Procare – Website chính thức https://procarevn.vn PM Procare - Công thức đặc biệt cho phụ nữ mang thai, cho con bú Wed, 17 Jan 2024 09:17:47 +0000 vi hourly 1 Bầu 5 tháng nên ăn gì để con khỏe mạnh https://procarevn.vn/dinh-duong-cho-ba-bau-thang-thu-5-3208/ https://procarevn.vn/dinh-duong-cho-ba-bau-thang-thu-5-3208/#comments Tue, 16 Jan 2024 02:46:34 +0000 https://procarevn.vn/?p=3208 Ở tháng thứ 5, thai nhi đã phát triển khá lớn, vì vậy cần thiết phải bổ sung một lượng lớn các dưỡng chất cần thiết. Trong thời gian này, bà bầu nên chú ý đến chế độ ăn uống để tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của thai nhi trong tương lai. Hãy cùng Procarevn.vn theo dõi những chia sẻ dưới đây để có thêm thông tin hữu ích về dinh dưỡng cho bà bầu 5 tháng.

Bầu 5 tháng nên ăn gì để con khỏe mạnh 1

Bà bầu 5 tháng nên bổ sung chất gì?

Mang thai tháng thứ 5, cả cơ thể mẹ và thai nhi đều có những thay đổi nhanh chóng. Ở giai đoạn này, cơn nghén đã không còn, mẹ bắt đầu tìm lại được cảm hứng với thực phẩm và nhu cầu về dinh dưỡng của mẹ cũng dần tăng cao để đáp ứng cho sự phát triển của thai nhi.

Mang thai tháng thứ 5 là lúc thai nhi phát triển nhanh, cũng như hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng hơn. Để bắt đầu tạo đà cho sự phát triển của thai nhi ở tháng này và những tháng sau, mẹ sẽ cần một chế độ ăn cân đối và cần chú ý cả về số lượng lẫn chất lượng. Đặc biệt, đây là thời điểm não bộ, thị giác thai nhi phát triển nhảy vọt. Mẹ nên lưu ý, ở giai đoạn này, sắt và canxi là 2 dưỡng chất mà mẹ bầu dễ thiếu hụt nhất. Dưới đây là những dưỡng chất quan trọng mà mẹ cần bổ sung mỗi ngày.

  • Omega 3 (DHA, EPA): Đây là dưỡng chất quan trọng cho phát triển não, bộ, thị giác và hệ miễn dịch của trẻ. Trong 3 tháng cuối thai kỳ, não bộ có thể tăng kích thước gấp 3-5 lần. Đối với phụ nữ mang thai, cần bổ sung đồng thời cả DHA và EPA thì mới phát huy tác dụng tốt. Tỷ lệ DHA/EPA ~4/1 là tỷ lệ vàng giúp DHA vận chuyển tối ưu qua nhau thai và phát huy tác dụng tốt. Bổ sung Omega 3 ở dạng tự nhiên Triglycerid cho khả năng hấp thu tốt hơn dạng ethyl este tới 70%.
  • Sắt: Dưỡng chất cần bổ sung lớn nhất trong giai đoạn này là sắt. Sắt tham gia vào nhiều quá trình vận chuyển ô xy của cơ thể. Ngoài ra, sắt cũng tham gia vào quá trình tạo enzim, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Sắt có trong các loại rau, thịt nạc và cá biển, đặc biệt có thể hấp thụ sắt bằng thịt bò là tốt nhất. Xem: Cách bổ sung sắt cho bà bầu
  • Canxi: Canxi cũng là một chất rất cần thiết trong thời gian thai kỳ này. Ở giai đoạn này, thai nhi đang phát triển và cần thêm canxi để phát triển xương, răng khỏe mạnh hơn. Ngoài ra, canxi cũng cung cấp thêm chất vào quá trình phát triển tim, hệ thần kinh, cơ,… Nếu thiếu canxi, thai nhi sẽ hấp thụ canxi từ cơ thể mẹ khiến suy yếu sức khỏe của mẹ sau này. ☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Thuốc canxi cho bà bầu: những tiêu chí vàng khi lựa chọn
  • Protein: Protein là chất dinh dưỡng quan trọng trong việc vận hành và tái tạo các tế bào của cơ thể. Protein ngoài tham gia vào quá trình hình thành mà còn là chất dẫn liên kết các tế bào vận hành trơn tru với nhau. Khi mang bầu tháng thứ 5, protein là rất quan trọng cho nhu cầu phát triển và sức khỏe của bà mẹ sau này.
  • Vitamin các loại và khoáng chất: Vitamin là chất cần thiết đối với cơ thể con người, quan trọng đặc biệt đối với cơ thể bà bầu khi mang thai ở tháng thứ 5. Vitamin có chức năng tăng sức đề kháng, ngăn ngừa một số bệnh phổ biến trong thời kì mang bầu. Vitamin A có thể tăng đề kháng, tăng cường sự phát triển của thai nhi. Vitamin nhóm B giúp tiêu hóa, kích thích tuyến sữa ở phụ nữ mang thai. Vitamin C giúp phát triển xương sụn, cơ và mạch máu cho thai nhi,…
  • Uống nhiều nước: Nước rất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là khi mang bầu. Nước giúp thải độc ra khỏi cơ thể, giữ cho cơ thể khỏe mạnh, ngăn ngừa bệnh táo bón khi mang thai. Bà bầu nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày.
  • Thực phẩm giàu chất xơ: Chất xơ có tác dụng giúp mẹ bầu có hệ tiêu hóa khỏe mạnh và ngăn ngừa tình trạng táo bón khá phổ biến khi mang thai.

Bà bầu 5 tháng nên ăn thực phẩm gì?

Bà bầu 5 tháng nên ăn thực phẩm gì? 1

Bà bầu tháng thứ 5 cần chú ý đến việc lựa chọn các thực phẩm bổ dưỡng cho mình và bé. Dưới đây là một số loại thực phẩm tốt cho bà bầu tháng thứ 5 mà bạn nên biết.

1. Các loại thịt

Thịt nạc chứa nhiều protein và chất sắt, rất cần thiết cho sự phát triển của bé. Bà bầu tháng thứ 5 nên đa dạng hóa các loại thịt như thịt bò, thịt gà, thịt heo và các loại thịt gia cầm để vừa đủ chất, vừa tránh ngán.

2. Cá

Các loại cá biển như cá hồi, cá trích, cá thu, cá ngừ, cá mú là những nguồn omega-3 quan trọng cho sự phát triển não bộ và lớp mỡ của bé. Tuy nhiên, mẹ bầu chỉ nên ăn khoảng 3 phần cá/tuần để tránh tích lũy chì trong cơ thể.

Lưu ý, khi chế biến món ăn từ cá bạn nên sơ chế kỹ và nấu chín để tránh gây ngộ độc và làm ảnh hưởng đến thai nhi.

3. Trứng

Trứng là một loại thực phẩm giàu protein và chất béo Lecithin, giúp điều chỉnh lượng cholesterol trong máu, rất có lợi cho mẹ bầu vì lúc này mẹ thường ăn nhiều đồ béo hơn.

4. Các loại đậu

Đậu nành và các loại đậu khác như đậu xanh, đậu đen, đậu ngự… là những thực phẩm có hàm lượng protein cao. Nếu mẹ bầu thích ăn chay hoặc ăn thanh đạm, thì không nên bỏ qua các loại đậu này trong thực đơn của mình.

5. Sữa và các thực phẩm từ sữa

Sữa và các thực phẩm từ sữa như phô mai, yogurt là những nguồn canxi tốt cho xương và răng của bé, đồng thời ngăn ngừa loãng xương ở mẹ nên rất cần thiết cho bà bầu 5 tháng. Nếu mẹ không uống được sữa bầu, mẹ có thể thay thế bằng các loại sữa từ đậu nành, sữa tươi.

6. Các loại ngũ cốc

Ngũ cốc là nguồn cung cấp chất bột đường và năng lượng cho cơ thể mẹ và bé. Ngoài ra, ngũ cốc nguyên hạt còn chứa nhiều vitamin B, vitamin A giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Ngũ cốc cũng cung cấp chất xơ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

7. Trái cây

Trái cây là nhóm thực phẩm không thể thiếu trong chế độ ăn của bà bầu. Trái cây chứa nhiều vitamin như vitamin C, vitamin B, E, D, A. Một số nghiên cứu khoa học cho thấy, các mẹ ăn nhiều trái cây trong thai kỳ sẽ có con thông minh hơn.

8. Các loại rau xanh và củ quả

Rau xanh và các loại củ quả như bầu bí, cà chua, cà tím… chứa nhiều chất xơ, giúp mẹ bầu dễ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón. Từ tháng thứ 5, mẹ bầu thường ăn nhiều hơn nên bổ sung nhiều chất xơ vào thực đơn của mình sẽ giúp mẹ thoải mái hơn.

9. Các loại hạt

Hạnh nhân, hạt macca, hạt sen, quả óc chó là những nguồn axit béo tốt cho mẹ bầu, giúp mẹ cảm thấy nhiều năng lượng hơn, đồng thời, cung cấp protein cho mẹ. Mỗi ngày ăn một ít các loại hạt và quả hạch sẽ giúp mẹ vui vẻ hơn.

☛ Tham khảo thêm tại: Dinh dưỡng cho bà bầu suốt 9 tháng thai kỳ

Bà bầu không nên ăn gì trong tháng thứ 5

Bà bầu không nên ăn gì trong tháng thứ 5 1

Tháng thứ 5 của thai kỳ là giai đoạn cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của bé, do đó, bạn cần phải chú ý nhiều đến chế độ ăn của bản thân. Ngoài chuyện bầu 5 tháng nên ăn gì, trong thực đơn mỗi ngày mẹ nên tránh tuyệt đối các thực phẩm sau:

  • Caffein: Các loại nước ngọt chứa caffein, trà, nước ngọt, cafe, nước tăng lực… nếu sử dụng quá nhiều sẽ khiến bà bầu bị rối loạn tiêu hóa, tăng cân mất kiểm soát và nghiêm trọng hơn là có thể dẫn đến sảy thai.
  • Đồ uống có cồn như rượu, bia… làm kìm hãm sự phát triển của thai nhi, có thể gây dị tật bẩm sinh, nặng hơn còn dẫn đến sảy thai, sinh non, chết lưu hoặc con sinh ra mắc các hội chứng rối loạn phổ rượu gây ảnh hưởng đến nhận thức và hành động của trẻ suốt đời.
  • Thực phẩm nhiều chất béo, đường: Khiến tăng nhanh cân nặng, xảy ra các biến chứng khi béo phì như: đái tháo đường, khó sinh, các vấn đề về hô hấp, sinh hoạt,…
  • Thức ăn mặn: Tránh các thức ăn quá mặn khiến tổn thương đến thận, tăng huyết áp, gây rối loạn đường tiêu hóa, ảnh hưởng không tốt đến quá trình phát triển của thai nhi.
  • Thực phẩm có nguy cơ nhiễm khuẩn: Bà bầu không nên ăn các thức ăn tái sống, chữa được tiệt trùng, và không có nguồn gốc đảm bảo bởi khi sử dụng những loại thực phẩm này có nguy cơ nhiễm khuẩn salmonella rất cao.

Một số lời khuyên khi xây dựng chế độ ăn cho mẹ bầu 5 tháng

Không chỉ ở giai đoạn mang thai 5 tháng mà ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ mẹ bầu cũng nên cân bằng dinh dưỡng ở thực đơn hàng ngày để đảm bảo cung cấp đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cho cơ thể. Tránh ăn một thực phẩm nào đó quá nhiều, kể cả những thực phẩm được xem là tốt cho sức khỏe vì có thể dẫn đến các tác dụng phụ không mong muốn.

Ngoài ra, bạn cũng nên ăn đủ bữa, ăn đúng giờ để tránh cảm giác thèm ăn bất thường. Ngoài 3 bữa ăn chính mẹ cũng nên chuẩn bị thêm những bữa ăn nhẹ, lành mạnh để tránh tình trạng bị đói giữa các bữa cũng như ăn quá no ở bữa chính gây gánh nặng cho dạ dày.

Thực phẩm là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng chính cho cơ thể. Tuy nhiên, từ tháng thứ 5 trở đi thai nhi phát triển nhanh hơn, nhu cầu dưỡng chất tăng cao mà chế độ ăn uống bình thường không cung cấp đủ. Bên cạnh đó, nếu sử dụng các sản phẩm bổ sung riêng lẻ sẽ khó tính toán được liều lượng khi kết hợp bởi mỗi loại đều có liều lượng tương đối cao, dễ gặp tình trạng dư thừa chất. Mẹ bầu chỉ cần bổ sung lượng vừa đủ để kết hợp với ăn uống hằng ngày. Chính vì vậy, bổ sung vitamin tổng hợp là sự lựa chọn thông minh và được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng.

Tháng thứ 5 của thai kỳ là thời điểm quan trọng bởi nhiều cơ quan của em bé trong bụng mẹ bắt đầu phát triển. Vì vậy, mẹ bầu hãy cố gắng ăn uống đầy đủ để thai nhi phát triển tốt nhất. Chúc bạn có thai kỳ khỏe mạnh!

]]>
https://procarevn.vn/dinh-duong-cho-ba-bau-thang-thu-5-3208/feed/ 2
Điểm danh 8 dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng đầu https://procarevn.vn/dau-hieu-thai-phat-trien-tot-3-thang-dau-14462/ https://procarevn.vn/dau-hieu-thai-phat-trien-tot-3-thang-dau-14462/#respond Sat, 26 Nov 2022 03:25:35 +0000 https://procarevn.vn/?p=14462 Ba tháng đầu được coi là giai đoạn nhạy cảm nhất trong thai kỳ bởi lúc này, cơ thể bắt đầu có những thay đổi để thích nghi dần với việc mang thai. Vậy làm thế nào để biết thai đang khỏe mạnh và phát triển tốt ba tháng đầu. Dưới đây là những dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng đầu mà mẹ bầu nên nắm được.

Điểm danh 8 dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng đầu 1

Thay đổi của mẹ bầu trong 3 tháng đầu

Trong ba tháng đầu của thai kỳ mẹ bầu sẽ cảm thấy những thay đổi rõ rệt về cảm giác và vóc dáng bên ngoài của mình:

Thay đổi về cảm xúc

Chắc không ít người có suy nghĩ rằng phụ nữ mang thai, đặc biệt là những người mang thai lần đầu sẽ có cảm xúc hạnh phúc tột độ. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng một phần. Bên cạnh niềm vui sướng, bà bầu 3 tháng đầu còn có cảm xúc lo lắng.

Dù là phụ nữ mang thai lần đầu hay lần 2, lần 3 đều sẽ mang nhiều áp lực bởi hầu như tất cả không thể lường trước được những bất ổn tâm lý diễn ra trong suốt thai kỳ. Tâm lý bất ổn của thai phụ bắt nguồn từ sự thay đổi hormone bên trong cơ thể gây ra cảm giác buồn nôn, thèm ăn hoặc chán ăn, khó chịu trong người, hay cáu gắt, hay lo lắng… Đặc biệt, tâm lý bất ổn cũng bắt nguồn từ những mệt mỏi thể chất.

Thay đổi về vóc dáng

Thường thì trong giai đoạn 3 tháng đầu, vóc dáng của mẹ bầu không có nhiều khác biệt, một vài điểm thay đổi rõ ràng thường thấy có thể kể đến như:

Ở tuần thứ 12, tử cung của mẹ bắt đầu nhô ra khỏi khung xương chậu, mẹ sẽ thấy được bụng dưới của mình hơi nhô lên. Dấu hiệu này không thực sự rõ ràng ở tất cả mọi người mà sẽ biểu hiện rõ hơn ở những ai đã từng sinh con.

Ngực của mẹ cũng sẽ phát triển và to hơn mức bình thường. VÌ vậy, mẹ hãy chuẩn bị mua những chiếc áo ngực mới dành cho mẹ.

Dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng đầu

Ba tháng đầu thai kỳ là thời gian quan trọng và khiến mẹ cảm thấy khó khăn nhất vì mẹ sẽ không biết thai nhi có phát triển tốt không, nên ăn gì và không nên ăn gì, kiêng cữ ra sao để có một thai kỳ khỏe mạnh.

Dưới đây là các dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng đầu, mẹ bầu có thể tham khảo để yên tâm rằng con yêu vẫn ổn định và lớn lên từng ngày:

Ốm nghén

Ốm nghén 1

Tam cá nguyệt thứ nhất sẽ khiến mẹ bầu bị ốm nghén, cơ thể cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn, đặc biệt là vào buổi sáng. Khi gặp dấu hiệu này mẹ bầu không phải quá lo lắng vì ốm nghén chính là dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng đầu.

Nguyên nhân gây ra hiện trạng ốm nghén là do nồng độ hormone chorionic gonadotropin tăng cao khiến khứu giác của phụ nữ mang thai trở nên nhạy cảm hơn bình thường.

Mặc dù ốm nghén có thể khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi nhưng mẹ hãy vui vẻ đón nhận vì thai nhi trong bụng đang phát triển khỏe mạnh.

Lời khuyên dành cho mẹ bầu để hạn chế hiện trạng ốm nghén là loại bỏ những món dễ gây buồn nôn ra khỏi thực đơn trong 3 tháng đầu, ăn nhiều cữ trong ngày, uống nhiều nước hoặc ăn bánh mì, bánh quy.

Tăng cân ổn định

Đối với phụ nữ mang thai, tăng cân là hiện trạng hết sức bình thường. Nhưng mẹ cần nhớ, ở tam cá nguyệt đầu tiên, mẹ bầu thường không tăng cân nhiều như ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba. Nếu mẹ bầu tăng cân đều đặn khoảng 0,3 – 0,5 kg trong một tháng thì đây là dấu hiệu thai nhi phát triển tốt 3 tháng đầu.

Chỉ số thai nhi bình thường

Với các phương pháp y học hiện đại, mẹ bầu có thể nhận biết dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng đầu dựa vào phương pháp siêu âm.

Ba tháng đầu, mẹ bầu cần đi siêu âm ít nhất 1 lần trong giai đoạn này để kiểm tra xem thai nhi có phát triển khỏe mạnh trong bụng mẹ không. Nếu các chỉ số siêu âm không có bất thường thì đây cũng chính là dấu hiệu thai đang phát triển tốt.

Bên cạnh đó, siêu âm 3 tháng đầu còn giúp bác sĩ phát hiện được những bất thường về sức khỏe của mẹ và bé để đưa ra biện pháp khắc phục kịp thời.

Luôn cảm thấy nhức mỏi

Luôn cảm thấy nhức mỏi 1

Khi mang thai, mẹ sẽ gặp những cơn đau mà hầu hết mẹ bầu đều gặp phải như nhức mỏi, đau lưng khi mang thai 3 tháng đầu, đau xương chậu. Nguyên nhân là do sự gia tăng kích thước của thai nhi và tử cung gây chèn ép lên vùng xương chậu.

Hiện tượng là bình thường, phổ biến ở hầu hết phụ nữ mang thai. Mẹ chú ý cần bổ sung dưỡng chất từ bên ngoài để tăng cường sức khỏe để hạn chế những cơn đau này.

Ngực căng tức

Bầu ngực của người phụ nữ khi mang thai sẽ thay đổi do sự gia tăng của các hormone nội tiết. Bầu ngực căng lên khiến mẹ bầu sẽ cảm thấy bị tức ngực, kích thước bầu ngực tăng lên, màu sắc của núm vú và quầng vú thay đổi. Bầu ngực của mẹ bầu bị căng nhức là dấu hiệu thai đang phát triển tốt.

Nếu đột nhiên bầu ngực của mẹ bầu bị mềm đi thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ sảy thai.

Đi tiểu thường xuyên

Do kích thước của tử cung lớn, bàng quang sẽ bị chèn ép khiến cho mẹ bầu đi tiểu nhiều hơn. Điều này chứng tỏ thai nhi đang không ngừng lớn lên trong bụng mẹ. Dù đi tiểu nhiều sẽ gây ra những bất tiện nhưng mẹ bầu hãy cố gắng làm quen vì hiện tượng này sẽ tăng dần càng vào những tháng cuối thai kỳ.

Vòng bụng ngày càng lớn

Đây là dấu hiệu rõ rệt mà mẹ bầu nào cũng thấy khi mang thai. Một khi em bé phát triển đầy đủ, hấp thu dưỡng chất từ mẹ sẽ lớn lên đồng thời thể tích nước ối, bánh nhau, thể tích máu cũng tăng lên khiến vòng bụng của mẹ to hơn.

Đường huyết ổn định

Đường huyết ổn định cho thấy thai nhi đang phát triển khỏe mạnh. Đường huyết tăng quá cao hoặc quá thấp đều gây ảnh hưởng không tốt tới thai nhi. Đường huyết cao là dấu hiệu của tiểu đường thai kỳ. Đường huyết quá thấp cho thấy mẹ đang không được cung cấp đủ chất. Chính vì thế mẹ cần duy trì được lượng đường huyết ổn định.

Những điều mẹ cần lưu ý để có một thai kỳ khỏe mạnh

Dù có những dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng đầu nêu trên nhưng mẹ vẫn cần duy trì lối sống khoa học, nghỉ ngơi và vận động điều độ để có một thai kỳ thuận lợi, suôn sẻ. Dưới đây là những lưu ý mẹ cần thực hiện để có một thai kỳ khỏe mạnh.

Thăm khám định kỳ

Thăm khám định kỳ 1

Thăm khám định kỳ là điều mẹ cần ghi nhớ. Ở mỗi mốc thăm khám đều có ý nghĩa nhất định đối với sự phát triển của thai nhi. Thăm khám định kỳ giúp phát hiện sớm những bất thường ở bé và theo dõi sức khỏe của mẹ để có sự can thiệp phù hợp kịp thời.

Chế độ ăn uống hợp lý

Chế độ ăn uống hợp lý cần đảm bảo được cung cấp đầy đủ chất đạm, đường bột, chất béo và protein. Ngoài ra, mẹ cần bổ sung axit folic với liều lượng khuyến cáo là 400 mcg/ ngày để phòng chống dị tật ở thai nhi. Sắt và canxi cũng cần được tăng cường trong suốt thời gian mang thai để phòng ngừa các nguy cơ thiếu máu và loãng xương cho mẹ bầu.

Bên cạnh đó, bà bầu cũng cần bổ sung các loại vitamin và khoáng chất thông qua rau củ quả hoặc thuốc để giúp thai nhi được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng.

Chế độ nghỉ ngơi và vận động

Chế độ nghỉ ngơi và vận động 1

Ngoài chế độ ăn uống thì nghỉ ngơi và vận động hợp lý cũng là điều mà mẹ bầu cần quan tâm. Trong ba tháng đầu thai kỳ, mẹ nên nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh đi lại nhanh và vận động mạnh. Bởi lúc này thai nhi dễ bị ảnh hưởng khi có tác động lực mạnh. Mẹ nên đi chuyển nhẹ nhàng và tham gia các hoạt động như đi bộ hay tập yoga ở mức độ vừa phải để giúp cơ thể được thư giãn. Song song với đó, mẹ cần duy trì thời gian nghỉ ngơi hợp lý, nên ngủ đủ giấc và không thức quá khuya.

Trên đây là những dấu hiệu thai phát triển tốt trong ba tháng đầu. Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây, mẹ sẽ hiểu hơn về thai kỳ và không còn lo lắng không cần thiết, đồng thời nắm được những lưu ý quan trọng để có một thai kỳ khỏe mạnh.

]]>
https://procarevn.vn/dau-hieu-thai-phat-trien-tot-3-thang-dau-14462/feed/ 0
Nghiên cứu: Tác dụng của các chế phẩm bổ sung dinh dưỡng trong đại dịch Covid-19 https://procarevn.vn/tac-dung-cua-cac-che-pham-bo-sung-dinh-duong-trong-dai-dich-covid-19-12331/ https://procarevn.vn/tac-dung-cua-cac-che-pham-bo-sung-dinh-duong-trong-dai-dich-covid-19-12331/#respond Tue, 10 Aug 2021 02:27:33 +0000 https://procarevn.vn/?p=12331 Nghiên cứu: Tác dụng của các chế phẩm bổ sung dinh dưỡng trong đại dịch Covid-19 1

]]>
https://procarevn.vn/tac-dung-cua-cac-che-pham-bo-sung-dinh-duong-trong-dai-dich-covid-19-12331/feed/ 0
Tăng chất lượng tinh trùng – 5 điều cần nhớ https://procarevn.vn/tang-chat-luong-tinh-trung-5-dieu-can-nho-5293/ https://procarevn.vn/tang-chat-luong-tinh-trung-5-dieu-can-nho-5293/#respond Sun, 23 Feb 2020 06:19:25 +0000 https://procarevn.vn/?p=5293 Tăng chất lượng tinh trùng – 5 điều cần nhớ 1

Làm thế nào để tăng chất lượng tinh trùng? Tham khảo thông tin dưới đây để có câu trả lời cho mình nhé!

1. Cải thiện chế độ ăn uống

  • Tinh trùng rất dễ bị Oxy hóa và mất hoạt tính, vì vậy tăng cường các thức ăn chống Oxy hóa cao (Caroten, Vitamin A,C,E và Selen) như lá rau xanh, cà rốt, chanh,… là điều cần thiết để giữ tinh trùng khỏe mạnh. Người ta thấy rằng, ăn nhiều hoa quả và rau xanh có thể giúp tăng khả năng có con.
  • Uống nhiều nước, ít nhất 2-3 lít nước trong một ngày để đào thải tất cả các chất độc trong cơ thể.
  • Duy trì cân nặng lý tưởng là việc rất cần thiết. Dư thừa chất ở nam giới có thể dẫn tới giảm ham muốn và khoái cảm tình dục, thay đổi cấu trúc của cơ quan sinh sản làm giảm khả năng có con. Người béo phì thường bị giảm số lương tinh trùng và tăng tình trạng rối loạn cương dương.

Tham khảo thêm bài viết: Tinh trùng yếu nên ăn gì

  • Tránh ăn quá nhiều đậu nành: đậu nành có nhiều chất isoflavone, có liên quan đến chất lượng tinh dịch thấp
  • Nói không với thuốc lá: Những người nghiện thuốc lá có số lượng tinh trùng giảm 19% so với những người không nghiện thuốc lá. Người ta nhận thấy sự suy giảm nồng độ testosterone có mối liên quan chặt chẽ với việc hút thuốc lá. Những người nghiện thuốc lá mật độ tinh trùng giảm đi đáng kể.
  • Uống rượu, bia là nguyên nhân dẫn đến suy giảm số lượng và khả năng di động của tinh trùng. Tránh uống rượu nhiều, vì nó có thể làm giảm mức testosterone và làm giảm chất lượng tinh dịch.
  • Hạn chế dùng Cafein: số tinh trùng và nồng độ tinh trùng giảm nhẹ ở những người đàn ông có lượng ca cao và / hoặc caffeine cao. Đàn ông nên hạn chế mức tiêu thụ caffein (bao gồm cà phê, trà, sô cô la và thức uống tăng lực), không dùng quá 300 mg mỗi ngày.

2. Lối sống lành mạnh

  • Tập thể dục thường xuyên: Heo Hội Y học Sinh sản Hoa Kỳ, tập thể dục thường xuyên (5 lần trong 1 tuần, mỗi lần ít nhất 45 phút) và chế độ ăn hợp lý sẽ làm tăng tỷ lệ có con vì giữ được cơ thể khỏe mạnh cả về thể chất và tinh thần (giảm stress và lo lắng). Tuy nhiên, nếu luyện tập quá sức có thể là nguyên nhân gây vô sinh vì vó thể làm giảm tinh trùng ở nam giới. Tập thể dục không chỉ làm tăng sự tự tin và sức khoẻ của bạn – nó cũng có thể làm tăng mức testosterone.

2. Lối sống lành mạnh 1

Tập thể dục, giữ tinh thần thoải mái

  • Giảm stress: Stress có thể làm tăng tinh trùng bất thường và giảm nồng độ của nó. Ngủ và ăn uống tốt, tập thể dục thường xuyên để giảm bớt căng thẳng. Căng thẳng có thể làm giảm sự hài lòng tình dục và làm giảm khả năng sinh sản. Căng thẳng kéo dài làm tăng mức cortisol, có ảnh hưởng tiêu cực mạnh lên testosterone. Khi cortisol tăng, mức testosterone có khuynh hướng giảm xuống.

Mặc dù lo lắng căng thẳng không được điều trị bằng thuốc, nhưng có thể áp dụng các hình thức giảm căng thẳng như: đi bộ, thiền định, tập thể dục hay dành thời gian với bạn bè…

  • Quan hệ tình dục an toàn: Quan hệ tình dục không an toàn làm tăng nguy cơ các bệnh lây truyền qua đường tình dục và chính các bệnh lây qua đường tình dục lại ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng sản xuất tinh trùng của con người. Điều này là do các tác nhân gây bệnh có thể xâm nhập vào tinh hoàn và ảnh hưởng đến sự sinh tinh. Đôi khi, các tác nhân gây bệnh có thể trực tiếp ảnh hưởng đến ADN của tinh trùng.
  • Tránh xa các chất độc hại: Các hóa chất độc hại như kim loại nặng, chì và dung môi hóa học có thể làm tăng phần trăm tinh trùng bị hư hỏng, vì vậy những người đàn ông mong muốn thụ thai trong tương lai gần nên cố gắng tránh chúng. Nếu công việc buộc phải tiếp xúc với hóa chất thì bạn cần hạn chế bằng cách đeo khẩu trang và quần áo bảo hộ và luôn luôn sử dụng thông gió thích hợp.

3. Chú ý trong sinh hoạt

Giảm thiểu ảnh hưởng của nhiệt độ:

Có một lý do khiến tinh hoàn được nằm ngoài thân thể. Tiến sĩ Kavic – giám đốc bộ phận nội tiết sinh sản, Hệ thống Y tế, Trường Đại học Loyola ( LUHS), Chicago, Mỹ giải thích: Sự sản sinh tinh trùng phải diễn ra ở nhiệt độ nhất định, và thậm chí nhiệt độ cơ thể của chúng ta cũng quá nóng, vì vậy tinh hoàn ở bên ngoài để giữ cho mát. Nếu bạn làm điều gì đó quá nóng tinh hoàn của mình, nó có thể ảnh hưởng xấu tới quá trình sản xuất tinh trùng. Vì vậy, nam giới nên tránh giành nhiều thời gian ông dành trong bồn tắm nước nóng hay phòng xông hơi. Không nên thực hiện quá 15 phút/lần và quá hai lần một tuần.

Nam giới cũng nên thay đổi thói quen dùng máy tính xách tay của mình. Đặt máy tính lên đùi quá thường xuyên có thể gây ra tình trạng ấm lên của cơ quan sinh dục mà có thể ảnh hưởng đến tinh trùng.

Hạn chế ảnh hưởng của yếu tố tĩnh điện:

Bộ quần lót của nam giới làm bằng sợi (như polyester) sản sinh ra yếu tố điện tích tĩnh điện do sự cọ sát giữa da bìu và sợi tổng hợp. Thực nghiệm cho thấy sự nguy hiểm của mặc đồ lót chật với chất liệu polyester hoặc các đồ lót thể thao quá chật (như của vận động viên thể thao) đối với chức năng sinh sản. Lời khuyên đưa ra cho nam giới là nên mặc đồ rộng, thoáng với 100% vải cotton; không nên mặc đồ lót chật được làm từ các sợi tổng hợp.

Xem thêm: Thủ phạm gây tinh trùng yếu

4. Bổ sung các chất dinh dưỡng

Đối với nam giới, việc bổ sung đầy đủ các chất bổ dưỡng rất quan trọng để làm tăng khả năng sinh sản. Các chất dinh dưỡng quan trọng có thể kể tới như: acid amin như arginin, L-carnitin; coenzyme Q10, Fructose ;  acid béo thiết yếu, các vitamin và khoáng chất: kẽm, selen, Folat, các vitamin C, E…

TÊN DƯỠNG CHẤT VAI TRÒ
Kẽm Kẽm giúp duy trì tinh dịch, lượng testosterone ổn định, giữ cho tinh trùng khỏe mạnh. Tăng số lượng và độ di động của tinh trùng.
Acid folic Tham gia vào quá trình sinh tổng hợp nhiễm sắc thể của tinh trùng, là chất dinh dưỡng thiết yếu cho sự phát triển của tế bào mầm.  Chóng Oxy hóa, bảo vệ tinh tử.
Vitamin C Chất chống Oxy hóa có mặt trong huyết tương của tinh trùng, giúp tinh trùng không bị vón cục và kết dính, vì vậy làm tăng cơ hội thụ thai.
Vitamin E Thúc đẩy sự phát triển khỏe mạnh của cơ quan sinh sản. Chống Oxy hóa, bảo vệ tinh trùng
Vitamin B12 Tham gia vào quá trình sinh tổng hợp ADN, ARN. Thúc đẩy sự phát triển khỏe mạnh của ống sinh tinh
Vitamin A Kiểm soát sự biệt hóa của tinh trùng chưa trưởng thành, sự kết dính của tinh tử.
Selen Tham gia vào quá trình tăng trưởng của tế bào. Chống Oxy hóa, bảo vệ các tinh tử.
Acid béo (Omega 3) Là thành phần quan trọng đối với sự phát triển hoàn thiện cơ quan sinh sản. Thành phẩn chính cấu tạo nên đuôi tinh trùng, tăng độ di động của tinh trùng, tăng cường khả năng thụ thai.
Arginin Có vai trò thiết yếu đối với quá trình sinh tinh và độ di động của tinh trùng.
L-Carnitine Tham gia vào quá trình chuyển hóa năng lượng, thúc đẩy quá trình sinh tinh, khă năng di động, trưởng thành của tinh tử

5. Khám sức khỏe

Kiểm tra sức khỏe trước khi cố gắng thụ thai để có cái nhìn tổng quan về sức khoẻ và tình trạng sinh sản của mình. Bạn có thể thảo luận về chỉ số khối cơ thể (BMI), các loại thuốc đã và đang sử dụng, các yếu tố lối sống, bất kỳ rối loạn di truyền hoặc tiền sử bệnh tật nào có thể gây nguy cơ cho đứa trẻ tương lai. Bác sĩ sẽ có những lời khuyên phù hợp để đảm bảo cho thai nhi khỏe mạnh.

Đồng thời bạn có thể cũng sẽ được chủng ngừa miễn dịch cần thiết để đảm bảo tinh trùng khỏe mạnh và không lây truyền cho vợ và thai nhi trong thời kỳ mang thai.

Theo Procarevn

]]>
https://procarevn.vn/tang-chat-luong-tinh-trung-5-dieu-can-nho-5293/feed/ 0
Nuôi con bằng sữa mẹ có thể làm giảm nguy cơ bị chàm ở trẻ em https://procarevn.vn/nuoi-con-bang-sua-me-co-the-lam-giam-nguy-co-bi-cham-o-tre-em-10037/ https://procarevn.vn/nuoi-con-bang-sua-me-co-the-lam-giam-nguy-co-bi-cham-o-tre-em-10037/#respond Wed, 08 Jan 2020 03:54:24 +0000 https://procarevn.vn/?p=10037 Nuôi con bằng sữa mẹ có thể làm giảm nguy cơ bị chàm ở trẻ em 1

Nuôi con bằng sữa mẹ có thể làm giảm nguy cơ bị chàm ở trẻ em, theo nghiên cứu mới về tác động của các chương trình được thiết kế để hỗ trợ các phụ nữ làm mẹ lần đầu cho con bú.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo rằng trẻ sơ sinh nên được cho bú sữa mẹ trong sáu tháng để giúp bảo vệ chúng tránh nhiễm trùng, ngăn ngừa dị ứng và cung cấp chất dinh dưỡng và năng lượng. Nhưng nhiều phụ nữ từ bỏ việc thực hành cho con bú ngay sau khi sinh – một tình huống thường xảy ra do thiếu hỗ trợ cho các bà mẹ mới. Ví dụ, Vương quốc Anh có tỷ lệ cho con bú sữa mẹ thấp nhất trên thế giới, với chỉ 1% trẻ sơ sinh bú sữa mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu.

Các chuyên gia nói rằng nghiên cứu mới nhất nhấn mạnh lợi ích của sữa mẹ và các chương trình khuyến khích thực hành, phát hiện ra rằng trẻ em được sinh tại một bệnh viện có thực hiện chương trình hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ đã giảm được 54% nguy cơ bệnh chàm.

Carsten Flohr, đồng tác giả của nghiên cứu từ trường King’s College London chia sẻ: “Có vẻ như từ thử nghiệm, chúng ta có thể nói rõ ràng rằng thúc đẩy việc cho con bú mẹ hoàn toàn là có lợi, nhưng dường như không có lợi ích gì thêm khi cho bú hoàn toàn hơn ba tháng đầu đời nếu xét về tác dụng bảo vệ khỏi bệnh chàm ở tuổi vị thành niên”.

Viết trên tạp chí JAMA Pediatrics, Flohr và cộng sự mô tả cách họ bắt đầu nghiên cứu vào những năm 1990 tại Belarus, nơi 31 bệnh viện phụ sản – và một phòng khám ngoại trú phụ thuộc mỗi bệnh viện – được phân ngẫu nhiên vào một trong hai nhóm: thường qui hoặc tham gia vào chương trình cho con bú sữa mẹ.

Các chương trình này đào tạo điều dưỡng, nữ hộ sinh và bác sĩ để khuyến khích và hỗ trợ bà mẹ cho con bú. Các em bé trong nghiên cứu sau đó được theo dõi nhiều đặc điểm khác nhau khi chúng lớn lên để khám phá tác động của chương trình cho con bú – bao gồm chức năng phổi, hen suyễn và bệnh chàm.

Trong khi các bản câu hỏi tự báo cáo đã được các trẻ em hoàn thành cho cả ba vấn đề sức khỏe, một cuộc kiểm tra da cũng được thực hiện cho bệnh chàm, và kiểm tra hơi thở cho sức khỏe của phổi. Kết quả thu được từ 13.557 người 16 tuổi cho thấy chỉ có 0,3% trẻ sinh tại các bệnh viện và phòng khám tham gia vào sáng kiến giáo dục có dấu hiệu bị chàm, so với 0,7% trẻ sinh tại bệnh viện chăm sóc thường qui.

Những phát hiện từ các bản câu hỏi tự báo cáo không cho thấy những lợi ích rõ ràng như vậy. Phân tích sâu hơn, xem xét hiệu quả của thời gian cho con bú, thấy rằng không có lợi ích bổ sung cho bệnh chàm khi bú mẹ hoàn toàn trong hơn 3 tháng.

Nghiên cứu cũng cho thấy 39% bà mẹ tại các địa điểm mà chương trình giáo dục được thực hiện thì cho bú sữa mẹ hoàn toàn trong khoảng từ 3 đến 6 tháng, so với chỉ hơn 6% bà mẹ ở nơi không tiếp xúc với chương trình.

Tuy nhiên, các tác giả lưu ý rằng bệnh chàm ít phổ biến ở Belarus hơn là ở Tây Âu hoặc Bắc Mỹ, có nghĩa là tác dụng bảo vệ của việc cho con bú có thể không rõ ràng ở những nước đó. Giáo sư Neena Modi, chủ tịch của Viện Nhi khoa và Sức khỏe Trẻ em Hoàng gia, cho biết nghiên cứu mới nhấn mạnh rằng việc cho con bú mang lại lợi ích, nhưng không nên phóng đại và xem các bà mẹ như là “quỷ dữ” nếu họ không thực hành.

Nuôi con bằng sữa mẹ có thể làm giảm nguy cơ bị chàm ở trẻ em 2

Nhưng Hans Bisgaard, giáo sư nhi khoa tại Đại học Copenhagen, cho biết cho con bú dường như chỉ đóng một vai trò nhỏ, nếu có, trong việc bảo vệ chống lại bệnh chàm, chỉ ra rằng những đứa trẻ được bú sữa mẹ và không có điều kiện bú mẹ tiếp thì có thể được chuyển sang đánh giá tiếp theo.

Tuy nhiên, Tiến sĩ Amy Brown, một chuyên gia về dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh tại Đại học Swansea, nói rằng chính phủ nên lưu ý và cung cấp cho các bà mẹ mới nhiều sự hỗ trợ hơn. “Đây là một nghiên cứu hấp dẫn cho chúng ta biết thêm rằng cách thức trẻ sơ sinh được cho ăn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng,” cô nói. “Điều đặc biệt thú vị là nghiên cứu này xem xét sức khỏe ở tuổi vị thành niên, có nghĩa là cho con bú bảo vệ trẻ em lâu dài, chứ không chỉ đơn giản là khi chúng được bú sữa mẹ.”

Nguồn: Flohr C, Henderson AJ, Kramer MS, Patel R, Thompson J, Rifas-Shiman SL, Yang S, Vilchuck K, Bogdanovich N, Hameza M, Martin RM, Oken E. Effect of an Intervention to Promote Breastfeeding on Asthma, Lung Function, and Atopic Eczema at Age 16 YearsFollow-up of the PROBIT Randomized Trial. JAMA Pediatr.Published online November 13, 2017

 

]]>
https://procarevn.vn/nuoi-con-bang-sua-me-co-the-lam-giam-nguy-co-bi-cham-o-tre-em-10037/feed/ 0
Nuôi con bằng sữa mẹ có thể cứu mạng mẹ https://procarevn.vn/nuoi-con-bang-sua-me-co-the-cuu-mang-me-10031/ https://procarevn.vn/nuoi-con-bang-sua-me-co-the-cuu-mang-me-10031/#respond Thu, 02 Jan 2020 03:07:21 +0000 https://procarevn.vn/?p=10031 Nuôi con bằng sữa mẹ có thể cứu mạng mẹ 1

Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ tốt cho trẻ mà còn tốt cho cả mẹ, đem lại nhiều ích lợi và phòng tránh rất nhiều bệnh cho mẹ.

Cho bé bú sữa mẹ trong vòng một năm (với 6 tháng bú sữa mẹ hoàn toàn) giúp bảo vệ bé và mẹ khỏi tử vong sớm và bệnh nặng, giúp tiết kiệm hơn 4,3 tỷ USD tại Hoa Kỳ cho chi phí điều trị và liên quan, theo nghiên cứu được đăng trực tuyến Dinh Dưỡng Mẹ & Bé.

BS. Alison Stuebe (học giả về dinh dưỡng trẻ em và trẻ nhũ nhi tại Viện Sữa Mẹ Toàn Cầu Carolina, Phó giáo sư Sản khoa tại Đại Học North Carolina, Chapel Hill) cho biết nghiên cứu này nhấn mạnh tầm quan trọng của các chính sách hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ: “Hiện nay 22% bà mẹ bắt đầu đi làm lại chỉ 10 ngày sau sinh. Do đó, nếu mẹ nghỉ hậu sản mà vẫn được trả lương sẽ tạo điều kiện cho mẹ chăm sóc trẻ tốt hơn, bao gồm cả việc cho trẻ bú sữa mẹ, mang lại lợi ích sức khỏe lâu dài cho cả mẹ và bé.”

Các tác giả của nghiên cứu ghi nhận tầm quan trọng của việc hỗ trợ cho con bú sữa mẹ, bắt đầu từ khi mới sinh. Nghiên cứu viên chính, BS. Melissa Bartick (Phó giáo sư tại Trường Y Khoa Harvard và Viện Cambridge Health Alliance) cho biết: “Nuôi con bằng sữa mẹ có hiệu quả phòng ngừa bệnh tật và giảm chi phí y tế nhiều hơn chúng ta tưởng, kết quả nghiên cứu sẽ tạo nên ảnh hưởng khiến các bệnh viện xây dựng chương trình hỗ trợ bà mẹ học cách cho con bú.”

Nghiên cứu thực hiện trên 2 nhóm đối tượng. Một nhóm là nhóm “tối ưu”, trong đó hầu hết bà mẹ cho trẻ bú mẹ như khuyến cáo. Nhóm này sẽ được so sánh với nhóm “không tối ưu”, trong đó bà mẹ cho trẻ bú tương tự như mức độ hiện hành ở Hoa Kỳ (thấp hơn so với khuyến cáo).

Dựa vào các nghiên cứu có sẵn và dữ liệu quốc gia, các nghiên cứu viên dự tính tỷ lệ và chi phí bệnh tật có thể giảm được nhờ nuôi con bằng sữa mẹ, cùng với tỷ lệ và chi phí cho tử vong sớm do những bệnh đó.

Các bệnh tật của trẻ được ghi nhận gồm bệnh bạch cầu lympho ác tính, nhiễm trùng tai, bệnh Crohn, viêm ruột hoại tử, nhiễm trùng đường tiêu hóa, nhiễm trùng hô hấp dưới, béo phì, viêm đại trực tràng hoại tử, và Hội chứng đột tử ở trẻ nhũ nhi (Sudden infant death syndrome – SIDS).

Đối với bà mẹ, các bệnh tật được ghi nhận gồm ung thư vú, ung thư buồng trứng trước tiền mãn kinh, đái tháo đường, tăng huyết áp, và suy tim.

Các nhà nghiên cứu ghi nhận ở nhóm “không tối ưu” có 3.340 trường hợp tử vong sớm mỗi năm tại Hoa Kỳ, làm tổn thất 3 tỷ USD cho chi phí y tế, 1,3 tỷ USD cho chi phí gián tiếp, và 14,2 tỷ cho chi phí liên quan đến tử vong sớm. Phần lớn (80%) tử vong và chi phí y tế là dành cho bà mẹ.

BS. Eleanor Bimla Schwarz (giáo sư y khoa của hệ thống UC Davis Health System) cho biết: “Từ lâu, bú sữa mẹ vốn được xem là vấn đề sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên rõ ràng đây cũng là vấn đề sức khoẻ của bà mẹ. Cho con bú sữa mẹ sẽ giúp mẹ ngăn ngừa ung thư, đái tháo đường và bệnh lý tim mạch. Thế nhưng vẫn còn rất nhiều phụ nữ chưa biết những lợi ích này của việc nuôi con bằng sữa mẹ.”

Nguồn: Melissa C. Bartick, Eleanor Bimla Schwarz, Brittany D. Green, Briana J. Jegier, Arnold G. Reinhold, Tarah T. Colaizy, Debra L. Bogen, Andrew J. Schaefer, Alison M. Stuebe. Suboptimal breastfeeding in the United States: Maternal and pediatric health outcomes and costs. Maternal & Child Nutrition, 2016

]]>
https://procarevn.vn/nuoi-con-bang-sua-me-co-the-cuu-mang-me-10031/feed/ 0
Nuôi con bằng sữa mẹ làm cho trẻ thích ăn rau hơn https://procarevn.vn/nuoi-con-bang-sua-me-lam-cho-tre-thich-an-rau-hon-10028/ https://procarevn.vn/nuoi-con-bang-sua-me-lam-cho-tre-thich-an-rau-hon-10028/#respond Wed, 01 Jan 2020 02:42:33 +0000 https://procarevn.vn/?p=10028 Nuôi con bằng sữa mẹ làm cho trẻ thích ăn rau hơn 1

Cố gắng để trẻ ăn rau có thể là một trận chiến. Nhưng theo một nghiên cứu mới, có thể có một cách dễ dàng để làm cho bé có xu hướng thích rau xanh hơn – hãy cho con bú sữa mẹ! Các nhà nghiên cứu từ trung tâm Monell Chemical Senses ở Philadelphia đã kết luận rằng các em bé bú sữa mẹ tiếp xúc với hương vị của rau qua sữa. Nếu thiếu giai đoạn làm quen dần dần này, khi bé bắt đầu ăn thực phẩm rắn, hương vị của nhiều loại rau quả có vẻ quá nồng, sẽ khiến con dễ từ chối việc ăn rau hơn.

Nhưng nếu trẻ đã được bú sữa mẹ, điều này có thể ít gây sốc cho khẩu vị của bé hơn. Julie Mennella, nhà nghiên cứu chính và nhà tâm lý sinh học thuộc Trung tâm Giác quan Hóa học Monell (Monell Chemical Senses Centre) ở Philadelphia, cho biết: “Trải nghiệm cảm giác của mỗi đứa trẻ là độc nhất, nhưng hương vị của thức ăn đầu tiên, bắt đầu từ trong tử cung, phụ thuộc vào những gì mẹ đang ăn”. Cô nói thêm “Cách tôi nhìn việc này là: Sữa mẹ là cuối cùng trong y học chính xác”. Khi một phụ nữ mang thai ăn rau, rau tạo mùi trong nước ối và kế đó là trong sữa mẹ. Điều này giúp bé quen với mùi vị rau.

Các nhà nghiên cứu đã kể về 97 phụ nữ uống nước ép củ cải đường, cần tây hoặc cà rốt, và họ theo dõi thói quen ăn uống của con cái khi lớn lên. Các phụ nữ được chia thành 5 nhóm: ba nhóm uống nửa cốc nước trái cây trước khi cho con bú trong một tháng, nhưng mỗi nhóm bắt đầu vào một thời điểm khác nhau – một nhóm bắt đầu uống khi bé được 2 tuần tuổi, một nhóm lúc 6 tuần và một lúc 10 tuần. Một nhóm bà mẹ thứ tư uống trong ba tháng, bắt đầu khi con của họ 2 tuần tuổi. Nhóm thứ năm là nhóm chứng không uống nước ép. Khi trẻ bắt đầu ăn thức ăn đặc ở tuổi 8 tháng tuổi, chúng được cho ăn các loại ngũ cốc thông thường, ngũ cốc có vị cà rốt hoặc ngũ cốc có vị bông cải.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những đứa trẻ mà bà mẹ đã uống nước ép thích ngũ cốc có vị cà rốt hơn ngũ cốc thông thường và ngũ cốc vị không quen thuộc. Thời điểm cũng có vai trò – những đứa trẻ mà mẹ bắt đầu uống nước ép ở giai đoạn sớm nhất ăn ngũ cốc có vị cà rốt nhiều và cũng nhanh hơn. Tất cả điều này đều cùng dẫn đến kết quả là việc học phải thông qua việc tiếp xúc lặp đi lặp lại.

Nguồn: Julie A Mennella, Loran M Daniels, and Ashley R Reiter Learning to like vegetables during breastfeeding: a randomized clinical trial of lactating mothers and infants Am J Clin Nutr 2017 106: 1 67-76;

]]>
https://procarevn.vn/nuoi-con-bang-sua-me-lam-cho-tre-thich-an-rau-hon-10028/feed/ 0
10 dưỡng chất “giải hạn” cho Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) https://procarevn.vn/10-duong-chat-tot-nhat-cho-buong-trung-da-nang-pcos-10019/ https://procarevn.vn/10-duong-chat-tot-nhat-cho-buong-trung-da-nang-pcos-10019/#comments Mon, 30 Dec 2019 06:42:16 +0000 https://procarevn.vn/?p=10019 10 dưỡng chất

PCOS là hội chứng các rối loạn nội tiết tố, rối loạn chuyển hóa mà có tể cải thiện tốt bằng cách thay đổi chế độ ăn uống, bổ sung dưỡng chất. Cùng Procare xem 10 dưỡng chất bổ sung có tác dụng “giải hạn” cho hội chứng này nhé!

1. Inositol

1. Inositol 1

Inositol là một trong những chất bổ sung tốt nhất cho phụ nữ mắc PCOS. Nó hỗ trợ cân bằng đường huyết và tốt cho sức khỏe buồng trứng.

Inositol giúp giảm tình trạng kháng insulin, giảm lượng đường, điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, cải thiện chức năng buồng trứng, thúc đẩy chất lượng trứng, tăng cường sinh sản và khả năng sinh sản, ngăn ngừa chứng rậm lông và thậm chí giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

Một nghiên cứu của Đại học Commonwealth Virginia đã chứng minh rằng inositol có thể giúp giảm tình trạng kháng insulin, cải thiện nhiều triệu chứng PCOS. Inositol còn có thể tăng cường sự phát triển nang noãn (tế bào buồng trứng) và hỗ trợ trứng trưởng thành, giúp rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt đều đặn. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chức năng buồng trứng tăng tổng thể ở phụ nữ có bổ sung inositol

Ngoài ra, inositol còn giúp giảm cân và tăng cholesterol tốt. Điều này có thể giúp giảm viêm và cải thiện hội chứng chuyển hóa, làm giảm bớt mức độ PCOS.

 2. Omega-3

 2. Omega-3 1

Axit béo omega-3 có trong dầu cá là dưỡng chất bổ sung lành mạnh cho chế độ ăn của phụ nữ PCOS, đặc biệt đối với những người muốn giảm cân.

Các nghiên cứu cho thấy omega-3 có thể hỗ trợ giảm testosterone và điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ mắc PCOS. Cùng với việc giảm testosterone, omega-3 làm tăng nồng độ SHBG. Khi SHBG thấp, nồng độ testosterone tăng. Lượng testosterone dư thừa này có thể góp phần làm mất cân bằng nội tiết tố của PCOS.

Omega-3 giúp giảm viêm và giảm tình trạng kháng insulin ở PCOS.

Dầu cá còn giúp giảm cân, bằng cách giảm mức độ leptin, khiến cơ thể giảm bớt cảm giác đói và do đó ngừng bổ sung năng lượng. Việc này có thể giúp giảm lượng đường trong máu và cải thiện các triệu chứng PCOS.

3. Vitamin nhóm B

3. Vitamin nhóm B 1

Các vitamin nhóm B bao gồm: B3, B6, B12 và folate (B9)

Vitamin nhóm B là co-enzyme thiết yếu trong các cơ chế hóa sinh, bao gồm cơ chế điều hòa chuyển hóa tế bào và sản xuất năng lượng.

Folate rất hữu ích cho những phụ nữ bị PCOS đang cố gắng mang thai. Sự kết hợp giữa folate và inositol đã được chứng minh giúp cải thiện độ nhạy insulin, cải thện khả năng sinh sản ở bệnh nhân PCOS. Folate cũng có thể giúp phụ nữ mắc PCOS giảm nguy cơ sảy thai và mang thai đủ tháng.

Vitamin B3 là chất giúp chuyển hóa glucose và tổng hợp năng lượng. Cùng với tác dụng giãn mạch và giảm lipit, vitamin B3 được dùng trong điều trị hội chứng chuyển hóa và kháng insulin.

Bổ sung Vitamin B3 được ghi nhận là làm giảm cholesterol xấu và triglyceride máu ở người bị PCOS. Bằng chứng mới hơn liên quan tới thiếu hụt NAD cho thấy: bổ sung vitamin B3 (tối thiểu 140mg/ngày) có thể là yếu tố chính giúp ngăn ngừa bất thường thai nhi trong giai đoạn sau của thai kỳ. Điều này có lợi đối phụ nữ bị PCOS đã thụ thai, vì họ có nguy cơ cao hơn bị các biến chứng thai kỳ liên quan.

Vitamins B6 (pyridoxine), B9 (folate) và B12 (cyanocobalamin) là các đồng yếu tố quan trọng, thiếu hụt bất kỳ Vitamin nào trong số này có thể góp phần làm tăng homocysteine – một dấu hiệu sinh học quan trọng trong nhiều bệnh liên quan đến tuổi tác, tình trạng viêm mãn tính, suy giáp và vô sinh.

4. Magiê

4. Magiê 1

Mức Magiê thấp có liên quan đến huyết áp cao, bệnh tim mạch, tiểu đường, đột quỵ, loãng xương và các tình trạng nghiêm trọng khác. Bổ sung Magiê có thể giúp giảm những rủi ro này đồng thời cải thiện năng lượng, tâm trạng, giúp cân bằng hormone.

Magiê thấp có liên quan đến bệnh tiểu đường vì cơ thể cần Magiê trong việc phân hủy đường và sử dụng insulin. Do đó, tăng cường Magiê có thể giúp cải thiện tình trạng kháng insulin và PCOS, giảm nguy cơ mắc bệnh chuyển hóa do PCOS.

5. Kẽm

5. Kẽm 1

Kẽm đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa lipid, carbohydrate và protein, chịu trách nhiệm cho chức năng của hơn 300 enzyme. Đặc biệt, các ion kẽm đóng vai trò quan trọng trong chuyển hóa insulin bao gồm tổng hợp, lưu trữ, bài tiết, đảm bảo tính toàn vẹn về hình dạng, chức năng và hoạt động của insulin. Vì lý do này, thiếu kẽm dẫn đến bệnh tiểu đường, béo phì, không dung nạp glucose, tăng lipid máu, tăng đường huyết và tăng triglyceride máu

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng phụ nữ mắc PCOS có mức kẽm thấp hơn. Thiếu kẽm là một trong những lý do dẫn tới kháng insulin trong PCOS. Một số nghiên cứu cho thấy bổ sung kẽm có tác dụng điều trị phòng ngừa bệnh tiểu đường loại 2, giúp cải thiện chuyển hóa lipid và giảm tình trạng kháng insulin ở phụ nữ mắc PCOS.

6. Crom

6. Crom 1
Natural products sources of chromium. Food containing Cr

Chromium là một khoáng chất vi lượng giúp tăng cường chức năng của insulin. Nó có thể giúp insulin hoạt động hiệu quả hơn, duy trì sự cân bằng các hormone.

Một nghiên cứu cho thấy rằng crôm giúp giảm lượng đường trong máu và nồng độ insulin ở phụ nữ mắc PCOS. Bổ sung crom có ​​thể giúp hạ thấp mức đường huyết. Đây là cách hiệu quả để giảm tình trạng kháng insulin ở bệnh nhân PCOS.

7. Canxi và Vitamin D

7. Canxi và Vitamin D 1

Thiếu hụt vitamin D có tác động tiêu cực đến phụ nữ mắc PCOS. Trong thực tế, thiếu Vitamin D có ảnh hưởng nghiêm trọng đến tất cả mọi người. Các triệu chứng thiếu vitamin D bao gồm kháng insulin, tăng cân, tăng nguy cơ mắc bệnh tim và tiểu đường – Tất cả đều liên quan đến PCOS.

Vitamin D tham gia vào quá trình trưởng thành và phát triển của trứng trong buồng trứng. Do đó, nếu không có đủ vitamin D, buồng trứng không thể tạo ra trứng khỏe mạnh. Bổ sung vitamin D thực sự có thể tạo ra các nang trứng khỏe mạnh, giúp trứng chín và rụng đúng chu kỳ. Điều này đặc biệt quan trọng ở những phụ nữ mắc PCOS.

Một nghiên cứu cho thấy bổ sung canxi và vitamin D cho tác dụng tích cực đối với:

  • Giảm cân
  • Giúp trứng trưởng thành hoàn thiện
  • Kinh nguyệt đều đặn
  • Cải thiện khả năng sinh sản

Hơn nữa Vitamin D cùng với insulin tham gia vào quá trình chuyển hóa glucose và đường. Bổ sung Vitamin D có thể cải thiện độ nhạy insulin ở phụ nữ mắc PCOS.

8. Vitamin A

8. Vitamin A 1

Là một vitamin tan trong chất béo còn được gọi là retinol. Các chất chuyển hóa có nguồn gốc từ vitamin A như retinoids, retinoic acid và retinol góp phần vào hoạt động chống oxy hóa, chuyển hóa steroid, giúp trưởng thành hạt nhân noãn bào, và ức chế chu trình chết của tế bào trứng, giúp trứng chín và rụng đúng chu kỳ.

9. I ốt

9. I ốt 1

I ốt là yếu tố vi lượng cần cho chuyển hóa bình thường của cơ thể, điều hòa sản xuất hormone tuyến giáp. Thiếu hụt I ốt dẫn đến phì đại tuyến giáp (bướu cổ) và suy tuyến giáp. Điều này dẫn đến giảm chuyển hóa cơ bản chung, béo phì, rối loạn chức năng tim mạch, hội chứng chuyển hóa và vô sinh.

Phụ nữ mắc PCOS bị rối loạn chức năng tuyến giáp và liên quan tới vô sinh nhiều hơn ba lần so với phụ nữ không bị PCOS. Bổ sung I-ốt giúp hỗ trợ rối loạn chức năng tuyến giáp trong suy giáp ở phụ nữ bị PCOS.

Iftikhar tiến hành một nghiên cứu thí điểm trong 8 tuần để đánh giá tác dụng của bổ sung I ốt ở một mẫu 30 phụ nữ (18-40 tuổi) được chẩn đoán bị PCOS liên quan tới suy giáp cho thấy chu kỳ kinh nguyệt được tái lập đều đặn và ổn định các chỉ số về hormone ở tất cả số phụ nữ, cũng như là giảm chỉ số khối cơ thể, giảm thể tích buồng trứng và đặc biệt 15% phụ nữ mang thai sau 8 tuần.

10. Vitamin E

10. Vitamin E 1

Có tác dụng chống oxy hóa, chống lại gốc tự do. Ngoài ra, bằng chứng mới khẳng định rằng vitamin E có thể cải thiện độ dày nội mạc tử cung ở phụ nữ bị vô sinh không rõ nguyên nhân.

Điều trị bằng coenzyme Q10 và vitamin E trong 8 tuần ở những bệnh nhân mắc PCOS đã cải thiện nồng độ SHBG. Một nghiên cứu khác cho thấy bổ sung vitamin E (400 IU) và axit béo omega-3 (1000 mg) ở phụ nữ mắc PCOS trong 12 tuần giúp cải thiện đáng kể tình trạng kháng insulin và nồng độ androgen.

Bổ sung vitamin và khoáng chất có thể phát huy tác dụng có lợi đối với các triệu chứng liên quan đến PCOS như tế bào trứng chưa trưởng thành, tăng insulin máu, tăng huyết áp, tăng BMI, rối loạn tim mạch và các vấn đề về tâm thần và tâm lý. Thực hiện chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh cùng với việc bổ sung dưỡng chất thiết yếu để cân bằng hormone là một cách tự nhiên và hiệu quả để vượt qua PCOS mà bạn nên ưu tiên áp dụng đầu tiên.

Procrarevn.vn tổng hợp

Tài liệu tham khảo:

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6250088/

10 Best Supplements For PCOS

]]>
https://procarevn.vn/10-duong-chat-tot-nhat-cho-buong-trung-da-nang-pcos-10019/feed/ 2
Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh là con của bà mẹ nhiễm HIV, con của bà mẹ đái tháo đường, dị ứng [Tài liệu dành cho nhân viên y tế] https://procarevn.vn/dinh-duong-cho-tre-so-sinh-la-con-cua-ba-me-nhiem-hiv-dai-thao-duong-di-ung-9988/ https://procarevn.vn/dinh-duong-cho-tre-so-sinh-la-con-cua-ba-me-nhiem-hiv-dai-thao-duong-di-ung-9988/#respond Wed, 18 Dec 2019 05:31:04 +0000 https://procarevn.vn/?p=9988  1

1. Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh của những bà mẹ bị đái tháo đường

Hạ đường huyết hay gặp ở 25-50% những trẻ sơ sinh có mẹ bị đái tháo đường và 15-25% trẻ có mẹ bị đái tháo đường thai kỳ. Hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh có thể gây tử vong, do đó cần chăm sóc cẩn thận những trẻ có tiền sử mẹ bị đái tháo đường. Ngoài ra, những trẻ sơ sinh của những bà mẹ đái tháo đường còn dễ bị hạ can-xi và magne, thiếu sắt, tăng bilirubin, đa hồng cầu và suy hô hấp.

Những người mẹ bị đái tháo đường thường có thai to, dễ bị chấn thương trong quá trình sinh. Do đó, tỉ lệ mổ lấy thai ở những bà mẹ này cao hơn. Hạ đường huyết thường xảy ra trong vài giờ đầu tiên sau sinh. Mặc dù hầu hết trẻ sơ sinh không có triệu chứng, các biểu hiện có thể gặp của hạ đường huyết như trẻ kích thích, khó chịu, hoặc thờ ơ, kém ăn, giảm trương lực cơ, tiếng khóc yếu, co giật. Hạ đường huyết đòi hỏi một sự can thiệp kéo dài tới 1 tuần.

Xử trí hạ đường huyết khác nhau tùy vào trường hợp cụ thể. Nhìn chung, nếu trẻ không có biểu hiện triệu chứng và đường huyết cao hơn 35 mg/dl thì chỉ cần cho trẻ bú sữa mẹ sớm và theo dõi chặt chẽ đường huyết. Trẻ cần được kiểm tra đường huyết trong 1-2 giờ đầu, sau đó là mỗi 6-8 giờ. Nếu đường huyết thấp hơn 35mg/dl, có hoặc không có biểu hiện trên lâm sàng, việc truyền đường cho trẻ là cần thiết. Giảm dần lượng đường truyền khi trẻ bú được nhiều hơn.

Bú mẹ từ lâu đã được công nhận là phương pháp dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ kể cả với những trẻ sinh ra từ các bà mẹ bị đái tháo đường. Cho con bú mẹ cũng đem lại nhiều lợi ích cho các bà mẹ bị đái tháo đường hoặc đái tháo đường thai kỳ cũng như với các con của họ, giúp giảm nguy cơ béo phì và đái tháo đường ở các trẻ sau này. Nhưng với các bà mẹ bị đái tháo đường, quyết định cho con bú là một quyết định khó khăn về tâm lý; các cán bộ y tế cần giúp bà mẹ vượt qua khó khăn này.

Trong trường hợp trẻ không được bú mẹ hoàn toàn nên giới thiệu công thức dinh dưỡng với đạm chất lượng [39][40].

Những bà mẹ bị đái tháo đường thường sinh con to nên trẻ rất dễ bị hạ đường huyết trong những giờ đầu. Trẻ cần bú mẹ sớm và được phát hiện kịp thời các dấu hiệu hạ đường huyết cũng như các biểu hiện rối loạn chuyển hóa khác.

Trong trường hợp trẻ không được bú mẹ hoàn toàn nên được giới thiệu công thức dinh dưỡng với đạm chất lượng gần với sữa mẹ giúp trẻ tăng cân khỏe mạnh, phòng ngừa nguy cơ thừa cân, béo phì.

2. Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh có mẹ nhiễm HIV

– Các bà mẹ được xác nhận nhiễm HIV cần được cung cấp liệu trình điều trị suốt đời bằng thuốc ARV hoặc điều trị dự phòng bằng ARV để giảm thiểu lây truyền HIV qua sữa mẹ.

– Không nuôi con bằng sữa mẹ nếu việc nuôi dưỡng bằng thức ăn thay thế được chấp nhận, khả thi, đáp ứng được, lâu dài và an toàn.

– Nếu việc dừng bú mẹ gặp khó khăn, tham vấn cách nuôi dưỡng trẻ hợp lý nhất, chú ý khuyên cho bú mẹ hoàn toàn trong vài tháng đầu tiên [39][40]

3.Dinh dưỡng cho trẻ có nguy cơ dị ứng

3.Dinh dưỡng cho trẻ có nguy cơ dị ứng 1

Dị ứng là một rối loại quá mẫn của hệ miễn dịch. Phản ứng dị ứng xảy ra để chống lại các chất vô hại trong môi trường được gọi là chất gây dị ứng; các phản ứng này xảy ra nhanh chóng và có thể phòng ngừa được [7].

3.1. Nguy cơ dị ứng

– Nguy cơ dị ứng thấp: khoảng 15% khi trẻ sinh ra ở những gia đình không có tiền sử dị ứng (Tuy nhiên, thực tế có đến 50% số trẻ bị dị ứng được sinh ra ở những gia đình không có tiền sử dị ứng.)

– Nguy cơ dị ứng trung bình: 20-40% khi trẻ sinh ra trong gia đình có bố hoặc mẹ hoặc anh chị ruột bị dị ứng.

– Nguy cơ dị ứng cao: Nguy cơ dị ứng là 50-80% khi trẻ sinh ra trong gia đình có cả bố và mẹ bị dị ứng.

3.1. Nguy cơ dị ứng 1

3.2. Các cấp độ phòng ngừa dị ứng

– Phòng ngừa cấp độ 1: Áp dụng đối với tất cả các trẻ khỏe mạnh nhằm phòng ngừa xảy ra dị ứng, phòng ngừa hình thành các chuỗi phản ứng dẫn đến dị ứng.

– Phòng ngừa cấp độ 2: Với trẻ có tiền sử bị dị ứng nhằm phòng ngừa dị ứng tái phát và tiến triển nặng hơn.

– Phòng ngừa cấp độ 3: Với trẻ đã bị dị ứng mạn tính, thường xuyên nhằm phòng ngừa dị ứng tiến triển nặng.

3.3. Nguyên tắc phòng ngừa dị ứng cấp độ 1

– Chậm tiếp xúc với dị nguyên trong 3-6 tháng đầu đời: dị nguyên ở giai đoạn này chủ yếu từ đạm trong công thức dinh dưỡng có nguồn gốc sữa bò, trứng gà. Các trẻ này sẽ nhận được nguồn dị nguyên cao gấp 106 lần so với trẻ được bú mẹ hoàn toàn.

– Bú mẹ hoàn toàn ít nhất trong 6 tháng đầu là phương pháp hiệu quả nhất giúp phòng ngừa dị ứng. Trong trường hợp trẻ không được bú sữa mẹ hoặc sữa mẹ không đủ thì nên cân nhắc dùng công thức dinh dưỡng đạm whey thủy phân một phần hoặc đạm casein thủy phân toàn phần [3][7].

3.4. Dinh dưỡng phòng ngừa dị ứng trong 1.000 ngày đầu đời.

3.4. Dinh dưỡng phòng ngừa dị ứng trong 1.000 ngày đầu đời. 1

* Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn được khuyến khích đến ít nhất 6 tháng tuổi để có thể làm giảm tỉ lệ mắc bệnh viêm da dị ứng ở trẻ em dưới 2 tuổi, giảm tỉ lệ khò khè, và giảm tỉ lệ dị ứng protein sữa bò trong 2 năm đầu tiên [7].

* Với trẻ nhũ nhi có nguy cơ dị ứng trung bình và nguy cơ dị ứng cao mà không được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời, công thức dinh dưỡng có đạm thủy phân sẽ đem lại nhiều lợi ích, giúp phòng ngừa dị ứng và dị ứng với đạm sữa bò.

– Công thức dinh dưỡng có đạm thủy whey thủy phân một phần và công thức dinh dưỡng có đạm casein thủy phân toàn phần được được chứng minh lâm sàng có tác dụng phòng ngừa viêm da dị ứng và dị ứng đạm sữa bò nếu được sử dụng thay thế công thức dinh dưỡng có đạm sữa bò còn nguyên vẹn. Công thức dinh dưỡng đạm whey thủy phân một phần được ưu tiên chọn hơn trong phòng ngừa dị ứng cho trẻ bởi vì có mùi vị dễ uống hơn và có giá thành phù hợp hơn công thức đạm casein thủy phân toàn phần.

– Có bằng chứng cho thấy công thức đạm đậu nành không có tác dụng phòng ngừa dị ứng.

– Công thức dinh dưỡng axit amin thì cần nghiên cứu nhiều hơn.

* Khuyến nghị về ăn dặm:

– Cho trẻ ăn dặm (ăn thức ăn bổ sung) khi trẻ đã được tròn 6 tháng tuổi.

– Các dấu hiệu cho biết trẻ có thể ăn dặm: trẻ ngồi vững, tự giữ cổ thẳng, phối hợp mắt – tay – miệng tốt và có thể xoay đầu từ chối thức ăn nếu không thích.

– Nên cho trẻ ăn từng loại thức ăn một, mỗi 3-5 ngày lại cho làm quen với một loại thức ăn mới.

– Trong giai đoạn tập ăn dặm có thể bắt đầu cho ăn thêm các loại trái cây có tính axit (như dâu, cà chua, cam quýt) và rau quả. Những loại này có thể gây phát ban quanh miệng hoặc bị dị ứng nhưng chúng thường không gây ra các phản ứng toàn thân.

– Không nên sử dụng đạm sữa bò còn nguyên vẹn (sữa bò tươi hoặc sữa bột nguyên kem) làm thức uống chính cho trẻ dưới 1 tuổi, vì chúng làm quá tải chất tan ở thận và có hàm lượng sắt thấp.

– Không nên cho trẻ ăn nguyên hạt vì có nguy cơ lọt vào đường thở. Có thể cho trẻ làm quen với đậu phộng (lạc) và các loại hạt với hình thức bơ đậu phộng (bơ lạc) hoặc các chế phẩm khác.

* Những thức ăn bổ sung có tính gây dị ứng cao có thể cho trẻ tập ăn vào lúc 6 tháng tuổi, khi trẻ đã dung nạp được vài thức ăn cụ thể.

– Các dữ liệu mới cho thấy việc chậm cho trẻ làm quen với thức ăn đặc, nhất là với thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cao, có thể làm tăng nguy cơ dị ứng thức ăn hoặc viêm da dị ứng.

– Các dữ liệu mới cho thấy việc cho trẻ làm quen với thực phẩm có khả năng gây dị ứng cao từ sớm (tức là từ lúc trẻ bắt đầu ăn dặm) có thể phòng ngừa dị ứng cho trẻ nhũ nhi và trẻ em.

* Bà mẹ có thể cho trẻ làm quen với các loại thực phẩm có thể gây dị ứng cao theo cách như sau:

– Cho trẻ ăn các loại thực phẩm gây dị ứng cao sau khi trẻ đã ăn và dung nạp được một số thức ăn bổ sung khác.

– Cho trẻ làm quen với hương vị ban đầu của các thực phẩm có thể gây dị ứng tại nhà, không nên thực hiện tại nhà trẻ hoặc nhà hàng

-Lưu ý: Tư vấn cho cha mẹ trẻ biết một số loại thực phẩm như đậu phộng nếu có phản ứng dị ứng thì thường xảy ra trong lần ăn đầu tiên.

– Tăng dần số lượng thực phẩm gây dị ứng cao nếu không có phản ứng

– Làm quen với các thức ăn khác với tốc độ một loại thức ăn mới trong mỗi 3-5 ngày, nếu không có phản ứng dị ứng xảy ra[3][7].

Theo Tài liệu Khuyến nghị dinh dưỡng trong 1.000 ngày đầu đời dành cho Nhân viên Y Tế – Hội Nhi khoa Việt Nam, Hội Phụ Sản Việt Nam, Viện Dinh Dưỡng Nestlé Việt Nam

Tài liệu tham khảo:

[3] Bộ Y Tế – Viện dinh dưỡng Quốc gia (2016). Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam. Nhà xuất bản Y học.

[7] Hội Nhi khoa Việt Nam, Hội sản phụ khoa và SĐCKHVN (2014). Phòng ngừa ban đầu (cấp độ 1) tiến trình dị ứng thông qua dinh dưỡng. Hướng dẫn dành cho nhân viên y tế.

[39] WHO | Archived: Guidelines on HIV and infant feeding 2010. WHO. http://www.who.int/maternal_child_adolescent/documents/9789241599535/en/. Accessed January 15, 2017.

[40] WHO | Essential Nutrition Actions. WHO. http://www.who.int/nutrition/publications/infantfeeding/essential_nutrition_actions/en/. Accessed January 16, 2017.

 

]]>
https://procarevn.vn/dinh-duong-cho-tre-so-sinh-la-con-cua-ba-me-nhiem-hiv-dai-thao-duong-di-ung-9988/feed/ 0
Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh nhẹ cân non tháng [Tài liệu dành cho nhân viên y tế] https://procarevn.vn/dinh-duong-cho-tre-so-sinh-nhe-can-non-thang-9984/ https://procarevn.vn/dinh-duong-cho-tre-so-sinh-nhe-can-non-thang-9984/#respond Wed, 18 Dec 2019 04:53:21 +0000 https://procarevn.vn/?p=9984 Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh nhẹ cân non tháng [Tài liệu dành cho nhân viên y tế] 1

Chậm tăng trưởng ngoài tử cung luôn là một thách thức lớn trong quá trình nuôi dưỡng trẻ non tháng/ nhẹ cân, có tỉ lệ thay đổi từ 43-97% tùy nghiên cứu. Chậm tăng trưởng ngoài tử cung có liên quan với chậm phát triển tâm thần – vận động về sau.

Dinh dưỡng sau sinh kém là một yếu tố quan trọng dẫn đến chậm tăng trưởng; hầu hết các trẻ rất non tháng đều bị thiếu hụt năng lượng và protein nặng nề trong suốt giai đoạn nằm điều trị tại khu chăm sóc sơ sinh tăng cường. Dinh dưỡng tích cực sớm, bao gồm cả qua đường tiêu hóa và tĩnh mạch, được dung nạp tốt ở trẻ rất non tháng và giúp cải thiện tăng trưởng [33].

1. Nguyên tắc

– Cho trẻ ăn sớm (nếu không có chống chỉ định) để dự phòng hạ đường huyết

– Cho ăn đường tiêu hóa tối thiểu (trophic/ minimal feeding) ở trẻ < 32 tuần hay <1500g

– Cho ăn nhiều lần trong ngày (8-12 bữa/ngày)

– Tăng lượng sữa thận trọng (≤1000g: 15-20ml/kg/ ngày; >1000g: 30ml/kg/ ngày)

– Ưu tiên sữa mẹ (hay sữa mẹ pha với chất làm giàu Human Milk Fortifiers – HMF) khi cần thiết. Khi mẹ không có/ không đủ sữa, sử dụng sữa công thức dành cho trẻ nhẹ cân non tháng hay sữa từ ngân hàng sữa mẹ (nguồn sữa phải được kiểm định và bảo quản đúng tiêu chuẩn). [9][22][33][40]

2. Nhu cầu năng lượng

Năng lượng mục tiêu: 110 – 130kcal/kg/ngày, có thể tới 150-160kcal/kg/ngày; để đạt mục tiêu tăng trưởng:

– Cân nặng ≥15 g/kg/ ngày

– Chiều cao 0,9 cm/ tuần

– Vòng đầu 0,9 cm/ tuần

3. Nhu cầu nước cơ bản

Cung cấp 60–80 ml/kg/ngày, tăng 10-20 ml/kg/ ngày (tùy cân nặng, Natri/ máu, lượng nước tiểu, tình trạng huyết động học) để đạt 120–150 ml/kg/ ngày vào ngày 7 và 180 – <200 ml/kg/ ngày trong tuần thứ 2.

4. Đường nuôi ăn

4. Đường nuôi ăn 1

– Đối với trẻ ≥ 34 tuần tuổi: ăn sữa qua ống thông dạ dày, đổ thìa hay bú mẹ trực tiếp

– Đối với trẻ < 34 tuần tuổi hay bệnh lý nặng nề: Nuôi dưỡng tĩnh mạch trong những ngày đầu, sau đó kết hợp nuôi tĩnh mạch + ăn qua ống thông rồi ăn qua ống thông hoàn toàn.

5. Nuôi ăn tích cực sớm ở trẻ < 32w hay <1500g trong tuần đầu

– Tĩnh mạch

  • Glucose: khởi đầu 6 mg/kg/phút trong ngày đầu, tăng 2 mg/kg/phút mỗi ngày để đạt 10-12mg/kg/ phút, sao cho đường huyết 50–120 mg/dl
  • Amino acids: khởi đầu 3.0 g/kg/ngày từ những giờ đầu, tăng 0.5–1.0 g/kg/ngày, để đạt 4.0 g/kg/ngày
  • Lipid: khởi đầu 0.5–1.0 g/kg/ngày trong 24 giờ đầu, tăng 0.5–1.0 g/kg/ngày, để đạt 3.0–3.5 g/kg/ngày nếu không có chống chỉ định.

– Tiêu hóa: “Cho ăn đường tiêu hóa tối thiểu” để nhằm thúc đẩy đường tiêu hóa trưởng thành, cải thiện sự dung nạp và giảm thiểu rối loạn chức năng gan. Bắt đầu khi trẻ được 24-48 giờ tuổi (sau 48 giờ nếu ngạt nặng/suy hô hấp, nhiễm trùng huyết, đã được đặt catheter rốn hay thở máy). Gavage liên tục hay ngắt quãng trong 4-7 ngày với thể tích ban đầu 10ml/kg/ ngày, tăng dần đạt ≤ 24 mL/kg/ ngày.

6. Dinh dưỡng tại viện khi trẻ ổn định

– Tiếp tục cho ăn sữa mẹ hoàn toàn.

– Bổ sung chất làm giàu vào sữa mẹ khi ăn được sữa mẹ 50ml/kg/ ngày mà trẻ có nhỏ cân so với tuổi thai (cân nặng theo tuổi sau kinh chót nằm dưới bách phân vị thứ 10 trên biểu đồ tăng trưởng của trẻ non tháng Fenton 2013). Chất làm giàu sữa mẹ có hàm lượng đạm, khoáng chất cao. Chú ý theo dõi sự dung nạp: phù, mất nước, bất dung nạp lactose, tiêu chảy, đầy hơi, chậm làm trống dạ dày và nôn.

– Nếu không có/ không đủ sữa mẹ: dùng sữa công thức đặc biệt dành cho trẻ non tháng, nhẹ cân để giúp tăng trưởng nhanh, bắt kịp tăng trưởng của những trẻ sinh đủ tháng.

6. Dinh dưỡng tại viện khi trẻ ổn định 1

Biểu đồ tăng trưởng của trẻ non tháng Fenton 2013 – Nữ

6. Dinh dưỡng tại viện khi trẻ ổn định 2

Biểu đồ tăng trưởng của trẻ non tháng Fenton 2013 – Nam

7. Dinh dưỡng cho trẻ non tháng, nhẹ cân đến tròn 6 tháng

7. Dinh dưỡng cho trẻ non tháng, nhẹ cân đến tròn 6 tháng 1

Trẻ cần được bú mẹ tối đa, bú cả ngày lẫn đêm theo nhu cầu của trẻ nhưng phải đạt ít nhất 8 bữa bú /24 giờ; chỉ bổ sung thêm các loại dinh dưỡng công thức khi trẻ đã bú hết sữa mẹ mà vẫn còn đói hoặc không tăng cân như yêu cầu.  Nếu trẻ không được bú mẹ thì nên cung cấp cho trẻ sữa công thức dinh dưỡng đặc biệt dành cho trẻ nhẹ cân, non tháng. Khi trẻ được 5 kg hoặc khi bắt kịp cân nặng trẻ sinh đủ tháng thì chuyển sang sữa công thức tiêu chuẩn dành cho trẻ sinh đủ tháng cùng độ tuổi.

 Với những trẻ sinh non giai đoạn này, bổ sung vi chất dinh dưỡng là rất quan trọng.

* Vitamin A: Bổ sung từ 700-1500 IU vitamin A từ 1 tuần tuổi sau sinh tới khi trẻ đạt 2000g.

* Vitamin D: bổ sung 400 IU-1000 IU vitamin D từ 1 tuần tuổi sau sinh.

* Vitamin K: Vitamin K1 tiêm bắp 1 liều duy nhất ngay sau khi sinh: 1mg khi >1000g và 0,3mg/kg khi ≤1.000g.

* Sắt: trẻ nhẹ cân cần được cung cấp sắt với liều 2-3mg/kg/ngày từ 2 tuần tuổi cho đến 12 tháng tuổi.

* Kẽm: với trẻ cân nặng dưới 1500g cần cung cấp 0,5-1,8 mg/kg/ngày cho tới khi được 2000g.

* Can-xi và phốt pho: với trẻ < 1500g cần được cung cấp can-xi 2mmol/kg/ngày và phốt pho 0,5 mmol/kg/ngày cho đến khi được 2.000g [40]

Một số sản phẩm thay thế sữa mẹ dành cho trẻ sinh non theo khuyến cáo của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO)  Một số sản phẩm dinh dưỡng có thể thay thế sữa mẹ dựa vào các thành phần dinh dưỡng của chúng. Tuy nhiên, các sản phẩm này không chứa các hoạt chất sinh học chống nhiễm khuẩn, kháng thể và các hóc – môn tăng trưởng như sữa mẹ.

* Sữa công thức đặc biệt dành cho trẻ non tháng nhẹ cân (Preterm formula – PTF)

So với các sữa công thức khác, sữa được thiết kế riêng dành cho trẻ nhẹ cân, non tháng giàu năng lượng (80 kcal/100ml), giàu protein, khoáng chất và vitamin hơn. Dù đường và muối khoáng cao hơn, nồng độ thẩm thẩm thấu của sữa cho trẻ nhẹ cân non tháng vẫn chỉ ở mức 250-320 mOsm/kg H2O. Với 150 ml/kg/ngày, sữa này cung cấp cho trẻ protein 3g/kg/ngày.

* Công thức dinh dưỡng cho trẻ sinh non khi xuất viện (Post discharge formula)

Khi thiếu/ không có sữa mẹ, sử dụng công thức dinh dưỡng cho trẻ sinh non sau khi xuất viện cho đến khi trẻ được 5 kg. Đây thực chất là công thức dinh dưỡng trung gian giữa sữa dành cho trẻ sinh non và trẻ đủ tháng, thành phần chứa nhiều đạm, can-xi, kẽm, đồng, phospho và vitamin. Mỗi 100 ml chứa 74-80 kcal năng lượng, hàm lượng đạm từ 2,8-2,9g/100 kcal trở lên và nồng độ thẩm thấu 250-320 mOsm/kg H2O.

* Sữa công thức tiêu chuẩn (Term formula)

Sữa này được thiết kế dành cho trẻ đủ tháng mô phỏng theo các thành phần chủ yếu của sữa mẹ. Mỗi 100 ml sữa có khoảng 67 Kcal, 1,2 -1,3g protein, 50 mg can-xi, 30 mg phospho. Sữa này chỉ sử dụng khi trẻ nhẹ cân, non tháng đã > 5 kg hoặc đã đuổi kịp trẻ sinh đủ tháng trong vòng năm đầu tiên mà không có sữa mẹ

8. Dinh dưỡng cho trẻ non tháng, nhẹ cân từ 6-24 tháng

8. Dinh dưỡng cho trẻ non tháng, nhẹ cân từ 6-24 tháng 1

Ở độ tuổi này trẻ nhẹ cân, non tháng vẫn cần được bú mẹ tối đa nếu có thể. Giai đoạn này thường trẻ đã được trên 5-6 kg cho nên nếu trẻ không được đủ sữa mẹ thì có thể cho trẻ uống bổ sung các công thức dinh dưỡng tiếp theo dành cho trẻ trên 6 tháng. Với những bé chưa bắt kịp tăng trưởng, có thể tiếp tục sử dụng sữa dành cho bé non tháng giai đoạn chuyển tiếp.

Từ 6 tháng tuổi trở lên, bên cạnh sữa mẹ (hay sữa công thức nếu trẻ không được bú mẹ) có thể áp dụng chế độ ăn dặm như với trẻ sinh đủ tháng.

Từ 12 tháng tuổi trở lên, dinh dưỡng giống như trẻ thường [40].

Trẻ sinh non tháng, nhẹ cân hoặc rất nhẹ cân nên được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục bú mẹ càng lâu càng tốt cho đến khi trẻ được 2 tuổi. Có thể bổ sung chất làm giàu sữa mẹ (HMF- Human-milk fortifiers) trong giai đoạn đầu.

Nếu bà mẹ không đủ sữa mẹ hoặc trẻ không thể bú mẹ, nên cho trẻ ăn sản phẩm dinh dưỡng công thức dành cho trẻ nhẹ cân non tháng cho đến khi trẻ được 5 kg thì chuyển sang sản phẩm dinh dưỡng công thức tiêu chuẩn (công thức khởi đầu) phù hợp với lứa tuổi cho đến khi trẻ 6 tháng tuổi. Ưu tiên chọn công thức dinh dưỡng có đạm chất lượng gần giống sữa mẹ.

Từ 6 tháng tuổi trở đi, trẻ sinh non tháng, nhẹ cân hoặc rất nhẹ cân được nuôi dưỡng như những trẻ bình thường nếu đã bắt kịp tăng trưởng. Nếu không đủ sữa mẹ thì cho trẻ sử dụng công thức tiếp theo với đạm chất lượng giúp trẻ tăng cân khỏe mạnh. Khi trẻ được tròn 6 tháng tuổi thì cho trẻ ăn dặm giống như trẻ bình thường.

Theo Tài liệu Khuyến nghị dinh dưỡng trong 1.000 ngày đầu đời dành cho Nhân viên Y Tế – Hội Nhi khoa Việt Nam, Hội Phụ Sản Việt Nam, Viện Dinh Dưỡng Nestlé Việt Nam

Tài liệu tham khảo:

[9] Tổ chức Y tế Thế giới- Văn phòng khu vực tây Thái Bình Dương (2014). Chăm sóc sơ sinh thiết yếu, cẩm nang thực hành lâm sàng bỏ túi.

[22] Embleton ND. Optimal nutrition for preterm infants: Putting the ESPGHAN guidelines into practice. J Neonatal Nurs. 2013;19(4):130-133.

[33] Su B-H. Optimizing Nutrition in Preterm Infants. Pediatr Neonatol. 2014;55(1):5-13.

[40] WHO | Essential Nutrition Actions. WHO. http://www.who.int/nutrition/publications/infantfeeding/essential_nutrition_actions/en/. Accessed January 16, 2017.

 

]]>
https://procarevn.vn/dinh-duong-cho-tre-so-sinh-nhe-can-non-thang-9984/feed/ 0