Béo phì thời thơ ấu, mối quan ngại đang gia tăng, thường vẫn còn chưa được chẩn đoán, nghiên cứu và điều trị. Việc phát hiện ra trẻ bị béo phì là bước đầu tiên để giải quyết nạn dịch đang gia tăng này. Bởi vậy, đã có đề xuất rằng nên bắt đầu sàng lọc trẻ đối với béo phì thời thơ ấu ngay từ năm đầu tiên sau sinh. Cần hướng dẫn bố mẹ ngay khi trẻ vượt qua giới hạn cân nặng lý tưởng. Mục tiêu kiểm soát béo phì ở trẻ đang còn thời kỳ tăng trưởng cần phải được cá thể hóa.
Giải quyết dịch béo phì cần có sự cam kết đối với cả hai việc phòng ngừa và điều trị. Phòng ngừa béo phì thời thơ ấu hiệu quả có thể ngăn chặn sự khởi phát béo phì lúc trưởng thành và các bệnh kèm theo liên quan. Mặc dù điều trị béo phì thời thơ ấu có vẻ như dễ dàng, trong thực hành, để giảm cân sẽ mất nhiều thời gian, gây chán nản và gặp khó khăn.
Mục lục
Nhận biết trẻ thừa cân, béo phì
Bên cạnh việc xác định tình trạng sức khỏe và bệnh lý hiện tại của trẻ béo phì, sự hiểu biết về yếu tố bệnh sinh chịu trách nhiệm cho tình trạng béo phì hiện tại của trẻ cũng rất quan trọng. Sự can thiệp kiểm soát cân nặng thường mang lại kết quả không đáng kể mà ở mức độ nào đó là do sự khác nhau giữa sự hiểu biết của thầy thuốc’ và bệnh nhân’ và giải pháp có thể thực hiện.
Trong khi di truyền học và các yếu tố điều chỉnh được (môi trường) có thể góp phần gây béo phì thời thơ ấu, thì chỉ riêng di truyền học không thể chứng minh tại sao tỉ lệ hiện mắc gia tăng. Môi trường gây béo phì đã thay đổi rất lớn so với di truyền học. Bởi vậy, yếu tố điều chỉnh được phải có một vị trí trong chiến lược can thiệp vì chúng nắm giữ khả năng tác động cuối cùng.
Ngoài ra, điều quan trọng là cần biết về các yếu tố tiên lượng tình hình mắc bệnh trong tương lai và xác suất thành công của bất kỳ sự can thiệp. Bảng danh sách sau đây sẽ giúp biết và hiểu rõ hơn về trẻ thừa cân/béo phì
Tiền sử
Tiền sử gia đình về bệnh béo phì, tim mạch và đái tháo đường
Tiền sử trước sinh và chu sinh
Cân nặng lúc sinh của bệnh nhân
Tình trạng sinh non, chậm phát triển trong tử cung (IUGR) và đái tháo đường thai kỳ
Việc nuôi ăn và tiền sử tăng cân ở thời kỳ nhũ nhi và giai đoạn đầu thời thơ ấu
Chăm sóc hiện tại và công thức chế độ ăn
Tập thể dục, xem tivi, làm bài tập ở trường, và các hình thức giải trí
Tiền sử ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA) và chứng ngủ gà ban ngày
Tiền sử tuổi dậy thì, kỳ kinh nguyệt không đều, mụn trứng cá, và chứng rậm lông
Kiểm tra thể lực
Tình trạng cân nặng được tính bằng BMI, chiều cao, và cân nặng theo độ tuổi
Cơ ba đầu và bề dày nếp da dưới xương bả vai, nếu có sẵn
Huyết áp (BP), bao gồm huyết áp đo liên tục nếu có thể
Đặc điểm của dị hình và rối loạn di truyền, nếu có
Bất thường liên quan chỉnh hình dẫn đến hoặc do bởi béo phì
Đánh giá nguy cơ
Tiền sử, khám thể trạng và tương tác với trẻ hoặc bố mẹ (nếu trẻ còn nhỏ), đánh giá tình trạng tâm lý sẽ giúp đánh giá nguy cơ và nhu cầu cấn có các xét nghiệm sâu hơn.
Đánh giá yếu tố tâm lý rất quan trọng vì điều này có thể giúp dự đoán sự thành công của chương trình kiểm soát cân nặng. Ước lượng sự sẵn sàng hợp tác của gia đình đối với việc thay đổi lối sống có thể cho phép sử dụng kỹ thuật tư vấn phù hợp
Vì vậy, việc đánh giá ban đầu một đứa trẻ thừa cân hoặc béo phì là điều chính yếu để việc lên kế hoạch chiến lược can thiệp thành công.
Các xét nghiệm khác
Test dung nạp glucose đường uống theo qui định và nồng độ insulin, hoặc
- Ít nhất 1 xét nghiệm nồng độ glucose và insulin trong máu 2 giờ sau Test dung nạp glucose đường uống (1.75 g/kg, tối đa 75 g) hoặc
- Xét nghiệm nồng độinsulin và glucose lúc đói và haemoglobin A1c, và chức năng gan.
- Nghiên cứu lúc ngủ về hội chứng giảm thông khí ngưng thở khi ngủngủ do tắc nghẽn (OSAHS) Siêu âm tim đồ
- An echocardiogram
- Đánh giá khối tâm thất trái, cấu trúc và chức năng, và bất thường cạnh phải có liên quan tới áp lực động mạch phổi gia tăng
- X- quang để chẩn đoán sự di chuyển đầu xương đùi trên và bệnh Blount
Béo phì thời thơ ấu thường vẫn còn chưa được chẩn đoán, và còn được nghiên cứu và điều trị dưới mức cần thiết. Bởi vậy đã có đề xuất rằng nên sàng lọc béo phì thời thơ ấu ngay từ năm đầu tiên sau sinh. Cần hướng dẫn cho bố mẹ ngay khi trẻ vượt qua giới hạn trọng lượng cơ thể lý tưởng và không nên trì hoãn cho đến khi giá trị này vượt quá 95 bách phân vị (percentile)
Cửa sổ cơ hội 1.000 ngày
Hiện nay, nhiều bằng chứng thực tế cho thấy rằng nguyên nhân của béo phì có thể xuất hiện từ rất sớm trong cuộc đời. Nhiều quá trình sinh học có thể xảy ra và kết nối tình trạng trước khi mang thai và trước khi sinh của người mẹ với tình trạng béo phì ở con cái. Dinh dưỡng không phù hợp trong quá trình phát triển trước khi sinh và/hoặc thời thời kỳ đầu sau sinh cũng có thể khiến cho các cá thể bị thừa cân/béo phì lúc trưởng thành
Các yếu tố điều chỉnh được giúp ngăn chặn béo phì thời thơ ấu
Các yếu tố nguy cơ trong thời kỳ mang thai và giai đoạn đầu thơ ấu có thể khiến cho cá thể bị béo phì cần phải được xác định. Bất chấp bệnh sinh, các yếu tố điều chỉnh được cần được xem xét ở mọi cá nhân. Những chiến lược phòng ngừa béo phì thời thơ ấu cần được bắt đầu sớm ngay khi mang thai. Bảng 1 mô tả khuyến nghị khác nhau về chăm sóc trước khi sinh để phòng ngừa béo phì thời thơ ấu.
Ngoài các yếu tố trước khi sinh này ra, các thời kỳ đặc biệt trong thời kỳ thơ ấu cũng cho ra cửa sổ cơ hội để phòng ngừa béo phì thời thơ ấu.
Bảng 2 liệt kê các yếu tố nguy cơ điều chỉnh được khác nhau, biện pháp can thiệp tương ứng và nhân tố căn bản tương tự
Hoạt động thể lực
Nguyên nhân căn bản của béo phì là sự mất cân đối giữa năng lượng ăn vào và năng lượng tiêu hao. Hoạt động thể lực là yếu tố có thể điều chỉnh được duy nhất trong thành phần năng lượng tiêu hao của sự cân bằng năng lượng. Hoạt động thể lực thường xuyên là điều rất quan trọng để duy trì cân nặng lý tưởng và thành phần của cơ thể. IOM khuyến nghị cho trẻ nhũ nhi hoạt động thể lực để nhấn mạnh sự cần thiết phải bắt đầu phòng ngừa béo phì từ giai đoạn sớm trong cuộc đời
Một số khuyến nghị giúp gia tăng hoạt động thể lực ở trẻ nhũ nhi và trẻ chưa đến tuổi đi học bao gồm:
Cho phép trẻ di chuyển tự do dưới sự giám sát của ngưới lớn.
Đối với trẻ dưới 6 tháng phải cho trẻ thời gian bú mẹ.
Không nên phạt trẻ vì các hoạt đông thể lực này.
Tránh từ chối hoạt động thể lực như là một hình phạt.
Tham gia hoạt động thể lực cùng trẻ.
Những điểm lưu ý giúp gia tăng sự tiêu hao năng lượng
Những hoạt động thể lực hoặc tập thể dục phải vui, phù hợp với độ tuổi, và được cá thể hóa theo mức độ phù hợp và khả năng của trẻ
Nhóm có cơ bắp to lớn cần phải được can thiệp để gia tăng sự tiêu hao năng lượng.
Tần số, cường độ và thời gian hoạt động thể lực cần phải tăng từ từ theo thời gian.
Lối sinh hoạt ít vận động như xem ti vi, chơi video game và lướt mạng internet cần phải hạn chế.
Ngủ
Thời gian ngủ ngắn là một yếu tố nguy cơ của béo phì. Mất ngủ liên quan với các cơ chế sinh lý có thể làm gia tăng nguy cơ béo phì và rối loạn chuyển hóa ở tim. Hạn chế ngủ cũng có thể làm gia tăng số cơn đói và thèm ăn, bữa ăn phụ và sự đề kháng insulin và làm giảm leptin. Vì thế gia tăng thời gian ngủ phù hợp độ tuổi của trẻ là điều rất quan trọng (xem Bảng 4)
Xem ti vi
Việc xem tivi hơn 2 giờ mỗi ngày có liên quan đáng kể đến chỉ số BMI và tình trạng béo phì gia tăng ở trẻ nhỏ. Lắp đặt tivi trong phòng ngủ của trẻ có liên quan với nguy cơ thời gian tiếp xúc màn hình không được giám sát gia tăng. Hạn chế thời gian tiếp xúc màn hình của trẻ nhỏ và cơ hội tiếp cận thức ăn và nước giải khát là rất quan trọng. Nên cho phép trẻ xem tivi nhưng không quá 2 giờ mỗi ngày. Không nên cho trẻ em dưới 2 tuổi xem tivi và không lắp đặt tivi hoặc máy tính trong phòng ngủ hoặc khu vực ngủ của trẻ
Điều trị béo phì thời thơ ấu
Về mặt lý thuyết, việc điều trị béo phì thời thơ ấu có vẻ dễ dàng chỉ bằng cách khuyên trẻ ăn ít lại và hoạt động nhiều. Tuy nhiên, trong thực hành, để giảm cân sẽ mất nhiều thời gian, gây chán nản và gặp khó khăn. Ngoài ra, các chuyên gia y tế có thể cũng bị hạn chế nguồn lực để có thể can thiệp phù hợp trong quá trình thiết lập việc điều trị của họ. Sự khan hiếm dữ liệu về chiến lược can thiệp hiệu quả làm việc xây dựng khuyến nghị để điều trị béo phì thời thơ ấu trở nên khó khăn thêm nữa.
Nên bắt đầu điều trị béo phì bằng việc xác định rõ mục tiêu giảm cân mà có thể đạt được. Bảng 5 cung cấp mục tiêu giảm cân theo độ tuổi ở trẻ thừa cân và béo phì
Phòng ngừa là chiến lược có hiệu quả nhất hơn cả điều trị trong việc giải quyết dịch thừa cân/béo phì. Theo quan điểm thực tế nguyên nhân của béo phì có thể xuất hiện từ thời kỳ đầu của cuộc đời, cửa sổ cơ hội 1000 ngày nắm giữ tiềm năng to lớn để thiết lập một nền tảng sức khỏe lâu dài thông qua chế độ dinh dưỡng thích hợp trước và sau khi sinh. Mọi cố gắng phải được thực hiện để giúp ngăn ngừa những đứa trẻ có chỉ số BMI bình thường hoặc ở mức lý tưởng trở thành trẻ thừa cân hoặc béo phì. Sự can thiệp vào lối sống bao gồm điều chỉnh chế độ ăn, gia tăng hoạt động thể lực và điều trị hành vi là thích hợp nhất để kiểm soát cân nặng ở trẻ thừa cân và béo phì. Trẻ bị béo phì nặng có thể cần sự can thiệp nghiêm ngặt hơn kết hợp với sự tham gia tích cực của cà gia đình. Ngoài ra, sự cam kết của cá nhân và gia đình hướng về cuộc sống tích cực và thói quen ăn uống lành mạnh chính là chìa khóa đem đến một thế hệ tương lai khỏe mạnh
Tiến sĩ. Nishant Wadhwa, Cố vấn và Viện trưởng, Phân viện Tiêu hóa và Gan Nhi khoa, Viện Sức khỏe trẻ em, Bệnh viện Sir Ganga Ram, New Delhi