Vấn đề cân nặng đối với người phụ nữ mang thai rất quan trọng, không thể tăng nhanh quá cũng không thể tăng quá chậm điều đó ảnh hưởng đến sự khỏe mạnh của thai nhi trong quá trình hình thành cũng như sau khi bé ra đời. Vậy để điều chỉnh tăng sao cho hợp lý mẹ bầu tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Tăng cân hợp lí rất quan trọng với bà bầu
Theo một nghiên cứu y tế cho rằng một người phụ nữ muốn cho con khỏe mạnh trong thời kì mang thai phải tăng được khoảng từ 11 đến 15 kg tùy vào cân nặng ban đầu của người mẹ. Nhưng cũng không phải đột ngột trong thời gian ngắn mà tăng chục kg cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như đã vài tháng rồi mà mẹ vẫn chưa thể tăng vài cân cũng hết sức nên cân nhắc.
Biện pháp cân hàng tuần hoặc hàng tháng giúp chăm sóc sức khỏe tốt cho người mang thai dễ dàng kiểm soát được cân nặng của mình mà có thể điều chỉnh phù hợp. Nhưng khi mang thai bạn không thể cứ leo lên leo xuống trên chiếc cân hàng truyền thống được, mang thai đã rất mệt mỏi, nếu thai càng lớn hơn bạn sẽ rất vất vả điều này, vì vậy nếu có thể hãy trang bị cho gia đình một chiếc cân điện tử nhỏ gọn hợp với túi tiền của gia đình bạn.
Để biết có béo phì lúc mang bầu hay không người mang thai kiểm soát như sau:
- Tăng khoảng 1-2kg trong giai đoạn 3 tháng đầu tiên.
- Tăng khoảng 5kg trong giai đoạn 3 tháng giữa thai kì.
- Tăng khoảng thêm 6kg giai đoạn cuối thai kì.
Việc tăng cân hợp lí như thế này giúp cho mẹ và bé khỏe mạnh hơn do không tăng quá đột ngột hay rơi vào tình trạng tăng cân chậm thiếu cân cũng như không nên vượt quá 15kg sẽ gây nên các bệnh khác ảnh hưởng có thể là: tăng huyết áp, sảy thai, tiền sản giật, bệnh đái tháo đường thai kỳ, máu đông, khó sanh, sinh non,…
Kết hợp tăng giảm cân như thế nào cho phù hợp ?
Dù là dư thừa cân hay thiếu cân thì người mẹ cũng không nên điều chỉnh quá nhanh khiến cơ thể không kịp đáp ứng được. Mà phải điều chỉnh sao hợp lí.
KHI MẸ DƯ CÂN: Bổ sung thêm nhiều chất rau và hoa quả song song việc hạn chế ăn các chất béo, quá nhiều dinh dưỡng, kết hợp ăn rau hoa quả trước bữa ăn có thể bổ sung thành phần nhiều rau trong bữa ăn. Không nên dung nạp thêm nhiều chất Carbohydrate(tinh bột), không nên ăn nhiều đồ ăn ngọt nhiều đường.
Mẹ hãy thử một số gợi ý sau để giảm tốc độ tăng cân khi cân nặng tăng quá nhanh nhé
- Hãy bắt đầu một ngày bằng bữa sáng giàu dinh dưỡng gồm một lượng vừa đủ protein, carbohydrate, chất xơ và một lượng nhỏ chất béo có lợi.
- Ăn nhiều rau quả, ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc và sản phẩm từ sữa ít béo. Không nên dùng các thức ăn chế biến sẵn, khoai tây chiên đóng gói, và các món tráng miệng có nhiều đường.
- Nếu bạn hay đói hãy dự trữ các món ăn nhẹ tốt cho sức khỏe như phô mai ít béo, sữa chua, cà rốt và trái cây tươi như táo hoặc chuối. Bằng cách này, bạn sẽ ít thấy thèm các món ăn vặt.
- Chọn những “món thay thế” cho thức ăn nhiều chất béo. Chẳng hạn như sữa chua mát lạnh thay cho kem, bánh mì tròn thay cho bánh rán, bỏng ngô thay cho khoai tây chiên.
- Uống nhiều nước lọc thay nước trái cây.
- Tập thể dục thường xuyên với sự tư vấn của bác sĩ. Nếu bạn thấy khó khăn để bắt đầu hoặc duy trì lịch tập, hãy tìm một người bạn tập để cùng đi bộ hoặc đi bơi với mình, như thế bạn sẽ có thêm động lực. Chỉ cần 20 phút đi bộ mỗi ngày cũng tạo nên sự khác biệt cho sức khỏe của bạn đấy.
KHI MẸ THIẾU CÂN: với những bà bầu lười ăn, không thể cung cấp nhiều chất thì ngoài việc ăn kèm rau xanh, bổ sung càng nhiều chất dinh dưỡng trong thành phần ăn, nhiều protein hay carbohydrate. Vì mẹ lười ăn, ăn không ngon miệng nên cũng phải có sự hỗ trợ của các loại vitamin tổng hợp, và nên gặp bác sĩ trong quá trình mang thai để điều chỉnh hợp lí, uống đúng thuốc đúng liều.
Nếu bạn ít hoặc khó tăng cân trong quá trình mang thai, hãy thử áp dụng một số gợi ý sau nhé:
- Uống sữa lắc mỗi ngày, bạn có thể chế biến sữa lắc với trái cây để bổ sung vitamin C. Bạn cũng có thể ăn thêm kem để có thêm calorie và canxi.
- Ăn các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng với hàm lượng chất béo tốt như trái bơ hoặc các loại hạt.
- Thử ăn trái cây khô nếu có thể. Trái cây khô không dễ gây no như trái cây tươi khiến bạn có xu hướng ăn nhiều hơn và có thêm lượng calorie lành mạnh.
- Thêm vào các bữa ăn nhẹ xen giữa các bữa chính.
- Tự nhắc nhở mình cần tăng thêm cân cho bản thân và cho con được khỏe mạnh mỗi khi ngán hoặc biếng ăn mẹ nhé
Chế độ dinh dưỡng hợp lý trong thai kỳ
Những thực phẩm cần được bổ sung trong thời gian thai kỳ đó là: Protein giúp xây dựng các tế bào của cơ thể, protein có trong thịt, cá, trứng, sữa… Lipit (chất béo) tham gia vào việc hình thành não của trẻ, chất béo có trong: cá thu, cá hồi (nhưng không dùng quá 2 lần/tuần), hạt hướng dương, hạt bí ngô và gluxit (đường, bột) mang lại năng lượng cho người mẹ.
Ngoài ra, cần phải cung cấp các loại vitamin cho cơ thể như vitamin A giúp tăng cường sự miễn dịch của cơ thể, vitamin A có trong thịt bò, lòng đỏ trứng, các loại rau củ có màu xanh thẫm như: rau muống, rau cải, củ dền, cà rốt hoặc các loại trái cây có màu đỏ như: đu đủ, cà chua, gấc…
Cung cấp vitamin D và canxi cho cơ thể để giúp phát triển xương cho cả mẹ và bé, thiếu vitamin D và canxi có thể gây còi xương cho trẻ khi được sinh ra. Thực phẩm chứa nhiều canxi và vitamin D như: cá, tôm, cua…
Chất sắt cũng không thể thiếu trong quá trình mang thai vì nếu thiếu sắt sẽ gây tình trạng thiếu máu cho người mẹ và chất sắt đóng vai trò trong việc trữ thêm oxy trong hồng cầu của bạn và cho sự phát triển trí não của bé, chất sắt có trong các loại thực phẩm như: thịt bò, cá, trứng, trái cây sấy, bánh mì và các loại rau xanh…
Tuy nhiên, việc cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể cũng tùy theo mức độ tăng cân của thai kỳ:
Nếu không muốn bị tăng cân quá nhiều thì các thai phụ nên chọn thức ăn ít đường, béo, hay những thức ăn chiên xào, thức ăn đóng hộp. Nên ăn những thức ăn có nhiều chất xơ, thức ăn chế biến bằng luộc, hấp. Cung cấp nước cho cơ thể vì nó quan trọng trong sự phát triển của cơ thể và thai nhi, nó còn giúp bạn ngăn chặn cảm giác đói và thèm ăn. Tránh nhịn ăn vì có thể sẽ làm bạn thấy đói và có hiện tượng ăn bù vào bữa sau.
Còn với những thai phụ bị nghén nhiều thì nên tránh những thức ăn có mùi khó chịu. Nên ăn thành nhiều bữa nhỏ và tốt nhất là nên có những đồ ăn vặt hay ăn nhẹ ở quanh mình.
Các thai phụ cũng cần lưu ý là nên đi thăm khám thường xuyên để các bác sĩ có lời khuyên trong việc ăn uống và bổ sung dưỡng chất hợp lý trong thai kỳ.
Vì vậy tăng giảm cân hợp lí rất quan trọng với bà bầu và việc tăng hay thiếu cân để điều chỉnh hiệu quả nên dùng cân thường xuyên để theo dõi tình trạng của bản thân trong quá trình mang thai. Ngoài ra bà bầu phải kết hợp đi bộ 1000 bước mỗi ngày thể dục để tốt cho sức khỏe cho dù ở tình trạng nào, cũng như đốt bớt lượng mỡ thừa, vận động dễ sanh sau này.