Mẹ bầu cần hết sức cảnh giác và nhớ áp dụng các biện pháp phòng ngừa để không bị covid 19 tấn công nhé.
Những lưu ý cần thiết cho mẹ bầu mùa covid
Để đảm bảo có 1 thai kỳ khỏe mạnh và an toàn trong mùa dịch covid, tất cả các bà mẹ đang mang thai, đặc biệt các mẹ ở khu vực Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi… cần quan tâm đến những lưu ý KHÔNG THỂ BỎ QUA trong mùa dịch covid lần 2 trong cộng đồng:
✔ Không bỏ qua các cuộc hẹn thăm khám thai định kỳ trước khi sinh.
✔ Hạn chế tiếp xúc với người khác càng nhiều càng tốt.
✔ Thực hiện các biện pháp phòng ngừa theo hướng dẫn của Bộ Y Tế để tránh mắc bệnh COVID-19 khi tương tác với người khác.
✔ Đảm bảo rằng có ít nhất 30 ngày thuốc bao gồm thuốc điều trị ( nếu có ) và viên bổ tổng hợp cho mẹ bầu.
✔ Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho bà mẹ mang thai để có đề kháng tốt chống lại virus cúm covid 19.
✔ Chỉ sử dụng các loại thực phẩm được nấu chín và đảm bảo an toàn thực phẩm
✔ Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng
✔ Tránh tiếp xúc quá gần với các loại động vật nuôi hoặc hoang dã, dù là động vật sống, bị ốm hay đã chết.
✔ Luôn luôn giữ ẩm mũi họng bằng cách: xúc họng và rửa mũi bằng nước muối ấm,
✔ Không để họng bị khô và khát nước bằng cách bổ sung uống nước hàng ngày liên tục.
✔ Hạn chế đi du lịch, lễ hội hay đến chỗ đông người khi không thật sự cần thiết
✔ Nếu bị sốt, ho và khó thở hãy đến cơ sở y tế sớm. Thông báo với cán bộ y tế theo hướng dẫn của Bộ Y Tế nếu bạn đã đi đến khu vực có dịch – nơi đã báo cáo có các trường hợp bệnh nhiễm covid hoặc nếu bạn đã tiếp xúc gần với người ở vùng dịch và có các triệu chứng về hô hấp.
Tăng cường miễn dịch là yếu tố sống còn giúp mẹ bầu vượt qua đại dịch covid
Hệ miễn dịch vốn được ví như một vệ sĩ, âm thầm bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật, vi trùng, độc tố và hàng loạt các tác nhân gây hại khác. Thế nhưng, trong thời gian mang thai, do sự thay đổi của nội tiết tố nên hệ miễn dịch của cơ thể mẹ bầu bị suy giảm.
Tình trạng này khiến mẹ bầu dễ gặp phải các vấn đề về sức khỏe cũng như rất dễ bị lây nhiễm bệnh khi thời tiết thay đổi hay đặc biệt khi dịch covid đang trở lại với các chủng biến đổi nguy hiểm hơn như hiện nay.
Làm thế nào để luôn khỏe mạnh trong suốt thời gian mang thai khi mà giai đoạn này hệ miễn dịch của cơ thể bị suy yếu?
Theo các chuyên gia khoa sản, dinh dưỡng trong thai kỳ rất quan trọng vì nó có thể giúp tăng sức đề kháng và phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh.
PGS – TS – BS Nguyễn Thị Lâm Nguyên Viện trưởng Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia hướng dẫn mẹ bầu bí quyết bổ sung dinh dưỡng như thế nào để tăng cường miễn dịch khi dịch cúm covid đang có dấu hiệu quay trở lại phức tạp
Các loại thực phẩm bổ sung giúp tăng cường miễn dịch khi mang thai dưới đây mẹ bầu có thể tham khảo:
Thực phẩm giàu Omega-3: các axit béo Omega-3, đặc biệt là DHA và EPA giúp chống viêm, tăng cường hệ miễn dịch cho cả mẹ và bé. Nghiên cứu cho thấy những em bé được sinh ra bởi các mẹ có bổ sung đủ DHA có tỉ lệ mắc bệnh dị ứng, hen, eczema thấp hơn so với nhóm không bổ sung.
Thực phẩm giàu vitamin C: bổ sung vitamin C thường xuyên giúp mẹ giảm nguy cơ mắc các bệnh thông thường đến 50%. Không chỉ nâng cao miễn dịch cho mẹ bầu, vitamin C còn giúp phát triển chức năng phổi của bé cưng trong bụng. Thực phẩm giàu vitamin C bao gồm: họ hàng nhà cam, dâu, ổi, kiwi, dứa, nho…
Thực phẩm giàu kẽm: kẽm có vai trò vô cùng quan trọng đối với hệ thống miễn dịch. Bổ sung thêm kẽm qua các thực phẩm như thịt bò, ức gà, hàu, củ cải, trứng gà, khoai lang, … giúp tăng cường chức năng của các tế bào bạch cầu, tăng sức đề kháng và giảm nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn, vius gây ra.
Thực phẩm giàu sắt như thịt bò, lợn, gà, lòng đỏ trứng, cần tây, rau chân vịt, mộc nhĩ, nấm hương, mè, tía tô… giúp mẹ bầu không bị mệt mỏi vì thiếu máu.
Bên cạnh các vitamin và khoáng chất trên, bạn cũng nên bổ sung vitamin nhóm B, axit béo… Đặc biệt, mẹ bầu nên tránh ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh vì theo nhiều nghiên cứu, những loại thức ăn này có thể khiến hệ miễn dịch bị tổn thương.
Tuy nhiên có ai đủ thời gian để chuẩn bị tất cả các dưỡng chất cần thiết cho một chế độ ăn cân bằng thường xuyên? Làm thế nào người mẹ có thể theo dõi tất cả các chất dinh dưỡng được ăn vào và biết được dưỡng chất nào đang thiếu?