Procare – Website chính thức https://procarevn.vn PM Procare - Công thức đặc biệt cho phụ nữ mang thai, cho con bú Thu, 24 Mar 2022 08:24:43 +0000 vi hourly 1 Tác dụng của việc bổ sung dầu cá và axit folic trước khi sinh đối với khả năng phát triển nhận thức của trẻ ở độ tuổi 6,5   https://procarevn.vn/tac-dung-cua-viec-bo-sung-dau-ca-va-axit-folic-truoc-khi-sinh-doi-voi-kha-nang-phat-trien-nhan-thuc-cua-tre-o-do-tuoi-65-2542/ https://procarevn.vn/tac-dung-cua-viec-bo-sung-dau-ca-va-axit-folic-truoc-khi-sinh-doi-voi-kha-nang-phat-trien-nhan-thuc-cua-tre-o-do-tuoi-65-2542/#respond Sat, 08 Oct 2016 04:33:12 +0000 https://procarevn.vn/?p=2542 Trong bối cảnh còn nhiều tranh cãi về vai trò của axit béo Omega-3axit folic đối với sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi, nghiên cứu của C. Campoy và các cộng sự được thực hiện và công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Hoa kỳ 2011 đã củng cố thêm lập trường cần bổ sung axit folic và omega-3 khi mang thai.

Tác dụng của việc bổ sung dầu cá và axit folic trước khi sinh đối với khả năng phát triển nhận thức của trẻ ở độ tuổi 6,5   1

Vai trò của DHA và axit folic với hệ thần kinh

Mục đích của nghiên cứu:

Đánh giá tác dụng dài hạn của việc bổ sung omega-3 và 5-methyltetrahydrofolate (5-MTHF) trong khi mang thai đối với chức năng nhận thức của trẻ ở độ tuổi 6,5.

Phương pháp nghiên cứu:

Nghiên cứu này được tiến hành ở 3 trung tâm của châu Âu, ở đó phụ nữ mang thai khỏe mạnh được lựa chọn ngẫu nhiên vào một trong bốn nhóm can thiệp. Từ tuần thứ 20 của thai kỳ đến khi sinh, mỗi nhóm được bổ sung:

Nhóm 1: 500mg DHA + 150mg EPA

Nhóm 2: 400µg 5-MTHF (folic acid)

Nhóm 3: 500mg DHA+ 150mg EPA + 400µg 5-MTHF

Nhóm 4: Giả dược

Phương pháp đánh giá:

  • Trẻ sơ sinh nhận được 0,5% DHA và 0,4% axit arachidonic (AA) nếu được sinh ra từ bà mẹ có được bổ sung dầu cá và axit folic. Nhóm có mẹ không bổ sung thì không nhận có DHA và AA khi sinh ra cho đến khi được 6 tháng tuổi.
  • Axit béo omega-3 và folate được xác định trong máu của bà mẹ ở tuần thứ 20 và 30 của thai kỳ. Khi sinh, lượng axit béo và folate được xác định trong nhau thai và cuống rốn.
  • Chức năng nhận thức của trẻ được đánh giá khi trẻ ở độ tuổi 6,5 và đánh giá bằng phương pháp trắc nghiệm khả năng trí tuệ trẻ em của Kaufman (K-ABC).

Kết quả:

  • Có sự khác biệt đáng kể điểm K-ABC giữa các nhóm can thiệp. Lượng DHA trong hồng cầu của người mẹ ngay khi sinh cao hơn có liên quan tới điểm tổng hợp về khả năng xử lý thần kinh ở trẻ sơ sinh cao hơn. Việc bổ sung DHA của người mẹ khi mang thai cũng có liên quan đáng kể tới sự phát triển nhận thức sau này ở trẻ.

Hiệp hội Dinh dưỡng Hoa Kỳ

Nguồn: http://ajcn.nutrition.org/

Xem thêm: Bí quyết giúp con thông minh từ trong bụng mẹ

]]>
https://procarevn.vn/tac-dung-cua-viec-bo-sung-dau-ca-va-axit-folic-truoc-khi-sinh-doi-voi-kha-nang-phat-trien-nhan-thuc-cua-tre-o-do-tuoi-65-2542/feed/ 0
Bổ sung axit folic cho bà bầu: Cần bổ sung ngay từ trước khi mang thai và trong suốt thai kỳ https://procarevn.vn/bo-sung-axit-folic-cho-ba-bau-can-bo-sung-ngay-tu-truoc-khi-mang-thai-va-trong-suot-thai-ky-2331/ https://procarevn.vn/bo-sung-axit-folic-cho-ba-bau-can-bo-sung-ngay-tu-truoc-khi-mang-thai-va-trong-suot-thai-ky-2331/#comments Fri, 23 Sep 2016 09:50:51 +0000 https://procarevn.vn/?p=2331 Axit folic (vitamin B9) được khuyến cáo sử dụng cho phụ nữ có thai để phòng ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Nhưng bạn có biết rằng nếu bạn bổ sung axit folic quá muộn thì con bạn vẫn có nguy cơ bị dị tật ống thần kinh? 

Tại sao cần bổ sung axit folic cho bà bầu ngay từ trước khi mang thai?

Nếu bạn đang mang thai hoặc dự định có thai, bổ sung đủ axit folic là vô cùng quan trọng và cần thiết. Axit folic giúp ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh – một dị tật bẩm sinh nghiêm trọng của tủy sống (chẳng hạn nứt đốt sống) và não (thiếu não, thai vô sọ).

Tại sao cần bổ sung axit folic cho bà bầu ngay từ trước khi mang thai? 1

Dị tật ống thần kinh ảnh hưởng nặng nề đến hơn 300.000 trẻ em mỗi năm

Ống thần kinh được hình thành ngay trong giai đoạn đầu phát triển của thai nhi, sau đó sẽ phát triển thành não và cột sống. Khi mới hình thành, ống thần kinh hở, và nó bắt đầu đóng kín lại từ ngày thứ 21 đến ngày thứ 28 của thai kỳ. Các khuyết tật ống thần kinh sẽ xảy ra nếu ống thần kinh không được đóng kín hoàn toàn.

Như vậy bổ sung axit folic chỉ giúp dự phòng khuyết tật ống thần kinh khi bạn bổ sung ngay từ trước tháng đầu tiên của thai kì. Việc bổ sung sau đó có ý nghĩa dự phòng thiếu máu và góp phần giảm các nguy cơ tiền sản giật, cao huyết áp cho mẹ. Nhiều phụ nữ không phát hiện ra mình đã mang thai ở tháng đầu tiên, vì vậy hãy bổ sung axit folic ngay từ khi bạn bắt đầu có ý định mang thai.

Xem thêm: Tầm quan trọng của bổ sung acid folic cho bà bầu

Bà bầu cần bao nhiêu axit folic mỗi ngày?

Trên thực tế, rất nhiều phụ nữ mang thai không có kế hoạch trước, vì vậy các tổ chức Y tế hàng đầu thế giới như Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), Hiệp hội phụ sản Hoa Kì (ACOG) và các chuyên gia đều khuyến cáo tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và đang mang thai nên bổ sung 400mcg axit folic mỗi ngày.

Các báo cáo cho thấy phụ nữ bổ sung 400mcg axit folic hàng ngày, bắt đầu ít nhất một tháng trước khi thụ thai và kéo dài đến hết ba tháng đầu của thai kỳ làm giảm đến 70% nguy cơ khuyết tật ống thần kinh cho thai nhi.

Một số tổ chức y tế khác, chẳng hạn như Viện Y tế quốc gia Hoa Kì có mức khuyến cáo cao hơn, lên đến 600mcg một ngày trong thời gian có thai và cho con bú. Nhưng bạn cần lưu ý rằng, không bổ sung quá 1000mcg axit folic mỗi ngày vì đã có những nghiên cứu chỉ ra tác hại của việc bổ sung axit folic liều cao kéo dài (tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tăng tỉ lệ trẻ sinh ra bị tự kỷ…) Nếu bạn đang sử dụng một loại thuốc để bổ sung axit folic, hãy kiểm tra nhãn sản phẩm. Nếu lượng axit folic khoảng từ 400-600mcg thì đó mới là hợp lý. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp đặc biệt cần bổ sung axit folic với lượng cao hơn rất nhiều.

Đối tượng nào cần bổ sung axit folic nhiều hơn?

Nếu bạn là một trong các trường hợp dưới đây, bác sĩ có thể kê cho bạn liều bổ sung axit folic cao hơn so với khuyến cáo:

  • Phụ nữ mang thai có tiền sử sinh con bị dị tật ống thần kinh (có thể cần bổ sung thêm 4000-5000mcg axit folic mỗi ngày).
  • Mắc đột biến gen MTHFR, làm giảm khả năng chuyển hóa folate.
  • Mang thai song sinh hoặc đa thai.
  • Phụ nữ có thai bị tiểu đường, béo phì hoặc đang sử dụng thuốc chống động kinh.

Và hãy luôn nhớ rằng: chỉ bổ sung lượng axit folic cao khi có sự hướng dẫn của bác sĩ.

Bổ sung axit folic từ đâu?

Bổ sung axit folic từ đâu? 1

Thực phẩm giàu axit folic (vitamin B9)

Trái ngược với các loại vitamin khác, dạng tồn tại của axit folic trong thực phẩm (folate) rất khó hấp thu vào cơ thể và dễ bị phân hủy trong quá trình chế biến. Vì vậy, kể cả bạn ăn nhiều thực phẩm giàu folate như rau xanh, bơ, đậu Hà Lan…thì cũng không đảm bảo chắc chắn cung cấp đủ axit folic cho thời kì mang thai. Vì vậy, bổ sung 400-600mcg axit folic từ viên uống tổng hợp mỗi ngày là cần thiết cho sự phát triển của ống thần kinh thai nhi.

Tóm lại: axit folic tốt nhất nên được bổ sung ngay ngay khi bạn có ý định mang thai và trong suốt thai kì. Nguồn bổ sung axit folic có thể từ các loại thực phẩm giàu folate hoặc viên uống tổng hợp, tuy nhiên dạng tổng hợp được cơ thể hấp thu tốt hơn. Bổ sung axit folic theo mức khuyến cáo hàng ngày cho phụ nữ có thai là 400-600mcg, chỉ bổ sung lượng nhiều hơn nếu có chỉ định của bác sĩ.

DS.Quang Huy

Nguồn tham khảo:

1. AAP. 1999. Policy statement: Folic acid for the prevention of neural tube defects. American Academy of Pediatrics.

2. ACOG. 2008. Practice bulletin 95: Anemia in Pregnancy. American College of Obstetricians and Gynecologists.

3. Lumley J, et al. 2001. Periconceptional supplementation with folate and/or multivitamins for preventing neural tube defects. Cochrane Database of Systematic Reviews (3):CD001056.

4. NIH. Undated. Folate. National Institutes of Health.

5. Rasmussen SA, et al. 2008. Maternal obesity and risk of neural tube defects: A metaanalysis. American Journal of Obstetrics and Gynecology 198(6):611-9.

6. Wen SW, et al. 2008. Folic acid supplementation in early second trimester and the risk of pre-eclampsia. American Journal of Obstetrics and Gynecology 198(1):45.e1-45.e7

]]>
https://procarevn.vn/bo-sung-axit-folic-cho-ba-bau-can-bo-sung-ngay-tu-truoc-khi-mang-thai-va-trong-suot-thai-ky-2331/feed/ 16
Bổ sung acid folic trước khi mang thai để dự phòng dị tật ống thần kinh https://procarevn.vn/bo-sung-acid-folic-truoc-khi-mang-thai-de-du-phong-di-tat-ong-than-kinh-2128/ https://procarevn.vn/bo-sung-acid-folic-truoc-khi-mang-thai-de-du-phong-di-tat-ong-than-kinh-2128/#comments Sat, 13 Aug 2016 01:51:34 +0000 https://procarevn.vn/?p=2128 Dị tật ống thần kinh là bất thường nghiêm trọng do ống thần kinh không đóng kín phía trên hoặc phía dưới trong tuần thứ 3 tới tuần thứ 4 kể từ khi thụ thai ( 26 đến 28 ngày sau khi thụ thai )

Bổ sung acid folic trước khi mang thai để dự phòng dị tật ống thần kinh 1

Thiếu acid folic trong thời gian đầu mang thai là nguyên nhân quan trọng dẫn tới dị tật ống thần kinh

Dị tật ống thần kinh khá phổ biến trong cộng đồng trên thế giới, đặc biệt là ở những quốc gia có thu nhập thấp hoặc trung bình. Mỗi năm có hơn 4500 phụ nữ có thai ở châu âu bị dị tật ống thần kinh. Ở Anh và Ai Len, tỉ lệ dị tật ống thần kinh giảm từ 4,5/1000 ca sinh vào những năm 1980 xuống còn 1,5/1000 vào những năm 1990. Ở Mỹ, tỉ lệ mới mắc là 1,4 – 1,6/1000 ca sinh sống và 0,8/1000 ca sinh sinh tại Canada. Ở các nước Mỹ la tinh, tỉ lệ hiện mắc là 5/ 1000 ca ở vùng đông bác, và ở phía nam của Braxin trong khi ở vùng Đông Nam tỉ lệ hiện mắc khoảng 1/1000. Ở Mexico tỉ lệ hiện mắc là 1/1000 ca sinh.

Các bằng chứng hỗ trợ cho giả thuyết về mối quan hệ giữa sự thiếu hụt acid folic và dị tật ống thần kinh bao gồm: một nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên về dự phòng acid folic trong những trường hợp có hoặc không có tiền sử bị dị tật bẩm sinh cho thấy bổ sung acid folic làm giảm tỉ lệ dị tật ống thần kinh tới 72%; những thuốc kháng acid folic… làm tăng nguy cơ bị dị tật ống thần kinh; nồng độ folat trong hồng cầu của những phụ nữ sinh con bị dị tật ống thần kinh thấp hơn những phụ nữ sinh con bình thường.

Vì thế, bổ sung acid folic mang đến lợi ích rất lớn, đặc biệt ở những quốc gia có nguồn tài nguyên hạn chế bởi một số lý do nhất định. Đầu tiên, tỉ lệ bị dị tật ống thần kinh ở các quốc gia có thu nhập thấp cao hơn ở những nước công nghiệp. Thứ hai, nguồn cung cấp acid folic sẵn có và giá cả phải chăng. Việc bổ sung sắt trong quá trình mang thai được phổ biến tại các quốc gia có thu nhập thấp thì kết hợp thêm bổ sung acid folic là việc khả thi.

Nguồn: báo cáo tại Hội nghị phụ sản miền trung – tây nguyên mở rộng lần thứ VI

]]>
https://procarevn.vn/bo-sung-acid-folic-truoc-khi-mang-thai-de-du-phong-di-tat-ong-than-kinh-2128/feed/ 6
Omega-3 chuỗi dài với sức khỏe của phụ nữ mang thai và cho con bú https://procarevn.vn/omega-3-chuoi-dai-voi-suc-khoe-cua-phu-nu-mang-thai-va-cho-con-bu-1976/ https://procarevn.vn/omega-3-chuoi-dai-voi-suc-khoe-cua-phu-nu-mang-thai-va-cho-con-bu-1976/#respond Fri, 01 Jul 2016 08:18:38 +0000 https://procarevn.vn/?p=1976 Sử dụng và tích trữ Omega-3 chuỗi dài (DHA, EPA) khi mang thai sẽ giúp tăng cường khả năng miễn dịch, trí tuệ, thị giác ở trẻ sơ sinh, đồng thời giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh lý thường gặp ở phụ nữ mang thai như đái tháo đường thai kỳ, tiền sản giật, trầm cảm sau sinh… Các nhà khoa học ngày càng khám phá ra nhiều lợi ích của Omega-3 chuỗi dài với sức khỏe phụ nữ mang thai và cho con bú.

Omega-3 chuỗi dài với sức khỏe của phụ nữ mang thai và cho con bú 1

Dầu cá đại dương giúp ngăn ngừa tiền sản giật, sinh non, sinh con nhẹ cân và thai nhỏ

EPA và DHA có tác dụng chống viêm và tác dụng trên hệ tim mạch. Trong khi đó, chúng ta đã biết tiền sản giật và tăng huyết áp thai kỳ liên quan mật thiết tới co mạch và tổn thương nội mô, do đó các loại acid béo từ dầu cá đại dương này cũng có thể phòng ngừa các bệnh lý trên.

Dầu cá đại dương có thể làm chậm quá trình chuyển dạ và sự chín muồi của cổ tử cung bằng cách ức chế sản xuất Prostaglandins F2a và E2. Sự hợp lý về mặt sinh hóa này cũng được thấy trong các nghiên cứu quan sát chỉ ra mối tương quan giữa việc tiêu thụ nhiều cá với gia tăng thời gian mang thai, tăng cân nặng ở trẻ sơ sinh và giảm tần suất tiền sản giật (Olsen và cộng sự 1986, Olsen và Joensen 1985). Từ đó dẫn tới một số thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên nhằm đánh giá mối liên hệ nhân quả giữa việc sử dụng dầu cá trong thai kỳ và cải thiện kết quả quá trình mang thai.

Dầu cá đại dương giúp ngăn ngừa tiền sản giật, sinh non, sinh con nhẹ cân và thai nhỏ so với tuổi

Có hơn 3 đánh giá hệ thống gần đây tổng hợp lại những kết quả từ các thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng như của Makrides và cộng sự 2006, Horvath và cộng sự 2007, Szajewska và cộng sự 2006. Các phân tích meta chỉ ra những kết quả ổn định mặc dù có nhiều tiêu chí đánh giá khác nhau.

Tóm lại, việc sử dụng dầu cá đại dương trong suốt thai kỳ giúp kéo dài thời gian mang thai so với nhóm không sử dụng. Nhóm phụ nữ mang thai sử dụng dầu cá đại dương cũng ít có nguy cơ sinh con non tháng trước tuần thứ 34. Cân nặng của trẻ sơ sinh tăng lên ở nhóm trẻ sinh ra bởi các bà mẹ sử dụng dầu cá trong thời gian mang thai.

Rất nhiều thử nghiệm về tác dụng của Omega-3 chuỗi dài (DHA, EPA) trên phụ nữ mang thai được tiến hành cho kết quả về tính an toàn cao của dưỡng chất này. Ví dụ như, bổ sung tới 3000mg DHA+EPA mỗi ngày (tương đương với gấp 20 lần lượng bổ sung từ thực phẩm hàng ngày của phụ nữ phương Tây) không gây ra bất kỳ nguy cơ nào cho bà mẹ và thai nhi.

Lợi ích của Omega-3 chuỗi dài với phụ nữ sau khi sinh

Nhu cầu chuyển hóa DHA trong thai kỳ cao hơn so với giai đoạn không mang thai. Thai kỳ thứ ba là thời gian mà DHA tích lũy trong não và hệ thần kinh của thai nhi với tốc độ nhanh nhất. Thai nhi được bổ sung DHA từ cơ thể mẹ vận chuyển qua nhau thai. Nghiên cứu trên cơ thể chỉ ra rằng thai nhi tích lũy trung bình 67mg Omega-3, chủ yếu là DHA, mỗi ngày trong suốt 3 tháng cuối của thai kỳ (Innis 2003). Thêm vào đó, bà mẹ tăng nhu cầu để tăng khối lượng tế bào hồng cầu và nhau thai cũng như nhu cầu của chính bà mẹ.

Nhu cầu chuyển hóa gia tăng này có thể được cung cấp bởi việc bổ sung DHA của bà bầu, tăng cường chuyển hóa ALA thành DHA (Burdge & Calder 2005) và sử dụng lượng DHA dự trữ trong các mô của người mẹ (Makrides & Gibson 2000), và lượng DHA từ tích trữ được do tắt kinh trong thời kỳ mang thai. Mặc dù vậy, hiện nay, tỷ lệ DHA bổ sung hàng ngày của phụ nữ ngày càng có xu hướng giảm do thói quen sử dụng đồ ăn chế biến sẵn.

Lợi ích của Omega-3 chuỗi dài với phụ nữ sau khi sinh 1

 Phụ nữ hiện đại ngày càng sử dụng ít thực phẩm giàu DHA, EPA trong chế độ ăn hàng ngày

Thiếu hụt Omega-3 chuỗi dài (DHA, EPA) trong thai kỳ và trầm cảm sau sinh

Đã có nhiều điều tra về mối liên hệ giữa việc sử dụng DHA, EPA trong thai kỳ với các triệu chứng của trầm cảm sau khi sinh, sử dụng các dữ liệu có sẵn từ nghiên cứu ALSPAC. Báo cáo này với dữ liệu từ khoảng 14,000 người phụ nữ cho thấy việc không sử dụng hải sản trong 32 tuần thai kỳ làm tăng gấp đôi các triệu chứng trầm cảm ở phụ nữ sau sinh so với nhóm có sử dụng tối thiểu 320mg Omega-3 mỗi ngày (Hibbeln và cộng sự 2003). Các nghiên cứu này cùng với mối liên quan giữa việc thiếu Omega-3 và giảm lượng serotonin trong não bộ ở các động vật nghiên cứu chứng tỏ sự phù hợp của giả thuyết về sự thiếu hụt DHA dẫn tới các triệu chứng trầm cảm sau sinh và nhấn mạnh nhu cầu cần thiết tìm hiểu kỹ hơn về thiếu hụt Omega-3 chuỗi dài khi mang thai với trầm cảm sau sinh.

DHA, EPA khi mang thai và sự phát triển hệ thần kinh của trẻ

Dữ liệu từ các nghiên cứu quy mô lớn tại Anh và Hoa Kỳ, trong đó đánh giá mối liên hệ giữa việc sử dụng cá trong bữa ăn khi mang thai với sự phát triển của trẻ, đã chứng minh tác động tích cực của việc tăng cường ăn cá với sự phát triển hệ thần kinh và vận động của trẻ.

Điều thú vị là những dữ liệu từ các nghiên cứu này chỉ ra rằng có một ngưỡng nhất định (liều tối thiểu) để đạt được lợi ích từ việc bổ sung cá, dầu cá trong khi mang thai nhằm mang lại lợi ích cho trẻ sau khi sinh. Ví dụ như trong nghiên cứu tại Hoa Kỳ, lợi ích được xác nhận khi lượng cá ăn vào của bà bầu tối thiểu 2 bữa cá mỗi tuần (Oken và cộng sự 2008), trong khi tại Anh thì lượng hải sản ăn vào lớn hơn 340g (3,4 lạng) mỗi tuần sẽ giúp cải thiện chức năng thần kinh và vận động của trẻ (Hibbeln và cộng sự 2007).

Hibbeln và cộng sự đã mô hình hóa các phân tích của họ để kiểm tra các khuyến nghị của Chính phủ liên ban Hoa Kỳ tới mức giới hạn nhỏ hơn 340g hải sản mỗi tuần (Hibbeln và cộng sự 2007). Oken và cộng sự đánh giá đặc biệt lượng thủy ngân trong bà bầu và phát hiện ra rằng nồng độ thủy ngân cao hơn trong máu của bà bầu có mỗi tương quan tỷ lệ nghịch, độc lập với sự phát triển của em bé. Cả thống kê về lượng cá ăn vào và hàm lượng thủy ngân trong cơ thể trong nghiên cứu của họ đều củng cố thêm mối quan hệ tích cực giữa việc bổ sung thêm cá trong thai kỳ với sự phát triển sớm của trẻ em cũng như mối liên hệ tiêu cực giữa nồng độ thủy ngân trong máu phụ nữ mang thai với sự phát triển này (Oken và cộng sự 2008). Tuy nhiên, chỉ có khoảng 23% các bà mẹ ăn hơn 2 bữa cá mỗi tuần.

Cá và hải sản là nguồn thực phẩm cung cấp dồi dào Omega-3 chuỗi dài (DHA, EPA) cũng như các loại dinh dưỡng khác có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ như I-ốt. Vì lý do này mà các nghiên cứu ngẫu nhiên có can thiệp với từng chất dinh dưỡng là cần thiết để đánh giá lợi ích của từng vi chất đó.

Cho tới năm 2008 đã có nhiều nghiên cứu can thiệp về việc bổ sung DHA trong thời gian mang thai để đo lường hiệu quả đối với sự phát triển hệ thần kinh của trẻ (Judge MP và cộng sự 2007, Tofail và cộng sự 2007, Dunstan và cộng sự 2006, Helland và cộng sự 2001) (một thử nghiệm được xuất bản nhiều lần (Hellend và cộng sự 2001, 2003, 2008). Tất cả các thử nghiệm đều có liên quan tới tới việc bổ sung cho phụ nữ từ giữa thai kỳ tới khi sinh và khi cho con bú với dầu cá giàu DHA.

Kết quả của các thử nghiệm này cho thấy sự cải thiện rõ rệt khả năng giải quyết vấn đề ở trẻ 9 tháng (Judge 2007), phối hợp tay-mắt (Hellan và cộng sự 2003) được báo cáo ở nhóm được bổ sung DHA.

Maria Makrides

(Viện nghiên cứu Sức khỏe bà mẹ và trẻ em, Gs Dinh Dưỡng, Đại học Adelaide)

Đồng thuận khoa học về sử dụng Omega-3, Australia, 2009

]]>
https://procarevn.vn/omega-3-chuoi-dai-voi-suc-khoe-cua-phu-nu-mang-thai-va-cho-con-bu-1976/feed/ 0
Omega-3 giúp tăng miễn dịch và phòng ngừa bệnh dị ứng ở trẻ sơ sinh https://procarevn.vn/omega-3-giup-tang-mien-dich-va-phong-ngua-benh-di-ung-o-tre-so-sinh-1972/ https://procarevn.vn/omega-3-giup-tang-mien-dich-va-phong-ngua-benh-di-ung-o-tre-so-sinh-1972/#respond Fri, 01 Jul 2016 07:37:33 +0000 https://procarevn.vn/?p=1972 Các bệnh dị ứng ngày càng gia tăng ở những nước phát triển gây lo ngại cho các nhà khoa học. Úc là một trong những nước có tỷ lệ bệnh dị ứng cao nhất trên thế giới, với hơn 40% trẻ ở độ tuổi đi học có biểu hiện nhạy cảm với bệnh dị ứng. Những trẻ em này thường bị các bệnh lý dị ứng như hen, eczema, dị ứng thức ăn, viêm mũi dị ứng. Điều thú vị là nếu phụ nữ sử dụng Omega 3 khi mang thai có thể giúp tăng miễn dịch và phòng ngừa bệnh dị ứng ở trẻ sơ sinh như viêm mũi dị ứng, bệnh viêm dạ cơ địa, eczema.

Omega-3 giúp tăng miễn dịch và phòng ngừa bệnh dị ứng ở trẻ sơ sinh 1

Bệnh dị ứng ở trẻ em có thể giảm bớt nhờ việc sử dụng đầy đủ Omega-3 từ khi mang thai

Tỷ lệ hen phế quản tại Úc thuộc vào hàng cao nhất trên thế giới với khoảng 20% trẻ em. Mặc dù không tăng về mức độ nặng, tỷ lệ dị ứng thức ăn và eczema vẫn tiếp tục tăng về số lượng ở mức đáng báo động. “Đại dịch dị ứng” này chủ yếu gây ra bởi sự biến đổi của môi trường, mặc dù nguyên nhân chính xác tới nay vẫn chưa rõ ràng.

Sự thay đổi trong chế độ ăn hiện đại với tỷ lệ acid béo chưa no Omega-3 (DHA, EPA) ngày càng ít đi trong bữa ăn có thể đóng góp vào nguyên nhân làm gia tăng tình trạng các bệnh dị ứng. Chính vì vậy, các nhà khoa học đã và đang tích cự tìm mối liên hệ giữa DHA, EPA với các bệnh lý dị ứng.

Các nghiên cứu đã tiến hành

Một số nghiên cứu quan sát đã chỉ ra khả năng phòng bệnh dị ứng của việc ăn cá hoặc bổ sung trực tiếp Omega-3 chuỗi dài khi mang thai và thời thơ ấu. Cũng giống như các tác dụng khác của Omega-3 chuỗi dài, tác dụng bảo vệ sẽ tốt nhất khi được bổ sung vào thời điểm trẻ còn nhỏ, lúc mà hệ miễn dịch đang phát triển, hoàn thiện. Một số cơ chế tạo ra tác dụng bảo vệ của Omega-3 chuỗi dài như sau:

  • Tác động lên chuyển hóa eicosanoid có thể ảnh hưởng tới chức năng miễn dịch:DHA/EPA và Omega-6 cạnh tranh trên một con đường chuyển hóa để tạo các chất chuyển hóa có tính chất rất khác nhau. Omega-6 chuỗi dài thì kích thích sản xuất PGE2 và LTB4 có tính chất làm tăng viêm. Ngược lại, Omega-3 chuỗi dài (DHA, EPA) thì lại sản xuất các chất chống viêm.
  • Lượng Omega-3 chuỗi dài tăng lên có liên quan tới việc làm giảm biểu hiện của MHC lớp II và các nguyên tử gắn kết ICAM-1 lên các tế bào biểu hiện kháng nguyên (APC), có thể ảnh hưởng tới việc kích hoạt tế bào T.
  • Tác động đến chức năng tế bào T: Bổ sung Omega-3 chuỗi dài (DHA, EPA) được chứng minh là làm giảm sản xuất cytokine gây viêm.
  •  Xu hướng sản xuất Cytokin: Các Omega-3 chuỗi dài (DHA, EPA) ức chế sản xuất các cytokine gây viêm IL-1, IL-6 và TNFalpha, có thể thông qua việc tương tác với yếu tố dịch mã kích hoạt chất béo tế bào (PPARs), yếu tố này cũng giúp điều hòa đáp ứng tế bào bao gồm phản ứng viêm.
  • Phát sinh các con đường ảnh hưởng bổ sung: Các chất trung gian chuyển hóa từ EPA và DHA được gọi là các resolvins (E tương ứng EPA và D tương ứng với DHA) có tác dụng phòng ngừa và điều trị viêm.

Các nghiên cứu đã tiến hành 1

Viêm da dị ứng ở trẻ em ngày càng trở nên phổ biến nhưng có thể phòng ngừa được

Các cơ chế bảo vệ của việc sử dụng Omega-3 chuỗi dài chiết xuất từ dầu cá với bệnh lý dị ứng được thấy trong các nghiên cứu theo dõi đã thúc đẩy các nghiên cứu chuyên sâu hơn về tác dụng chống viêm của DHA và EPA. Nghiên cứu cũng thấy rằng, việc bổ sung Omega-3 chuỗi dài với trẻ bị hen suyễn ở độ tuổi 18 tháng làm giảm cơ khò khè của trẻ. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu dài hạn trong nhiều năm để đánh giá hiệu quả lâu dài của việc sử dụng.

Các nhà khoa học cũng tin rằng, việc bổ sung Omega-3 chuỗi dài (DHA, EPA) ngay từ khi trẻ con trong bụng mẹ có thể là một cơ hội mới cho trẻ trường khi kiểu hình miễn dịch dị ứng của trẻ được hình thành và có tính đàn hồi vốn có. Các nghiên cứu quan sát cũng thấy rằng, tỷ lệ trẻ bị mắc dị ứng thấp hơn ở những đứa trẻ sinh ra bởi các bà mẹ bổ sung đầy đủ Omega-3 chuỗi dài từ khi mang bầu.

Một số nghiên cứu và kết quả

Một số nghiên cứu và kết quả 1

Dr. Nina D’Vaz và Susan L Prescott, Đại học Tây Australia.

Đồng thuận khoa học về sử dụng Omega-3, Australia, 2009

Xem thêm:

]]>
https://procarevn.vn/omega-3-giup-tang-mien-dich-va-phong-ngua-benh-di-ung-o-tre-so-sinh-1972/feed/ 0
Bổ sung axit folic quanh giai đoạn thụ thai giúp làm giảm nguy cơ chết non https://procarevn.vn/bo-sung-axit-folic-quanh-giai-doan-thu-thai-giup-lam-giam-nguy-co-chet-non-1394/ https://procarevn.vn/bo-sung-axit-folic-quanh-giai-doan-thu-thai-giup-lam-giam-nguy-co-chet-non-1394/#respond Sat, 07 May 2016 04:34:46 +0000 https://procarevn.vn/?p=1394 Trong khi mang thai, phụ nữ cần nhiều các chất dinh dưỡng đa lượng và vi lượng hơn, vì dinh dưỡng không đủ có thể dẫn đến nhiều bất lợi đối với trẻ sơ sinh, và thậm chí thai chết non. Bài này xem xét các can thiệp dinh dưỡng bao gồm bổ sung axit folic quanh giai đoạn thụ thai, bổ sung năng lượng protein cân bằng và bổ sung các chất dinh dưỡng vi lượng trong khi mang thai. Trong 18 nghiên cứu được tiến hành bằng cách bổ sung axit folic quanh giai đoạn thụ thai, tỉ lệ mới mắc các khuyết tật ống thần kinh giảm đi 41% (RR 0,59, CF 0,52-0,68).

Số liệu lấy từ các nghiên cứu loại thấp hơn cho thấy việc bổ sung năng lượng protein cân bằng làm giảm 45% nguy cơ chết non (RR 0,55, 95% CI 0,31-0,97). 13 nghiên cứu xem xét vai trò của việc bổ sung nhiều chất dinh dưỡng vi lượng trong thai kỳ nhưng lại cho thấy sự giảm không đáng kể đối với tỉ lệ chết non hoặc tử vong chu sinh.

Tài liệu tham khảo

1. Imdad, A., M.Y. Yakoob, and Z.A. Bhutta, The effect of folic acid, protein energy and multiple micronutrient supplements in pregnancy on stillbirths. BMC Public Health, 2011. 11 Suppl 3: p. S4.

]]>
https://procarevn.vn/bo-sung-axit-folic-quanh-giai-doan-thu-thai-giup-lam-giam-nguy-co-chet-non-1394/feed/ 0
Dùng omega-3 trước khi sinh có thể làm tăng thời gian mang thai https://procarevn.vn/dung-omega-3-truoc-khi-sinh-co-the-lam-tang-thoi-gian-mang-thai-1391/ https://procarevn.vn/dung-omega-3-truoc-khi-sinh-co-the-lam-tang-thoi-gian-mang-thai-1391/#respond Sat, 07 May 2016 04:31:42 +0000 https://procarevn.vn/?p=1391 Sinh non, được định nghĩa là sinh trước 37 tuần, là phổ biến và chiếm tỉ lệ là 1/12 trường hợp mang thai. Trong số các bệnh, trẻ sinh non có nguy cơ bị chứng liệt não, khó học tập, các bệnh hô hấp cao hơn. Sinh non góp phần gây ra hơn một phần tư các trường hợp tử vong sơ sinh. Hơn thế nữa, hơn một phần tư trường hợp sinh non dẫn tới tử vong trước 1 tháng tuổi.

Các axit béo đa không bão hoà chuỗi dài (LCPUFA) được truyền qua nhau thai từ mẹ tới thai nhi. Tuy nhiên, trong quá trình mang thai lượng DHA (một loại LcPUFA) của người mẹ giảm đi. Thai nhi và nhau thai không tổng hợp được nhiều LcPUFA vì vậy việc bổ sung LcPUFA của người mẹ là rất quan trọng. Khuyến nghị từ Uỷ ban Châu Âu là phụ nữ mang thai nên uống tối thiểu 200mg DHA (một loại omega-3) một ngày. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh không có tác hại khi dung liều cao LcPUFA (2,7g), thực tế, bổ sung DHA làm tăng thời gian mang thai (lên 2 ngày) và vì vậy tăng cân nặng khi sinh lên thêm 50g. Tình trạng cân nặng khi sinh thấp làm cho đứa trẻ có khả năng bị các bệnh mãn tính khi trưởng thành trong cuộc đời, như huyết áp cao làm tăng nguy cơ đau tim, là nguyên nhân số một gây tử vong trên thế giới.

Nghiên cứu hệ thống này được đăng trên Tạp chí của Anh về Dinh dưỡng (2012) chứng minh rằng omega-3 có thể giảm nguy cơ sinh non bằng cách tăng thời gian mang thai; một phát hiện quan trọng có ý nghĩa lớn đối với hàng triệu ca sinh non và các biến chứng hậu quả của việc sinh non khắp thế giới. Nghiên cứu này nêu bật tầm quan trọng của omega-3 trong thời gian mang thai và khuyến nghị nên thu nhận đủ lượng omega-3 bằng cách ăn cá có dầu vài lần một tuần (ví dụ như cá hồi, cá ngừ, cá trích) hoặc bằng cách bổ sung dầu cá.

Tài liệu tham khảo

  1. Larque, E., et al., Omega 3 fatty acids, gestation and pregnancy outcomes. Br J Nutr, 2012. 107 Suppl 2: p. S77-84.

Xem thêm:

]]>
https://procarevn.vn/dung-omega-3-truoc-khi-sinh-co-the-lam-tang-thoi-gian-mang-thai-1391/feed/ 0
Bổ sung sắt và axit folic trước khi sinh giúp cải thiện tỉ lệ sống sót của trẻ https://procarevn.vn/bo-sung-sat-va-axit-folic-truoc-khi-sinh-giup-cai-thien-ti-le-song-sot-cua-tre-1389/ https://procarevn.vn/bo-sung-sat-va-axit-folic-truoc-khi-sinh-giup-cai-thien-ti-le-song-sot-cua-tre-1389/#respond Sat, 07 May 2016 04:28:45 +0000 https://procarevn.vn/?p=1389 Tỉ lệ tử vong thời thơ ấu là cao ở các nước đang phát triển khác nhau. Năm 2010, có xấp xỉ 7,7 triệu trẻ chết trên toàn thế giới; gần một nửa số đó chết trước khi được 27 ngày tuổi. Cũng lớn tương tự như những con số này, so với năm 1990, lúc đó thực sự đã giảm 35% tỉ lệ tử vong của trẻ (

Nhiều yếu tố góp phần vào việc gây tử vong trong thời thơ ấu, và một số yếu tố là chế độ dinh dưỡng của người mẹ. Một vài nghiên cứu cho thấy lượng haemoglobin thấp trong thời gian đầu mang thai dẫn tới cân nặng khi sinh thấp, sinh non và sau đó là tử vong. Vì vậy bổ sung thêm sắt và axit folic được thử nghiệm để xem liệu chúng có thể giảm được tỉ lệ tử vong sơ sinh không.

Nghiên cứu này được đăng trên Tạp chí của Mỹ về Dinh dưỡng lâm sàng (2012) nghiên cứu hiệu quả của việc bổ sung sắtaxit folic trong khi mang thai và ảnh hưởng của nó đối với tỉ lệ tử vong thời thơ ấu. Nghiên cứu này được tiến hành ở Indonesia và là một nghiên cứu thuần tập rất lớn, bao gồm 52,917 trẻ sơ sinh sinh một. Các tác giả đã thấy rằng phụ nữ uống các sản phẩm bổ sung sắt và axit folic trong khi thai kỳ của họ giúp làm giảm 34% tỉ lệ tử vong thời thơ ấu của con họ. Cơ chế mà các sản phẩm bổ sung này cải thiện tỉ lệ sống sót thời thơ ấu vẫn chưa được biết, vì có rất nhiều yếu tố liên quan, nhưng các kết quả cho thấy ở đây rất đáng kể.

Các phát hiện này đưa ra giả thiết dùng sản phẩm bổ sung có chứa sắt axit folic trong khi mang thai có thể làm giảm nguy cơ tử vong thời thơ ấu.

Tài liệu tham khảo:

  1. Dibley, M.J., et al., Iron and folic acid supplements in pregnancy improve child survival in Indonesia. Am J Clin Nutr, 2012. 95(1): p. 220-30.
]]>
https://procarevn.vn/bo-sung-sat-va-axit-folic-truoc-khi-sinh-giup-cai-thien-ti-le-song-sot-cua-tre-1389/feed/ 0
Thiếu hụt axit folic có thể dẫn tới cân nặng khi sinh thấp và nhiều hậu quả bất lợi https://procarevn.vn/thieu-hut-axit-folic-co-the-dan-toi-can-nang-khi-sinh-thap-va-nhieu-hau-qua-bat-loi-1386/ https://procarevn.vn/thieu-hut-axit-folic-co-the-dan-toi-can-nang-khi-sinh-thap-va-nhieu-hau-qua-bat-loi-1386/#respond Sat, 07 May 2016 04:26:47 +0000 https://procarevn.vn/?p=1386 Axit folic được biết đến nhiều trong việc ngăn ngừa các khuyết tật ống thần kinh, nhưng nó còn giữ vai trò quan trọng đối với cân nặng khi sinh, đây là một chỉ số về thể trạng trẻ sơ sinh và là chỉ số dự báo về các bệnh mãn tính khi trưởng thành như huyết áp cao vào giai đoạn sau của cuộc đời. Axit folic cần để sản xuất đủ hồng cầu, để vận chuyển ôxy khắp cơ thể. Thiếu axit folic có thể dẫn tới chứng thiếu máu, làm cho người bị thiếu năng lượng và mệt mỏi. Có bằng chứng cho thấy vai trò của axit folic trong vấn đề này. Một vài nghiên cứu cho thấy axit folic có thể cải thiện chức năng nội mô và vì vậy có thể liên quan đến chứng tiền sản giật, sảy thai và hạn chế sự tăng trưởng ở tử cung.

Nghiên cứu này được đăng trên Tạp chí của Anh về Sản Phụ khoa (2012) đã phân tích nồng độ homocysteine, folate và vitamin B12 trong huyết thanh trên 5805 phụ nữ mang thai. Họ thấy rằng nồng độ folate thấp có liên quan tới cân nặng nhau thai và cân nặng khi sinh thấp hơn, làm tăng nguy cơ trẻ sinh ra nhẹ cân hơn so với tuổi thai, sinh sớm và mắc chứng tiền sản giật so với những phụ nữ những phụ nữ có nồng độ folate cao hơn.

Vì vậy bổ sung axit folic nên bắt đầu từ giai đoạn đầu của thai kỳ nhằm giúp giảm thiểu nguy cơ gặp các hậu quả bất lợi cho thai nhi và giúp cho sự tăng trưởng của nhau thai. Điều này nhấn mạnh rằng chế độ ăn giàu axit folic (như các loại ngũ cốc đã được tăng cường và các rau lá xanh) là rất quan trọng trong giai đoạn then chốt của quá trình phát triển.

Tài liệu tham khảo:

  1. Bergen, N.E., et al., Homocysteine and folate concentrations in early pregnancy and the risk of adverse pregnancy outcomes: the Generation R Study. BJOG, 2012. 119(6): p. 739-51.
]]>
https://procarevn.vn/thieu-hut-axit-folic-co-the-dan-toi-can-nang-khi-sinh-thap-va-nhieu-hau-qua-bat-loi-1386/feed/ 0
Bổ sung canxi trong khi mang thai có thể làm giảm chứng cao huyết áp, tử vong sơ sinh và sinh non https://procarevn.vn/bo-sung-canxi-trong-khi-mang-thai-co-the-lam-giam-chung-cao-huyet-ap-tu-vong-so-sinh-va-sinh-non-1383/ https://procarevn.vn/bo-sung-canxi-trong-khi-mang-thai-co-the-lam-giam-chung-cao-huyet-ap-tu-vong-so-sinh-va-sinh-non-1383/#respond Sat, 07 May 2016 04:23:02 +0000 https://procarevn.vn/?p=1383 Cao huyết áp trong thai kỳ là một trong những nguyên nhân hàng đầu của tình trạng bệnh tật và tử vong ở người mẹ. Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh mối quan hệ nghịch đảo giữa việc bổ sung canxi và việc mắc bệnh cao huyết áp do thai kỳ.

Số liệu được lấy ra từ 10 thử nghiệm có đối chứng ngẫu nhiên. Liều dùng canxi được đưa ra trong khoảng từ 0,5g/ngày đến 2g/ngày. Việc bổ sung bắt đầu từ tuần thứ 32 của thai kỳ là muộn nhất. Phụ nữ trong các nghiên cứu này (n=11405) chủ yếu có nguồn gốc từ châu Á, Nam Mỹ và châu Phi.

Việc bổ sung canxi trong khi mang thai dẫn đến việc giảm đáng kể 45% chứng cao huyết áp do thai kỳ, giảm 59% nguy cơ mắc chứng sản giật, giảm tỉ lệ tử vong của trẻ sơ sinh và làm giảm nguy cơ sinh non. Vì vậy việc bổ sung canxi trong khi mang thai rất có lợi cho cả mẹ và em bé vì nó có thể giúp giảm chứng cao huyết áp, chứng sản giật, tử vong sơ sinh và sinh non

Tài liệu tham khảo:

Imdad, A., A. Jabeen, and Z.A. Bhutta, Role of calcium supplementation during pregnancy in reducing risk of developing gestational hypertensive disorders: a meta-analysis of studies from developing countries. BMC Public Health, 2011. 11 Suppl 3: p. S18.

]]>
https://procarevn.vn/bo-sung-canxi-trong-khi-mang-thai-co-the-lam-giam-chung-cao-huyet-ap-tu-vong-so-sinh-va-sinh-non-1383/feed/ 0