0964.666.152 vietnam.procare@gmail.com Đại lý

Procare - Website chính thức

PM Procare - Công thức đặc biệt cho phụ nữ mang thai, cho con bú

logo 4
  • Trang chủ
  • Sản phẩm
    • PM Procare
    • PM Procare Diamond
  • Cẩm nang mang thai
    • Chuẩn bị mang thai
      • Dinh dưỡng đúng và đủ
      • Dinh dưỡng trước khi mang thai
      • Sức khỏe trước khi mang thai
      • Tiêm phòng trước khi mang thai
    • Khi mang thai
      • Dinh dưỡng đúng và đủ
      • Sức khỏe khi mang thai
      • Dùng thuốc khi mang thai
    • Khi cho con bú
      • Dinh dưỡng đúng và đủ
      • Chăm sóc trẻ sơ sinh
      • Dùng thuốc khi cho con bú
    • 42 Tuần thai kỳ
  • Góc của bố
    • Bố chăm mẹ và con
    • Dinh dưỡng cho bố
    • Sức khỏe của bố
  • Góc chuyên gia
    • Bài viết chuyên gia
    • Audio & Video tư vấn
    • Nghiên cứu khoa học
  • Tin tức & sự kiện
    • Tin sức khỏe
    • Sự kiện
    • Dinh dưỡng và Covid 19
  • Điểm bán
  • Hỏi đáp
Trang chủ » Góc của bố » Bố chăm mẹ và con » Những điều cần chuẩn bị để làm bố

Những điều cần chuẩn bị để làm bố

4 364 đã xem

Viết bình luận

Những điều cần chuẩn bị để làm bố 1

Những điều cần chuẩn bị để làm bố

Nếu bố đang cảm thấy lo lắng, lúng túng, chưa sẵn sàng… khi chuẩn bị làm bố, bố không phải là người duy nhất. Giống như bất kỳ thay đổi lớn nào, điều này sẽ cần một sự điều chỉnh lớn. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp và gợi ý thực hiện, giúp bố có sự thoải mái, tự tin hơn với việc chuẩn bị để làm bố.

Mục lục

  • 1. Tôi có khả năng chăm sóc cho con không?
  • 2. Làm sao để có đủ chi phí nuôi con?
  • 3. Tôi có còn được tự do nữa không?
  • 4. Tôi phải làm gì khi vợ sinh con?
  • 5. Tôi phải làm gì để giúp vợ mình?

1. Tôi có khả năng chăm sóc cho con không?

Không ai sinh ra đã tự biết các kiến thức về chăm sóc trẻ sơ sinh, đó là lý do tại sao bố nên đến học ở các lớp tiền sinh sản. Tùy thuộc vào những gì có sẵn trong khu vực của bố, bố có thể tham gia các lớp học ngay từ tuần thứ 12 của thai kỳ và muộn nhất là ở tháng thứ 8 của thai kỳ.

Tại lớp học này, bố cũng có thể làm quen được với những ông bố bà mẹ khác, và có thể học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm từ đó. Giáo viên dạn dày kinh nghiệm sẵn sàng giúp đỡ và giải đáp thắc mắc cho bố, không có câu hỏi nào là quá đơn giản hay ngớ ngẩn, vì có thể nó liên quan đến một vấn đề lớn hơn. Vì vậy đừng cảm thấy xấu hổ hoặc do dự khi thắc mắc và hỏi thăm sự giúp đỡ.

2. Làm sao để có đủ chi phí nuôi con?

Nhu cầu thật sự của con không nhiều. Bố không nên chạy theo nhu cầu của mình mà quên mất nhu cầu thật sự của con. Ăn uống, quần áo, các vật dụng cá nhân… con chỉ cần đủ, không cần dư. “Con không chê cha mẹ khó”, bố mua gì cho con, con sẽ sử dụng cái đó mà không hề phân biệt, lựa chọn. Nhu cầu uống sữa ngoại hiếm; quần áo đẹp và phải thay đổi liên tục, đồ chơi phải nhiều hay đắt tiền… tất cả đều là nhu cầu của bố mẹ, không phải của con.

Hãy suy nghĩ thật kỹ nhu cầu thật sự của con là gì, bố sẽ thấy mình sẽ tiết kiệm được rất nhiều tiền, và trong quá trình suy nghĩ tìm tòi đó, bố sẽ phát hiện có rất nhiều lựa chọn sáng tạo khác thay thế, phong phú hơn. Chẳng hạn như nuôi con bằng sữa mẹ; tận dụng quần áo cũ của các em bé khác, vì loại quần áo này cần nhiều nhưng lại chỉ được dùng trong thời gian ngắn, quần áo sẽ nhanh chóng không vừa bé; tự mình sáng tạo đồ chơi cho con thay vì phải mua;…

2. Làm sao để có đủ chi phí nuôi con? 1

3. Tôi có còn được tự do nữa không?

Trở thành một ông bố không có nghĩa là kết thúc những chuỗi ngày vui vẻ tự do tại đây. Bố có thể thiếu ngủ hoặc không có đủ thời gian cho chính mình trong vài tháng đầu tiên, cho đến khi con bắt đầu có thể ngủ liền một mạch qua đêm. Đến lúc đó, bố và mẹ sẽ có nhiều thời gian riêng hơn cho cả hai vợ chồng, hoặc cho bản thân.

Điều quan trọng là cùng giúp đỡ nhau, thường xuyên trao đổi, phận định rõ về trách nhiệm với con. Đừng quên học hỏi thêm kinh nghiệm từ các bậc cha mẹ khác, để tìm ra cách chăm con hiệu quả và ít tốn công sức, tốn thời gian nhất.

Trong những năm đầu đời, bố có thể tham gia vào nhiều hoạt động với con – một trong những hoạt động tốt nhất và quan trọng nhất là đọc cho con nghe. Có nhiều bằng chứng nghiên cứu rằng thường xuyên nói chuyện hoặc đọc cho con nghe là một trong những điều quan trọng nhất mà bố mẹ có thể làm để kích thích ngôn ngữ và sự phát triển của con – và hãy bắt đầu ngay từ thời kỳ sơ sinh.

Ngoài ra, một cái địu cũng giúp bố mẹ tự do hai tay và kết hợp làm được nhiều việc hơn khi chăm con.

Thật ra bố chỉ tưởng tượng và sợ rằng mình sẽ mất đi thời gian rảnh rỗi, nhưng hầu hết các bà mẹ và ông bố khám phá ra rằng một khi con chào đời, quãng thời gian quý báu và có ý nghĩa nhất chính là thời gian ở bên con.

3. Tôi có còn được tự do nữa không? 1

4. Tôi phải làm gì khi vợ sinh con?

Trong các lớp học tiền sinh sản, bố sẽ được học về các kỹ thuật massage và điều trị các cơn đau khi mẹ bầu chuyển bụng, cách thở cũng như cách trấn an giúp vợ bình tĩnh, giảm căng thẳng. Hãy thật bình tĩnh và vững vàng vì cả hai mẹ con sau sinh đều phụ thuộc vào sự chăm sóc của người bố.

Xem thêm: Chồng làm gì khi vợ sinh

Nếu vợ cần giúp đỡ vì một vị khách đến thăm quá lâu, hoặc cần trợ giúp khi bà nội phàn nàn rằng mẹ chăm con chưa khéo, bố chính là người bảo vệ, là chỗ dựa tinh thần cho mẹ đấy.

5. Tôi phải làm gì để giúp vợ mình?

Bác sĩ có thể sẽ cảnh báo về những nguy hiểm có thể xảy ra trong quá trình mang thai và sinh nở. Có rất nhiều cuộc kiểm tra và sàng lọc khác nhau cho các dị tật bẩm sinh và các vấn đề về sức khoẻ khác của thai nhi. Hãy đưa mẹ bầu đi khám thai định kỳ và cùng nghe tư vấn về thai kỳ từ các bác sĩ để giúp bố có hiểu biết đầy đủ và chính xác hơn về tình trạng sức khỏe của cả hai mẹ con.

Hãy bắt đầu dọn dẹp và thay đổi ngôi nhà dần dần để chuẩn bị đón chào con yêu sắp chào đời. Nếu bố muốn cải tạo nhiều, nên lên kế hoạch từ sớm vì những tháng cuối có thể bố sẽ rất bận rộn.

Hãy nhớ rằng thế giới đã có hàng tỷ người cha và không phải họ tự mình biết tất cả làm thế nào để trở thành một người cha tốt. Bố chỉ cần cố gắng hết sức, bình tĩnh và vững vàng, thường xuyên trao đổi, lắng nghe, hình dung các tình huống có thể trải qua để có một sự chuẩn bị tốt nhất.

Mai Nhật Linh - 12/12/2019
★★★★★★
Chia sẻ

Thông tin hữu ích

  • 10 bí kíp chuẩn bị tinh thần cho ông bố “lính mới”
  • Bố có thể làm gì để cùng mẹ nuôi dạy con?
  • Để trở thành một người cha tuyệt vời
  • Chồng làm gì khi vợ sinh

1 Bình luận

  1. Nghiêm Tiến Thành bình luận

    14/01/2022 at 6:10 chiều

    tư vấn cơ bản sắp làm cha

    Trả lời

Ý kiến của bạn Hủy trả lời

PROCARE

Tiện ích & tài liệu
  • Tính ngày dự sinh
  • Chỉ dẫn khi cho con bú
  • Khám tiền sản
  • Hỏi đáp
Hướng dẫn sử dụng thuốc cho bà bầu
Câu hỏi thường gặp
  • Uống sắt và canxi vào lúc nào trong ngày là tốt nhất?
  • Chuẩn bị mang thai có cần uống PM Procare không?
  • Liều lượng sử dụng đúng đủ, hiệu quả của PM Procare
  • Bổ sung thừa acid folic khi dự định mang bầu có sao không?
  • Bầu 21 tuần bị thiếu máu, có nên uống 2 viên sắt/lần không ?

Xem thêm

Chia sẻ
youtube
Hregulator Gastimunhp
Điểm bán
CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM ĐÔNG ĐÔ

Đại diện phân phối độc quyền nhãn hàng PM Procare tại Việt Nam

Địa chỉ:

Tầng 1 và Tầng 4, Toà nhà Home City, số 177, Tổ 51 Phố Trung Kính, P. Yên Hoà, Q.Cầu Giấy, TP Hà Nội

Điện thoại: 024.355.761.51/52/55

Fax: 024.355.761.50

Email: vietnam.procare@gmail.com

Số ĐKKD: 0100776036 do Sở Kế hoạch đầu tư HN cấp ngày 11/10/2013

Người chịu trách nhiệm: Nguyễn Trọng Hiển

NHẬN THÔNG TIN TỪ CHUYÊN GIA CHO BÀ BẦU

Vấn đề bạn quan tâm ( có thể chọn nhiều mục )

 
 
 
 
 
CHÍNH SÁCH
  • Chính sách bảo vệ thông tin người dùng
  • Chính sách vận chuyển giao nhận
  • Chính sách đổi trả hoàn tiền
  • Chính sách bảo hành
  • Chính sách giải quyết tranh chấp khiếu nại
  • Chính sách biên tập

ĐĂNG KÝ ĐỂ THEO DÕI PROCAREVN

ĐỊA CHỈ

All Content ©2015 Đông Đô Pharma 2017

TƯ VẤN SỨC KHỎE

Ý kiến của bạn Hủy trả lời

↑