Sau khi vượt cạn thành công, sức khỏe của người phụ nữ suy giảm rất nhiều. Việc chăm sóc sau sinh đóng một vai trò vô cùng quan trọng giúp cho cơ thể người phụ nữ nhanh chóng trở về trạng thái bình thường. Và chính lúc này, sự quan tâm cũng, chăm sóc cũng như giúp đỡ của các ông bố là điều rất cần thiết. Vậy người chồng nên làm gì để chăm sóc vợ sau sinh được tốt?
Mục lục
Giúp vợ ổn định tâm lý
Sự nhạy cảm của một phụ nữ mới sinh nhất là phụ nữ sinh con lần đầu cao hơn gấp nhiều lần so với những người phụ nữ bình thường khác. Họ dễ nhạy cảm với những tiếng ồn, lời nói hay sự trách cứ, vui buồn bất chợt, thậm chí khóc nức nở bởi một chuyện không đâu, ngoài ra còn sự lo lắng, bất an cho sức khỏe của bé làm đảo lộn sinh hoạt hàng ngày, giấc ngủ của chị em.
Nếu không được thấu hiểu và chia sẻ của người thân , nhất là người chồng, chị em sẽ dễ rơi vào trạng thái cô đơn hay chán nản. Tình trạng này một phần cũng do những thay đổi nội tiết tố đột ngột gây ra. Tức là các hormone từ nhau thai khi mang thai sẽ làm cho cô ấy cảm thấy sảng khoái, tỉnh táo, vui vẻ, hạnh phúc, nhưng các hormone này giảm sút ngay sau khi sinh khiến các mẹ thay đổi tâm trạng. Và thế là nếu không được chồng quan tâm chia sẻ, trầm cảm sẽ xảy ra.
Có nhiều cách các bố có thể làm để giúp vợ vượt qua tình trạng này, Một trong những việc chồng cần làm là tạo sự an tâm cho người vợ, trở thành bờ vai vững chãi để vợ dựa vào. Chồng hãy chịu khó nghe vợ tâm sự, hãy giúp vợ yên tâm bằng bằng cách dành thời gian cho cả hai mẹ con nhiều hơn, bênh vực vợ khi thấy cần thiết trong các mối quan hệ. Đồng thời, hãy cùng cô ấy chăm sóc và nuôi dưỡng em bé, giúp cô ấy cảm thấy yên tâm về chồng dù không ở bên cạnh.
Giúp vợ chăm sóc vết thương sau khi sinh
Các bố hãy nhớ: vết thương ở mẹ sinh thường hay sinh mổ cũng phức tạp như nhau. Nếu là sinh thường bố hãy giúp mẹ chăm sóc vết thương tầng sinh môn, còn sinh mổ thì bố hãy giúp vợ chăm sóc vết mổ.
Vết thương tầng sinh môn :Khi sinh thường, tử cung của sản phụ có thể co thắt hết mức có thể để đẩy nhanh bé ra ngoài. Điều này có thể làm rách cơ vòng hậu môn. Vì thế, các bác sĩ sẽ dùng thủ thuật rạch tầng sinh môn để hỗ trợ và thúc đẩy nhanh quá trình sinh nở an toàn. Việc cẩn trọng chăm sóc vết thương tầng sinh môn cực kỳ quan trọng, vì nếu vệ sinh không đúng cách hoặc không làm vệ sinh vết thương, sẽ gây nhiễm trùng, khó điều trị và đau đớn hơn.
Vì vậy, bố cần làm sạch vết khâu bằng nước ấm, sau đó lau khô, rồi giúp mẹ thay băng vệ sinh thường xuyên ngày 3 lần để ngăn ngừa nhiễm trùng và ẩm ướt từ nước ối. Cho mẹ ăn nhiều rau xanh để giúp tránh táo bón. Vì khi mẹ bị táo bón rất dễ làm rách vết khâu chưa lành.
Nếu là vết mổ lấy thai thì các bác sĩ sẽ giúp các bố chăm sóc vết thương cho vợ trong những ngày ở viện. Vết thương ở bụng thì dùng gòn sạch thấm khô vết mổ, để vết mổ hở không cần băng kín, giữ cho vết mổ luôn khô sạch. Có thể sát trùng vết mổ bằng dung dịch betadin. Nhưng các mẹ sinh mổ vẫn rất cần thay băng vệ sinh 4 tiếng/lần. Lúc này các bố cố gắng giúp vợ rửa-lau-thay khi mẹ cần. Các bố lưu ý không tự ý thoa bất kỳ thuốc hay dung dịch gì lạ cho vợ khi chưa hỏi ý kiến của bác sĩ
Ngoài ra các bố hãy giúp vợ mình làm sạch thân thể bằng cách lau mình cho vợ. Lau mình toàn thân thì các bố chỉ cần nước sạch – ấm, pha một chút dầu nóng rồi dùng khăn mềm lau khắp mặt, thân mình, đặc biệt là bàn tay, bàn chân. Khi lau mình cho vợ, cần làm thật kín đáo, đừng e ngại, cũng đừng sợ hãi.
Một lưu ý dành cho các ông bố, đó là những bà mẹ sinh tự nhiên có thể được phép tắm gội bình thường (với sự trợ giúp của chồng). Các bà mẹ sinh mổ cũng có thể tiếp xúc với nước nếu như đảm bảo vết thương được khô ráo.
Bổ sung dinh dưỡng cho vợ
Sau sinh là khoảng thời gian cơ thể mẹ thiếu nhiều dưỡng chất do đã ưu tiên truyền cho con khi mang thai và mất đi trong quá trình vượt cạn. Hơn nữa, mẹ hàng ngày vẫn ưu tiên cung cấp các chất dinh dưỡng để nuôi con thông qua sữa mẹ. Chính vì vậy, việc tăng cường bổ sung cho mẹ trong thời gian cho con bú là cần thiết giúp cơ thể mẹ mau phục hồi, mạnh khỏe và tăng chất lượng sữa cho con bú.
Bố lúc này có thể giúp vợ bằng cách làm (hoặc mua) cho vợ những món bổ dưỡng, hay ít nhất là can thiệp mạnh mẽ vào thực đơn của nàng (giúp vợ tránh khỏi những quan niệm kiêng cữ cổ hủ của các cụ trong gia đình).
>>Tham khảo: Thực đơn giúp mẹ nhiều sữa sau sinh | Dưỡng chất cần bổ sung sau sinh
Giúp vợ cho con bú
Vì sau khi sinh, cơ thể mẹ còn đau nên sẽ rất khó để giữ cho bé bú đúng tư thế. Nhưng em bé sinh ra đã có bản năng tìm và bú mẹ, vậy nên bé có thể biết bú ngay từ khi mới sinh mà chẳng cần luyện tập gì cả. Chỉ cần cho bé tiếp xúc với núm vú mẹ, bé sẽ tự tìm ti, ngậm đầu ti và mút mút mút nhiệt tình.
Thao tác mút vú mẹ của con sẽ kích thích hormone trong cơ thể, kích hoạt nhà máy sản xuất sữa trong cơ thể mẹ để sản sinh sữa. Một số bà mẹ có thể mất 2-3 ngày sữa mới về, do đó, nếu bố giúp bé bú mẹ càng sớm thì sữa về càng nhanh. Nếu bố thấy mẹ ít sữa, bé khóc ầm ĩ vì mút hoài mà sữa không ra thì cũng đừng vội phán mẹ ít sữa nhé. Thay vào đó hãy động viên và giúp cả hai mẹ con trong những lần đầu bú mớm.
Nếu mẹ sinh mổ thường bị đau và việc đi chuyển cũng khó khăn hơn. Với những mẹ sinh mổ bố có thể giúp mẹ cho con bú nằm để tránh làm đau vết mổ, có thể cho con bú với tư thế sau: giữ con ở một bên ngực của mẹ, lúc này khuỷu tay của mẹ phải đảm bảo làm điểm tựa cho đầu của con. Lúc này, lòng bàn tay của mẹ phải giữ đầu vào cổ cho bé và chú ý hướng đầu và hướng dẫn bé bú ti mẹ. Nếu muốn được thoải mái cho cả mẹ và bé thì tốt nhất mẹ nên đặt 1 chiếc gối vào lòng mẹ.
>> Xem : Hướng dẫn cho con bú đúng cách
Giúp vợ làm việc nhà, chăm con
Cuộc sống gia đình nếu chỉ có hai vợ chồng thì việc nhà chưa phát sinh nhiều. Nhưng khi có thêm thành viên mới thì sẽ phát sinh rất nhiều việc nhà, nhất là với người phụ nữ. Việc nhà được ví là việc “không tên” nhưng làm hết ngày này qua ngày khác không dứt, từ đi chợ, nấu cơm, rửa bát, dọn nhà, phơi quần áo, tắm rửa cho con… đã ngốn nhiều thời gian của người phụ nữ trong gia đình, khiến họ dường như không còn thời gian dành cho chính bản thân mình.
Vì vậy lúc này các bố hãy chủ động chia sẻ việc nhà với vợ, không quản ngại cùng vợ chăm con lúc đêm hôm, để vợ cảm nhận được có người luôn kề vai sát cánh cùng mình mọi lúc, mọi nơi.
Ngoài ra, chia sẻ việc chăm con với vợ có rất nhiều mặt lợi ích bởi đó cũng là cơ hội để gia tăng sự thân mật giữa cha và con, và để mẹ cũng sẽ có thêm thời gian nghỉ ngơi, lấy lại sức khỏe sau khi sinh.
Theo Procarevn.vn
KIỀU HOÀNG LIÊN bình luận
Chăm sóc vợ sau sinh