ uống này còn khiến cơ thể bị mất nước, có cảm giác đau đầu, mệt mỏi. Vì vậy, mẹ nên tránh dùng đồ uống có ga để không làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa.
Một tách trà bạc hà hay 1 vài miếng cam có thể sẽ không ảnh hưởng đến nguồn cung cấp sữa ở mẹ, nhưng độ nhạy cảm với thức ăn sẽ khác nhau ở mỗi người mẹ.
Không chỉ có những thực phẩm gây mất sữa trực tiếp mà còn có những thực phẩm gây đau bụng hay làm giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng cũng khiến ảnh hưởng đến lượng sữa và chất lượng sữa. Đọc tiếp về thực phẩm nên tránh khi cho con bú.
Thực phẩm nên tránh khi cho con bú
Đôi khi trẻ sẽ quấy khóc ở vú mẹ hoặc khó thở khi bạn ăn một loại thực phẩm đã chọn. Nếu bạn nhận thấy một mẫu nào đó, hãy tránh thực phẩm đó trong vài ngày để kiểm tra xem thực phẩm đó có phải là nguyên nhân hay không, giới thiệu lại một lần và xem liệu có ảnh hưởng gì không.
Súp lơ
Súp lơ cung cấp chất xơ và chứa nhiều vitamin tốt cho cơ thể, có khả năng phòng chống ung thư. Tuy nhiên súp lơ thuộc loại “rau có khí” cũng dễ khiến mẹ bỉm sữa bị đầy bụng. (Các loại rau có khí như: Hành tây, bắp cải, tỏi, súp lơ, bông cải xanh… thường khiến bị ợ hơi khi ăn quá nhiều, không tốt cho người bị bệnh dạ dày.)
Mẹ đang cho con bú ăn quá nhiều súp lơ (trên 200g/ ngày) sẽ gây ra tình trạng đầy hơi, khó tiêu, ảnh hưởng đến lượng sữa mẹ.
Dưa cải muối
Dưa cải muối có tác dụng tăng cường hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, hệ tiêu hóa của mẹ sau sinh còn khá yếu. Nếu sử dụng dưa cải muối nhiều (trên ½ bát con/ngày) có thể gây ra tình trạng trào ngược dịch dạ dày, đau bụng, buồn nôn. Dưa cải muối cũng chứa nhiều muối natri gây ra tình trạng tăng huyết áp. Vì vậy, dùng dưa cải muối có thể khiến cho mẹ bị mất sữa.
Tỏi, ớt
Tỏi, ớt là những gia vị phổ biến với nhiều tác dụng và có thể làm ấm cơ thể tạm thời. Nếu như mẹ ăn nhiều thức ăn có chứa tỏi, ớt thì có bị tình trạng: nóng trong; nổi mẩn hoặc bị tiêu chảy từ đó làm giảm lượng sữa.
Tỏi (dùng nhiều hơn 1 củ/ ngày), ớt (sử dụng nhiều hơn 2 quả/ ngày) cũng khiến cho sữa mẹ có mùi làm bé không chịu bú mẹ và gây ra kích ứng cho trẻ sơ sinh.
Ngô
Ngô cung cấp tinh bột giúp cơ thể có năng lượng hoạt động. Tuy nhiên vì ngô có chứa nhiều tinh bột, chất xơ nên mang lại cảm giác no nhanh cho các mẹ, nếu ăn ngô thường xuyên, các mẹ sẽ không cung cấp được thêm nhiều thực phẩm bổ dưỡng khác khiến cho cơ thể không có đủ chất bổ để cung cấp lượng sữa cần thiết. Mẹ nên tránh ăn quá 1 bắp ngô/ngày. Nếu muốn ăn ngô, mẹ nên sử dụng khoảng 1-2 bắp/tuần là vừa phải nhất.
Măng tươi
Măng tươi, măng khô, măng chua… là thực phẩm yêu thích của nhiều người.
Măng là thực phẩm có chứa một số chất độc hại (trong nhựa hoặc măng bị ngâm lâu), ví dụ như xyanua có thể gây ngộ độc khi sử dụng trong thời gian dài hoặc dùng với lượng lớn.
1kg măng củ có đến khoảng 230mg xyanua có thể làm tử vong 2 trẻ nhỏ. Do đó mà các mẹ bầu hoặc đang cho con bú không nên ăn măng.
Đồ chiên rán, cay nóng
Các loại đồ chiên chứa nhiều chất béo có hại cho cơ thể mẹ làm giảm lượng sữa.
Ngoài ra, ăn nhiều đồ cay nóng sẽ khiến mẹ bị nóng trong, đau bụng làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ.
Mì tôm
Ngoài ra, mì tôm cũng không phải là thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng lại gây no nhanh. Ăn mì tôm sẽ khiến mẹ không có đủ chất cung cấp cho cơ thể để sản sinh sữa cho bé bú.
Đồ ăn nhanh
Nếu mẹ tiêu thụ hơn 4.5g chất béo chuyển hóa, có thể khiến bé có nguy cơ bị béo phì gấp 2 lần những đứa trẻ khác. Điều này đã được chứng minh qua nghiên cứu của tạp chí Dinh dưỡng chuyên khoa Châu Âu.
Hải sản gây dị ứng làm mất sữa mẹ
Các loại hải sản có vỏ cứng như ngao, ốc, nghêu…có tính hàn. Nếu mẹ ăn vào có thể gây đau bụng, tiêu chảy, giảm lượng sữa mẹ vì cơ thể mẹ sau sinh thường khá yếu.
Hải sản tanh và gây lạnh thông qua sữa mẹ có thể sang cơ thể bé và làm cho hệ tiêu hóa của bé rối loạn. Trong thời gian cho bé bú, mẹ nên hạn chế ăn hải sản có vỏ cứng hoặc tránh ăn nếu như bị dị ứng.
Các loại cá có lượng thủy cân cao như cá mập, cá kiếm, cá kình, cá hoàng hậu… là những loại cá có lượng thủy ngân lớn.
Thủy ngân khi vào cơ thể mẹ và khiến mẹ bị nhiễm độc thủy ngân từ sữa gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe.
Tuy vậy, mẹ không thể loại bỏ cá ra khỏi thực đơn của mình vì cá chứa nhiều dinh dưỡng tốt. Thay vào đó, các mẹ nên sử dụng các loại cá ít thủy ngân như cá ngừ đóng hộp, cá da trơn, cá minh thái, cá hồi…
Bên cạnh tránh các thực phẩm gây mất sữa, bạn cùng cần tìm cách khắc phục mất sữa sau sinh. Đọc tiếp mực bên dưới để rõ nhé.
Cách khắc phục mất sữa sau sinh
Ngoài những thực phẩm gây mất sữa mẹ trên, có nhiều nguyên nhân khác cũng khiến cho lượng sữa mẹ bị ảnh hưởng như chế độ ngủ nghỉ, sức khỏe… Cụ thể:
Chế độ dinh dưỡng: Cần ăn uống đầy đủ dinh dưỡng không chỉ để tạo nguồn sữa chất lượng cho con mà còn là cả năng lượng cho mẹ. Mẹ có khỏe thì mới tiết sữa nhiều cho con được.
Ngủ nghỉ hợp lý, tinh thần thoải mái: Tinh thần của mẹ hưởng đến lượng sữa tiết ra. Với tinh thần lạc quan sẽ khiến hormone prolactin hoạt động tốt, tăng tiết sữa. Vì thế mẹ cần phải
Cho con bú để kích thích tiết sữa: Nhiều mẹ cho bé bú bình, dùng ti giả khiến bé bỏ bú mẹ, tình trạng này lâu dần sẽ dẫn đến việc vú mẹ không được kích thích tiết sữa nữa sẽ giảm dần lượng sữa. Mẹ nên cho con bú đúng cữ để duy trì tiết sữa đều. Hơn nữa khi mẹ ở gần con, ôm con da kề da sẽ tiết nhiều hormone prolactin tiết sữa nhiều hơn. Bé bú mẹ là cách kích thích tiết sữa tốt nhất.
Không lạm dụng máy hút sữa: Bạn có thể dùng khắc phục tạm thời việc mất sữa bằng cách máy hút sữa, nhưng nhớ kết hợp đan xen cho bé bú.
Massage ngực: Ngoài những cách khắc phục trên thì massage ngực cũng có thể mang lại hiệu quả kích thích tiết sữa. Mẹ lưu ý massage với lực vừa phải tránh làm tổn thương vú.
Để hiệu quả nhất, mẹ cần thực hiện kết hợp các cách với nhau.
Đừng bỏ lỡ: Thực phẩm lợi sữa
Mẹ đang gặp vấn đề về nguồn sữa ít hoặc muốn giảm lượng sữa cho việc cai sữa? Danh sách các thực phẩm làm giảm nguồn sữa trên có thể giúp ích cho mẹ. Chúc mẹ bỉm sữa sức khỏe tốt!
Procare tổng hợp