Cho con bú là bản năng của người mẹ, nhưng nó không tự đến một cách tự nhiên, nếu thiếu kinh nghiệm, cho con bú sai cách có thể khiến người mẹ phải gánh chịu những đau đớn khi nuôi con bằng sữa mẹ. Vì vậy mẹ cần trang bị những kiến thức cơ bản thật tốt để chuẩn bị cho việc này.
Mẹ cần biết những kiến thức cơ bản khi cho trẻ bú mẹ
Làm thế nào để bắt đầu cho bé bú mẹ?
Khi mẹ ôm con từ phòng sinh ra là thời gian tuyệt vời nhất cho lần cho con bú lần đầu tiên. Lúc đầu, cơ thể của mẹ sẽ sản xuất một lượng nhỏ sữa đặc biệt được gọi là sữa non giúp bảo vệ bé khỏi bị nhiễm trùng. Bụng của bé rất nhỏ, vì vậy chỉ cần một lượng sữa nhỏ cũng đủ lấp đầy. Khi bụng bé phát triển, mẹ sẽ sản sinh ra nhiều hơn.
Hướng toàn bộ cơ thể bé về phía của mẹ, ngực chạm ngực. Đưa môi trên cùng của bé chạm vào đầu ti của mẹ, khi bé mở miệng rộng ra hơn, kéo con về phía ngực của mẹ, tựa những ngón tay vào thành ngực để tạo sự nâng đỡ ở dưới ti. Bé ngậm bắt tốt là miệng ngậm được càng nhiều ti mẹ càng tốt, không chỉ mỗi đầu ti.
Bé ngậm bắt ti tốt
Nuôi con bằng sữa mẹ đòi hỏi sự kiên nhẫn và thực hành rất nhiều. Đừng ngần ngại hỏi thêm bác sĩ nhi khoa hoặc nhân viên y tế để có được sự hướng dẫn kịp thời và đầy đủ nhất. Nếu bé chưa thể bú ngay được, mẹ có thể tự mình vắt sữa để dành cho con về sau, khi con đã đủ khoẻ.
Hãy nhớ rằng cho bé bú không hề đau đớn. Chú ý đến cảm giác ở ngực khi bé tiếp xúc. Nếu cảm giác đau xảy ra, hãy dừng lại bằng cách đặt ngón tay út giữa núm ti và nướu của bé, rồi thử cho bé bú lại.
Bao lâu thì cho con bú một lần?
Thường xuyên. Mẹ càng cho bé bú nhiều, sữa càng được sản xuất thêm. Trung bình mẹ có thể cho bé bú từ 8 đến 12 lần mỗi 24 giờ.
Theo hướng dẫn của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), mẹ nên cho bé sơ sinh bú sớm bất cứ khi nào có dấu hiệu đói, chẳng hạn như lúc tăng tỉnh táo hoặc hoạt động, hoặc miệng dò tìm quanh núm ti của mẹ. Khóc lóc là dấu hiệu cuối cùng của cơn đói – lý tưởng nhất là mẹ nên bắt đầu cho con bú trước khi bé khóc.
Trong vài ngày đầu, mẹ có thể đánh thức nhẹ nhàng để bắt đầu cho bé bú, và bé có thể ngủ lại giữa lúc bú ấy. Để giữ bé tỉnh trong thời gian bú, mẹ có thể cởi bỏ một lớp quần áo của bé. Để đảm bảo bé được ăn thường xuyên, hãy đánh thức bé dậy sau bốn giờ kể từ lần bú cuối cùng.
Làm thế nào để bé được thoải mái?
Vì việc cho bú có thể mất đến 40 phút, đặc biệt là ở những tháng đầu đối với trẻ sơ sinh, mẹ hãy chọn một nơi ấm áp và thoải mái nhất có thể. Giữ bé đúng tư thế để không bị đau lưng và cánh tay.
Mẹ có thể nằm để cho bé bú, trong tư thế thật thoải mái và thư giãn. Tốt nhất là không nên chống bằng khuỷu tay lên, sẽ làm cho bé ngậm bắt khó và mẹ cũng dễ bị mỏi.
Mẹ nằm cho bé bú
Nếu mẹ ngồi, có 4 điểm then chốt cần nên khi muốn bế bé được thoải mái:
- Đầu và thân bé phải ở trên cùng một đường thẳng.
- Mặt bé đối diện với ngực mẹ, mũi trẻ đối diện với núm ti.
- Mẹ bế bé thật sát vào mẹ.
- Nếu là bé sơ sinh, mẹ nên đỡ dưới mông của bé, không nên chỉ đỡ đầu và vai.
Làm thế nào để nhận biết bé bú có thoải mái và đủ no không?
Hầu hết các mẹ đều quan tâm vấn đề làm sao biết con yêu bú có thoải mái và đủ no không. Các mẹ đừng lo lắng bởi nó cũng là một bản năng có sẵn, trẻ sẽ thông báo cho mẹ khi trẻ muốn bú bằng nhiều cách: khóc, dụi vào cơ thể mẹ…
Bằng cách đơn giản dưới đây, mẹ chỉ cần quan sát là có thể biết chất lượng bữa bú:
- Trẻ bú đều, thoải mái và không quấy khóc khi bú.
- Miệng ngậm trùm hết quầng vú mẹ, môi không bị mút vào.
- Má không hóp vào khi bú.
- Mẹ không thấy đau đớn khi trẻ mút sữa.
- Phần hàm của trẻ di chuyển đều đặn.
- Do dạ dày của trẻ nằm đứng nên khi ăn no trẻ thường ợ một tiếng và trớ 1 chút sữa.
Mẹ nên ăn gì khi cho con bú?
Một chế độ ăn uống lành mạnh và đủ dinh dưỡng là tất cả những gì mẹ cần trong khi đang cho con bú. Nhiều bà mẹ còn cảm thấy đói trong khi cho con bú, điều đó có nghĩa là cơ thể đang làm việc vất vả để tạo sữa cho bé. Ăn các món ăn nhẹ giữa buổi, giống như trong thời kỳ mang thai, là một cách tốt để kiểm soát cơn đói và giữ cho năng lượng không bị mất đi.
Đừng lạm dụng lượng caffein (có trong trà, cà phê, ca cao) bởi vì nó sẽ theo vào và tích luỹ trong sữa mẹ. Các chuyên gia khuyến cáo không nên sử dụng quá quá 300 mg lượng caffein mỗi ngày.
Rượu bia và các chất có cồn khác cũng tương tự như vậy, chúng sẽ hoà vào chung trong dòng sữa mẹ và đi trực tiếp vào cơ thể bé.
Các thức ăn cay đa số không ảnh hưởng đến con. Nhưng nếu bé của mẹ gặp những vấn đề bất thường mỗi khi mẹ ăn một loại thực phẩm cụ thể (ví dụ như các sản phẩm từ sữa), hãy thử loại bỏ thức ăn nghi ngờ trong một thời gian để xem liệu bé có tốt hơn không.
Cho con bú là thời gian cơ thể mẹ thường thiếu nhiều dưỡng chất do đã ưu tiên cung cấp cho con trong suốt quá trình mang thai, mất đi một phần khi chuyển dạ, đồng thời hàng ngày mẹ vẫn cần cung cấp dưỡng chất để nuôi con thông qua sữa mẹ. Chính vì vậy, ngoài thực hiện ăn uống bổ sung dưỡng chất đầy đủ và đa dạng từ thức ăn thì mẹ sau sinh có thể bổ sung thêm thuốc bổ mỗi ngày. Các dưỡng chất mẹ cần lưu ý cung cấp đủ như: acid folic, DHA, EPA, I-ốt, canxi, Vitamin A, D,E… Đặc biệt 2 năm đầu đời là thời gian trẻ vẫn phát triển mạnh mẽ về não bộ, thị giác nên việc bổ sung đủ DHA, EPA cho mẹ lúc này đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển não bộ của trẻ.
Theo Procarevn.vn