Procare – Website chính thức https://procarevn.vn PM Procare - Công thức đặc biệt cho phụ nữ mang thai, cho con bú Thu, 24 Mar 2022 07:58:00 +0000 vi hourly 1 Đề phòng mỡ máu cao khi mang thai https://procarevn.vn/de-phong-mo-mau-cao-khi-mang-thai-10667/ https://procarevn.vn/de-phong-mo-mau-cao-khi-mang-thai-10667/#respond Mon, 15 Jun 2020 08:02:09 +0000 https://procarevn.vn/?p=10667 Đề phòng mỡ máu cao khi mang thai 1

Mỡ máu cao hay máu nhiễm mỡ là bệnh có thể gây ra biến chứng nguy hiểm. Bệnh không chỉ ảnh hưởng tới mẹ mà còn ảnh hưởng tới cả con, trẻ sinh ra ở bà mẹ bị máu nhiễm mỡ có nguy cơ cũng bị máu nhiễm mỡ sau này.

Hơn nữa, khi mang thai việc dùng thuốc để hạ mỡ máu cần hết sức hạn chế. Do đó, việc điều chình chế độ ăn uống và sinh hoạt là vô cùng quan trọng để giảm thiểu nguy cơ do bệnh gây ra.

Cholesterol và mang thai

Nồng độ cholesterol và chất béo trung tính tăng cao là phổ biến trong thai kỳ. Vì lý do này, hầu hết các bác sĩ sản khoa không khuyến nghị xét nghiệm cholesterol trong thai kỳ. Những thay đổi này được cho là do hormone gây ra. Phụ nữ dùng thuốc tránh thai cũng có những thay đổi về các chỉ số lipid của họ, mặc dù không nhiều như phụ nữ đang mang thai.

Nồng độ cholesterol tăng trong ba tháng giữa của thai kỳ và đạt đến cao điểm trong tam cá nguyệt thứ ba. Trong khi cholesterol quá cao là mối quan tâm của nhiều người trưởng thành thì với các bà mẹ mang thai, bạn đừng nên quá lo lắng. Cholesterol là một chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sống. Đây cũng là chất cần thiết cho sự phát triển trí não của bé. Bởi vì các lý do trên, cũng như thực tế là mức cholesterol sẽ trở lại mức bình thường ở đâu đó khoảng 4 tuần sau khi sinh, thai phụ có mỡ trong máu cao không cần thiết phải điều trị trong thai kỳ.

Nồng độ cholesterol thường trở lại bình thường khoảng 4 tuần sau sinh. Hầu hết các bác sĩ khuyên bạn nên chờ 6 tuần sau sinh để kiểm tra cholesterol. Khi bạn thảo luận về các yếu tố nguy cơ của bạn với bác sĩ, hãy cân nhắc những ưu và nhược điểm của việc chờ đợi 4 – 6 tuần sau khi sinh, để được kiểm tra lại trước khi đưa ra quyết định về việc dùng thuốc.

Nghiên cứu chỉ ra rằng mức cholesterol giảm nhanh nhất ở những phụ nữ cho con bú. Bạn đã cân nhắc việc cho con bú? Nếu mức cholesterol cao của bạn có liên quan đến lịch sử gia đình, em bé của bạn cũng có thể bị cholesterol cao di truyền. Chúng tôi cũng biết rằng trẻ sơ sinh bú sữa mẹ có mức cholesterol thấp hơn trẻ sơ sinh không được bú sữa mẹ. Trừ khi bạn và bác sĩ quyết định rằng mức cholesterol của bạn quá cao để chờ đợi sử dụng thuốc, hãy cân nhắc việc cho con bú; nó có thể có lợi cho cả mức cholesterol của bạn và em bé.

Sữa mẹ đã được chứng minh là nguồn dinh dưỡng TỐT NHẤT cho trẻ sơ sinh. Bạn có biết rằng trẻ sơ sinh thích sữa mẹ hơn sữa mẹ “pha chế” bởi người lạ không? Hỏi bất kỳ em bé nào, bạn chắc chắn sẽ nhận được câu trả lời là sữa mẹ thực sự là một bữa ăn ngon nhất!

Statin là thuốc giảm cholesterol được sử dụng rất phổ biến. Tuy nhiên, vì chúng ta biết rất ít về tác dụng của chúng đối với em bé đang lớn, nên khuyến nghị hiện nay là phụ nữ cho con bú không nên dùng các loại thuốc này.

Bạn có thể làm gì trong khi chờ đợi?

Đừng lo lắng!

Vâng, tôi biết điều này rất khó khăn cho bạn. Thật dễ dàng để lo lắng về sức khỏe của chính bạn và của em bé. Tuy nhiên, căng thẳng có thể góp phần làm tăng cholesterol. Hãy nhìn vào kết quả chỉ số mỡ máu, nói chuyện với bác sĩ của bạn, đưa ra quyết định và sau đó an tâm thực hiện nó!

Bây giờ là thời điểm tốt để xem xét những thứ giúp bạn giảm căng thẳng và lo lắng, như âm nhạc, âm thanh tự nhiên, tiếng nước, những cái ôm vuốt ve âu yếm). Hãy thực hành những điều này ngay bây giờ, bên cạnh việc lập một danh sách “giảm căng thẳng” và đưa nó cho chồng của bạn, để anh ấy có thể cùng thực hiện. Một người mẹ thư giãn có thể chuyển dạ nhẹ nhàng và dễ dàng hơn.

Chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống 1

Chế độ ăn bạn cần chú ý:

Lựa chọn các thực phẩm chứa Cholesterol thấp: rau xanh, bí đỏ, nấm hương, các sản phẩm được làm từ lạc, đậu thịt nạc…

Hạn chế sử dụng những thực phẩm có chứa nhiều chất béo no: Đây là các chất rất dễ làm tắc động mạch như: mỡ động vật và sữa. Nếu như cần uống sữa chỉ nên sử dụng loại sữa có hàm lượng chất béo chỉ từ 1-2%. Nên sử dụng dầu đậu nành, dầu olive, dầu hướng dương thay thế cho mỡ lợn.

Ăn nhiều hoa quả: đối với bệnh mỡ máu cao thì ăn nhiều, đặc biệt những hoa quả ít ngọt như lê, ổi, mận, táo, cam, bưởi… sẽ giúp tăng cường lượng chất xơ trong bữa ăn. Đây là các chất xơ dưới dạng hòa tan. Những thức ăn có chứa nhiều chất xơ hòa tan sẽ làm giảm chất béo & cholesterol được hấp thụ vào cơ thể, không những thế còn giúp hệ tiêu hóa được hỗ trợ và cải thiện.

Không nên ăn hơn 255g/1 tuần thịt đỏ: Các loại thịt đỏ như trâu, bò, cừu, ngứa… có chứa rất nhiều cholesterol, nếu bạn sử dụng nó nhiều sẽ làm tăng bệnh. Thay vào đó thì người bị máu nhiễm mỡ nên ăn thịt nạc, thịt gia cầm loại bỏ da, đặc biệt nên ăn cá nhiều hơn thịt để có thể thu nhận được acid béo hệ Omega-3, loại acid béo này có tác dụng bảo vệ tim mạch. Một số loại cá rất tốt như cá hồi, cá mòi, cá trích, cá ngừ và cá thu…

Không ăn tối quá muộn: Không ăn tối quá muộn nhất là với thức ăn nhiều đạm bởi rất khó tiêu hoá & sẽ làm cholesterol đọng lại trên thành động mạch dẫn tới xơ vữa động mạch.

Bổ sung viên bổ tổng hợp có chứa DHA, EPA như PM Procare diamond mỗi ngày vừa để cung cấp đủ dưỡng chất, vừa giúp bảo vệ tim mạch.

Nói chung chế độ ăn kiêng cholesterol cực thấp không được khuyến khích trong thai kỳ. Nhưng bạn vẫn nên ăn vừa phải lượng cholesterol và lượng chất béo bão hòa. Hãy chắc chắn rằng bạn ăn nhiều trái cây và rau quả tươi. Tăng cường các loại ngũ cốc nguyên hạt, bột yến mạch, hải sản. Tránh xa các loại thịt nhiều chất béo. Hãy đổi sang dùng sữa chua đông lạnh ít chất béo thay vì kem. Thêm các loại hạt vào chế độ ăn uống của bạn nếu bạn chưa dùng chúng.

Tỏi thì sao?

Mặc dù các nghiên cứu nói rằng tỏi chỉ có tác dụng vừa phải đối với cholesterol, nhưng nó cũng là một phương pháp hữu hiệu. Nếu bạn thích tỏi, hãy bao gồm nó trong chế độ ăn uống của bạn. Nếu bạn bao gồm một lượng lớn tỏi trong chế độ ăn uống của bạn, bạn có thể giảm dần số lượng sử dụng khi gần đến ngày sinh. Một số nhà nghiên cứu khuyên bạn nên dừng tỏi (ở cấp độ thuốc) một tuần trước khi phẫu thuật vì nó có thể làm tăng thời gian đông máu của bạn (làm cho nhiều khả năng bạn sẽ bị chảy máu). Đừng lo lắng về việc ăn tỏi khi cho con bú. Em bé THÍCH tỏi trong sữa mẹ.

Tập thể dục vừa phải

Duy trì hoạt động giúp bạn khỏe mạnh và có thể giúp giảm mức cholesterol. Trao đổi với bác sĩ về bài tập thể dục cũng như mức độ phù hợp với bạn. Nó có thể đơn giản như đi bộ hàng ngày hoặc một lớp tập thể dục khi mang thai.

Kiêng ăn nhiều đồ ngọt

Phụ nữ mang thai thèm đồ ngọt thường không ăn đủ protein cho nhu cầu của cơ thể. Ăn nhiều protein thường làm giảm cảm giác thèm đồ ngọt. Hãy đảm bảo bạn có đủ protein, vì điều này đặc biệt quan trọng đối với bạn. Các nghiên cứu trên động vật cũng đã chỉ ra rằng cả lượng protein quá thấp và mức cholesterol quá cao đều có thể dẫn đến IUGR, một tình trạng em bé chậm hoặc ngừng phát triển trong tử cung trong thời kỳ cuối thai kỳ.

Điều này sẽ làm bạn phải hạn chế những thực phẩm mình thực sự thích như bánh kẹo, kem. Bạn có thể đến siêu thị và mua lượng kem nhỏ nhất có thể. Mang nó về nhà. Sử dụng một chiếc muỗng nhỏ và thưởng thức từng thìa nhỏ. Quyết định trước mức độ thường xuyên bạn được phép ăn kem. Một số phụ nữ ngay lập tức đưa phần kem còn lại cho chồng để không phải ăn hết nó. Bạn có thể sử dụng những mẹo nhỏ này để hạn chế lượng đồ ngọt đưa vào cơ thể.

Để đảm bảo có một thai kỳ khỏe mạnh và nói không với tình trạng cholesterol máu cao khi mang thai, các bà mẹ cần giữ cho mình một lối sống khỏe, có chế độ dinh dưỡng hợp lý và nên kiểm tra sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện ra bệnh và có phương án điều trị thích hợp.

Theo Procarevn.vn

]]>
https://procarevn.vn/de-phong-mo-mau-cao-khi-mang-thai-10667/feed/ 0
Trẻ sinh thiếu tháng có não tăng trưởng mạnh mẽ nhờ sữa mẹ https://procarevn.vn/tre-sinh-thieu-thang-co-nao-tang-truong-manh-me-nho-sua-me-10002/ https://procarevn.vn/tre-sinh-thieu-thang-co-nao-tang-truong-manh-me-nho-sua-me-10002/#respond Fri, 20 Dec 2019 06:31:53 +0000 https://procarevn.vn/?p=10002 Việc cho các trẻ sinh thiếu tháng được bú sữa mẹ phần lớn trong tháng đầu tiên của cuộc đời dường như thúc đẩy não tăng trưởng mạnh mẽ. Các trẻ sinh non đã được nuôi ăn hàng ngày với ít nhất 50% là sữa mẹ có mô não và diện tích bề mặt vỏ não nhiều hơn vào ngày dự sinh của chúng so với các trẻ sinh non được cho bú sữa mẹ rất ít.

Trẻ sinh thiếu tháng có não tăng trưởng mạnh mẽ nhờ sữa mẹ 1

Nghiên cứu các trẻ nhũ nhi sinh thiếu tháng ở Đơn Vị Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh Tích Cực (NICU) ở bệnh viện Nhi Đồng St. Louis, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng các trẻ sinh non đã được nuôi ăn hàng ngày với ít nhất 50% là sữa mẹ có mô não và diện tích bề mặt vỏ não nhiều hơn so với các trẻ sinh non rất ít được cho bú sữa mẹ.

Các nhà nghiên cứu trình bày những phát hiện của mình vào ngày 3 tháng 5 tại Hội thảo hàng năm của các Hiệp Hội Hàn Lâm Nhi khoa ở Baltimore.“Não của các em bé sinh thiếu tháng thường không phát triển được đầy đủ,” nghiên cứu viên chính – bác sĩ Cynthia Rogers, một phó giáo sư tâm thần nhi khoa đang điều trị cho các bệnh nhân ở bệnh viện Nhi khoa St. Louis đã nói như vậy.

“Nhưng sữa mẹ đã cho thấy rất có ích cho sự phát triển của các cơ quan khác, do đó, chúng tôi muốn quan sát tác động của sữa mẹ trên não. Với những hình chụp cộng hưởng từ, chúng tôi thấy rằng trẻ được cho bú nhiều sữa mẹ có thể tích não lớn hơn. Điều này rất quan trọng vì nhiều nghiên cứu khác đã cho thấy mối liên quan giữa thể tích và sự phát triển nhận thức”.

Nghiên cứu này gồm 77 trẻ nhũ nhi sinh thiếu tháng. Các nhà nghiên cứu xem xét hồi cứu lượng sữa mẹ mà các trẻ này đã tiếp nhận trong khi được chăm sóc ở NICU. Sau đó, các nhà nghiên cứu đã thực hiện chụp cắt lớp não của các trẻ nhũ nhi này vào thời điểm ngày dự sinh đủ tháng của mỗi trẻ.

Tất cả các trẻ em được sinh sớm trước ít nhất 10 tuần, với tuổi thai trung bình khoảng 26 tuần, hoặc sinh sớm trước khoảng 14 tuần. Vì các trẻ này vẫn đang phát triển nên các trẻ sinh non điển hình có não nhỏ hơn trẻ nhũ nhi sinh đủ tháng.

Tác giả đầu tiên Erin Reynolds, một kỹ thuật viên nghiên cứu ở phòng thí nghiệm Roger đã nói rằng khi đo đạc các tác động của sữa me trên não trẻ em, các nhà nghiên cứu không phân biệt được giữa sữa từ các bà mẹ đang nuôi con và sữa được các bà mẹ khác tặng. Hơn nữa, các nhà nghiên cứu cũng đã tập trung vào ảnh hưởng của sữa mẹ nói chung.

Reynold nói rằng: “Vì lượng sữa mẹ gia tăng, do đó, trẻ có cơ hội có 1 diện tích bề mặt vỏ não lớn hơn. Vỏ não là 1 phần của não bộ có liên quan đến nhận thức, do đó, chúng tôi giả định rằng vỏ não càng nhiều sẽ giúp cải thiện nhận thức vì trẻ em tăng trưởng và phát triển”.

Trẻ sinh non là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến những vấn đề về thần kinh ở trẻ em và có liên hệ đến các rối loạn tâm thần muộn ở tuổi thiếu nhi. Roger và nhóm của cô có kế hoạch theo dõi các trẻ trong nghiên cứu suốt nhiều năm đầu đời của chúng để xem chúng lớn lên như thế nào, tập trung quan sát sự vận động, nhận thức và phát triển xã hội.

Vì các trẻ em ngày càng lớn lên nên các nhà nghiên cứu tin rằng họ sẽ có thể xác định được những tác động của việc cho bú mẹ sớm trên kết cục phát triển về sau.“Chúng tôi muốn quan sát có phải là sự khác biệt về kích thước của não có 1 tác động trên bất kỳ quá trình phát triển nào của trẻ hay không”, Roger nói.

“Các bác sĩ chuyên khoa sơ sinh đã tin rằng sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ nhũ nhi sinh non. Chúng tôi muốn quan sát xem có phải là đã có thể phát hiện ảnh hưởng của sữa mẹ trên não bộ của các trẻ này trong giai đoạn sớm của cuộc đời và có phải lợi ích của sữa mẹ đã xuất hiện một cách nhanh chóng và đã phát triển theo thời gian”.

Roger nói rằng việc tiến hành các nghiên cứu về sau nữa là rất cần thiết để xác định 1 cách đặc hiệu sữa mẹ ảnh hưởng lên não như thế nào và chất nào tiêu biểu trong sữa mẹ dường như có khả năng khởi phát sự phát triển não.

Cô đã giải thích rằng bởi vì tất cả các trẻ em trong nghiên cứu đều được sinh non nên do đó, không thể làm rõ được liệu sữa mẹ có mang đến những lợi ích tương tự cho các trẻ sinh đủ tháng hay không.

Reynolds E. và cộng sự. Các tác động của việc tiêu thụ sữa mẹ trong tháng đầu đời trên sự phát triển não sớm ỏ trẻ nhu nhi sinh non. Tóm tắt được trình bày ở Hội thảo các Hiệp Hội Nhi Khoa Hàn Lâm năm 2016, ngày 3 tháng 5 năm 2016.

]]>
https://procarevn.vn/tre-sinh-thieu-thang-co-nao-tang-truong-manh-me-nho-sua-me-10002/feed/ 0
Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh nhẹ cân non tháng [Tài liệu dành cho nhân viên y tế] https://procarevn.vn/dinh-duong-cho-tre-so-sinh-nhe-can-non-thang-9984/ https://procarevn.vn/dinh-duong-cho-tre-so-sinh-nhe-can-non-thang-9984/#respond Wed, 18 Dec 2019 04:53:21 +0000 https://procarevn.vn/?p=9984 Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh nhẹ cân non tháng [Tài liệu dành cho nhân viên y tế] 1

Chậm tăng trưởng ngoài tử cung luôn là một thách thức lớn trong quá trình nuôi dưỡng trẻ non tháng/ nhẹ cân, có tỉ lệ thay đổi từ 43-97% tùy nghiên cứu. Chậm tăng trưởng ngoài tử cung có liên quan với chậm phát triển tâm thần – vận động về sau.

Dinh dưỡng sau sinh kém là một yếu tố quan trọng dẫn đến chậm tăng trưởng; hầu hết các trẻ rất non tháng đều bị thiếu hụt năng lượng và protein nặng nề trong suốt giai đoạn nằm điều trị tại khu chăm sóc sơ sinh tăng cường. Dinh dưỡng tích cực sớm, bao gồm cả qua đường tiêu hóa và tĩnh mạch, được dung nạp tốt ở trẻ rất non tháng và giúp cải thiện tăng trưởng [33].

1. Nguyên tắc

– Cho trẻ ăn sớm (nếu không có chống chỉ định) để dự phòng hạ đường huyết

– Cho ăn đường tiêu hóa tối thiểu (trophic/ minimal feeding) ở trẻ < 32 tuần hay <1500g

– Cho ăn nhiều lần trong ngày (8-12 bữa/ngày)

– Tăng lượng sữa thận trọng (≤1000g: 15-20ml/kg/ ngày; >1000g: 30ml/kg/ ngày)

– Ưu tiên sữa mẹ (hay sữa mẹ pha với chất làm giàu Human Milk Fortifiers – HMF) khi cần thiết. Khi mẹ không có/ không đủ sữa, sử dụng sữa công thức dành cho trẻ nhẹ cân non tháng hay sữa từ ngân hàng sữa mẹ (nguồn sữa phải được kiểm định và bảo quản đúng tiêu chuẩn). [9][22][33][40]

2. Nhu cầu năng lượng

Năng lượng mục tiêu: 110 – 130kcal/kg/ngày, có thể tới 150-160kcal/kg/ngày; để đạt mục tiêu tăng trưởng:

– Cân nặng ≥15 g/kg/ ngày

– Chiều cao 0,9 cm/ tuần

– Vòng đầu 0,9 cm/ tuần

3. Nhu cầu nước cơ bản

Cung cấp 60–80 ml/kg/ngày, tăng 10-20 ml/kg/ ngày (tùy cân nặng, Natri/ máu, lượng nước tiểu, tình trạng huyết động học) để đạt 120–150 ml/kg/ ngày vào ngày 7 và 180 – <200 ml/kg/ ngày trong tuần thứ 2.

4. Đường nuôi ăn

4. Đường nuôi ăn 1

– Đối với trẻ ≥ 34 tuần tuổi: ăn sữa qua ống thông dạ dày, đổ thìa hay bú mẹ trực tiếp

– Đối với trẻ < 34 tuần tuổi hay bệnh lý nặng nề: Nuôi dưỡng tĩnh mạch trong những ngày đầu, sau đó kết hợp nuôi tĩnh mạch + ăn qua ống thông rồi ăn qua ống thông hoàn toàn.

5. Nuôi ăn tích cực sớm ở trẻ < 32w hay <1500g trong tuần đầu

– Tĩnh mạch

  • Glucose: khởi đầu 6 mg/kg/phút trong ngày đầu, tăng 2 mg/kg/phút mỗi ngày để đạt 10-12mg/kg/ phút, sao cho đường huyết 50–120 mg/dl
  • Amino acids: khởi đầu 3.0 g/kg/ngày từ những giờ đầu, tăng 0.5–1.0 g/kg/ngày, để đạt 4.0 g/kg/ngày
  • Lipid: khởi đầu 0.5–1.0 g/kg/ngày trong 24 giờ đầu, tăng 0.5–1.0 g/kg/ngày, để đạt 3.0–3.5 g/kg/ngày nếu không có chống chỉ định.

– Tiêu hóa: “Cho ăn đường tiêu hóa tối thiểu” để nhằm thúc đẩy đường tiêu hóa trưởng thành, cải thiện sự dung nạp và giảm thiểu rối loạn chức năng gan. Bắt đầu khi trẻ được 24-48 giờ tuổi (sau 48 giờ nếu ngạt nặng/suy hô hấp, nhiễm trùng huyết, đã được đặt catheter rốn hay thở máy). Gavage liên tục hay ngắt quãng trong 4-7 ngày với thể tích ban đầu 10ml/kg/ ngày, tăng dần đạt ≤ 24 mL/kg/ ngày.

6. Dinh dưỡng tại viện khi trẻ ổn định

– Tiếp tục cho ăn sữa mẹ hoàn toàn.

– Bổ sung chất làm giàu vào sữa mẹ khi ăn được sữa mẹ 50ml/kg/ ngày mà trẻ có nhỏ cân so với tuổi thai (cân nặng theo tuổi sau kinh chót nằm dưới bách phân vị thứ 10 trên biểu đồ tăng trưởng của trẻ non tháng Fenton 2013). Chất làm giàu sữa mẹ có hàm lượng đạm, khoáng chất cao. Chú ý theo dõi sự dung nạp: phù, mất nước, bất dung nạp lactose, tiêu chảy, đầy hơi, chậm làm trống dạ dày và nôn.

– Nếu không có/ không đủ sữa mẹ: dùng sữa công thức đặc biệt dành cho trẻ non tháng, nhẹ cân để giúp tăng trưởng nhanh, bắt kịp tăng trưởng của những trẻ sinh đủ tháng.

6. Dinh dưỡng tại viện khi trẻ ổn định 1

Biểu đồ tăng trưởng của trẻ non tháng Fenton 2013 – Nữ

6. Dinh dưỡng tại viện khi trẻ ổn định 2

Biểu đồ tăng trưởng của trẻ non tháng Fenton 2013 – Nam

7. Dinh dưỡng cho trẻ non tháng, nhẹ cân đến tròn 6 tháng

7. Dinh dưỡng cho trẻ non tháng, nhẹ cân đến tròn 6 tháng 1

Trẻ cần được bú mẹ tối đa, bú cả ngày lẫn đêm theo nhu cầu của trẻ nhưng phải đạt ít nhất 8 bữa bú /24 giờ; chỉ bổ sung thêm các loại dinh dưỡng công thức khi trẻ đã bú hết sữa mẹ mà vẫn còn đói hoặc không tăng cân như yêu cầu.  Nếu trẻ không được bú mẹ thì nên cung cấp cho trẻ sữa công thức dinh dưỡng đặc biệt dành cho trẻ nhẹ cân, non tháng. Khi trẻ được 5 kg hoặc khi bắt kịp cân nặng trẻ sinh đủ tháng thì chuyển sang sữa công thức tiêu chuẩn dành cho trẻ sinh đủ tháng cùng độ tuổi.

 Với những trẻ sinh non giai đoạn này, bổ sung vi chất dinh dưỡng là rất quan trọng.

* Vitamin A: Bổ sung từ 700-1500 IU vitamin A từ 1 tuần tuổi sau sinh tới khi trẻ đạt 2000g.

* Vitamin D: bổ sung 400 IU-1000 IU vitamin D từ 1 tuần tuổi sau sinh.

* Vitamin K: Vitamin K1 tiêm bắp 1 liều duy nhất ngay sau khi sinh: 1mg khi >1000g và 0,3mg/kg khi ≤1.000g.

* Sắt: trẻ nhẹ cân cần được cung cấp sắt với liều 2-3mg/kg/ngày từ 2 tuần tuổi cho đến 12 tháng tuổi.

* Kẽm: với trẻ cân nặng dưới 1500g cần cung cấp 0,5-1,8 mg/kg/ngày cho tới khi được 2000g.

* Can-xi và phốt pho: với trẻ < 1500g cần được cung cấp can-xi 2mmol/kg/ngày và phốt pho 0,5 mmol/kg/ngày cho đến khi được 2.000g [40]

Một số sản phẩm thay thế sữa mẹ dành cho trẻ sinh non theo khuyến cáo của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO)  Một số sản phẩm dinh dưỡng có thể thay thế sữa mẹ dựa vào các thành phần dinh dưỡng của chúng. Tuy nhiên, các sản phẩm này không chứa các hoạt chất sinh học chống nhiễm khuẩn, kháng thể và các hóc – môn tăng trưởng như sữa mẹ.

* Sữa công thức đặc biệt dành cho trẻ non tháng nhẹ cân (Preterm formula – PTF)

So với các sữa công thức khác, sữa được thiết kế riêng dành cho trẻ nhẹ cân, non tháng giàu năng lượng (80 kcal/100ml), giàu protein, khoáng chất và vitamin hơn. Dù đường và muối khoáng cao hơn, nồng độ thẩm thẩm thấu của sữa cho trẻ nhẹ cân non tháng vẫn chỉ ở mức 250-320 mOsm/kg H2O. Với 150 ml/kg/ngày, sữa này cung cấp cho trẻ protein 3g/kg/ngày.

* Công thức dinh dưỡng cho trẻ sinh non khi xuất viện (Post discharge formula)

Khi thiếu/ không có sữa mẹ, sử dụng công thức dinh dưỡng cho trẻ sinh non sau khi xuất viện cho đến khi trẻ được 5 kg. Đây thực chất là công thức dinh dưỡng trung gian giữa sữa dành cho trẻ sinh non và trẻ đủ tháng, thành phần chứa nhiều đạm, can-xi, kẽm, đồng, phospho và vitamin. Mỗi 100 ml chứa 74-80 kcal năng lượng, hàm lượng đạm từ 2,8-2,9g/100 kcal trở lên và nồng độ thẩm thấu 250-320 mOsm/kg H2O.

* Sữa công thức tiêu chuẩn (Term formula)

Sữa này được thiết kế dành cho trẻ đủ tháng mô phỏng theo các thành phần chủ yếu của sữa mẹ. Mỗi 100 ml sữa có khoảng 67 Kcal, 1,2 -1,3g protein, 50 mg can-xi, 30 mg phospho. Sữa này chỉ sử dụng khi trẻ nhẹ cân, non tháng đã > 5 kg hoặc đã đuổi kịp trẻ sinh đủ tháng trong vòng năm đầu tiên mà không có sữa mẹ

8. Dinh dưỡng cho trẻ non tháng, nhẹ cân từ 6-24 tháng

8. Dinh dưỡng cho trẻ non tháng, nhẹ cân từ 6-24 tháng 1

Ở độ tuổi này trẻ nhẹ cân, non tháng vẫn cần được bú mẹ tối đa nếu có thể. Giai đoạn này thường trẻ đã được trên 5-6 kg cho nên nếu trẻ không được đủ sữa mẹ thì có thể cho trẻ uống bổ sung các công thức dinh dưỡng tiếp theo dành cho trẻ trên 6 tháng. Với những bé chưa bắt kịp tăng trưởng, có thể tiếp tục sử dụng sữa dành cho bé non tháng giai đoạn chuyển tiếp.

Từ 6 tháng tuổi trở lên, bên cạnh sữa mẹ (hay sữa công thức nếu trẻ không được bú mẹ) có thể áp dụng chế độ ăn dặm như với trẻ sinh đủ tháng.

Từ 12 tháng tuổi trở lên, dinh dưỡng giống như trẻ thường [40].

Trẻ sinh non tháng, nhẹ cân hoặc rất nhẹ cân nên được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục bú mẹ càng lâu càng tốt cho đến khi trẻ được 2 tuổi. Có thể bổ sung chất làm giàu sữa mẹ (HMF- Human-milk fortifiers) trong giai đoạn đầu.

Nếu bà mẹ không đủ sữa mẹ hoặc trẻ không thể bú mẹ, nên cho trẻ ăn sản phẩm dinh dưỡng công thức dành cho trẻ nhẹ cân non tháng cho đến khi trẻ được 5 kg thì chuyển sang sản phẩm dinh dưỡng công thức tiêu chuẩn (công thức khởi đầu) phù hợp với lứa tuổi cho đến khi trẻ 6 tháng tuổi. Ưu tiên chọn công thức dinh dưỡng có đạm chất lượng gần giống sữa mẹ.

Từ 6 tháng tuổi trở đi, trẻ sinh non tháng, nhẹ cân hoặc rất nhẹ cân được nuôi dưỡng như những trẻ bình thường nếu đã bắt kịp tăng trưởng. Nếu không đủ sữa mẹ thì cho trẻ sử dụng công thức tiếp theo với đạm chất lượng giúp trẻ tăng cân khỏe mạnh. Khi trẻ được tròn 6 tháng tuổi thì cho trẻ ăn dặm giống như trẻ bình thường.

Theo Tài liệu Khuyến nghị dinh dưỡng trong 1.000 ngày đầu đời dành cho Nhân viên Y Tế – Hội Nhi khoa Việt Nam, Hội Phụ Sản Việt Nam, Viện Dinh Dưỡng Nestlé Việt Nam

Tài liệu tham khảo:

[9] Tổ chức Y tế Thế giới- Văn phòng khu vực tây Thái Bình Dương (2014). Chăm sóc sơ sinh thiết yếu, cẩm nang thực hành lâm sàng bỏ túi.

[22] Embleton ND. Optimal nutrition for preterm infants: Putting the ESPGHAN guidelines into practice. J Neonatal Nurs. 2013;19(4):130-133.

[33] Su B-H. Optimizing Nutrition in Preterm Infants. Pediatr Neonatol. 2014;55(1):5-13.

[40] WHO | Essential Nutrition Actions. WHO. http://www.who.int/nutrition/publications/infantfeeding/essential_nutrition_actions/en/. Accessed January 16, 2017.

 

]]>
https://procarevn.vn/dinh-duong-cho-tre-so-sinh-nhe-can-non-thang-9984/feed/ 0
Dinh dưỡng cho trẻ từ sơ sinh đến dưới 6 tháng tuổi  [Tài liệu dành cho nhân viên y tế] https://procarevn.vn/dinh-duong-cho-tre-tu-so-sinh-den-duoi-6-thang-tuoi-9944/ https://procarevn.vn/dinh-duong-cho-tre-tu-so-sinh-den-duoi-6-thang-tuoi-9944/#respond Sat, 07 Dec 2019 04:44:03 +0000 https://procarevn.vn/?p=9944 Dinh dưỡng cho trẻ từ sơ sinh đến dưới 6 tháng tuổi  [Tài liệu dành cho nhân viên y tế] 1

Dinh dưỡng tốt là điều tối cần thiết cho sự sống còn, phát triển thể chất, trí tuệ, sức khỏe và hạnh phúc của cả cuộc đời qua các thời kỳ: Bào thai, sơ sinh, thơ ấu cho đến tuổi trưởng thành. Đặc biệt dinh dưỡng tốt còn giúp phòng ngừa các bệnh mạn tính không lây như thừa cân, béo phì, dị ứng [34][35][36].

1. Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh

1.1. Tiếp xúc da kề da

1.1. Tiếp xúc da kề da 1

Cho trẻ tiếp xúc da kề da với mẹ ngay từ những phút đầu sau khi sinh giúp tăng sự tương tác sớm giữa mẹ và con. Trẻ sẽ không bị hạ thân nhiệt, biết tìm vú mẹ sớm hơn và bú mẹ khỏe hơn.

Các nghiên cứu cho thấy các trẻ được tiếp xúc da kề da với mẹ ngay sau sinh thì ít khóc hơn so với các trẻ được nhân viên y tế chăm sóc, các bà mẹ cũng cảm thấy dễ dàng cho con bú mẹ hơn trong những tháng đầu sau sinh, thời gian cho bú mẹ cũng lâu hơn, các bà mẹ cũng ghi nhận trẻ gần gũi với mẹ hơn. [1][2]

1.2. Kẹp và cắt dây rốn muộn giúp trẻ giảm thiếu máu và thiếu sắt

1.2. Kẹp và cắt dây rốn muộn giúp trẻ giảm thiếu máu và thiếu sắt 1

Nghiên cứu về sinh lý trẻ sơ sinh cho thấy, trong phút đầu tiên sau sinh lượng máu truyền từ bánh nhau sang trẻ sơ sinh khoảng 80 ml và có thể lên tới 100 ml trong 3 phút sau sinh. Lượng máu tăng thêm này có thể cung cấp một lượng sắt tương ứng 40-50mg/ kg cân nặng của trẻ, cùng với lượng sắt của cơ thể (khoảng 75mg/kg cân nặng) có thể ngăn ngừa được thiếu máu thiếu sắt trong năm đầu.

Các nghiên cứu cũng cho thấy nếu kẹp cuống rốn đúng thời điểm, một lượng máu từ bánh nhau qua dây nhau sẽ giúp trẻ đủ tháng không bị thiếu máu thiếu sắt trong những tháng đầu và đặc biệt ở trẻ non tháng không bị thiếu máu cũng như giảm tỷ lệ xuất huyết não do giảm prothrombin.

Tổ chức Y tế Thế Giới – WHO đã khuyến cáo nên kẹp cắt dây rốn muộn (khi dây rốn ngừng đập hoặc 1-3 phút sau sổ thai) cho tất cả các trường hợp sinh thường để ngăn ngừa tình trạng thiếu máu của trẻ. Chỉ kẹp dây rốn sớm (trước 01 phút) đối với trường hợp trẻ ngạt đòi hỏi hồi sức tích cực. [1][2]

1.3. Bú mẹ sớm

1.3. Bú mẹ sớm 1

Cho trẻ bú sữa mẹ sớm trong vòng một giờ đầu sau sinh, cho trẻ bú mẹ hoàn toàn và không cho trẻ ăn hay uống bất cứ một thực phẩm hay thức uống nào khác.

Với trẻ sơ sinh, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời nhất mà bà mẹ có thể cung cấp cho trẻ, giúp trẻ tăng trưởng tối ưu, phát triển trí não và tăng cường miễn dịch. Cho trẻ bú mẹ ngay trong giờ đầu sau sinh là vô cùng quan trọng, giúp trẻ giảm nhiễm trùng và giảm 22% nguy cơ tử vong sau sinh.

Sữa non có tác dụng bảo vệ trẻ sơ sinh giảm nhiễm trùng giống như một vắc-xin đầu tiên của trẻ. Sữa mẹ chứa tất cả các dưỡng chất như chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin, khoáng chất và các yếu tố vi lượng mà trẻ sơ sinh cần để phát triển khỏe mạnh với lượng cần thiết cho nhu cầu theo từng độ tuổi của bé. Hàm lượng các chất dinh dưỡng của sữa mẹ thích ứng một cách chính xác với nhu cầu của bé trong suốt quá trình phát triển.

Những giọt sữa mẹ đầu tiên được gọi là sữa non (4-5 ngày đầu sau khi sinh) có thành phần khác hơn so với sữa chuyển tiếp (từ ngày thứ 5 đến 2 tuần sau sinh) hoặc sữa trưởng thành (sau hai tuần). Sữa mẹ giúp trẻ dễ tiêu hóa hơn vì chứa nhiều đạm whey (60%-70%), loại đạm hòa tan dễ tiêu hóa, dễ hấp thu; trong khi đó, sữa bò chứa thành phần đạm casein cao nên khó tiêu hóa.

1.3. Bú mẹ sớm 2

Ngoài ra sữa mẹ còn cung cấp kháng thể giúp tăng cường miễn dịch cho trẻ: Khi cho trẻ bú sữa mẹ, bà mẹ đã chia sẻ với trẻ một phần hệ miễn dịch của mẹ thông qua các kháng thể có trong sữa mẹ. Đây là điều tuyệt vời cho trẻ vì hệ thống phòng vệ tự nhiên của trẻ chưa hoàn thiện và chưa được huấn luyện đầy đủ khi mới sinh. Ngoài các dưỡng chất cần thiết giúp bảo vệ trẻ, sữa mẹ còn chứa các vi sinh vật có lợi probiotics (bifidobacteria và lactobacilli), rất quan trọng cho sự phát triển của hệ vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh và hệ thống miễn dịch của trẻ.

Nuôi con bằng sữa mẹ là một bước cần thiết cho sự phát triển và tăng cường khả năng miễn dịch tự nhiên của trẻ ngay từ những ngày đầu tiên khi chào đời. Ngoài ra, trẻ được bú sữa mẹ kéo dài còn giảm nguy cơ thừa cân, béo phì, bệnh tim mạch và một số bệnh chuyển hóa như đái tháo đường.

Tuy nhiên, với những trẻ sơ sinh không được bú mẹ hoặc không đủ sữa mẹ do nhiều nguyên nhân khác nhau, sữa từ ngân hàng sữa mẹ hoặc sữa công thức dinh dưỡng với đạm chất lượng (hàm lượng đạm vừa đủ, chất lượng đạm cao, đạm whey thủy phân một phần) có thể giúp trẻ có được dinh dưỡng tối ưu, giúp trẻ tăng cân khỏe mạnh, giảm nguy cơ thừa cân, béo phì và và phòng ngừa nguy cơ dị ứng sau này [1][2][9][18][38] [41][48][49].

Sữa mẹ không những chứa các dưỡng chất đã được biết đến như chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và chất khoáng – là những chất cần thiết cho sự tăng trưởng của cơ thể – mà còn chứa một thành phần hấp dẫn khác, được gọi là “Các Oligosaccharide trong Sữa mẹ” hay HMOs (Human Milk Oligosaccharides).

Các HMOs này là thành phần chất rắn nhiều thứ 3 trong sữa mẹ, chiếm đến 15% lượng chất khô, bao gồm các cấu trúc đa dạng có tính trung tính hoặc có tính axit và một số dạng được sialyl hóa hoặc fucosyl hóa nhưng thật đáng ngạc nhiên là chúng không cung cấp năng lượng!

Trẻ nhũ nhi nhận một lượng lớn các HMOs từ sữa mẹ với tiềm năng cao tác dụng tại chỗ trong đường tiêu hóa và các chức năng hệ thống. Trong phân và nước tiểu của trẻ có HMOs và các sản phẩm thoái biến, điều này phản ánh một phần loại oligosaccharide đặc hiệu cho sữa mẹ.

Các HMOs rất đa dạng, có hoạt tính sinh học giúp điều hòa một cách có lợi hệ vi sinh đường ruột, thúc đẩy sự phát triển của ruột ở trẻ nhũ nhi. HMOs bảo vệ trẻ nhũ nhi khỏi các bệnh nhiễm trùng như: Giảm tiêu chảy nhiễm trùng, giảm nhiễm trùng đường hô hấp dưới cũng như giảm sử dụng kháng sinh và làm chậm khởi phát chàm dị ứng ở trẻ sinh mổ.

HMOs còn kích thích sự trưởng thành của hệ miễn dịch và có khả năng phát triển thần kinh.

Chúng ta đã thấy rằng HMOs là thành phần độc nhất vô nhị trong sữa mẹ, thật đáng ngạc nhiên là HMOs hiện diện với số lượng lớn trong sữa mẹ nhưng không cung cấp năng lượng, điều này khiến chúng ta tự hỏi vậy vai trò thực sự của HMOs là gì? Cách đây không lâu, các nhà khoa học – những người trước đó đã né tránh bí ẩn này – nay đã tiết lộ rằng HMOs đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ hệ miễn dịch của trẻ, nhờ vậy mà bảo vệ được trẻ trong giai đoạn rất dễ bị tổn thương, khi chức năng của hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. HMOs giúp huấn luyện hệ miễn dịch phát triển để hoàn thiện chức năng.

Vậy thì HMOs có vai trò gì?

HMOs giúp tăng cường miễn dịch theo 4 cách:

  1. Thiết lập & phát triển hệ vi sinh đường ruột
  2. Ngăn chặn các tác nhân gây bệnh
  3. Tăng cường chức năng của hàng rào niêm mạc ruột
  4. Huấn luyện hệ miễn dịch phát triển. [52]
Với những trẻ sơ sinh khỏe mạnh, hãy kẹp rốn muộn (khi dây rốn đã ngừng đập hoặc 1-3 phút sau sinh, cho trẻ tiếp xúc với da kề da với mẹ ngay sau sinh trong ít nhất 1 giờ đầu và khuyến khích bà mẹ nhận biết các dấu hiệu sẵn sàng bú mẹ của trẻ. Cho trẻ bú sữa mẹ sớm trong vòng một giờ đầu sau sinh, cho trẻ bú mẹ hoàn toàn và không cho trẻ ăn hay uống bất cứ một thực phẩm hay thức uống nào khác. Cán bộ y tế có thể giúp đỡ bà mẹ cho trẻ bú mẹ nếu cần thiết; bà mẹ uống 1 liều vitamin A 200.000IU trong vòng 1 tháng sau sinh.  

2. Dinh dưỡng cho trẻ từ 1 đến dưới 6 tháng

2. Dinh dưỡng cho trẻ từ 1 đến dưới 6 tháng 1

Bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời có tác dụng bảo vệ tối đa cho trẻ, giúp phòng ngừa suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong. Những trẻ bú mẹ hoàn toàn sẽ giảm nguy cơ mắc các bệnh có thể gây tử vong như tiêu chảy, nhiễm trùng tai, bệnh lý mũi họng và viêm phổi.

Trong 6 tháng đầu trẻ chỉ cần bú mẹ hoàn toàn mà không cần phải bổ sung bất kỳ chất lỏng, sữa hay các thức ăn khác kể cả nước. Sữa mẹ là tất cả những gì một đứa trẻ cần để tồn tại và tối ưu hóa sự phát triển. Ngoài ra, việc cho trẻ uống nước, chất lỏng hoặc các loại thực phẩm khác có thể mang mầm bệnh cho trẻ, làm cho trẻ giảm bú sữa mẹ, dẫn đến bệnh tật và suy dinh dưỡng.

Cần cho trẻ bú mẹ thường xuyên, liên tục, cả ngày lẫn đêm theo nhu cầu của trẻ, ít nhất 8 cữ mỗi ngày. Không nên cho trẻ sử dụng bình bú cũng như các núm vú nhân tạo

Đối với trẻ từ 4 đến dưới 6 tháng tuổi, chỉ cho ăn thêm khi thấy trẻ:

+ Vẫn còn đói sau mỗi bữa bú hoặc

+ Không tăng cân theo chuẩn tăng trưởng của Tổ Chức Y tế Thế giới WHO

* Nếu vì lý do nào đó mà trẻ không được bú mẹ hoàn toàn, có thể cho trẻ uống sữa công thức dinh dưỡng khởi đầu phù hợp với độ tuổi của trẻ (từ 0-6 tháng tuổi), ưu tiên dùng sữa công thức đạm chất lượng (hàm lượng đạm gần với sữa mẹ, chất lượng đạm cao (tỉ lệ đạm whey/casein là 70/30 hay 60/40 như trong sữa mẹ) giúp trẻ dễ tiêu hóa, dễ hấp thu, tăng cường sức đề kháng, tăng cân khỏe mạnh từ đó giúp trẻ phòng ngừa nguy cơ thừa cân, béo phì.

Ngoài ra, việc sử dụng sữa công thức dinh dưỡng đạm whey thủy phân một phần giúp có thể giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ dị ứng sau này, góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện, khỏe mạnh dài lâu [3][13][40].

Không nên cho trẻ bú sữa bằng bình bú mà nên sử dụng cốc thìa (ly, muỗng) hợp vệ sinh.

Trẻ nhũ nhi từ 1 đến 6 tháng tuổi cần được bú mẹ hoàn toàn để được tăng trưởng tối ưu, giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ. Nếu trẻ không được bú mẹ hoàn toàn thì sản phẩm dinh dưỡng công thức có đạm chất lượng gần với sữa mẹ (hàm lượng đạm vừa đủ, chất lượng đạm cao, đạm Whey thủy phân một phần) sẽ giúp trẻ dễ tiêu hóa, dễ hấp thu, tăng cường sức đề kháng, tăng cân khỏe mạnh và phòng ngừa thừa cân, béo phì cũng như giúp giảm nguy cơ dị ứng.  

Theo Tài liệu Khuyến nghị dinh dưỡng trong 1.000 ngày đầu đời dành cho Nhân viên Y Tế – Hội Nhi khoa Việt Nam, Hội Phụ Sản Việt Nam, Viện Dinh Dưỡng Nestlé Việt Nam

Tài liệu tham khảo:

[1] Bộ Y Tế – Vụ Sức khỏe Bà mẹ-Trẻ em (2014). Hướng dẫn chuyên môn chăm sóc chăm sóc thiết yếu bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ.

[2] Bộ Y Tế – Vụ Sức khỏe Bà mẹ-Trẻ em (2016). Hướng dẫn chuyên môn chăm sóc chăm sóc thiết yếu bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau mổ lấy thai.

[3] Bộ Y Tế – Viện dinh dưỡng Quốc gia (2016). Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam. Nhà xuất bản Y học.

[9] Tổ chức Y tế Thế giới- Văn phòng khu vực tây Thái Bình Dương (2014). Chăm sóc sơ sinh thiết yếu, cẩm nang thực hành lâm sàng bỏ túi.

[13] Action – 10 tips on proper nutrition for period 2013–2020 (Vietnamese: 10 Lời khuyên dinh dưỡng hợp lý đến năm 2020) – Dietary goals and food-based dietary guidelines – All population groups|Infants and young children|Preschool-age children (Pr… | Global database on the Implementation of Nutrition Action (GINA). https://extranet.who.int/nutrition/gina/en/node/24412. Accessed January 16, 2017.

[18] Breast Milk Protein | First 1000 Days Nutrition | SMA Baby. https://www.smababy.co.uk/breastmilk-protein-and-first-1000-days/. Accessed January 16, 2017.

[34] The 1,000-day Window of Opportunity: Technical Guidance Brief. https://www.usaid.gov/whatwe-do/global-health/nutrition/1000-day-window-opportunity. Accessed January 15, 2017.

[35] The first 1,000 days. Nutricia Research. http://www.nutriciaresearch.com/early-life-nutrition/ thousand-days/. Accessed January 16, 2017.

[36] Thurow, R. (2016). The First 1,000 Days: A Crucial Time for Mother and Children — And The World. New York: Publi- cA airs.

[38] Walker A. Breast Milk as the Gold Standard for Protective Nutrients. J Pediatr. 2010;156(2):S3- S7.

[40] WHO | Essential Nutrition Actions. WHO. http://www.who.int/nutrition/publications/infantfeeding/essential_nutrition_actions/en/. Accessed January 16, 2017.

[41] WHO | Evidence on the long-term effects of breastfeeding. WHO. http://www.who.int/maternal_child_adolescent/documents/9241595230/en/. Accessed January 20, 2017.

[48] WHO | Newborn nutrition. WHO. http://www.who.int/maternal_child_adolescent/topics/newborn/nutrition/en/. Accessed February 1, 2017.

[49] WHO | Short-term effects of breastfeeding: a systematic review on the benefits of breastfeeding on diarrhoea and pneumonia mortality. WHO. http://www.who.int/maternal_child_adolescent/documents/breastfeeding_short_term_effects/en/. Accessed January 20, 2017.

[52] The Nest 40: Human Milk Oligosaccharides https://www.nestlenutrition-institute.org/resources/ publication-series/publications/article/human-milk-oligosaccharides

 

]]>
https://procarevn.vn/dinh-duong-cho-tre-tu-so-sinh-den-duoi-6-thang-tuoi-9944/feed/ 0
Kinh nghiệm về dinh dưỡng cho mẹ sau sinh mổ phục hồi nhanh https://procarevn.vn/dinh-duong-sau-sinh-mo-9888/ https://procarevn.vn/dinh-duong-sau-sinh-mo-9888/#respond Wed, 27 Nov 2019 10:10:03 +0000 https://procarevn.vn/?p=9888 Kinh nghiệm về dinh dưỡng cho mẹ sau sinh mổ phục hồi nhanh 1

Thực phẩm nên bổ sung khi cho con bú

Sau khi sinh mổ, sức khỏe người mẹ thường giảm sút, đau nhức, mất máu nhiều nên cơ thể mệt mỏi, kém ăn, ít sữa hoặc mất sữa, đôi khi dẫn đến sản hậu. Mẹ sẽ cần nhiều hơn năng lượng từ một chế độ ăn uống cân bằng thông thường, để giúp bé tăng trưởng và phát triển tốt, đảm bảo đầy đủ dưỡng chất bé sẽ nhận được thông qua sữa mẹ, đồng thời cũng để phục hồi nhanh sức khỏe cho chính mình. Vậy dinh dưỡng cho mẹ sau sinh mổ như thế nào là hợp lý?

1.Dưỡng chất cần thiết cho mẹ sau sinh mổ

Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị với phụ nữ sau sinh mổ và cho con bú cần bổ sung các dưỡng chất với liều lượng như sau:

Dưỡng chất Nguồn cung cấp Vai trò Nhu cầu khuyến nghị cho phụ nữ cho con bú/ngày
Acid folic Các loại rau lá xanh, ngũ cốc, gan, sữa,…

1.Dưỡng chất cần thiết cho mẹ sau sinh mổ 1

  • Là vitamin thiết yếu cho sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể
  • Ngăn ngừa thiếu máu do thiếu folat
500mcg
Các acid béo Omega 3 (DHA & EPA) Hải sản và cá, trứng, thịt gà, hạt óc chó,…

1.Dưỡng chất cần thiết cho mẹ sau sinh mổ 2

  • Giúp tái tạo các Protein cấu trúc, sản xuất sữa và hỗ trợ kiểm soát cân nặng sau sinh.
  • Cung cấp acid béo quan trọng cho sữa mẹ, nguồn năng lượng chủ chốt cho sự phát triển của trẻ. Giúp trẻ phát triển tối ưu về thể chất và trí tuệ.
  • Cải thiện thể trạng người mẹ
Tối thiểu 200mg
Kẽm Hải sản, thịt nạc, các loại quả hạt như hạnh nhân, hạt điều, óc chó,…

1.Dưỡng chất cần thiết cho mẹ sau sinh mổ 3

  • Tăng khả năng miễn dịch
  • Tham gia vào chức năng đông máu, chức năng tuyến giáp, tiêu hóa chất đạm hợp lý, cân bằng lượng đường trong máu,…
  • Cải thiện trạng thái tinh thần…
3-9,8mg
Vitamin D Ánh sáng mặt trời, trứng, cá

1.Dưỡng chất cần thiết cho mẹ sau sinh mổ 4

  • Giúp tăng khả năng hấp thu canxi, ngăn ngừa thiếu hụt Vitamin D (còi xương)
  • Hỗ trợ chức năng chuyển hóa của não bộ, hỗ trợ hệ nội tiết, tăng thể trạng
5mcg
Sắt Các loại thịt đỏ, gan, tiết, rau lá xanh,…

1.Dưỡng chất cần thiết cho mẹ sau sinh mổ 5

  • Giúp sản xuất Heamoglobin (vận chuyển Oxy), phòng ngừa thiếu máu thiếu sắt.
  • Giúp chữa lành vết thương
  • Giúp sản xuất sữa.
30mg
Các vitamin nhóm B Các loại rau củ, thịt nạc, ngũ cốc,…

1.Dưỡng chất cần thiết cho mẹ sau sinh mổ 6

  • Quan trọng đối với quá trình sản xuất hồng cầu và chuyển hóa nói chung
  • Vitamin B1: 1,5mg
  • Vitamin B2: 1,6mg
  • Vitamin B3: 17mg
  • Vitamin B6: 2mg
  • Vitamin B12: 2,8mcg
I – ốt Hải sản, tảo biển, rau, muối I-ốt,…

1.Dưỡng chất cần thiết cho mẹ sau sinh mổ 7

  • Giúp tuyến giáp điều hòa hormon và năng lượng, cho sự phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ.
200mcg
Vitamin C Cam, quýt, bưởi, đu đủ chín, ổi, dâu tây,…

1.Dưỡng chất cần thiết cho mẹ sau sinh mổ 8

  • Giúp cho sự chuyển hóa của tế bào và Protein.
  • Tăng hấp thu sắt, hỗ trợ chống Oxy hóa
95mg
Vitamin E Quả hạch, các loại hạt đậu đỗ,…

1.Dưỡng chất cần thiết cho mẹ sau sinh mổ 9

  • Hỗ trợ chống Oxy hóa
  • Giúp tăng trưởng và phát triển của tế bào
18mg
Magnesi Các loại rau, hạt, quả hạch, thịt, hải sản…

1.Dưỡng chất cần thiết cho mẹ sau sinh mổ 10

  • Phát triển tế bào và mô, xương, dây chằng và các khớp chắc khỏe.
  • Duy trì năng lượng
250mg
Canxi Cua, cá, tôm, tép, ốc, các sản phẩm từ sữa,…

1.Dưỡng chất cần thiết cho mẹ sau sinh mổ 11

  • Điều hòa hệ tuần hoàn, giúp chắc khỏe xương, răng. Cần kết hợp với Vitamin D để tăng mật độ xương và phát triển xương của trẻ
  • Cần cho sự phát triển của cơ bắp, hệ thần kinh…
1000mg

(Theo thông tư 43/2014, về nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam)

2. Mẹ sau sinh mổ ăn gì để phục hồi nhanh?

Sau khi sinh mổ, áp lực trong ổ bụng bị giảm áp lực đột ngột làm giảm cơ bụng, nhu động ruột chậm lại, dễ bị táo bón. Do đó, sau phẫu thuật trong 6 giờ đầu không nên ăn gì, khi ruột đã dần dần khôi phục chức năng, không còn cảm giác buồn nôn, mới nên ăn uống.

Sau khi sinh khoảng 1-2 ngày khả năng tiêu hóa còn yếu, nên ăn những loại thức ăn dễ tiêu hóa, không ăn thức ăn có dầu mỡ. Sau sinh 3-4 ngày không vội vàng ăn một lượng quá nhiều các món canh. Sau một tuần thì các mẹ có thể ăn bình thường. Khi có cảm giác ngon miệng hơn có thể bổ sung thêm trứng, thịt gia cầm.

Sau mổ 3 ngày đầu không nên uống sữa ngay vì sau khi đẻ mổ người phụ nữ thường có thời gian liệt ruột cơ năng, nên bụng bị chướng hơi. Khi chưa thông ruột (chưa trung tiện) mà uống sữa sẽ dễ bị tiêu chảy. Khi đã có trung tiện (hết liệt ruột) thì người phụ nữ đẻ mổ có thể ăn uống bình thường.

Ngoài việc bổ sung về dinh dưỡng thì mẹ còn cần bổ sung thêm dưỡng chất qua các viên đa sinh tố, viên Canxi, viên sắt và vẫn nên duy trì việc uống sữa hàng ngày để có dinh dưỡng tốt trong sữa mẹ.

Một điều lưu ý là sau khi sinh mổ xong, ngoài chuyện dinh dưỡng, mỗi buổi sáng các bà mẹ cần ra phơi nắng cho em bé và cũng chính là phơi nắng cho chúng mình để không bị thiếu Vitamin D. Ngoài ra, ánh nắng mặt trời rất tốt cho việc lành vết thương, những người nằm trong nhà nhiều và thiếu ánh nắng mặt trời thì vết thương cũng khó lành hơn so với những người thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

3. Kiêng khem như thế nào là đúng?

Nhiều người sau khi sanh không cho ăn canh, ăn nước nhiều mà cho ăn khô: ăn cá kho, thịt kho kho thật là mặn… như vậy thì rất là nguy hiểm. Sau khi sanh, nếu người mẹ ăn quá mặn sẽ dẫn tới tình trạng giữ muối và dẫn tới tình trạng tăng huyết áp mà có thể là lên cơn sản giật hoặc có thể là tiền sản giật đặc biệt là với những người đã có triệu chứng cao huyết áp hoặc là tiền sản giật trước và trong lúc mang thai.

Ngoài ra, nếu mẹ ăn khô quá, ăn thiếu nước thì không đủ lượng sữa cho em bé nên chúng ta cần phải uống nhiều nước, ăn rau, ăn canh.

Một quan niệm nữa nhiều người nói rằng sau khi sanh để cho sữa về nhiều thì người mẹ cứ ăn cơm nếp, ăn móng giò ninh với đu đủ và nhiều người chỉ ăn như vậy thôi thì không có đúng. Thực ra thì mẹ cần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng cân bằng và đảm bảo ngon miệng thì cơ thể mới hấp thu được.

Không ăn các thức ăn làm ảnh hưởng đến quá trình lành sẹo như: đồ nếp, rau muống, lòng trắng trứng gà… những thức ăn làm tăng quá trình tạo mủ viêm, hay gây ra sẹo lồi, những thức ăn có thể gây dị ứng…

Không ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn đặc.

Tránh các thực phẩm gây ra sắc tố đen để tránh vết sẹo sâu hơn.

Không nên dùng các thực phẩm có tính kích thích như cà phê, chè, hạt tiêu hay rượu vang…’

4. Món ăn bài thuốc tốt cho mẹ sau sinh mổ

Ngoài chế độ ăn uống đầy đủ, trong y học cổ truyền, nhiều món ăn được chế biến từ các cây thuốc, vị thuốc có tác dụng tốt phục hồi sức khỏe cho bà mẹ sau sinh mổ.

Thuốc phục hồi sức khỏe cho mẹ

Đan sâm 8g, huyền sâm, địa hoàng, mỗi vị 12g, thiên môn, mạch môn, mỗi vị 10g, phục sinh, viễn chí, đương quy, bá tử nhân, mỗi vị 8g, ngũ vị tử, cát cánh, mỗi vị 6g, chu sa 0,6g. Tất cả sắc trừ chu sa, rồi uống ngày một thang.

Thuốc làm tăng lượng sữa cho con bú

Bài 1: Lõi thông thảo 20g bào mỏng thành sợi, chân giò lợn 1 cái hoặc móng giò lợn 2 cái, gạo nếp 50g. Chân giò hoặc móng đem chặt nhỏ, nấu trước cho mềm rồi cho thông thảo và gạo nếp vào hầm nhừ, thêm gia vị, ăn trong ngày. Dùng 3-5 ngày.

Bài 2: Lá sung có tật 100g, chân giò lợn 1 cái, quả đu đủ non 50g, gạo nếp 60g. Tất cả thái nhỏ, nấu với gạo thành cháo cho nhừ, chia ăn trong ngày. Dùng 2-3 ngày.

Thuốc tăng sức đề kháng, phòng ngừa sản hậu

Bài 1: Nghệ vàng 300g, giã nát trộn với 3-4 lít nước, ngâm trong vài giờ, thỉnh thoảng khuấy đều, rồi gạn. Lấy 1kg gạo nếp đã vo kỹ ngâm vào nước nghệ trong 5-7 ngày đêm (ngày phơi đêm ngâm). Vớt gạo ra, hong khô, rang giòn, tán bột, rây mịn. Ngày uống 3-4 lần, mỗi lần 1-2 thìa cà phê.

Bài 2: Thanh ngâm 100g, sâm đại hành 100g, nghệ vàng 200g. Thanh ngâm thái nhỏ, sắc lấy nước đặc, sâm và nghệ sấy riêng từng thứ, tán một, rây mịn. Ngày uống 20g bột sâm và 20g bột nghệ với nước sắc thanh ngâm.

Bài 3: Mần tưới, mạch môn, mỗi vị 20g, ngải cứu 10g, nhân trần 6g, rẻ quạt 4g, vỏ bưởi đào 4g. Sắc uống.

Bài 4: Rễ bướm bạc, lá chuối, mỗi vị 4g, củ gấu, chỉ xác, (sao) mỗi vị 3g, hạt tía tô (sao) 2g, trần bì (bỏ màng trắng) 2g, riềng sống 3 lát. Sắc uống.

Bài 5: Vỏ thân hoặc rễ hồng bì 30g, rễ bồ quân 20g, quả khế chua 20g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sao vàng, sắc uống trong ngày. Dùng 5-7 ngày.

Mặc dù thực phẩm là nguồn cung cấp dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, với nhu cầu tăng cao khi cho con bú, bạn khó có thể đáp ứng đủ nếu chỉ bổ sung qua thức ăn hàng ngày. Do đó, mẹ có thể sử dụng viên bổ tổng hợp như PM Procare / PM Procare diamond và viên bổ sung canxi như Magcaldi để cùng thức ăn hàng ngày cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho cho cơ thể khỏe mạnh và nâng cao chất lượng sữa cho con bú.

Theo: Procarevn.vn

]]>
https://procarevn.vn/dinh-duong-sau-sinh-mo-9888/feed/ 0
[TRỰC TIẾP] – Radio VOH – Thiếu máu thai kì https://procarevn.vn/thieu-mau-thai-ki-9884/ https://procarevn.vn/thieu-mau-thai-ki-9884/#respond Tue, 26 Nov 2019 06:24:23 +0000 https://procarevn.vn/?p=9884 [TRỰC TIẾP] – Radio VOH – Thiếu máu thai kì 1

Theo Tổ chức y tế thế giới WHO, hiện có khoảng 30% dân số thế giới bị thiếu máu, chủ yếu là thiếu máu do thiếu sắt.

Theo điều tra của Viện Dinh dưỡng quốc gia cho thấy 36,8% phụ nữ mang thai tại Việt Nam thiếu máu thai kỳ.

Theo thống kê của Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho thấy lượng sắt và acid folic trong khẩu phần ăn của phụ nữ mang thai nhiều địa phương chỉ đạt khoảng 40% nhu cầu khuyến nghị.

Thiếu máu không những gây HẬU QUẢ NẶNG NỀ cho sức khỏe của mẹ bầu như làm tăng nguy cơ sảy thai, tăng huyết áp thai kỳ, tiền sản giật, ối vỡ sớm, băng huyết sau sanh, nhiễm trùng hậu sản…, mà còn có nguy cơ sinh con nhẹ cân, sinh non tháng, suy thai, thời gian điều trị hồi sức kéo dài, dễ mắc bệnh sơ sinh hơn so với trẻ không thiếu máu.

Vì vậy THIẾU MÁU THAI KỲ chủ đề số 9 trong chương trình LIVESTREAM SỨC KHỎE & CUỘC SỐNG tuần này của VOH online và Fanpage Dinh Dưỡng Bà Bầu được rất nhiều mẹ bầu mong chờ.

[TRỰC TIẾP] – Radio VOH – Thiếu máu thai kì 2

Mọi thắc mắc và câu hỏi liên quan tới vấn đề thiếu máu thai kỳ như:

★ Biểu hiện nhẹ và nặng như thế nào?

★ Tác hại của thiếu máu tới mẹ và con?

★ Cách phòng tránh thiếu máu trước, trong và sau khi sinh ?

★ Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu thiếu máu thiếu sắt?

Sẽ được bác sĩ khách mời giải đáp chi tiết trong chương trình.

Bác sĩ khách mời: BSCK 2 Đỗ Thị Ngọc Diệp – Nguyên GĐ Trung tâm dinh dưỡng thành phố HCM, Phó CT Hội dinh dưỡng Việt Nam

[TRỰC TIẾP] – Radio VOH – Thiếu máu thai kì 3

Chương trình SỨC KHỎE VÀ CUỘC SỐNG

Chủ đề 09: THIẾU MÁU THAI KÌ

Chương trình được livestream lúc 20-21hThứ tư, ngày 27/11/2019,

đồng thời trên 2 fanpage: Dinhduongbabau & Radio VOH.

Kính mời bố mẹ xem chương trình tại đây

Procarevn.vn

]]>
https://procarevn.vn/thieu-mau-thai-ki-9884/feed/ 0
[TRỰC TIẾP] – Radio VOH – Vô sinh – Hiếm muộn https://procarevn.vn/vo-sinh-hiem-muon-9823/ https://procarevn.vn/vo-sinh-hiem-muon-9823/#respond Tue, 12 Nov 2019 08:54:09 +0000 https://procarevn.vn/?p=9823 [TRỰC TIẾP] – Radio VOH – Vô sinh - Hiếm muộn 1

heo thống kê mới nhất từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Việt Nam đang là một trong những quốc gia tại khu vực Châu Á- Thái Bình Dương có tỷ lệ sinh thấp nhất nhưng tỷ lệ vô sinh thì lại cao nhất.

Theo thống kê của Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, tỷ lệ vô sinh hiếm muộn ở Việt Nam hiện tại là 7,7%. Tệ nhất, đa số các trường hợp này lại rơi vào các cặp vợ chồng còn khá trẻ, dưới 35 tuổi.

Những con số này đã rung lên hồi chuông báo động về tình trạng vô sinh – hiếm muộn hiện nay

Để hiểu rõ hơn về tình trạng cấp bách này cũng như nguyên nhân hay cách phòng tránh, các cặp vợ chồng đang có ý định mang thai nên theo dõi chương trình LIVESTREAM SỨC KHỎE & CUỘC SỐNG tuần này với chủ đề VÔ SINH – HIẾM MUỘN.

[TRỰC TIẾP] – Radio VOH – Vô sinh - Hiếm muộn 2

Bác sĩ khách mời: Thạc sĩ, Bác sĩ Thân Trọng Thạch – BV Hùng Vương

[TRỰC TIẾP] – Radio VOH – Vô sinh - Hiếm muộn 3

Chương trình SỨC KHỎE VÀ CUỘC SỐNG

Chủ đề 07: VÔ SINH – HIẾM MUỘN

Chương trình được livestream lúc 20-21hThứ tư, ngày 13/11/2019,

đồng thời trên 2 fanpage: Dinhduongbabau & Radio VOH.

Chương trình sẽ giải đáp toàn bộ các thắc mắc và các vấn đề liên quan tới sức khỏe sinh sản của cả 2 vợ chồng.

Kính mời bố mẹ xem chương trình tại đây

Procarevn.vn

]]>
https://procarevn.vn/vo-sinh-hiem-muon-9823/feed/ 0
[TRỰC TIẾP] – Radio VOH – Thai suy dinh dưỡng: vì đâu nên nỗi? https://procarevn.vn/thai-suy-dinh-duong-9674/ https://procarevn.vn/thai-suy-dinh-duong-9674/#respond Fri, 27 Sep 2019 09:24:03 +0000 https://procarevn.vn/?p=9674 [TRỰC TIẾP] - Radio VOH - Thai suy dinh dưỡng: vì đâu nên nỗi? 1

Khi mang thai, mẹ bầu nào cũng mong muốn những điều tốt nhất cho con. Tuy nhiên, có thể vì nhiều lý do khác nhau, ví dụ như nhớ không chính xác ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng trước khi mang bầu, bạn có thể không biết em bé bị suy dinh dưỡng dù tình trạng này xảy ra đã lâu.

Nhằm cung cấp cho bố mẹ những kiến thức mới nhất về cách phòng, phát hiện và điều trị thai suy dinh dưỡng; đồng thời giải đáp những thắc mắc xung quanh vấn đề này, Nhãn hàng Procare sẽ tổ chức buổi tư vấn truyền hình trực tiếp với chủ đề “THAI SUY DINH DƯỠNG VÌ ĐÂU NÊN NỖI”.

[TRỰC TIẾP] - Radio VOH - Thai suy dinh dưỡng: vì đâu nên nỗi? 2

Bác sĩ khách mời: Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Hà – nguyên Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Quốc tế Mekong, Giảng viên Đại học Y dược TPHCM.

[TRỰC TIẾP] - Radio VOH - Thai suy dinh dưỡng: vì đâu nên nỗi? 3

Chương trình SỨC KHỎE VÀ CUỘC SỐNG

Chủ đề THAI SUY DINH DƯỠNG VÌ ĐÂU NÊN NỖI?

Chương trình được livestream lúc 20-21h, Thứ tư, ngày 02/10/2019, đồng thời trên 2 fanpage: Dinhduongbabau & Radio VOH. Bố và mẹ có thể tương tác trực tiếp với chương trình livestream trên 2 fanpage này.

Các nội dung chính của chương trình:

★ Thế nào là thai suy dinh dưỡng?

★ Dựa vào những tiêu chí hay những dấu hiệu nào?

★ Những yếu tố ảnh hưởng:

☛ Nguyên nhân từ mẹ

☛ Do bản thân thai nhi

☛ Do bất thường ở các phần phụ của thai như rau thai, dây rốn.

★ Những bà mẹ có yếu tố nguy cơ cao?

★ Hậu quả của thai chậm phát triển?

★ Có thể chủ động hạn chế tình trạng này?

★ Trước khi mang thai, người phụ nữ cần làm gì?

★ Có cần bổ sung đa vi chất trong giai đoạn mang thai? Bổ sung như thế nào?

★ Chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng bào thai như thế nào? Nếu cho trẻ bú sữa mẹ, cần lưu ý bổ sung đa vi chất ra sao?

★ Lời khuyên của bác sĩ

★ Tư vấn trực tuyến của bác sĩ.

Kính mời bố mẹ xem chương trình tại đây

Procarevn.vn

]]>
https://procarevn.vn/thai-suy-dinh-duong-9674/feed/ 0
Hàm lượng sắt cho bà bầu 3 tháng cuối https://procarevn.vn/ham-luong-sat-cho-ba-bau-3-thang-cuoi-8708/ https://procarevn.vn/ham-luong-sat-cho-ba-bau-3-thang-cuoi-8708/#comments Tue, 26 Feb 2019 01:25:21 +0000 https://procarevn.vn/?p=8708 3 tháng cuối là lúc mẹ bầu cần cung cấp nhiều sắt nhất để đáp ứng đủ nhu cầu tăng cao trong giai đoạn này, nếu không dễ gặp phải tình trạng thiếu sắt. Ngược lại, nhiều bà mẹ không tiếc tiền đầu tư và cố gắng uống nhiều sắt để mong con khỏe thì cuối cùng vẫn phải đến gặp bác sĩ do tự ý bổ sung sắt quá liều. Vậy hàm lượng sắt cần bổ sung cho bà bầu 3 tháng cuối bao nhiêu là đủ?

Hàm lượng sắt cho bà bầu 3 tháng cuối 1

Bổ sung thiếu hay thừa sắt đều nguy hiểm

Chị H (23 tuổi, Phú Thọ) mang thai đã được 8 tháng. Do nhà xa không có điều kiện đi khám thai thường xuyên, cộng thêm tâm lý chủ quan nên chị H chưa có ý thức bổ sung đầy đủ sắt trong quá trình mang thai. Chị H đến khám bác sĩ trong tình trạng da tái xanh, yếu ớt, người thì lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi, uể oải bất thường, thường xuyên bị nhức đầu, khó thở, thỉnh thoảng bị ngất. Bác sĩ cho biết nếu tình trạng thiếu sắt kéo dài có thể dẫn tới hiện tượng đẻ non, bào thai bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển nhận thức, giảm phát triển trí tuệ ở con sau này. Thiếu máu thiếu sắt khi mang thai còn khiến mẹ có nguy cơ bị băng huyết khi sinh, gây nguy hiểm đến tính mạng, có thể dẫn tới tử vong cả mẹ và con.

Mang thai lần đầu, Chị M (24 tuổi, Thái Bình) rất lo lắng. Chị lên mạng tìm hiểu nhiều thông tin và cho rằng việc bổ sung sắt rất quan trọng cho cả mẹ lẫn con. Do đó, ngay từ khi mới có thai, cô đã mua cùng lúc nhiều loại thuốc sắt cho bà bầu về uống, kèm theo chế độ ăn gồm nhiều thực phẩm bổ sung sắt. Chị M không tiếc tiền đầu tư và cố gắng bổ sung sắt tới khi bị táo bón nặng kèm theo đau lưng, nôn ói, khó thở mới đi khám bác sĩ. Lúc này, bác sĩ kết luận chị M bị thừa sắt do tự ý bổ sung quá liều. Thừa sắt dẫn tới tăng nồng độ sắt tự do và tăng nồng độ huyết sắc tố trong máu người mẹ làm  cản trở quá trình cung cấp máu từ Mẹ sang con, dẫn đến tình trạng bị sinh non, thiếu cân và tăng nguy cơ tử vong cho sản phụ. Sắt dư thừa được tích lũy trong gan và lá lách, nếu tích lũy kéo dài có thể dẫn tới suy gan, suy lách và hàng loạt các biến chứng khác.

Xem thêm:

Hàm lượng sắt cho bà bầu 3 tháng cuối

Hàm lượng sắt cho bà bầu 3 tháng cuối 1

Lượng sắt thực tế cơ thể cần hàng ngày trong giai đoạn 3 tháng cuối là hơn 6 mg Fe/ngày (bao gồm sắt được cung cấp từ thức ăn và sắt từ thuốc bổ sung)

Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy bạn bị thiếu máu thiếu sắt (Hb<1111g/dl và Ferritin <30mg/mL), thì ngoài tăng cường chế độ ăn giàu sắt bạn cần bổ sung thêm sắt từ thuốc ở hàm lượng cao để điều trị thiếu máu thiếu sắt hiệu quả. Chỉ bổ sung sắt liều cao khi có chỉ định của bác sĩ trong trường hợp cơ thể bị thiếu máu thiếu sắt mà thôi. Sau đó, bạn luôn cần sự theo dõi, đánh giá định kỳ của bác sĩ trong suốt quá trình dùng thuốc để điều chỉnh lại liều lượng nếu cần. Tuyết đối không tự ý tăng/giảm liều hay kéo dài/rút ngắn thời gian điều trị. Bởi thiếu hay thừa sắt đều gây ra các ảnh hưởng xấu cho mẹ và thai nhi.

Để tìm được sản phẩm bổ sung sắt phù hợp bạn cần xác định rõ:

  • Nhu cầu sắt thực tế của cơ thể mình
  • Lượng sắt mà thức ăn hàng ngày đã cung cấp
  • Hàm lượng sắt nguyên tố trong mỗi sản phẩm bổ sung.

Ví dụ: Nếu có một thai kỳ bình thường, không bị thiếu máu thiếu sắt và có:

  1. Chế độ ăn uống tương đối tốt, có thể ăn được 1-2 lạng thịt cá cùng rau củ/ngày thì chỉ cần bổ sung một lượng sắt ở liều cơ bản khoảng 5mg sắt nguyên tố/ngày là đủ.
  2. Chế độ ăn kém hơn một chút thì bạn cần bổ sung sắt liều cao hơn, đáp ứng khoảng 80% nhu cầu sắt – tương ứng với 22-24mg sắt nguyên tố/ngày (phần còn lại thức ăn dễ dàng cung cấp đủ)

Như vậy, để bổ sung sắt có hiệu quả và giảm tối đa tác dụng không mong muốn thì trước tiên mẹ cần tăng cường bổ sung sắt từ thực phẩm hàng ngày, đồng thời thay đổi chế độ ăn uống của mình để tối ưu khả năng hấp thu sắt của cơ thể. Việc bổ sung sắt từ thuốc được thực hiện khi chế độ ăn không đáp ứng đủ nhu cầu và nên bổ sung sắt ở liều thấp nhất có thể. Chỉ bổ sung liều cao hơn khuyến nghị khi có chỉ định của bác sĩ trong trường hợp cơ thể thực sự có thiếu máu thiếu sắt bệnh lý mà thôi.

Theo Procarevn

]]>
https://procarevn.vn/ham-luong-sat-cho-ba-bau-3-thang-cuoi-8708/feed/ 12
Đẻ non – Những dấu hiệu nguy hiểm không được bỏ qua https://procarevn.vn/de-non-nhung-dau-hieu-nguy-hiem-7498/ https://procarevn.vn/de-non-nhung-dau-hieu-nguy-hiem-7498/#respond Wed, 13 Feb 2019 04:22:12 +0000 https://procarevn.vn/?p=7498 Đẻ non - Những dấu hiệu nguy hiểm không được bỏ qua 1

Theo tổ chức Y tế thế giới, đẻ non là một cuộc chuyển dạ xảy từ tuần 22 đến trước tuần thứ 37 của thai kỳ tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng. Đẻ non có tỷ lệ từ  5% đến 15 % trong tổng số các cuộc đẻ.

Đẻ non – Những nguy hiểm cho mẹ và bé

Đẻ non nguy hiểm cho trẻ sơ sinh, tỷ lệ tử vong chu sản càng cao khi tuổi thai càng non. Đặc biệt, trẻ đẻ non có nguy cơ cao về di chứng thần kinh. Trước 32 tuần tỷ lệ di chứng là 1/3. Từ 32- 35 tuần tỷ lệ di chứng thần kinh là 1/5. Từ 35 đến 37 tuần tỷ lệ di chứng là 1/10.  

Chăm sóc một trường hợp đẻ non rất tốn kém. Ngoài ra khi lớn lên trẻ còn có những di chứng về tâm thần kinh, là gánh nặng cho gia đình cũng như xã hội.

Mẹ bị đẻ non thì cũng dễ biến chứng sót rau, nhiễm khuẩn hậu sản.

 

Đẻ non – Những nguyên nhân thường gặp

  • Cân nặng của mẹ thấp và/hoặc tăng cân kém.
  • Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo, yếu kém.
  • Lao động vất vả, căng thẳng lúc mang thai.
  • Thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất độc hại.
  • Tuổi mẹ dưới 20 hoặc trên 40 tuổi.
  • Nghiện thuốc lá, rượu hay các chất cocain.
  • Mắc các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm nhiễm âm đạo – cổ tử cung, nhiễm trùng nặng do vi khuẩn, virus.
  • Mắc bệnh tim, bệnh gan, bệnh thân, thiếu máu
  • Bị chấn thương vùng bụng.
  • Tiền sản giật – sản giật (9%).
  • Mắc hội chứng kháng thể kháng Phospholipid.
  • Có tiền sử sinh non: nguy cơ tái phát từ 25 – 50 % ở các lần sinh sau.

 

Đẻ non – Những nguyên nhân tại chỗ

  • Ối vỡ non, ối vỡ sớm, nhiễm trùng ối
  • Đa thai, đa ối làm tử cung quá căng gây chuyển dạ sớm.
  • Rau tiền đạo, rau bong non.
  • Tử cung dị dạng bẩm sinh như tử cung hai sừng, một sừng, tử cung kém phát triển, vách ngăn tử cung: nguy cơ đẻ non là 40%.
  • Bất thường ở tử cung như dính buồng tử cung, u xơ tử cung, tử cung có sẹo.
  • Các can thiệp phẫu thuật tại cổ tử cung như khoét chóp.
  • Hở eo tử cung.

Đẻ non – Những nguyên nhân tại chỗ 1A. Cổ tử cung bình thường; B. Hở eo tử cung; C. Khâu vòng cổ tử cung.

 

Dấu hiệu dọa đẻ non và đẻ non

Dấu hiệu doạ đẻ non 1Dấu hiệu doạ đẻ non

  • Đau bụng từng cơn hoặc trì nặng bụng dưới.
  • Có thể là dịch nhầy âm đạo, ra máu hoặc nước ối.
  • Xuất hiện 1 – 2 cơn go tử cung thưa nhẹ trong 10 phút, liên tục trên 30 phút.
  • Cổ tử cung có thể còn dài, đóng kín nhưng cũng có thể xoá và mở đến < 4cm.
  • Ối vỡ non, buồng ối bị hở, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, chuyển dạ trong một thời gian ngắn sau đó.

Dấu hiệu đẻ non 1Dấu hiệu đẻ non

  • Đau bụng từng cơn, các cơn đau tăng dần.
  • Có thể ra dịch nhầy âm đạo, ra máu hoặc nước ối.
  • Xuất hiện 2 – 3 cơn go tử cung trong 10 phút, tăng dần.
  • Cổ tử cung xoá trên 80%, hoặc mở trên 2 cm, đầu ối bắt đầu thành lập hoặc ối vỡ sớm.

 

Đẻ non – Các cách phòng chống

Sau khi đã hiểu rõ những nguyên nhân có thể gây ra đẻ non, các bà mẹ nên chủ động phòng tránh và loại bỏ các yếu tố nguy cơ như:

  • Không đi du lịch xa, nên ở nhà nghỉ ngơi trước khi sinh 6 tuần (8 tuần nếu trên 3 con)
  • Có chế độ ăn uống bổ sung dưỡng chất đầy đủ. Đặc biệt bổ sung đầy đủ DHA, EPA trong suốt thai kỳ giúp phòng chống sinh non đáng kể.
  • Điều trị các nhiễm khuẩn nếu có.
  • Tích cực theo dõi và điều trị các bệnh lý như nhiễm độc thai nghén, tiểu đường…
  • Khâu vòng cổ tử cung từ tuần thứ 12 – 14 nếu có hở eo.

 

Đẻ non – Những lưu ý khi chăm sóc trẻ tại nhà

Do sinh non nên các cơ quan của con chưa được hoàn thiện, có nhiều nguy cơ mắc nhiều bệnh tật và biến chứng về sau. Vì thế, trẻ sinh non cần một chế độ chăm sóc đặc biệt, con sẽ sớm thích nghi và phát triển khỏe mạnh như các bé khác.

Nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ 1Sữa mẹ là thức ăn lý tưởng nhất đối với trẻ em, nhất là trẻ sinh non. Sữa mẹ nên là thức ăn đầu tiên của trẻ để giúp hệ tiêu hóa trưởng thành tốt, vì các loại thức ăn khác như sữa bò, nước cháo, bột khuấy dễ làm cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa, tạo ra phản ứng dị ứng…

Sữa mẹ còn cung cấp cho trẻ sinh non nhiều kháng thể chống nhiễm trùng, tránh nhiều bệnh dị ứng như chàm, suyễn…

Với bé sinh non thì khả năng ngậm bắt núm vú kém, phản xạ bú yếu và chậm… mẹ nên kiên nhẫn và thường xuyên theo dõi lượng sữa bú, cũng như cân năng của con. Trung bình trẻ sinh non bú 8 – 12 lần mỗi ngày, thường ít nhất 150ml sữa/kg cân nặng/ngày. Đặc điểm khi con bú mẹ đủ là bụng căng tròn sau mỗi lần bú, tiểu ít nhất 6 – 10 lần mỗi ngày, nước tiểu trong, con lên cân đều đặn.

Giữ vệ sinh cho con

Khi chăm sóc trẻ, người lớn cần rửa tay sạch. Không để con tiếp xúc với người bệnh đường hô hấp, người hút thuốc lá. Khi quần áo hay khăn tã ướt phải thay ngay. Tắm cho con mỗi ngày với nước ấm, tránh gió lùa nơi tắm.

Tiêm chủng phòng bệnh

Mũi tiêm phòng đầu tiên là lao và viêm gan siêu vi B:

  • Trẻ cân nặng lớn hơn 2.000g, sẽ được tiêm phòng ngay khi xuất viện hoặc lúc bắt đầu 2 tháng tuổi,
  • Trẻ cân nặng nhỏ hơn 2.000g, sẽ được tiêm phòng lúc 2 tháng tuổi.

Các vấn đề khác cần theo dõi và khám định kỳ sẽ tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ nhi khoa

Những dấu hiệu cần đưa trẻ sinh non đến cơ sở y tế khám ngay

  • Những dấu hiệu cần đưa trẻ sinh non đến cơ sở y tế khám ngay 1Vàng da nhiều tăng nhanh,
  • ngủ nhiều khó thức dậy,
  • bú kém,
  • khó thở, xanh tái quanh môi, mắt hoặc miệng,
  • sốt hoặc hạ thân nhiệt,
  • không tiểu > 12 giờ,
  • không đại tiện > 4 ngày hoặc  tiêu phân đen hoặc có máu…

Xem thêm:

Theo Procarevn

]]>
https://procarevn.vn/de-non-nhung-dau-hieu-nguy-hiem-7498/feed/ 0