Procare – Website chính thức https://procarevn.vn PM Procare - Công thức đặc biệt cho phụ nữ mang thai, cho con bú Thu, 25 Jan 2024 01:58:32 +0000 vi hourly 1 Cẩm nang: Chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu https://procarevn.vn/cach-cham-soc-vo-moi-mang-thai-5483/ https://procarevn.vn/cach-cham-soc-vo-moi-mang-thai-5483/#comments Fri, 08 Dec 2023 03:03:23 +0000 https://procarevn.vn/?p=5483 Vợ mới mang thai là một niềm vui vỡ òa sau bao ngày mong ngóng. Tuy nhiên, một hành trình mới mở ra cũng không kém phần thử thách, làm cách nào để chăm sóc vợ tốt nhất trong thời kỳ thai nghén luôn là những câu hỏi thường trực ở các ông bố trẻ. Bài viết dưới đây tổng hợp các kinh nghiệm thường gặp để bố tham khảo và có thể chăm sóc mẹ bầu được tốt nhất.

Cẩm nang: Chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu 1

Sự thay đổi trong 3 Tháng đầu thai kỳ

Đây còn được gọi là tam cá nguyệt đầu tiên. Để chăm sóc bà bầu giai đoạn này tốt thì bạn cần phải biết những thay đổi ở mẹ như nào, bé phát triển ra sao để có những lưu ý riêng. Hiểu được thai kỳ ở giai đoạn đầu này có thể giúp bạn đưa ra quyết định sáng suốt và chuẩn bị cho những thay đổi lớn ở phía trước.

Thay đổi về sinh lý của mẹ

Một số phụ nữ trải qua qua tam cá nguyệt đầu tiên với ít hoặc không có triệu chứng. Các triệu chứng thường gặp trong 12 tuần đầu này của thai kỳ như mệt mỏi, buồn nôn, đau nhức vú, thay đổi tâm trạng, đi tiểu thường xuyên và táo bón. Những triệu chứng này được gọi chung là ốm nghén. Có những dấu hiệu mang thai báo hiệu sớm cho mẹ bầu như: cảm giác kiệt sức,triệu chứng căng ngực, hay bạn có thể cảm thấy những cơn buồn nôn nhẹ khi thấy thức ăn.

Mỗi phụ nữ mỗi khác, họ tìm những cách khác nhau để xử lý các triệu chứng ốm nghén. Một số mẹ bầu ăn đồ ăn nhẹ như bánh quy để kiểm soát cơn buồn nôn. Còn những mẹ bầu khác thì lại uống nhiều nước giúp giảm mệt mỏi.

Mệt mỏi là một trong những triệu chứng phổ biến và khó khăn nhất trong ba tháng đầu của thai kỳ. Bạn có thể sẽ cảm thấy mình như thiếu ngủ. Giai đoạn này, cơ thể bạn có nhiệm vụ hết sức nặng nề là sản xuất nhau thai – huyết mạch cho em bé của bạn.

Ngực nhạy cảm và thay đổi: Núm vú của bạn nhô ra nhiều hơn so với bình thường, và cả nhạy cảm hơn trước. Đó là do cơ thể bạn đang chuẩn bị thay đổi cho việc cho em bé bú sau này. Da vú sẽ phân 2 màu rõ rệt: vùng da sậm màu xung quanh núm vú nổi bật hơn giúp cho em bé có thể nhìn thấy núm vú. Vì mắt trẻ sơ sinh không nhìn rõ được, mới chỉ phân biệt được hai màu đen và trắng.

Tăng nhạy cảm với mùi: Khi mang thai mũi bạn trở nên đặc biệt nhạy cảm. Bạn có thể ngửi thấy mùi bữa ăn trưa của đồng nghiệp từ khắp phòng, và cả những mùi như mùi nước hoa, mùi giày bẩn của ai đó. Bạn sẽ là người đầu tiên nhận ra mùi lạ xuất hiện. Và thậm chí những mùi này khiến bạn buồn nôn. Hãy để một số thứ có mùi dễ chịu xung quanh bạn chẳng hạn như bạc hà, gừng hay chanh.

Thay đổi về sinh lý của mẹ 1

Buồn nôn và nôn là cảm giác nôn nao trong dạ dày, có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong ngày. Đây là biểu hiện thường thấy nổi bật ở giai đoạn 3 tháng đầu. Đây có thể là sự kết hợp giữa thay đổi hormone, sự căng thẳng và các thay đổi khác ở cơ thể (như nhạy cảm với mùi).

Đi tiểu nhiều hơn: Bạn sẽ mất nhiều thời gian trong nhà vệ sinh với tần suất đi tiểu trong giai đoạn đầu này. Hormon hCG thai kỳ đang làm tăng lưu lượng máu đến vùng xương chậu và thận của bạn, làm cho chúng hoạt động nhiều hơn khiến bạn đi tiểu nhiều hơn.

Tin tốt: Đến cuối tam cá nguyệt thứ nhất, cơ thể bạn sẽ hoàn thành nhiệm vụ hết sức nặng nề là sản xuất nhau thai, vì vậy bạn có thể cảm thấy tràn đầy năng lượng. Trong lúc chờ đợi hãy lắng nghe cơ thể bạn và hãy nghỉ ngơi đầy đủ, ăn đúng cách và thường xuyên.

Nuôi dưỡng một em bé – ngay cả khi nó mới chỉ chưa bằng quả táo- là một quá trình vất vả và cơ thể mẹ phải thay đổi để đáp ứng

Sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng đầu

Em bé bắt đầu hình thành được gọi là phôi thai. Bên cạnh đó, túi ối và nhau thai cũng dần hình thành. Túi ối chứa đầy nước ối và có tác dụng bảo vệ phôi thai đang phát triển. Nhau thai giúp sản xuất máu và nuôi dưỡng phôi thai.

Có rất sự phát triển đang diễn ra để tạo thành 1 em bé – tất cả các hệ thống chính và phụ của cơ thể như hệ tiêu hóa, tuần hoàn, thần kinh… và các cơ quan tim, phổi, dạ dày… Một trong các hệ thống hoạt động đầu tiên đó là hệ tuần hoàn cùng với cơ quan đồng hành của nó là Tim. Bạn có thể thấy tim em bé qua siêu âm sớm từ những tuần thứ 5 hoặc muộn hơn đôi chút.

Bên cạnh đó một số cơ quan khác bao gồm như ống thần kinh cũng phát triển mạnh ở giai đoạn này. Lúc này bạn cần phải bổ sung axit folic theo khuyến cáo của bộ y tế để ngăn ngừa dị tật ống thần kinh.

Tiếp đó em bé của bạn dần dần hình thành và từ chấm nhỏ xíu em bé phát triển đến tầm 14 gam tương đương với quả mận ở cuối tam cá nguyệt thứ nhất này. Và điều thật khó tin khi nhìn từ bên ngoài, bụng của bạn hầu như không có gì thay đổi, nhưng em bé bên trong bụng đang lớn dần.

Kinh nghiệm chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu

Kinh nghiệm chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu 1

Lên lịch khám thai đầy đủ

Tín hiệu đầu tiên khi bạn biết mình mang thai là gì? Cơn buồn nôn hay trễ kinh hay là thông báo 2 vạch? Bạn cần những xác nhận chính xác bạn đang mang thai, sau đó theo lịch khám thai định kì mà bác sĩ hẹn. Cụ thể có những xét nghiệm hay lịch khám như sau:

Xác nhận mang thai: Siêu âm hay thử nồng độ HCG trong máu để biết chính xác mình đang mang thai hay không và đang ở tuần thứ bao nhiêu.

Khám thai định kỳ: bạn sẽ cần được chăm sóc y tế và kiểm tra thường xuyên trong suốt thai kỳ. Các mốc khám thai quan trọng mẹ bầu cần nhớ:

  • Từ tuần 6 – 10: Sau khi biết có thai, siêu âm để xác định thai đã vào tử cung chưa, thai đơn hay thai đôi và có tim thai hay không.
  • Từ tuần 11 – 13: Đo khoảng sáng sau gáy để dự đoán một số bất thường nhiễm sắc thể (những bất thường này có thể là nguyên nhân gây bệnh Down, dị dạng tim…).

Xét nghiệm sàng lọc: Có những xét nghiệm sàng lọc dựa trên kết quả phân tích máu mẹ như Double test, Triple test, hay NIPT. Mỗi xét nghiệm sẽ có mốc thời gian khác nhau và cần được tư vấn đầy đủ từ bác sĩ. Các xét nghiệm này sẽ phát hiện sàng lọc được các trường hợp thai nhi hội chứng Down, Edward (3 nhiễm sắc thể 18), patau (3 nhiễm sắc thể 13), hay các bất thường về số lượng nhiễm sắc thể giới tính.

Với những trường hợp mẹ bầu có nguy cơ cao mang thai các bệnh tật di truyền thì các xét nghiệm chẩn đoán trước sinh có thể được thực hiện như chọc ối, sinh thiết gai rau. Tuy nhiên cần có tư vấn cụ thể từ bác sĩ.

Không nên bỏ qua những mốc quan trọng trong việc khám thai, siêu âm, cũng như xét nghiệm sàng lọc. Mẹ bầu nên hỏi kỹ bác sĩ sản khoa, bác sĩ siêu âm về thời gian của lần khám/ siêu âm tiếp theo.

Ý nghĩa của việc siêu âm 3 tháng đầu:

  • Xác định có thai hay không, tình trạng tim thai
  • Đánh giá quan sát tử cung, phần phụ
  • Đo chiều dài đầu mông, ước tính tuổi thai, dự kiến sinh
  • Xác định chửa trứng hay thai ngoài tử cung
  • Đánh giá bất thường của túi thai.

Bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý

Bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý 1

Bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý trong 3 tháng đầu thai kỳ giúp cho thai nhi ổn định trong tử cung, phát triển những bộ phận cơ bản nhất. Đầu tiên, cần đảm bảo đủ nhóm dinh dưỡng gồm: chất đạm, sắt, chất béo, chất xơ, canxi, khoáng chất, Vitamin,…

  • Chất đạm: Có từ thịt, cá tươi, thịt gia cầm, các thực phẩm chế biến từ sữa bò, các loại đậu, ngũ cốc, trái cây.
  • Đường: Có trong trái cây, cà rốt, sữa, gạo, bánh mì, ngũ cốc.
  • Chất béo: Nên chọn các chất béo lành mạnh. chọn dầu ăn thực vật thay vì mỡ lợn.
  • Vitamin A: Giúp tăng trưởng tế bào não, có trong rau xanh, gan, chất béo, sữa, lòng đỏ trứng gà, dầu gan cá.
  • Vitamin D: Có trong sữa bò, dầu ăn, dầu gan cá.
  • Vitamin C: Có trong rau cải, quýt, cad chua, cam, bưởi.
  • Các Vitamin B: Có nhiều ở gạo lứt, lòng đỏ trứng, thịt, rau cải, quả khô, đậu.
  • Axit folic: Cần thiết cho sự phát triển hệ thần kinh trung ương của thai nhi. Đặc biết rất cần bổ sung trước bầu và 3 tháng đầu để tránh dị tật ống thần kinh.
  • Sắt: Phòng tránh bệnh thiếu máu, có trong cá, thịt, rau xanh, trứng, đậu nành, khoai tây, nho khô, mận khô, quả lựu, quả mơ, chuối….
  • Canxi: Cần thiết cho sự phát triển xương thai nhi, có trong sữa bò. cá, trứng, trái cây, rau cải.
  • Chất xơ: Giúp tiêu hóa, tránh táo bón. Mẹ bầu hãy bổ sung chất xơ có trong rau đậu trái cây.

Ngoài ra, mẹ bầu cần bổ sung thêm acid folic để đảm bảo phát triển thần kinh, giảm nguy cơ dị tật với lượng khoảng 400 mcg mỗi ngày. Bởi thiếu axit folic là nguyên nhân gây khiếm khuyết ống thần kinh mà biểu hiện là nứt đốt sống, thoát vị não… và làm tăng nguy cơ dị tật ở tim, chi, đường tiểu, sứt môi, hở hàm ếch của trẻ. Nhu cầu về axit folic của mẹ bầu trong giai đoạn này là 400mcg axit folic mỗi ngày.

Do ảnh hưởng của hiện tượng “ốm nghén” nên để đảm bảo sức khỏe trong thời gian này, bố nên chia nhỏ bữa ăn cho mẹ bầu từ 5 đến 6 bữa một ngày để tránh hiện tượng nôn, buồn nôn… Có thể ăn những thực phẩm như cam, táo, bánh quy, gừng… để hạn chế tình trạng ốm nghén. Mặt khác, kìm nén những sở thích ăn uống nếu những thực phẩm đưa vào cơ thể không tốt cho bé hoặc cho chính người mẹ.

Trong giai đoạn đầu này, bố nên hết sức lưu ý những thức ăn cần tránh khi mang thai như bia rượu, đồ uống có ga, cồn và một số rau quả có thể dọa sảy thai như: dứa, đu đủ xanh, rau ngót, rau sam, mướp đắng…

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu

Mua sắm đồ bầu

  • Quần áo: Mặc dù giai đoạn 3 tháng đầu bụng của bạn chưa có nhiều thay đổi nhưng bạn cần mặc quần áo, váy thoải mái hơn.
  • Giày dép: Nếu có thói quen sử dụng giày cao gót bạn nên cân nhắc về việc mua một đôi giày thấp, bám chắc để tránh trơn trượt.

Tập thể dục đều đặn

Bạn đừng sợ hoạt động như tập thể dục ảnh hưởng đến em bé. Nếu không có những chỉ định riêng của bác sĩ thì bạn hoàn toàn có thể tập thể dục để nâng cao sức khỏe trong giai đoạn mang bầu. Tập thể dục giúp nhiều phụ nữ mang thai kiểm soát mọi thứ, từ thay đổi tâm trạng, tăng cân quá mức đến đau nhức. Tuy nhiên bạn cần quan tâm đến tần suất và mức độ của tập thể dục như nào.

Trong tam cá nguyệt đầu tiên, bạn có thể tiếp tục bất kỳ thói quen tập thể dục nào trước đây, miễn là nó không liên quan đến việc nâng vật nặng, khả năng té ngã, nhiệt độ cao hoặc ẩm ướt hoặc xoắn bụng. Đi bộ, tập yoga và bơi lội là những hình thức tập thể dục lý tưởng trước khi sinh đối với hầu hết phụ nữ. Bạn hãy thảo luận về thói quen tập thể dục của bạn với bác sĩ của bạn nhé.

Bạn đừng quên rèn luyện cơ sàn chậu bằng các bài tập Kegel, điều này sẽ giúp ích cho việc sinh em bé.

Thư giãn

Tâm lý của mẹ bầu ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, khi mang thai, mẹ bầu hãy giữ một tinh thần lạc quan, thoải mái. Nhiều phụ nữ trong tam cá nguyệt đầu tiên của họ thường lo lắng về việc sảy thai hoặc các biến chứng thai kỳ khác. Do đó, bố hãy sắp xếp thời gian để mẹ bầu được nghỉ ngơi và thư giãn nhiều hơn.

Bạn có thể xem video chia sẻ về những điều cần biết khi mang thai 3 tháng đầu tại đây:

Những điều kiêng kỵ trong 3 tháng đầu

Những điều kiêng kỵ trong 3 tháng đầu 1

Bạn cũng cần quan tâm đến các điều kiêng kị về thực phẩm cũng như hoạt động thể chất trong 3 tháng đầu. Các cụ nói “có kiêng có lành” có nhiều những lời khuyên trong giai đoạn đầu mang bầu này. Sau đây là những điều bạn nên tránh, nên hạn chế làm nhiều.

➤ Danh sách những thực phẩm bà bầu nên tránh

Đây là lúc bạn cần loại bỏ một số loại thức ăn ra khỏi thực đơn như thức ăn chưa tiệt khuẩn, thịt và trứng chưa được nấu chín (thịt tái chín, trứng hồng đào), loại cá có nhiều thủy ngân. Những loại thực phẩm này có thể lây bệnh và gây hại cho em bé của bạn. Ngoài ra bạn cần lưu ý tránh các loại thực phẩm sau:

  • Rượu bia, cafein
  • Không ăn quá mặn hay nhiều gia vị
  • Không dùng thức ăn đóng hộp, thức ăn nhanh, chế biến sẵn
  • Hạn chế các thực phẩm như cá khô, dưa cà muối, lạp xưởng…

➤ Tránh sử dụng thuốc men trong giai đoạn 3 tháng đầu: không chỉ 3 tháng đầu mà trong toàn bộ thai kỳ bạn cần sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ. Ngoài ra, bạn cũng cần tránh một số vấn đề sau:

  • Một số chất tẩy rửa gia dụng, hay hóa chất độc hại, các mỹ phẩm không rõ nguồn gốc.
  • Tránh hút thuốc lá cũng như hít khói thuốc lá.
  • Tránh uống rượu và sử dụng các chất gây nghiện.
  • Tránh thức khuya, lao động quá sức, căng thẳng thường xuyên.
  • Làm việc nặng nhọc, tránh leo trèo làm những việc như leo thang với đồ cao.
  • Bồn tắm hoặc vòi hoa sen quá nóng: Nên cẩn thận với các hoạt động khiến nhiệt độ cơ thể mẹ thay đổi đột ngột trong 3 tháng thai kỳ đầu tiên.

➤ Kiêng quan hệ tình dục trong 3 tháng đầu. Khi có chảy máu âm đạo, đau, rỉ ối hay có cơn co tử cung, động thai hay mẹ có tiền sử sảy thai thì nên kiêng giao hợp.

➤ Tránh tiếp xúc với những yếu tố gây đột biến, gây bất thường bẩm sinh cho thai nhi. Không tiếp xúc với người bị hoặc nghi nhiễm trùng hoặc các bệnh dịch khác.

Những bất thường bẩm sinh đa số là hậu quả của việc tiếp xúc với các tác nhân vào 3 tháng đầu thai kỳ. Một số virus bạn cần tránh xa: herper, viêm gan, rubella, thủy đậu, giang mai, toxoplasma…

Chính vì thế mà có những khuyến cáo hay chỉ định tiêm phòng  trước khi mang thai như: tiêm phòng mũi sởi- quai bi- rubella, thủy đậu, viêm gan B, bạch hầu- ho gà- uốn ván.

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Mới có thai nên kiêng gì?

Những lưu ý khi mang thai 3 tháng đầu để tránh sảy thai

Những lưu ý khi mang thai 3 tháng đầu để tránh sảy thai 1

Dấu hiệu nguy hiểm dọa sảy thai

3 tháng đầu là thời điểm nguy cơ sảy thai có thể dễ xảy ra nhất. Các mẹ bầu cần lưu ý các dấu hiệu sau có thể là nguy cơ dọa sảy thai:

  • Ra máu âm đạo, máu màu đỏ hoặc đen. Ra máu cục hoặc máu lẫn dịch nhầy.
  • Đau lưng.
  • Đau co thắt bụng dưới.
  • Đau co thắt bụng kèm chuột rút.

Bên cạnh đó bạn cũng cần lưu ý khi có dấu hiệu chóng mặt, buồn nôn, kèm sốt cao trong 3 tháng đầu thai kỳ. Hoặc thấy đau thắt bụng kèm ra mồ hôi hột, đau kéo dài hơn 30 phút thì nên đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám và được hỗ trợ xử lý.

Khi nhận thấy có dấu hiệu nguy hiểm mẹ bầu cần tới bệnh viện ngay để được hỗ trợ kịp thời.

Lưu ý để tránh sảy thai

Bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý

Chế độ dinh dưỡng vô cùng quan trọng đối với mẹ bầu và sự phát triển của con yêu. Trong thai kỳ, mẹ bầu cần ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng để cơ thể mẹ khỏe mạnh và thai nhi phát triển toàn diện.

Mẹ nên bổ sung các loại thực phẩm giàu sắt, canxi, vitamin và axit folic_được coi là các loại thực phẩm giữ thai hiệu quả nhất.

Đồng thời, mẹ bầu không nên hút thuốc lá và tuyệt tránh xa các loại đồ uống chứa caffeine và cồn như rượu, bia, cà phê vì đây được coi là những tác nhân gây tình trạng sảy thai, thai nhi bị dị tật, …

Vận động nhẹ nhàng, phù hợp

Tập thể dục là một cách tăng cường năng lượng tốt khi bạn mang thai. Trong thời gian mang thai ba tháng đầu này, mẹ bầu phải tránh các hoạt động mạnh, các môn thể thao vận động dùng sức, mạo hiểm như chạy bộ, nhảy dây, leo núi… Thay vào đó là những bộ môn nhẹ nhàng vừa sức như yoga, đi bộ…

Nghỉ ngơi thư giãn

Để giảm thiểu những lo lắng, bất an trong thai kỳ bạn nên chọn cho vợ những hoạt động giúp thư giãn như nghe nhạc, đi dạo,…

Tóm lại, mang thai và sinh con là một thiên chức lớn lao, là niềm hạnh phúc của mỗi người phụ nữ. Trong suốt thời gian mang thai này, bố nên chú ý về chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu cũng như sinh hoạt để đảm bảo đến ngày sinh được “mẹ tròn con vuông”.

Chúc các bố và mẹ bầu sẽ có một thai kỳ khỏe mạnh, hạnh phúc để chào đón con yêu chào đời!

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Tổng hợp kinh nghiệm mang thai lần đầu mẹ cần biết

]]>
https://procarevn.vn/cach-cham-soc-vo-moi-mang-thai-5483/feed/ 8
Lưu ý dấu hiệu vợ sắp sinh https://procarevn.vn/luu-y-dau-hieu-vo-sap-sinh-11903/ https://procarevn.vn/luu-y-dau-hieu-vo-sap-sinh-11903/#respond Fri, 19 Mar 2021 05:34:12 +0000 https://procarevn.vn/?p=11903 Lưu ý dấu hiệu vợ sắp sinh 1

Biết trước dấu hiệu sắp sinh nở sẽ giúp bố có những chuẩn bị tốt hơn, bình tĩnh cùng mẹ đến bệnh viện đón con chào đời. Đồng thời, giúp tránh được những nguy hiểm cho cả mẹ và bé, nếu không xử lý kịp thời.

Rò rỉ hoặc vỡ ối

Trong thời gian mang thai, em bé được bảo vệ trọng một bọc nước ối và khi đến ngày sinh nở bóc nước ối này sẽ vỡ ra hoặc rò rỉ dần. Bố cần đưa mẹ đến bệnh viện ngay, bởi vỡ ối là dấu hiệu báo mẹ đã sắp sinh nở chỉ trong khoảng 12-24 giờ tới.

Bụng bầu tụt xuống thấp

Một vài tuần trước khi bé chào đời, bé sẽ dịch chuyển xuống phía dưới trong khung xương chậu. Nếu thấy ngực vợ không chạm được vào phần trên của bụng nữa thì chắc chắn em bé đã tụt sâu xuống dưới. Chồng cần chú ý có thể đây là dấu hiệu trước sinh 1 tuần.

Cổ tử cung bắt đầu mở

Cổ tử cung của vợ cũng sẽ mở rộng hơn, chuẩn bị cho cuộc vượt cạn sắp đến. Nếu vợ mình có hiện tượng này, chồng nên đưa vợ đi khám để bác sĩ kiểm tra độ mở cổ tử cung. Đây là dấu hiệu chuyển dạ thực sự đó các bố!

Ngừng tăng cân hoặc tụt cân

Một vài thai phụ bị giảm tới ½-1kg cân nặng một ngày trước khi lâm bồn. Đó là do nội tiết tố làm giảm lượng chất lỏng giữ trong cơ thể mẹ. Bố cần đặc biệt quan tâm mẹ, bởi có thể mẹ bị sụt cân do lượng nước ổi giảm xuống.

Đi tiểu thường xuyên

Đi tiểu thường xuyên là do áp lực của thai lên bàng quang mẹ tăng lên. Bố nên khuyên mẹ không nên nhịn tiểu, sẽ làm không chỉ mẹ khó chịu mà còn ảnh hưởng đến con nữa đó.

Các cơn co thắt nhiều hơn

Càng gần đến ngày sinh nở, những cơn co thắt ở bụng sẽ càng nhiều và mạnh mẽ hơn. Lúc này, bố nên chuẩn bị nước ấm để mẹ tắm bằng vòi hoa sen sẽ giúp giảm đau đáng kể.

Xuất hiện dịch nhầy đỏ

Trong khoảng 1 tuần trước ngày lâm bồn, chị em thường thấy âm đạo xuất hiện dịch màu hồng đỏ. Bố cần chú ý, triệu chứng này chứng tỏ cổ tử cung của bạn đã bắt đầu mở và quá trình sinh nở diễn ra trong 1-2 ngày tới.

Tiêu chảy

Kích thích tố khi sinh nở sẽ tác động lên ruột và gây ra đau lưng + đi phân lỏng và đi thường xuyên. Bố cũng không nên quá lo lắng về hiện tượng này. Hãy cho mẹ uống thêm nước hơn để tránh việc mẹ bị mất nước nhé!

Theo Procarevn.vn

]]>
https://procarevn.vn/luu-y-dau-hieu-vo-sap-sinh-11903/feed/ 0
Bố lưu ý không để mẹ bầu ăn những thực phẩm này https://procarevn.vn/me-bau-an-khong-nen-an-gi-11892/ https://procarevn.vn/me-bau-an-khong-nen-an-gi-11892/#respond Fri, 19 Mar 2021 05:06:14 +0000 https://procarevn.vn/?p=11892 Bố lưu ý không để mẹ bầu ăn những thực phẩm này 1

Do nhu cầu ăn uống thay đổi, ảnh hưởng bởi quá trình nghén kéo dài, nhiều mẹ bầu thường thói quen ăn vặt. Vì vậy, những ông chồng thường trở thành “shipper” đồ ăn miễn phí cho vợ. Tuy nhiên, không phải đồ ăn nào cũng phù hợp với các mẹ bầu. Đặc biệt, bố cần lưu ý tránh những thực phẩm gây dị tật thai nhi dưới đây

Đồ chiên rán

Đồ chiên rán 1

Trong đồ chiên rán có chứa một lượng nhất định phèn chua. Mà phèn chua chứa nhôm, một chất vô cơ. Nhôm có thể xâm nhập vào não của thai nhi thông qua nhau thai. Nếu ăn nhiều, lượng nhôm tích lũy sẽ lớn, làm cho não thai nhi kém phát triển, tăng nguy cơ bệnh đần độn.

Đồ uống chứa caffeine

Một số đồ uống có chứa 2,4% – 2,6% caffeine và hàm lượng các chất kích thích khác. Một số thai phụ sau khi uống đồ uống này bị buồn nôn, đau đầu, tim đập nhanh và các triệu chứng ngộ độc khác… Các phản ứng này ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trái tim, não, gan và các cơ quan quan trọng khác của thai nhi. Kết quả là em bé sinh ra dễ bị các dị tật bẩm sinh.

Gan động vật

Gan động vật 1

Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, mẹ bầu tiêu thụ quá nhiều gan động vật trong thời kỳ đầu mang thai có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của em bé trong bụng. Nếu phụ nữ mang thai ăn quá nhiều gan động vật, đặc biệt là khi dùng các viên thuốc bổ sung sinh tố khác, lượng vitamin A được đưa vào cơ thể sẽ quá nhiều, ảnh hưởng xấu đến thai nhi, thậm chí gây quái thai. Ngoài ra, gan là bộ máy giải độc, là “kho” chứa chất độc lớn nhất trong cơ thể động vật. Một số chất độc đó khi ăn vào có thể ảnh hưởng xấu tới mẹ bầu và em bé.

Giấm và thực phẩm có tính axit

Giấm và thực phẩm có tính axit 1

Quá nhiều giấm và thức ăn có tính axit là một trong những thủ phạm gây ra dị tật. Đặc biệt là hai tuần đầu của thai kỳ, rất nhiều loại thực phẩm có tính axit có thể gây mệt mỏi, yếu kém. Sử dụng thực phẩm có tính axit trong thời gian dài không chỉ khiến người mẹ bị mắc những căn bệnh nhất định mà điều quan trọng hơn là sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển bình thường của thai nhi, thậm chí có thể dẫn đến dị tật thai nhi.

Thức ăn xông khói, nướng

Thức ăn xông khói, nướng 1

Các thực phẩm loại này phải dùng gỗ, than làm chất đốt để chế biến. Nhiên liệu đốt lên sẽ tán phát ra một loại chất độc làm ô nhiễm các thức ăn được xông nướng. Chất độc này có thể gây ra ung thư. Cứ mỗi kg cá xông và thịt nướng có tới mấy chục mg chất độc này, cứ mỗi kg bánh thịt nướng có 79 mg chất độc.

Đồ ngọt (đường, kẹo)

Đồ ngọt (đường, kẹo) 1

Mặc dù đồ ngọt rất hấp dẫn với mẹ bầu nhưng trong ba tháng đầu và cả thai kỳ, bố nên chú ý không nên để mẹ bầu ăn, để có sức khỏe tốt nhất. Mẹ bầu ăn quá nhiều đồ ngọt sẽ khiến tăng cân nhiều, dễ gây tiểu đường thai kỳ và thậm chí lượng đường dư thừa sẽ tiêu thụ canxi khiến mẹ bị thiếu canxi, ảnh hưởng đến sự phát triển xương và răng của trẻ.

Ngoài chế độ dinh khoa học, bố nên nhắc mẹ bổ sung thêm 1 viên PM Procare hay PM Procare diamond để cung cấp đủ DHA/ EPA; Acid Folic cùng các vitamin và khoáng chất khác, giúp mẹ có một thai kỳ bình thường, mạnh khỏe, ngăn ngừa những dị tật để mẹ tròn con vuông, bố nhé!

Theo Procarevn.vn

]]>
https://procarevn.vn/me-bau-an-khong-nen-an-gi-11892/feed/ 0
Bộ ảnh mô tả chân thật cảm giác đau trong quá trình sinh con – Bố hãy xem để hiểu nỗi vất vả của mẹ hơn! https://procarevn.vn/cam-giac-dau-trong-qua-sinh-con-11725/ https://procarevn.vn/cam-giac-dau-trong-qua-sinh-con-11725/#respond Thu, 04 Feb 2021 04:29:07 +0000 https://procarevn.vn/?p=11725 Mẹ đã trải qua những gì để con tới được với thế giới này. Chẳng có cách nào cân đo đong đếm hay cũng chẳng có từ ngữ nào lột tả hết được những cùng cực đau đớn, vất vả và cũng đã rất mạnh mẽ của mẹ, để sinh được con ra. Hy vọng bố sẽ hiểu và thương mẹ nhiều hơn, nhé!

Nguồn: Người Theo Đuổi Ánh Sáng.

Dịch và edit: Thy Nga

Bộ ảnh mô tả chân thật cảm giác đau trong quá trình sinh con - Bố hãy xem để hiểu nỗi vất vả của mẹ hơn! 1

Bộ ảnh mô tả chân thật cảm giác đau trong quá trình sinh con - Bố hãy xem để hiểu nỗi vất vả của mẹ hơn! 2

Bộ ảnh mô tả chân thật cảm giác đau trong quá trình sinh con - Bố hãy xem để hiểu nỗi vất vả của mẹ hơn! 3

Bộ ảnh mô tả chân thật cảm giác đau trong quá trình sinh con - Bố hãy xem để hiểu nỗi vất vả của mẹ hơn! 4

Bộ ảnh mô tả chân thật cảm giác đau trong quá trình sinh con - Bố hãy xem để hiểu nỗi vất vả của mẹ hơn! 5

Bộ ảnh mô tả chân thật cảm giác đau trong quá trình sinh con - Bố hãy xem để hiểu nỗi vất vả của mẹ hơn! 6

Bộ ảnh mô tả chân thật cảm giác đau trong quá trình sinh con - Bố hãy xem để hiểu nỗi vất vả của mẹ hơn! 7

Bộ ảnh mô tả chân thật cảm giác đau trong quá trình sinh con - Bố hãy xem để hiểu nỗi vất vả của mẹ hơn! 8

Bộ ảnh mô tả chân thật cảm giác đau trong quá trình sinh con - Bố hãy xem để hiểu nỗi vất vả của mẹ hơn! 9

Bộ ảnh mô tả chân thật cảm giác đau trong quá trình sinh con - Bố hãy xem để hiểu nỗi vất vả của mẹ hơn! 10

Bộ ảnh mô tả chân thật cảm giác đau trong quá trình sinh con - Bố hãy xem để hiểu nỗi vất vả của mẹ hơn! 11

Bộ ảnh mô tả chân thật cảm giác đau trong quá trình sinh con - Bố hãy xem để hiểu nỗi vất vả của mẹ hơn! 12

Bộ ảnh mô tả chân thật cảm giác đau trong quá trình sinh con - Bố hãy xem để hiểu nỗi vất vả của mẹ hơn! 13

Bộ ảnh mô tả chân thật cảm giác đau trong quá trình sinh con - Bố hãy xem để hiểu nỗi vất vả của mẹ hơn! 14

Bộ ảnh mô tả chân thật cảm giác đau trong quá trình sinh con - Bố hãy xem để hiểu nỗi vất vả của mẹ hơn! 15

Bộ ảnh mô tả chân thật cảm giác đau trong quá trình sinh con - Bố hãy xem để hiểu nỗi vất vả của mẹ hơn! 16

Bộ ảnh mô tả chân thật cảm giác đau trong quá trình sinh con - Bố hãy xem để hiểu nỗi vất vả của mẹ hơn! 17

Bộ ảnh mô tả chân thật cảm giác đau trong quá trình sinh con - Bố hãy xem để hiểu nỗi vất vả của mẹ hơn! 18

Bộ ảnh mô tả chân thật cảm giác đau trong quá trình sinh con - Bố hãy xem để hiểu nỗi vất vả của mẹ hơn! 19

Bộ ảnh mô tả chân thật cảm giác đau trong quá trình sinh con - Bố hãy xem để hiểu nỗi vất vả của mẹ hơn! 20

Bộ ảnh mô tả chân thật cảm giác đau trong quá trình sinh con - Bố hãy xem để hiểu nỗi vất vả của mẹ hơn! 21

Bộ ảnh mô tả chân thật cảm giác đau trong quá trình sinh con - Bố hãy xem để hiểu nỗi vất vả của mẹ hơn! 22

Bộ ảnh mô tả chân thật cảm giác đau trong quá trình sinh con - Bố hãy xem để hiểu nỗi vất vả của mẹ hơn! 23

Bộ ảnh mô tả chân thật cảm giác đau trong quá trình sinh con - Bố hãy xem để hiểu nỗi vất vả của mẹ hơn! 24

Bộ ảnh mô tả chân thật cảm giác đau trong quá trình sinh con - Bố hãy xem để hiểu nỗi vất vả của mẹ hơn! 25

Bộ ảnh mô tả chân thật cảm giác đau trong quá trình sinh con - Bố hãy xem để hiểu nỗi vất vả của mẹ hơn! 26

Bộ ảnh mô tả chân thật cảm giác đau trong quá trình sinh con - Bố hãy xem để hiểu nỗi vất vả của mẹ hơn! 27

Bộ ảnh mô tả chân thật cảm giác đau trong quá trình sinh con - Bố hãy xem để hiểu nỗi vất vả của mẹ hơn! 28

Bộ ảnh mô tả chân thật cảm giác đau trong quá trình sinh con - Bố hãy xem để hiểu nỗi vất vả của mẹ hơn! 29

Bộ ảnh mô tả chân thật cảm giác đau trong quá trình sinh con - Bố hãy xem để hiểu nỗi vất vả của mẹ hơn! 30

Bộ ảnh mô tả chân thật cảm giác đau trong quá trình sinh con - Bố hãy xem để hiểu nỗi vất vả của mẹ hơn! 31

Bộ ảnh mô tả chân thật cảm giác đau trong quá trình sinh con - Bố hãy xem để hiểu nỗi vất vả của mẹ hơn! 32

Bộ ảnh mô tả chân thật cảm giác đau trong quá trình sinh con - Bố hãy xem để hiểu nỗi vất vả của mẹ hơn! 33

Bộ ảnh mô tả chân thật cảm giác đau trong quá trình sinh con - Bố hãy xem để hiểu nỗi vất vả của mẹ hơn! 34

Bộ ảnh mô tả chân thật cảm giác đau trong quá trình sinh con - Bố hãy xem để hiểu nỗi vất vả của mẹ hơn! 35

Bộ ảnh mô tả chân thật cảm giác đau trong quá trình sinh con - Bố hãy xem để hiểu nỗi vất vả của mẹ hơn! 36

Bộ ảnh mô tả chân thật cảm giác đau trong quá trình sinh con - Bố hãy xem để hiểu nỗi vất vả của mẹ hơn! 37

Bộ ảnh mô tả chân thật cảm giác đau trong quá trình sinh con - Bố hãy xem để hiểu nỗi vất vả của mẹ hơn! 38

Bộ ảnh mô tả chân thật cảm giác đau trong quá trình sinh con - Bố hãy xem để hiểu nỗi vất vả của mẹ hơn! 39

Bộ ảnh mô tả chân thật cảm giác đau trong quá trình sinh con - Bố hãy xem để hiểu nỗi vất vả của mẹ hơn! 40

Bộ ảnh mô tả chân thật cảm giác đau trong quá trình sinh con - Bố hãy xem để hiểu nỗi vất vả của mẹ hơn! 41

Bộ ảnh mô tả chân thật cảm giác đau trong quá trình sinh con - Bố hãy xem để hiểu nỗi vất vả của mẹ hơn! 42

Bộ ảnh mô tả chân thật cảm giác đau trong quá trình sinh con - Bố hãy xem để hiểu nỗi vất vả của mẹ hơn! 43

Bộ ảnh mô tả chân thật cảm giác đau trong quá trình sinh con - Bố hãy xem để hiểu nỗi vất vả của mẹ hơn! 44

Bộ ảnh mô tả chân thật cảm giác đau trong quá trình sinh con - Bố hãy xem để hiểu nỗi vất vả của mẹ hơn! 45

Bộ ảnh mô tả chân thật cảm giác đau trong quá trình sinh con - Bố hãy xem để hiểu nỗi vất vả của mẹ hơn! 46

Bộ ảnh mô tả chân thật cảm giác đau trong quá trình sinh con - Bố hãy xem để hiểu nỗi vất vả của mẹ hơn! 47

]]>
https://procarevn.vn/cam-giac-dau-trong-qua-sinh-con-11725/feed/ 0
Lịch khám thai bố cần nhớ https://procarevn.vn/lich-kham-thai-bo-can-nho-11269/ https://procarevn.vn/lich-kham-thai-bo-can-nho-11269/#respond Tue, 17 Nov 2020 02:19:06 +0000 https://procarevn.vn/?p=11269 Đối với các ông bố bà mẹ tương lai, theo dõi quá trình phát triển của con từ những ngày đầu thai kỳ đến lúc sinh là việc làm rất quan trọng. Bởi vậy, bố cần nhớ kĩ lịch khám thai định kỳ để nhắc mẹ nhé! 

Lần 1: Tuần thứ 5

Lần 1: Tuần thứ 5 1

– Siêu âm 2D (kiểm tra túi phôi trong buồn tử cung)

– Khám thai, kiểm tra nội tiết

– Uống thuốc vi chất dưỡng

– Uống (tiêm) thuốc nội tiết (nếu cần).

Lần 2: Tuần thứ 8

– Siêu âm 2D (kiểm tra tim thai khám thai)

– Kiểm tra nội tiết

– Uống thuốc vì chất dinh dưỡng

– Uống (tiêm) thuốc nội tiết nếu cần

Lần 3: Tuần thứ 12

Lần 3: Tuần thứ 12 1

– Siêu âm 4D kiểm tra hình thái thai nhi

– Kiểm tra nội tiết

– uống thuốc vi chất dinh dưỡng

– uống (tiêm) thuốc nội tiết nếu cần

– Lịch khám thai định kỳ nên nhớ

Lần 4: Tuần thứ 16

– Siêu âm 2D

– Khám thai kiểm tra nội tiết

– Xét nghiệm máu

– Uống thuốc vì chất dinh dưỡng

– Uống canxi, sắt, Magie B6

– Uống (tiêm) thêm nội tiết

Lần 5: Tuần thứ 20

Lần 5: Tuần thứ 20 1

– Siêu âm 2D

– Khám thai kiểm tra nội tiết

– Uống thuốc vì chất dinh dưỡng

– Uống canxi, sắt, Magie B6

– Kiểm tra thai máy ( 3 lần/ ngày)

Lần 6: Tuần thứ 22

– Siêu âm 4D (Kiểm tra hình thái thai nhi)

– Kiểm tra thai máy ( 3 lần/ ngày)

Lần 7: Tuần thứ 26

Lần 7: Tuần thứ 26 1

– Siêu âm 2D

– Khám thai kiểm tra nội tiết

– Uống thuốc vì chất dinh dưỡng

– Uống canxi, sắt, Magie B6

– Kiểm tra thai máy ( 3 lần/ ngày)

Lần 8: Tuần thứ 30

– Xét nghiệm máu; Thử nước tiểu

– Làm thủ tục đăng ký đi tiêm phòng uốn ván AT1

– Khám thai, Siêu âm 2D

– Uống thuốc vì chất dinh dưỡng

– Uống canxi, sắt, Magie B6

– Bắt đầu ăn nhạt cho đến khi sinh

Theo Procarevn.vn

]]>
https://procarevn.vn/lich-kham-thai-bo-can-nho-11269/feed/ 0
Mách bố danh sách những đồ cần thiết để đưa mẹ đi sinh https://procarevn.vn/danh-sach-nhung-do-can-thiet-de-dua-me-di-sinh-11193/ https://procarevn.vn/danh-sach-nhung-do-can-thiet-de-dua-me-di-sinh-11193/#comments Wed, 14 Oct 2020 04:50:31 +0000 https://procarevn.vn/?p=11193 Mách bố danh sách những đồ cần thiết để đưa mẹ đi sinh 1

Danh sách đồ đi sinh cho mẹ và bé gồm những gì? Bố nên chuẩn bị giúp mẹ các vật dụng cần thiết khi bước vào giai đoạn cuối thai kì để không phải lo lắng, cập rập khi mẹ đi sinh nhé.

Giấy tờ phục vụ cho việc đi sinh của mẹ

Giấy tờ phục vụ cho việc đi sinh của mẹ 1

Bao gồm:

  • Chứng minh nhân dân,
  • Bản sao sổ hộ khẩu,
  • Thẻ bảo hiểm y tế,
  • Sổ khám thai và các loại giấy tờ xét nghiệm, siêu âm gần nhất…

Việc này giúp bác sĩ có thể nắm rõ tình trạng sức khỏe thai kỳ của bạn và thai nhi. Từ đó đưa ra phương án thích hợp nhất để quá trình sinh nở diễn ra thuận lợi.

Vật dụng cho mẹ

Vật dụng cho mẹ 1

Gói quần lót giấy: dùng một lần, tùy theo nhu cầu sử dụng

Băng vệ sinh: loại dày dùng cho ngày đầu, loại vừa dùng cho những ngày sau và loại hằng ngày

Dung dịch vệ sinh phụ nữ: Có thể dùng nước rửa vệ sinh phụ nữ, bột vệ sinh hoa hồng hoặc mua lá chè tươi xanh để rửa vùng kín cho sạch sẽ, thông thoáng

Áo lót cho con bú: 3 – 4 chiếc tùy nhu cầu sử dụng. Mua theo size cân nặng của mẹ

Miếng lót sữa: Mua 1-2 hộp tùy theo nhu cầu sử dụng

Quần áo mặc sau sinh: Nên mua loại cởi cúc cho con bú

Tất chân, mũ choàng đầu: để giữ ấm cho mẹ

Máy hút sữa: Để kích sữa về nếu mẹ chưa có sữa ngay

Vật dụng cho con

Vật dụng cho con 1

Quần áo cho trẻ sơ sinh khoảng 5 – 10 bộ tùy thời tiết theo mùa

Nếu dùng tã: 1 bộ tã (10 chiếc)

Tã dán bỉm: 1 bịch hoặc tùy theo nhu cầu

Chậu đựng quần áo bẩn của bé: 1 chiếc

Bao tay, bao chân: 10 bộ

Mũ đội cho bé: 5 chiếc

Khăn choàng bé/ Chăn ủ: 5 chiếc

Khăn tắm: 3 chiếc (mua loại 3, 4 lớp)

Khăn voan che mặt khi ở viện về (nên mua khăn trắng, đỡ ảnh hưởng tới mắt bé)

Yếm: 5 cái

Khăn vải đa năng: 1 bịch to, dùng để chấm nước ấm lau, dùng một lần không cần giặt

Giấy khô: vài bịch

Băng rốn và cồn: hết đến đâu mua đến đó. Mua theo hộp, theo lọ

Tăm bông loại bé xíu: để vệ sinh cho bé

Tinh dầu tràm: tắm rửa xong nên bôi vào lòng bàn chân và ngực cho ấm

1 hộp sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh, bình sữa, muỗng inox nhỏ, ly nhỏ, dụng cụ rửa bình sữa và dung dịch rửa bình sữa (phòng khi mẹ chưa có sữa hoặc mẹ sinh mổ chưa thể cho bé bú trực tiếp).

Một vài đồ dùng khác như: Bông gòn, tăm bông, rơ lưỡi, nước muối sinh lý, kem chống hăm.

Vật dụng cho bố

Vật dụng cho bố 1

Tiền mặt: tùy theo nhu cầu, hoặc thẻ ATM trong ví để có thể chi trả viện phí và các chi phí liên quan bất cứ khi nào. Chuẩn bị tiền lẻ để trả tiền gửi xe khi ra vào bệnh viện, mua nước uống hay các thứ lặt vặt khác… Việc này giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian khi không phải lấy lại tiền dư.

Điện thoại, sạc dự phòng

Dụng cụ vệ sinh cá nhân như khăn lau mặt, khăn tắm, bàn chải đánh răng, dao cạo râu, kem cạo râu…

4 – 5 bộ quần áo để tiện thay đổi

Thuốc giảm đau, thuốc chống đau bụng để dùng khi cần.

Lựa chọn một đôi dép tiện dụng hay đôi giày thoải mái để dễ dàng và nhanh chóng đi lại trong bệnh viện

Mang theo một cái gối riêng (nếu thấy cần thiết) để có thể tranh thủ chợp mắt dưỡng sức.

Chúc mẹ có một thai kì khỏe mạnh và cuộc sinh nở thật thành công!

Theo Procarevn.vn

]]>
https://procarevn.vn/danh-sach-nhung-do-can-thiet-de-dua-me-di-sinh-11193/feed/ 2
6 điều bố tuyệt đối không làm kẻo hại tới thai nhi https://procarevn.vn/6-dieu-bo-tuyet-doi-khong-lam-keo-hai-toi-thai-nhi-11163/ https://procarevn.vn/6-dieu-bo-tuyet-doi-khong-lam-keo-hai-toi-thai-nhi-11163/#respond Fri, 09 Oct 2020 00:08:14 +0000 https://procarevn.vn/?p=11163 6 điều bố tuyệt đối không làm kẻo hại tới thai nhi 1

Để thai nhi phát triển khỏe mạnh, bố không nên làm những điều sau đây với mẹ bầu trong suốt quá trình mang thai.

Hút thuốc lá

Hút thuốc lá 1

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, thai nhi có bố hút thuốc lá thường xuyên, thậm chí đã cai thuốc từ nhiều năm trước có nguy cơ cao mắc bệnh hen suyễn từ trong bụng mẹ. Khi bố hút thuốc, các chất vô cùng độc hại như carbon oxit, coliđin, amoniac kèm theo methylamin và những amin khác dễ làm hại thai nhi khi mẹ bầu thụ động hít phải.

Xoa bụng bầu nhiều

Xoa bụng bầu nhiều 1

Nhiều ông bố thường nghĩ hành động này là thể hiện tình yêu thương với 2 mẹ con nhưng thực ra nó lại vô cùng nguy hiểm. Nhiều bác sĩ chuyên khoa đều khuyến cáo không nên xoa bụng bầu nhiều bởi có thể gây ra những cơn co dạ con dẫn đến phản ứng động thai, đẩy thai trong tử cung ra ngoài làm cho thai phụ bị động thai, sảy thai.

Nhất là mẹ bầu vốn có tiền sử sinh non, nhau thai bám mặt trước, bị mắc bệnh rối loạn đông máu… hoặc những thai phụ đã bước vào tuần 38, việc xoa bụng, xoa lưng thường xuyên cần phải được hạn chế tối đa.

Thường xuyên tranh cãi với vợ bầu

Thường xuyên tranh cãi với vợ bầu 1

Khi 2 bố mẹ thường xuyên tranh luận hoặc cãi cọ làm mẹ bầu bị stress khiến lượng hormone cortisol và dolpamine trong máu tăng cao. Chúng theo nhau thai truyền tới thai nhi. Những đứa trẻ sinh ra bởi các bà mẹ thường xuyên căng thẳng, đời sống hôn nhân không hạnh phúc có nguy cơ cao bị trầm cảm, kém thông minh, chậm nói.

Quan hệ tình dục quá nhiều và quá mạnh

Quan hệ tình dục quá nhiều và quá mạnh 1

Trong 3 tháng đầu mang thai, nhau thai vẫn chưa hình thành, mô phôi thai chưa đủ vững chắc trên thành tử cung, nếu bố vẫn “yêu” mẹ bầu thường xuyên hoặc động tác mạnh bạo, thô lỗ dễ làm cho tử cung thu co, dẫn đến vỡ màng thai.

Còn 3 tháng cuối, việc “yêu” sẽ dễ đem cả vi khuẩn vào trong âm đạo, dẫn đến viêm nhiễm, gây sẩy thai. Đặc biệt là thời gian 1 tháng trước sinh, “yêu” sẽ làm tăng áp lực ổ bụng dẫn đến sinh non, viêm nhiễm tử cung. Vì vậy các ông bố cần lưu ý những thời điểm “nhạy cảm” này và kiềm chế giảm bớt số lần “yêu

Giữ sở thích để râu

Giữ sở thích để râu 1

Nếu bố để râu đặc biệt là râu rậm sẽ hấp thụ và dung nạp nhiều vi trùng và các chất ô nhiễm trong không khí, như phenol, benzene, toluene, nitơ và chì. Khi bố mẹ âu yếm nhau, chất ô nhiễm trong râu sẽ theo vào trong đường hô hấp và đường tiêu hóa của mẹ làm tăng nguy cơ thai nhi phát triển dị tật và dễ làm cho đường hô hấp, tiêu hóa bị ô nhiễm

Thường xuyên để vợ tiếp xúc với chất tẩy rửa trong nhà

Thường xuyên để vợ tiếp xúc với chất tẩy rửa trong nhà 1

Nhiều nghiên cứu chỉ ra, các dung dịch vệ sinh khử trùng trong bếp, nhà vệ sinh có hàm lượng amoniac rất cao, khí amoniac sẽ kích thích mắt, mũi, cổ họng, thậm chí tổn hại đến phổi. Các loại thuốc khử trùng, chất giặt tẩy, thuốc khử mùi khi hòa lẫn với không khí cực kỳ có nguy hại cho bà bầu và thai nhi.

Mong rằng qua bài viết này, bố sẽ hiểu được những khó khăn vất vả mà mẹ bầu phải đối mặt, để cùng đồng hành và san sẻ với vợ trong suốt hành trình 9 tháng 10 ngày thật nhẹ nhàng, suôn sẻ.

Theo Procarevn.vn

]]>
https://procarevn.vn/6-dieu-bo-tuyet-doi-khong-lam-keo-hai-toi-thai-nhi-11163/feed/ 0
6 điều bố nên làm để giúp mẹ bớt ốm nghén https://procarevn.vn/giup-me-bot-om-nghen-11117/ https://procarevn.vn/giup-me-bot-om-nghen-11117/#respond Thu, 01 Oct 2020 05:08:53 +0000 https://procarevn.vn/?p=11117 6 điều bố nên làm để giúp mẹ bớt ốm nghén 1

Tình trạng ốm nghén không chỉ là nỗi lo của mẹ mà còn với cả bố. Với những cơn buồn nôn suốt cả ngày, mẹ thật là khổ sở. Thế nên, nhiệm vụ của bố chính là giúp mẹ vượt qua thử thách. Dưới đây là những kinh nghiệm rất hữu ích để giúp bố chăm sóc mẹ trong thời gian này.

Sẵn sàng xắn tay vào bếp

Sẵn sàng xắn tay vào bếp 1

Mùi thức ăn chính là thứ khiến các bà bầu khó chịu nhất, vì vậy bố nên để mẹ ngồi nghỉ ngơi, thư giãn, còn mình thì “lăn xả” vào bếp. Lưu ý, bố đừng nấu thứ gì quá cay hay quá ngọt. Bố không cần phải là một đầu bếp tài ba đâu, chỉ cần một vài món ăn đầy đủ tinh bột, chất đạm, chất xơ, vài cái bánh quy và sữa nóng… cũng đủ để mẹ hạnh phúc rồi.

Không nên lo lắng

Không nên lo lắng 1

Khi bị ốm nghén mẹ sẽ thường cảm thấy tồi tệ do buồn nôn suốt cả ngày và mệt mỏi đến nỗi không muốn ăn gì cả. Bố hãy liên tưởng đến cảm giác thức dậy sau một đêm say khướt và nôn ọe, cơ thể mệt mỏi sau mỗi trận nhậu say. Đối với mẹ bầu, những cơn buồn nôn còn liên tục và kéo dài nhiều hơn thế . Vì vậy, bố cần thật bình tĩnh để chăm sóc và động viên mẹ chứ không nên hoảng hốt, lo lắng theo mẹ sẽ không những không giúp được mẹ mà còn làm mẹ lo lắng hơn.

Mua cho mẹ món mà mẹ thích

Mua cho mẹ món mà mẹ thích 1

Ốm nghén là do việc tăng nồng độ hormone trong cơ thể khiến mẹ trở nên thèm ăn những thứ lạ vào bất cứ lúc nào, không kể đêm ngày. Vì đã mệt mỏi, buồn nôn suốt ngày, không ăn được mấy nên khi mẹ đã “chấm” món nào mà không gây hại thì bố hãy chiều mẹ nhé. Chỉ có lúc này mẹ mới có thể “yên thân” không bị cơn nghén “quấy rầy”

Tránh ăn và chế biến những thực phẩm nặng mùi

Tránh ăn và chế biến những thực phẩm nặng mùi 1

Những thức ăn, gia vị nặng mùi bố đừng nên ăn và chế biến trước mặt mẹ vì những mùi đó rất nhạy cảm có thể khiến mẹ buồn nôn.

Chuẩn bị bữa sáng tại giường

Chuẩn bị bữa sáng tại giường 1

Các cơn buồn nôn thường xuất hiện vào lúc sáng sớm, để giúp mẹ không bị cơn buồn nôn “hành hạ” ngay khi vừa ngủ dậy, bố có thể chuẩn bị cho mẹ vài miếng bánh quy, mẩu bánh mì để lót dạ và một tách trà nóng sẽ giúp mẹ tốt hơn rất nhiều.

Đừng lạm dụng gừng

Đừng lạm dụng gừng 1

Mặc dù gừng luôn được mọi người truyền tai nhau là một trong những phương pháp giảm buồn nôn hữu hiệu. Tuy nhiên, các sản phẩm làm từ gừng thường không được kiểm soát và cũng chẳng có nghiên cứu nào về những tác dụng phụ có thể xảy ra. Vì vậy bố đừng nên thấy cái gì có gừng là mua về cho mẹ mà chỉ cần chuẩn bị một vài món như trà gừng, bánh quy gừng là đủ. Nếu tình hình nôn nghén không khả quan hơn thì chí ít mẹ cũng không bị tổn hại gì cả.

Theo Procarevn.vn

]]>
https://procarevn.vn/giup-me-bot-om-nghen-11117/feed/ 0
Bố cần làm gì để giúp mẹ vượt qua đại dịch COVID-19 https://procarevn.vn/bo-can-lam-gi-de-giup-me-vuot-qua-dai-dich-covid-19-10291/ https://procarevn.vn/bo-can-lam-gi-de-giup-me-vuot-qua-dai-dich-covid-19-10291/#respond Tue, 14 Apr 2020 07:29:33 +0000 https://procarevn.vn/?p=10291 Bố cần làm gì để giúp mẹ vượt qua đại dịch COVID-19 1

“Ai đang ở đầu thì ở yên đó”, “tránh tụ tập nơi đông người”, “hạn chế ra ngoài”, “đeo khẩu trang thường xuyên”. Đó là những khẩu lệnh được cất lên nhiều nhất thời điểm này khi dịch cúm Corona tại Việt Nam đang diễn biến ngày càng phức tạp.

Vậy đối với các đối tượng nhạy cảm như mẹ bầu, các bố cần làm gì để vừa giúp mẹ tránh bị virus tấn công vừa đảm bảo được sức khỏe của cả 2 mẹ con?

Thứ nhất: DINH DƯỠNG THAI KỲ luôn luôn là yếu tố quan tâm số 1 vào giai đoạn này. Bố nên đảm bảo bữa ăn dinh dưỡng hàng ngày cho mẹ bằng cách tự tay chế biến món ăn để đảm bảo thực phẩm được lựa chọn tươi sống, thực phẩm được bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn chín uống sôi,…

Thứ hai: Bố nên thay mẹ ra ngoài khi cần như đi chợ, hay mua đồ, nếu mẹ buộc phải ra ngoài, bố nên nhắc mẹ giữ ấm cơ thể, cổ và chân bằng cách mặc ấm, quàng khăn và đi tất chân

Thứ ba: Cả bố và mẹ cần thực hiện đầy đủ các khuyến cáo phòng chống virus covid 19 theo khuyến cáo của Bộ Y Tế

Ngoài ra, bố cũng nên nhắc mẹ bổ sung thêm các vitamin và khoáng chất. Bởi thực đơn hàng ngày của mẹ khó có thể đảm bảo cung cấp toàn bộ các dưỡng chất, đặc biệt là trong thời điểm bị hạn chế ra ngoài và mẹ bầu cần tăng cường dinh dưỡng NÂNG CAO ĐỀ KHÁNG chống lại virus Corona.

Theo Procarevn.vn

 

 

]]>
https://procarevn.vn/bo-can-lam-gi-de-giup-me-vuot-qua-dai-dich-covid-19-10291/feed/ 0
Hướng dẫn chăm sóc vợ sau sinh https://procarevn.vn/huong-dan-bo-cham-soc-vo-sau-sinh-4841/ https://procarevn.vn/huong-dan-bo-cham-soc-vo-sau-sinh-4841/#comments Fri, 28 Dec 2018 04:33:22 +0000 https://procarevn.vn/?p=4841 Hướng dẫn chăm sóc vợ sau sinh 1

Sau khi vượt cạn thành công, sức khỏe của người phụ nữ suy giảm rất nhiều. Việc chăm sóc sau sinh đóng một vai trò vô cùng quan trọng giúp cho cơ thể người phụ nữ nhanh chóng trở về trạng thái bình thường. Và chính lúc này, sự quan tâm cũng, chăm sóc cũng như giúp đỡ của các ông bố là điều rất cần thiết. Vậy người chồng nên làm gì để chăm sóc vợ sau sinh được tốt?

Giúp vợ ổn định tâm lý

Sự nhạy cảm của một phụ nữ mới sinh nhất là phụ nữ sinh con lần đầu cao hơn gấp nhiều lần so với những người phụ nữ bình thường khác. Họ dễ nhạy cảm với những tiếng ồn, lời nói hay sự trách cứ, vui buồn bất chợt, thậm chí khóc nức nở bởi một chuyện không đâu, ngoài ra còn sự lo lắng, bất an cho sức khỏe của bé làm đảo lộn sinh hoạt hàng ngày, giấc ngủ của chị em.

Nếu không được thấu hiểu và chia sẻ của người thân , nhất là người chồng, chị em sẽ dễ rơi vào trạng thái cô đơn hay chán nản. Tình trạng này một phần cũng do những thay đổi nội tiết tố đột ngột gây ra. Tức là các hormone từ nhau thai khi mang thai sẽ làm cho cô ấy cảm thấy sảng khoái, tỉnh táo, vui vẻ, hạnh phúc, nhưng các hormone này giảm sút ngay sau khi sinh khiến các mẹ thay đổi tâm trạng. Và thế là nếu không được chồng quan tâm chia sẻ, trầm cảm sẽ xảy ra.

Có nhiều cách các bố có thể làm để giúp vợ vượt qua tình trạng này, Một trong những việc chồng cần làm là tạo sự an tâm cho người vợ, trở thành bờ vai vững chãi để vợ dựa vào. Chồng hãy chịu khó nghe vợ tâm sự, hãy giúp vợ yên tâm bằng bằng cách dành thời gian cho cả hai mẹ con nhiều hơn, bênh vực vợ khi thấy cần thiết trong các mối quan hệ. Đồng thời, hãy cùng cô ấy chăm sóc và nuôi dưỡng em bé, giúp cô ấy cảm thấy yên tâm về chồng dù không ở bên cạnh.

Giúp vợ chăm sóc vết thương sau khi sinh

Các bố hãy nhớ: vết thương ở mẹ sinh thường hay sinh mổ cũng phức tạp như nhau. Nếu là sinh thường bố hãy giúp mẹ chăm sóc vết thương tầng sinh môn, còn sinh mổ thì bố hãy giúp vợ chăm sóc vết mổ.

Vết thương tầng sinh môn :Khi sinh thường, tử cung của sản phụ có thể co thắt hết mức có thể để đẩy nhanh bé ra ngoài. Điều này có thể làm rách cơ vòng hậu môn. Vì thế, các bác sĩ sẽ dùng thủ thuật rạch tầng sinh môn để hỗ trợ và thúc đẩy nhanh quá trình sinh nở an toàn. Việc cẩn trọng chăm sóc vết thương tầng sinh môn cực kỳ quan trọng, vì nếu vệ sinh không đúng cách hoặc không làm vệ sinh vết thương, sẽ gây nhiễm trùng, khó điều trị và đau đớn hơn.

Vì vậy, bố cần làm sạch vết khâu bằng nước ấm, sau đó lau khô, rồi giúp mẹ thay băng vệ sinh thường xuyên ngày 3 lần để ngăn ngừa nhiễm trùng và ẩm ướt từ nước ối. Cho mẹ ăn nhiều rau xanh để giúp tránh táo bón. Vì khi mẹ bị táo bón rất dễ làm rách vết khâu chưa lành.

Nếu là vết mổ lấy thai thì các bác sĩ sẽ giúp các bố chăm sóc vết thương cho vợ trong những ngày ở viện. Vết thương ở bụng thì dùng gòn sạch thấm khô vết mổ, để vết mổ hở không cần băng kín, giữ cho vết mổ luôn khô sạch. Có thể sát trùng vết mổ bằng dung dịch betadin. Nhưng các mẹ sinh mổ vẫn rất cần thay băng vệ sinh 4 tiếng/lần. Lúc này các bố cố gắng giúp vợ rửa-lau-thay khi mẹ cần.  Các bố lưu ý không tự ý thoa bất kỳ thuốc hay dung dịch gì lạ cho vợ khi chưa hỏi ý kiến của bác sĩ

Ngoài ra  các bố hãy giúp vợ mình làm sạch thân thể bằng cách lau mình cho vợ. Lau mình toàn thân thì các bố chỉ cần nước sạch – ấm, pha một chút dầu nóng rồi dùng khăn mềm lau khắp mặt, thân mình, đặc biệt là bàn tay, bàn chân. Khi lau mình cho vợ, cần làm thật kín đáo, đừng e ngại, cũng đừng sợ hãi.

Một lưu ý dành cho các ông bố, đó là những bà mẹ sinh tự nhiên có thể được phép tắm gội bình thường (với sự trợ giúp của chồng). Các bà mẹ sinh mổ cũng có thể tiếp xúc với nước nếu như đảm bảo vết thương được khô ráo.

Bổ sung dinh dưỡng cho vợ

Sau sinh là khoảng thời gian cơ thể mẹ thiếu nhiều dưỡng chất do đã ưu tiên truyền cho con khi mang thai và mất đi trong quá trình vượt cạn. Hơn nữa, mẹ hàng ngày vẫn ưu tiên cung cấp các chất dinh dưỡng để nuôi con thông qua sữa mẹ. Chính vì vậy, việc tăng cường bổ sung cho mẹ trong thời gian cho con bú là cần thiết giúp cơ thể mẹ mau phục hồi, mạnh khỏe và tăng chất lượng sữa cho con bú.

Bố lúc này có thể giúp vợ bằng cách làm (hoặc mua) cho vợ những món bổ dưỡng, hay ít nhất là can thiệp mạnh mẽ vào thực đơn của nàng (giúp vợ tránh khỏi những quan niệm kiêng cữ cổ hủ của các cụ trong gia đình).

>>Tham khảo: Thực đơn giúp mẹ nhiều sữa sau sinh | Dưỡng chất cần bổ sung sau sinh

Giúp vợ cho con bú

Vì sau khi sinh, cơ thể mẹ còn đau nên sẽ rất khó để giữ cho bé bú đúng tư thế. Nhưng em bé sinh ra đã có bản năng tìm và bú mẹ, vậy nên bé có thể biết bú ngay từ khi mới sinh mà chẳng cần luyện tập gì cả. Chỉ cần cho bé tiếp xúc với núm vú mẹ, bé sẽ tự tìm ti, ngậm đầu ti và mút mút mút nhiệt tình.

Thao tác mút vú mẹ của con sẽ kích thích hormone trong cơ thể, kích hoạt nhà máy sản xuất sữa trong cơ thể mẹ để sản sinh sữa. Một số bà mẹ có thể mất 2-3 ngày sữa mới về, do đó, nếu bố giúp bé bú mẹ càng sớm thì sữa về càng nhanh. Nếu bố thấy mẹ ít sữa, bé khóc ầm ĩ vì mút hoài mà sữa không ra thì cũng đừng vội phán mẹ ít sữa nhé. Thay vào đó hãy động viên và giúp cả hai mẹ con trong những lần đầu bú mớm.

Nếu mẹ sinh mổ thường bị đau và việc đi chuyển cũng khó khăn hơn. Với những mẹ sinh mổ bố có thể giúp mẹ cho con bú nằm để tránh làm đau vết mổ, có thể cho con bú với tư thế sau: giữ con ở một bên ngực của mẹ, lúc này khuỷu tay của mẹ phải đảm bảo làm điểm tựa cho đầu của con. Lúc này, lòng bàn tay của mẹ phải giữ đầu vào cổ cho bé và chú ý hướng đầu và hướng dẫn bé bú ti mẹ. Nếu muốn được thoải mái cho cả mẹ và bé thì tốt nhất mẹ nên đặt 1 chiếc gối vào lòng mẹ.

>> Xem : Hướng dẫn cho con bú đúng cách

Giúp vợ làm việc nhà, chăm con

Giúp vợ làm việc nhà, chăm con 1

Cuộc sống gia đình nếu chỉ có hai vợ chồng thì việc nhà chưa phát sinh nhiều. Nhưng khi có thêm thành viên mới thì sẽ phát sinh rất nhiều việc nhà, nhất là với người phụ nữ. Việc nhà được ví là việc “không tên” nhưng làm hết ngày này qua ngày khác không dứt, từ đi chợ, nấu cơm, rửa bát, dọn nhà, phơi quần áo, tắm rửa cho con… đã ngốn nhiều thời gian của người phụ nữ trong gia đình, khiến họ dường như không còn thời gian dành cho chính bản thân mình.

Vì vậy lúc này các bố hãy chủ động chia sẻ việc nhà với vợ, không quản ngại cùng vợ chăm con lúc đêm hôm, để vợ cảm nhận được có người luôn kề vai sát cánh cùng mình mọi lúc, mọi nơi.

Ngoài ra, chia sẻ việc chăm con với vợ có rất nhiều mặt lợi ích bởi đó cũng là cơ hội để gia tăng sự thân mật giữa cha và con, và để mẹ cũng sẽ có thêm thời gian nghỉ ngơi, lấy lại sức khỏe sau khi sinh.

Theo Procarevn.vn 

]]>
https://procarevn.vn/huong-dan-bo-cham-soc-vo-sau-sinh-4841/feed/ 1