0964.666.152 vietnam.procare@gmail.com Đại lý

Procare

PM Procare - Công thức đặc biệt cho phụ nữ mang thai, cho con bú

logo 4
  • Trang chủ
  • Sản phẩm
    • PM Procare
    • PM Procare Diamond
  • Cẩm nang mang thai
    • Chuẩn bị mang thai
      • Dinh dưỡng đúng và đủ
      • Dinh dưỡng trước khi mang thai
      • Sức khỏe trước khi mang thai
      • Tiêm phòng trước khi mang thai
    • Khi mang thai
      • Dinh dưỡng đúng và đủ
      • Sức khỏe khi mang thai
      • Dùng thuốc khi mang thai
    • Khi cho con bú
      • Dinh dưỡng đúng và đủ
      • Chăm sóc trẻ sơ sinh
      • Dùng thuốc khi cho con bú
    • 42 Tuần thai kỳ
  • Góc của bố
    • Bố chăm mẹ và con
    • Dinh dưỡng cho bố
    • Sức khỏe của bố
  • Góc chuyên gia
    • Bài viết chuyên gia
    • Audio & Video tư vấn
    • Nghiên cứu khoa học
  • Tin tức & sự kiện
    • Tin sức khỏe
    • Sự kiện
    • Dinh dưỡng và Covid 19
  • Điểm bán
  • Hỏi đáp
Trang chủ » Cẩm nang mang thai » Tiêm phòng trước khi mang thai

Tiêm phòng trước khi mang thai

2 720 đã xem

Viết bình luận

Khi mang thai hệ thống miễn dịch của cơ thể người mẹ hoạt động kém hơn bình thường, nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng vì thế sẽ tăng lên. Tiêm phòng trước khi mang thai là cách tốt nhất để bảo vệ cho cả mẹ và con tránh khỏi những nguy hiểm, bệnh tật trong thời gian nhạy cảm này. Vậy những loại vắc-xin nào bạn nên tiêm phòng khi chuẩn bị mang thai?

.

Tiêm phòng trước khi mang thai 1

Tiêm phòng trước khi mang thai để bảo vệ mẹ và bé

Vì sao nên tiêm phòng trước khi mang thai?

Khi mang thai, hệ thống miễn dịch của cơ thể người mẹ hoạt động kém hơn bình thường. Nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng của bạn cũng vì vậy mà tăng lên. Một số bệnh chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu thông thường. Tuy nhiên, số khác lại có thể gây những ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của bạn và bé trong bụng. Tiêm phòng là cách tốt nhất để bảo vệ bạn khỏi những nguy hiểm không đáng có này. Ngoài ra, khi mang thai nghĩa là bạn đang chia sẻ mọi thứ cho thai nhi. Nếu nhận được vắc-xin, bạn không chỉ bảo vệ bản thân mà bạn còn đang cho con một sức đề kháng ngay từ khi còn trong bụng mẹ.

Những loại vắc-xin bạn nên tiêm phòng trước khi mang bầu

– Tiêm phòng Rubella: Bạn có biết 90% các trường hợp nhiễm Rubella trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể gây dị tật thai nhi hoặc sảy thai? Virut Rubella gây ảnh hưởng đến não, tim, tai và mắt của thai nhi, thậm chí có thể làm thai nhi tử vong.

– Tiêm phòng sởi: Nếu mắc bệnh sởi khi mang thai, nguy cơ dị dạng thai nhi cũng rất cao. Ngoài ra, bị sởi khi mang thai có thể gây sảy thai, sinh non hoặc thai chết lưu.

– Tiêm phòng Quai bị: Virut quai bị có thể làm viêm nhiễm buồng trứng, đồng thời phá hủy tế bào trứng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Ngoài ra, quai bị có thể gây dị tật bẩm sinh, sinh non và thai chết lưu. Đặc biệt, nếu mẹ bầu bị nhiễm quai bị trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ ba của thai kỳ.

Hiện nay, bạn có thể chủ động phòng ngừa sởi, quai bị và Rubella chỉ với một mũi vắc-xin 3 trong 1 (MMR ). MMR rất hiệu quả và an toàn, có thể giảm từ 90-95% nguy cơ nhiễm bệnh. Một số người có thể đã tiêm phòng MMR khi còn nhỏ và có khả năng miễn dịch với “bộ ba” này. Tuy nhiên, cho dù đã được tiêm phòng từ trước, bạn vẫn nên xét nghiệm lại. Nên tiêm phòng MMR một tháng trước thụ thai.

– Tiêm phòng Thủy đậu: Đã từng bị thủy đậu hay may mắn thoát khỏi căn bệnh này khi còn nhỏ không có nghĩa bạn hoàn toàn miễn dịch. Thậm chí, nếu đã tiêm phòng thủy đậu khi còn nhỏ, bạn cũng nên tiêm phòng thêm một mũi tăng cường. Giống như MMR, bạn cũng nên tiêm ngừa thủy đậu trước khi mang thai ít nhất khoảng 1 tháng.

– Tiêm phòng Cúm: Cúm có thể xảy ra theo mùa hoặc thành dịch. Virus Cúm có thể qua nhau thai và ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường của thai nhi, nhất là trong 3 tháng đầu tiên khi mà các cơ quan đang trong quá trình hình thành. Bằng việc tiêm phòng các chủng Cúm mùa trước khi mang thai, bạn sẽ giảm được khoảng 70% nguy cơ mắc Cúm trong suốt 1 năm tiếp theo. Bạn nên tiêm phòng Cúm từ 2-3 tháng trước khi mang bầu để vắc-xin bắt đầu phát huy tác dụng.

Những loại vắc-xin bạn nên tiêm phòng trước khi mang bầu 1

Cảm cúm khi mang thai có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng

– Tiêm phòng HPV: Nếu dưới 26 tuổi, bạn nên tiêm phòng virus HPV gây bệnh Ung thư cổ tử cung. Vắc-xin này bao gồm 3 mũi tiêm, kéo dài trong 6 tháng và không được tiêm khi đang mang thai. Vì vậy, bạn nên tính toán thời gian phù hợp với thời gian mang thai.

– Tiêm phòng Viêm gan B: Viêm gan siêu vi B có thể lây truyền  từ người mẹ bị bệnh sang con qua đường máu. Vì vậy, bạn nên tiêm phòng từ trước khi mang thai, càng sớm càng tốt để tránh nguy cơ mắc bệnh cho cả mình và em bé. Bạn cũng có thể tiêm khi đang mang thai nếu như bác sỹ thấy phù hợp.

Bằng cách tiêm phòng trước khi mang thai, bạn có thể giúp bản thân và con yêu phòng tránh được nhiều bệnh giúp thai kỳ và quá trình chăm sóc con trở nên nhẹ nhàng thuận lợi hơn.

Xem thêm: Một số lưu ý khi tiêm phòng trước khi mang thai

.

DS. Minh Phương

Procare - 18/12/2019
★★★★★★
Chia sẻ

Thông tin hữu ích

  • chuẩn bị tâm lý trước khi mang thai những điều cần biết Chuẩn bị tâm lý trước khi mang thai
  • Khám sức khỏe trước khi mang thai
  • Chích ngừa rubella như thế nào là an toàn
  • Tiêm ngừa viêm gan B trước và trong khi mang thai

108 Bình luận

  1. Hòang Dịêu Linh bình luận

    02/02/2017 at 3:26 chiều

    Chào Bs ạ, em đang mang thai đc 27w, hôm nay đi làm thì có chị ở cơ quan bị quai bị :((. Em cũng hạn chế tíêp xúc rồi, nhưng vì công vịêc vẫn phải trao đổi vài lần (có 1 lần thì đeo khẩu trang), 2,3 lần sau trao đổi khỏang vài phút và đầu năm mới nên không tịên dùng khẩu trang nữa, nói cách nhau khỏang ...[Xem thêm]

    Chào Bs ạ, em đang mang thai đc 27w, hôm nay đi làm thì có chị ở cơ quan bị quai bị :((. Em cũng hạn chế tíêp xúc rồi, nhưng vì công vịêc vẫn phải trao đổi vài lần (có 1 lần thì đeo khẩu trang), 2,3 lần sau trao đổi khỏang vài phút và đầu năm mới nên không tịên dùng khẩu trang nữa, nói cách nhau khỏang 1m. hic hic. Gìơ đọc thấy tíêp xúc với ngừơi bị quai bị nguy hỉêm quá. Em đã tiêm phòng vacxin 3 trong 1 trứơc khi bầu 4 tháng rồi. Xin hỏi có nguy hỉêm không ạ, cách phòng tránh khi bụôc phải làm vịêc với ngừơi bị quai bị cần chú ý gì ạ :'(

    Trả lời
    • procarevn bình luận

      06/02/2017 at 2:38 chiều

      Chào bạn Diệu Linh, Bạn đã tiêm phòng quai bị trước khi có thai rồi nên bạn không cần quá lo lắng, tỷ lệ lây nhiễm sau tiêm phòng rất ít khi xảy ra. Tuy nhiên, bạn cũng nên chú ý hạn chế tiếp xúc với người bệnh, khi tiếp xúc phải mang khẩu trang, không sử dụng chung các dụng cụ ăn uống (muỗng, thìa, ly, chén, bát, đĩa…). ...[Xem thêm]

      Chào bạn Diệu Linh,
      Bạn đã tiêm phòng quai bị trước khi có thai rồi nên bạn không cần quá lo lắng, tỷ lệ lây nhiễm sau tiêm phòng rất ít khi xảy ra. Tuy nhiên, bạn cũng nên chú ý hạn chế tiếp xúc với người bệnh, khi tiếp xúc phải mang khẩu trang, không sử dụng chung các dụng cụ ăn uống (muỗng, thìa, ly, chén, bát, đĩa…). Rửa tay nhiều lần bằng xà phòng trong ngày, nhất là sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn. Khi lỡ tiếp xúc với bệnh nhân ho, hắt hơi cần phải rửa tay, rửa mặt sạch sẽ ngay bằng xà phòng, thay quần áo.
      Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!

  2. Nguyễn Anh Tuấn bình luận

    30/01/2017 at 11:43 chiều

    Chào bác sĩ, vợ em có đi tiêm phòng trước khi có thai các mũi rubella, cúm, viêm gan B và được bác sĩ khuyến nghị 3 tháng sau mới được có bầu. Tuy nhiên cho em hỏi đến thời điểm này, tức là mới được 2 tháng vợ chồng em muốn có bầu thì có vấn đề gì không ạ?

    Chào bác sĩ, vợ em có đi tiêm phòng trước khi có thai các mũi rubella, cúm, viêm gan B và được bác sĩ khuyến nghị 3 tháng sau mới được có bầu. Tuy nhiên cho em hỏi đến thời điểm này, tức là mới được 2 tháng vợ chồng em muốn có bầu thì có vấn đề gì không ạ?

    Trả lời
    • procarevn bình luận

      03/02/2017 at 2:05 chiều

      Chào bạn Anh Tuấn, Trong 3 loại vacxin mà vợ bạn đã tiêm thì chỉ có vacxin phòng bệnh rubella là có khuyến nghị 3 tháng sau mới nên có bầu. Sở dĩ có khuyến cáo như vậy là do đây là vacxin sống, được đông khô; để đảm bảo an toàn thì vacxin này được chỉ định rằng: phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ không nên có thai ...[Xem thêm]

      Chào bạn Anh Tuấn,
      Trong 3 loại vacxin mà vợ bạn đã tiêm thì chỉ có vacxin phòng bệnh rubella là có khuyến nghị 3 tháng sau mới nên có bầu. Sở dĩ có khuyến cáo như vậy là do đây là vacxin sống, được đông khô; để đảm bảo an toàn thì vacxin này được chỉ định rằng: phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ không nên có thai trong vòng 28 ngày sau khi tiêm. Tuy nhiên, để chắc chắn rằng cơ thể đã sinh miễn dịch với virus rubella thì vợ bạn cần tiêm trước khi có thai ít nhất 3 tháng hoặc là bạn đưa vợ đi xét nghiệm máu bạn nhé! Nếu thời điểm này vợ chồng bạn quyết định có thai thì rất có thể vacxin chưa phát huy được tác dụng phòng bệnh.
      Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe!

  3. Linh bình luận

    03/01/2017 at 11:06 sáng

    Em năm nay 25 tuổi đnag có ý định kết hôn và muốn sinh con luôn, khi còn nhỏ em đã tiêm phòng và cũng đã từng bị thuỷ động, sởi và quai bị. Vậy em muốn hỏi e có phải tiêm các tiêm phòng đó lại ko?

    Trả lời
    • procarevn bình luận

      03/01/2017 at 5:02 chiều

      Chào bạn Linh, Bệnh sởi, quai bị, thủy đậu sinh miễn dịch trọn đời nếu bạn đã từng bị mắc bệnh. Tuy nhiên, cũng có tái nhiễm nhưng rất hiếm. Nếu cẩn trọng, bạn có thể tiêm phòng trước khi mang thai để yên tâm hơn bạn nhé! Chúc bạn mạnh khỏe và sớm có tin vui!

      Chào bạn Linh,
      Bệnh sởi, quai bị, thủy đậu sinh miễn dịch trọn đời nếu bạn đã từng bị mắc bệnh. Tuy nhiên, cũng có tái nhiễm nhưng rất hiếm. Nếu cẩn trọng, bạn có thể tiêm phòng trước khi mang thai để yên tâm hơn bạn nhé!
      Chúc bạn mạnh khỏe và sớm có tin vui!

  4. Lethi hanh bình luận

    14/12/2016 at 4:29 chiều

    Tiem vacxin ngua utct sau may thang co e be thj tot

    Trả lời
    • Chuyên gia tư vấn bình luận

      15/12/2016 at 10:52 sáng

      Chào bạn, Vaccine phòng HPV chống chỉ định cho phụ nữ có thai vì hiện tại chưa có bất cứ thử nghiệm lâm sàng trên phụ nữ có thai. Vì vậy bạn nên hoàn thành 3 mũi tiêm trước khi mang thai, hoặc nếu lỡ mang thai khi chưa hoàn thành xong 3 mũi tiêm thì cần phải ngừng lại liệu trình và đợi sau khi sinh em bé mới ...[Xem thêm]

      Chào bạn,
      Vaccine phòng HPV chống chỉ định cho phụ nữ có thai vì hiện tại chưa có bất cứ thử nghiệm lâm sàng trên phụ nữ có thai. Vì vậy bạn nên hoàn thành 3 mũi tiêm trước khi mang thai, hoặc nếu lỡ mang thai khi chưa hoàn thành xong 3 mũi tiêm thì cần phải ngừng lại liệu trình và đợi sau khi sinh em bé mới tiếp tục.
      Nhà sản xuất cũng như các cơ quan giám sát không đưa ra bất cứ khuyến cáo nào về thời gian tránh thai sau khi tiêm phòng HPV, tuy nhiên để đảm bảo an toàn bạn nên mang thai sau khi tiêm phòng ít nhất 1 tháng.
      Khi dự định có thai bạn cũng nên bắt đầu bổ sung các vitamin và khoáng chất để cơ thể sẵn sàng cho việc mang thai và phòng ngừa các dị tật cho thai nhi. Có thể sử dụng các thuốc bổ đa vi chất như PM Procare để bổ sung:
      – Acid folic 400 mcg theo khuyến cáo bổ sung từ trước khi mang thai và trong 3 tháng đầu thai kỳ giúp phòng ngừa 70% dị tật ống thần kinh thai nhi.
      – Sắt: bổ sung sắt và acid folic trước khi mang thai, trong suốt quá trình mang thai giúp giảm đáng kể tỉ lệ sinh non, sảy thai, thai lưu, thiếu máu, suy dinh dưỡng…
      – DHA và EPA giúp tăng khả năng thụ thai, tăng cường sự phát triển não bộ, thị giác và hệ miễn dịch của thai nhi, giảm các biến chứng trong thai kỳ như tiền sản giật, đái tháo đường, sinh non. Thành phần dầu cá tự nhiên dạng Triglyceride và tỉ lệ DHA/EPA~ 4/1 là tỉ lệ hấp thu tối ưu qua nhau thai.
      – Các vitamin và khoáng chất khác như i-ốt, kẽm, magie, vitamin A, B, C, D, E…
      Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe,

« Phản hồi cũ hơn
Phản hồi mới hơn »
« 1 2 3 4 5 … 13 »

Ý kiến của bạn Hủy trả lời

PROCARE

Chủ đề nổi bật
  • Thuốc bổ cho bà bầu
  • Vitamin tổng hợp cho bà bầu
  • Acid folic
  • DHA cho bà bầu
  • Omega 3 có tác dụng gì khi mang thai
  • Thuốc sắt cho bà bầu
  • Bổ sung Vitamin A trong thai kỳ
  • Tiểu đường thai kỳ
  • Bầu 3 tháng đầu nên ăn gì
Tiện ích & tài liệu
  • Tính ngày dự sinh
  • Chỉ dẫn khi cho con bú
  • Khám tiền sản
  • Hỏi đáp
Hướng dẫn sử dụng thuốc cho bà bầu
Câu hỏi thường gặp
  • Uống sắt và canxi vào lúc nào trong ngày là tốt nhất?
  • Chuẩn bị mang thai có cần uống PM Procare không?
  • Liều lượng sử dụng đúng đủ, hiệu quả của PM Procare
  • Bổ sung thừa acid folic khi dự định mang bầu có sao không?
  • Bầu 21 tuần bị thiếu máu, có nên uống 2 viên sắt/lần không ?

Xem thêm

Chia sẻ
youtube
Hregulator Gastimunhp
Điểm bán
CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM ĐÔNG ĐÔ

Đại diện phân phối độc quyền nhãn hàng PM Procare tại Việt Nam

Địa chỉ:

Tầng 1 và Tầng 4, Toà nhà Home City, số 177, Tổ 51 Phố Trung Kính, P. Yên Hoà, Q.Cầu Giấy, TP Hà Nội

Điện thoại: 024.355.761.51/52/55

Fax: 024.355.761.50

Email: vietnam.procare@gmail.com

Số ĐKKD: 0100776036 do Sở Kế hoạch đầu tư HN cấp ngày 11/10/2013

Người chịu trách nhiệm: Nguyễn Trọng Hiển

NHẬN THÔNG TIN TỪ CHUYÊN GIA CHO BÀ BẦU

Vấn đề bạn quan tâm ( có thể chọn nhiều mục )

 
 
 
 
 
CHÍNH SÁCH
  • Chính sách bảo vệ thông tin người dùng
  • Chính sách vận chuyển giao nhận
  • Chính sách đổi trả hoàn tiền
  • Chính sách bảo hành
  • Chính sách giải quyết tranh chấp khiếu nại

ĐỊA CHỈ

All Content ©2015 Đông Đô Pharma 2017

TƯ VẤN SỨC KHỎE

Ý kiến của bạn Hủy trả lời