0964.666.152 vietnam.procare@gmail.com Đại lý

Procare - Website chính thức

PM Procare - Công thức đặc biệt cho phụ nữ mang thai, cho con bú

logo 4
  • Trang chủ
  • Sản phẩm
    • PM Procare
    • PM Procare Diamond
  • Cẩm nang mang thai
    • Chuẩn bị mang thai
      • Dinh dưỡng đúng và đủ
      • Dinh dưỡng trước khi mang thai
      • Sức khỏe trước khi mang thai
      • Tiêm phòng trước khi mang thai
    • Khi mang thai
      • Dinh dưỡng đúng và đủ
      • Sức khỏe khi mang thai
      • Dùng thuốc khi mang thai
    • Khi cho con bú
      • Dinh dưỡng đúng và đủ
      • Chăm sóc trẻ sơ sinh
      • Dùng thuốc khi cho con bú
    • 42 Tuần thai kỳ
  • Góc của bố
    • Bố chăm mẹ và con
    • Dinh dưỡng cho bố
    • Sức khỏe của bố
  • Góc chuyên gia
    • Bài viết chuyên gia
    • Audio & Video tư vấn
    • Nghiên cứu khoa học
  • Tin tức & sự kiện
    • Tin sức khỏe
    • Sự kiện
    • Dinh dưỡng và Covid 19
  • Điểm bán
  • Hỏi đáp
Trang chủ » Tin tức & sự kiện » Dinh dưỡng và Covid 19 » Phụ nữ mang thai phải cách ly y tế: những điều quan trọng cần biết

Phụ nữ mang thai phải cách ly y tế: những điều quan trọng cần biết

6 117 đã xem

Phụ nữ mang thai phải cách ly y tế: những điều quan trọng cần biết 1

Phụ nữ mang thai nếu tiền sử dịch tễ có nguy cơ nhiễm COVID-19 cũng phải chấp hành cách ly y tế. Trong điều kiện cách ly, phụ nữ mang thai cần phải lưu ý chăm sóc như thế nào để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé được tốt nhất?

Với những người tiền sử dịch tễ có nguy cơ nhiễm SARS-CoV-2, cách ly y tế là giải pháp cần thiết để ngăn chặn sự lây lan của virus ra cộng đồng. Hiện nay, tại Việt Nam đang áp dụng 4 loại hình cách ly y tế, bao gồm: cách ly tại nhà hoặc nơi cư trú; cách ly tại cộng đồng; cách ly tại các cơ sở cách ly tập trung; cách ly tại các cơ sở y tế. Với phụ nữ mang thai, dù áp dụng hình thức cách ly nào thì các dịch vụ chăm sóc trước sinh cũng sẽ bị gián đoạn và có những điều cần chú ý đặc biệt.

Mục lục

  • 1. Vệ sinh, khử khuẩn phòng dịch
  • 2. Chế độ dinh dưỡng
  • 3. Bổ sung dưỡng chất để tăng cường miễn dịch
  • 4. Chăm sóc về tinh thần
  • 5. Những dấu hiệu nguy hiểm cho thai kì có thể xảy ra trong thời gian cách ly
    • Đau bụng
    • Ra máu, ra nước âm đạo
    • Đau đầu, nhìn mờ
  • 6. Lưu ý đối với phụ nữ có thai 3 tháng cuối

1. Vệ sinh, khử khuẩn phòng dịch

Virus COVID-19 lây truyền khi tiếp xúc trực tiếp người nhiễm bệnh qua đường giọt bắn hô hấp hoặc tiếp xúc với các bề mặt có chứa vi-rút.

Do vậy, trong thời gian cách ly, đặc biệt khi cách ly tại các cơ sở cách ly tập trung hoặc ở cơ sở y tế, phụ nữ mang thai nên được ở phòng riêng. Nếu phòng có nhiều người, các giường cần cách nhau tối thiểu 2m, có chỗ treo quần áo, tư trang riêng của mỗi người, có rèm hoặc vách ngăn để phụ nữ mang thai có không gian riêng tư.

Phòng ở cách ly của phụ nữ mang thai cần đảm bảo thoáng khí và có nhiều ánh sáng chiếu vào. Ánh sáng vừa có tác dụng diệt khuẩn vừa giúp cho cơ thể tự tổng hợp vitamin D. Nếu không thể mở cửa (phòng không có cửa sổ, vì lý do thời tiết…) thì cần dùng quạt thông gió để thông khí.

Phòng của phụ nữ mang thai cần đảm bảo tính riêng tư, an toàn, dễ di chuyển (không ở trên lầu cao) và gần nơi có hỗ trợ y tế.

Trong phòng nên có nhà vệ sinh khép kín với đầy đủ nước sạch, xà phòng, nước rửa tay, dụng cụ và chất tẩy rửa, chỗ treo khăn tắm, khăn mặt riêng. Nền, tường nhà cần được vệ sinh hằng ngày bằng dung dịch nước lau sàn có chứa xà phòng. Thiết bị vệ sinh cần được cọ rửa hàng ngày bằng xà phòng hoặc chất tẩy, xả kỹ bằng nước sạch.


Video hướng dẫn các cách bảo vệ cơ thể trong mùa dịch COVID

Trong trường hợp không có khu vệ sinh riêng mà phải dùng chung, thiết bị vệ sinh cần làm sạch bằng xà phòng, khử trùng bằng dung dịch chứa tối thiểu 70% cồn y tế trước và sau khi sử dụng.

Khử trùng hàng ngày, tối thiểu 2 lần, bằng dung dịch chứa tối thiểu 70% cồn y tế đối với những đồ vật nhiều người tiếp xúc như tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, công tắc điện, điều khiển TV, điện thoại bàn, vòi nước…

Việc vệ sinh này cần nhờ người khác thực hiện giúp, phụ nữ mang thai nên tránh tiếp xúc trực tiếp với các chất tẩy rửa, hoá chất khử khuẩn có chứa clo hoạt tính, vì có có thể ảnh hưởng đến thai nhi.

2. Chế độ dinh dưỡng2. Chế độ dinh dưỡng 1

Phụ nữ mang thai tại nơi cách ly cần có một chế độ ăn riêng, đảm bảo đầy đủ và cân đối giữa các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết, phù hợp với mỗi giai đoạn phát triển của thai, trong đó đặc biệt chú ý tới các khoáng chất, vi chất cần thiết như canxi, sắt, axit folic (vitamin B9), vitamin C, vitamin D…

Đặc biệt, do phải hạn chế ra ngoài nên những phụ nữ mang thai đang phải cách ly cần được bổ sung thêm vitamin D – một loại viamin cần thiết cho sự hình thành hệ xương của thai nhi.

3. Bổ sung dưỡng chất để tăng cường miễn dịch

– Axít béo Omega-3 (DHA,EPA) đóng vai trò quan trọng trong màng tế bào và các vị trí gắn thụ thể liên kết các hormone, chất dẫn truyền thần kinh. Việc bổ sung DHA và EPA giúp phát triển toàn diện hệ thần kinh và miễn dịch. Tăng cường chức năng chống viêm, tăng chức năng của các tế bào B miễn dịch. Phản ứng này giúp hệ miễn dịch duy trì hoạt động cân bằng, đồng bộ và chính xác, cần thiết cho sức khỏe lâu dài.

– Vitamin A, C, E và kẽm, Omega 3: hỗ trợ tăng cường chức năng hàng rào bảo vệ (da/ niêm mạc, dịch tiết)

– Omega 3, các vitamin A, B6, B12, C, D, E, axit folic và các nguyên tố vi lượng (sắt, kẽm, đồng, selen) hoạt động phối hợp để hỗ trợ các hoạt động bảo vệ của tế bào miễn dịch.

– Omega 3 và tất cả các vi chất dinh dưỡng trên đều cần thiết cho việc sản xuất kháng thể.

Việc bổ sung không đủ các vitamin và nguyên tố vi lượng có thể dẫn đến ức chế miễn dịch, dễ nhiễm trùng và làm nặng thêm tình trạng suy dinh dưỡng. Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng được lựa chọn này là việc cần làm để tăng cường cả ba mức độ miễn dịch, hỗ trợ hệ thống phòng thủ tự nhiên của cơ thể.

4. Chăm sóc về tinh thần

4. Chăm sóc về tinh thần 1

Trong thời gian cách ly, phải xa gia đình, phụ nữ mang thai rất dễ bị ảnh hưởng về tâm lý, có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ của cả mẹ và thai nhi. Vì vậy, chăm sóc tinh thần đối với phụ nữ mang thai trong hoàn cảnh này là rất quan trọng, không thể xem nhẹ.

Nhân viên y tế, nhân viên phụ trách tại các cơ sở cách ly, đặc biệt là gia đình cần quan tâm đặc biệt đến phụ nữ mang thai, thường xuyên hỏi han, giúp đỡ, phát hiện các dấu hiệu bất thường về tâm lý và thông báo cho các cơ sở y tế để có những xử trí hoặc trị liệu phù hợp.

Đặc biệt, các cơ sở cách ly cần giúp phụ nữ mang thai giữ mối liên hệ với gia đình, người thân, điều đó rất quan trọng.

5. Những dấu hiệu nguy hiểm cho thai kì có thể xảy ra trong thời gian cách ly

5. Những dấu hiệu nguy hiểm cho thai kì có thể xảy ra trong thời gian cách ly 1

Trong trường hợp khám thai định kỳ có thể bị gián đoạn trong thời gian cách ly, phụ nữ mang thai và gia đình cần tự theo dõi để phát hiện các dấu hiệu nguy hiểm ở bà mẹ và thai nhi, và kịp thời báo cho nhân viên y tế. Các dấu hiệu nguy hiểm có thể xảy ra trong thai kỳ thường là:

Đau bụng 1Đau bụng

Nếu đau bụng dưới trong những tuần đầu sau khi mất kinh, đau âm ỉ tăng dần, có thể kèm theo ra máu âm đạo thì có thể là dấu hiệu của thai ngoài tử cung. Nếu đau dữ dội, vã mồ hôi thì có thể là thai ngoài tử cung doạ vỡ hoặc đã vỡ. Đây là một cấp cứu sản khoa, đe doạ đến tính mạng và cần được phẫu thuật kịp thời.

Đau bụng cũng có thể là dấu hiệu của doạ sẩy thai, sẩy thai hoặc đẻ non. Nếu bất cứ lúc nào trong thai kỳ, bạn thấy đau bụng từng cơn, tăng dần (có kèm theo ra máu, ra nước âm đạo hoặc không), thì cần báo ngay cho nhân viên y tế.

 1

Ra máu, ra nước âm đạo

Ra máu, ra nước âm đạo, có thể kèm theo đau bụng hoặc không, có thể là dấu hiệu của thai ngoài dạ con, chửa trứng, thai lưu hoặc sảy thai, rau tiền đạo, rau bong non, rỉ ối…

Mỗi một bệnh lý sẽ có những tính chất ra máu, ra nước và các triệu chứng kèm theo khác nhau và cần phải được thăm khám chuyên khoa mới xác định được.

 1

Đau đầu, nhìn mờ

Đau đầu và/hoặc nhìn mờ, nhiều khi có buồn nôn, nôn kèm theo có thể là dấu hiệu của tăng huyết áp thai kỳ hoặc tình trạng bệnh lý tiền sản giật, nặng hơn có thể là sản giật (co giật toàn thân). Đây là tình trạng bệnh lý rất nguy hiểm, ảnh hưởng đến tính mạng của bà mẹ và thai nhi.

Do vậy, nếu thấy có đau đầu và/hoặc nhìn mờ, phụ nữ mang thai cần được đo huyết áp, xét nghiệm nước tiểu và thăm khám kịp thời.

6. Lưu ý đối với phụ nữ có thai 3 tháng cuối

6. Lưu ý đối với phụ nữ có thai 3 tháng cuối 1

Việc khám thai trong 3 tháng cuối rất quan trọng, vì vậy phụ nữ mang thai cần nói với nhân viên y tế phụ trách việc cách ly liên hệ giúp với cơ sở chăm sóc sản khoa để đặt lịch thăm khám phù hợp.

Tuỳ theo từng điều kiện cách ly và tình trạng của phụ nữ mang thai, việc thăm khám có thể thực hiện tại nơi cách ly hoặc tại cơ sở y tế, nhưng dù thực hiện ở đâu cũng cần tuân thủ đầy đủ các quy định về vận chuyển người nghi nhiễm SARS-COVI-2 và áp dụng các biện pháp phòng hộ cần thiết, an toàn cho sản phụ và người thực hiện khám thai.

Ngoài việc tự phát hiện những dấu hiệu nguy hiểm như đã nêu ở phần trên, phụ nữ mang thai 3 tháng cuối cần tự theo dõi dấu hiệu cử động thai (thai máy, thai đạp): Thai máy xuất hiện vào khoảng tháng thứ 5 của thai kỳ, cảm giác như “tôm búng” trong buồng tử cung; thai đạp thường xuất hiện từ tháng thứ 7. Nếu thai đạp nhiều hơn mọi ngày, có thể do người mẹ mệt mỏi, thiếu ô xy. Nhiều khi thai “ngủ quên” không đạp khiến bà mẹ lo lắng. Bạn cần liên hệ với nhân viên y tế để kiểm tra nếu theo dõi liền trong 6h không thấy thai cử động.

Phụ nữ mang thai 3 tháng cuối cũng cần theo dõi để tự phát hiện dấu hiệu chuyển dạ. Nếu có dấu hiệu đau bụng từng cơn tăng dần, kèm theo có ra dịch hồng, ra nước hoặc chất nhầy (như nhựa chuối), có thể bạn đã chuyển dạ, khi đó cần liên hệ ngay với nhân viên y tế để được hỗ trợ kịp thời.

Gần đến ngày sinh, phụ nữ mang thai đang trong thời gian cách ly nên được chuyển đến cơ sở sản khoa có đủ năng lực xử trí chuyển dạ cho sản phụ nghi mắc COVID-19 để theo dõi và chuẩn bị cho cuộc đẻ. Do các nhân viên y tế tham gia xử trí ca đẻ (hoặc mổ đẻ) cũng sẽ phải cách ly cùng với bà mẹ và sơ sinh nghi nhiễm cho đến khi khẳng định chắc chắn không bị nhiễm vi rút SARS-CoV-2 nên cơ sở y tế cần chuẩn bị rất kỹ lưỡng về nhân lực và trang thiết bị phòng hộ cho nhân viên y tế trong cuộc đẻ và chăm sóc bà mẹ, sơ sinh sau đẻ.

Tóm lại, cách ly y tế bắt buộc là một giải pháp cần thiết, áp dụng với tất cả mọi đối tượng nghi nhiễm SARS-CoV-2 để đề phòng lây lan ra cộng đồng, phụ nữ mang thai đang trong thời gian cách ly cần được sự quan tâm, chăm sóc đặc biệt, bản thân mỗi phụ nữ mang thai khi phải thực hiện cách ly cũng cần tự tìm hiểu các biện pháp bảo vệ sức khoẻ cho mình và cho thai nhi.

Theo Bác sĩ Đinh Anh Tuấn – Sức khỏe và Đời sống

 

BTV Ngọc Tuyết - 03/03/2022
★★★★★★
Chia sẻ

Thông tin hữu ích

  • Bộ Y tế khuyến cáo về dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai trong dịch COVID-19
  • Mẹ mắc Covid 19 vẫn có thể cho con bú
  • Đã có 2 bệnh nhân đang mang thai mắc covid 19
  • Dấu hiệu phân biệt COVID-19, cúm mùa và nhiễm cảm lạnh

Ý kiến của bạn Hủy trả lời

PROCARE

Chủ đề nổi bật
  • Thuốc bổ cho bà bầu
  • Vitamin tổng hợp cho bà bầu
  • Acid folic
  • DHA cho bà bầu
  • Omega 3 có tác dụng gì khi mang thai
  • Thuốc sắt cho bà bầu
  • Bổ sung Vitamin A trong thai kỳ
  • Tiểu đường thai kỳ
  • Bầu 3 tháng đầu nên ăn gì
Tiện ích & tài liệu
  • Tính ngày dự sinh
  • Chỉ dẫn khi cho con bú
  • Khám tiền sản
  • Hỏi đáp
Hướng dẫn sử dụng thuốc cho bà bầu
Câu hỏi thường gặp
  • Bầu mấy tháng thì uống sắt? Liều lượng bao nhiêu?
  • Bà bầu uống sắt vào thời điểm nào trong ngày?
  • Không có dấu hiệu nghén khi mang thai
  • Các kiểu nghén khi mang thai
  • Phụ nữ mang thai bắt đầu nghén khi nào?

Xem thêm

Chia sẻ
youtube
Hregulator Gastimunhp
Điểm bán
CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM ĐÔNG ĐÔ

Đại diện phân phối độc quyền nhãn hàng PM Procare tại Việt Nam

Địa chỉ:

Tầng 1 và Tầng 4, Toà nhà Home City, số 177, Tổ 51 Phố Trung Kính, P. Yên Hoà, Q.Cầu Giấy, TP Hà Nội

Điện thoại: 024.355.761.51/52/55

Fax: 024.355.761.50

Email: vietnam.procare@gmail.com

Số ĐKKD: 0100776036 do Sở Kế hoạch đầu tư HN cấp ngày 11/10/2013

Người chịu trách nhiệm: Nguyễn Trọng Hiển

NHẬN THÔNG TIN TỪ CHUYÊN GIA CHO BÀ BẦU

Vấn đề bạn quan tâm ( có thể chọn nhiều mục )

 
 
 
 
 
CHÍNH SÁCH
  • Chính sách bảo vệ thông tin người dùng
  • Chính sách vận chuyển giao nhận
  • Chính sách đổi trả hoàn tiền
  • Chính sách bảo hành
  • Chính sách giải quyết tranh chấp khiếu nại
  • Chính sách biên tập

ĐĂNG KÝ ĐỂ THEO DÕI PROCAREVN

ĐỊA CHỈ

All Content ©2015 Đông Đô Pharma 2017

TƯ VẤN SỨC KHỎE

Ý kiến của bạn Hủy trả lời

↑