0964.666.152 vietnam.procare@gmail.com Đại lý

Procare - Website chính thức

PM Procare - Công thức đặc biệt cho phụ nữ mang thai, cho con bú

logo 4
  • Trang chủ
  • Sản phẩm
    • PM Procare
    • PM Procare Diamond
  • Cẩm nang mang thai
    • Chuẩn bị mang thai
      • Dinh dưỡng đúng và đủ
      • Dinh dưỡng trước khi mang thai
      • Sức khỏe trước khi mang thai
      • Tiêm phòng trước khi mang thai
    • Khi mang thai
      • Dinh dưỡng đúng và đủ
      • Sức khỏe khi mang thai
      • Dùng thuốc khi mang thai
    • Khi cho con bú
      • Dinh dưỡng đúng và đủ
      • Chăm sóc trẻ sơ sinh
      • Dùng thuốc khi cho con bú
    • 42 Tuần thai kỳ
  • Góc của bố
    • Bố chăm mẹ và con
    • Dinh dưỡng cho bố
    • Sức khỏe của bố
  • Góc chuyên gia
    • Bài viết chuyên gia
    • Audio & Video tư vấn
    • Nghiên cứu khoa học
  • Tin tức & sự kiện
    • Tin sức khỏe
    • Sự kiện
    • Dinh dưỡng và Covid 19
  • Điểm bán
  • Hỏi đáp
Trang chủ » Cẩm nang mang thai » Toàn bộ thay đổi của cơ thể khi mang thai

Toàn bộ thay đổi của cơ thể khi mang thai

55 152 đã xem

Viết bình luận

Cơ thể khi mang thai sẽ trải qua những thay đổi đáng kể để thai nhi phát triển bình thường và chuẩn bị sẵn sàng cho sự ra đời của bé. Bài viết dưới đây sẽ giúp các mẹ bầu có cái nhìn chi tiết hơn về những thay đổi của cơ thể mình khi mang thai.

Thay đổi cơ thể người mẹ trong thai kỳ

Khi có những dấu hiệu mang thai, cơ thể mẹ sẽ có thay đổi lớn từ tâm lý cho đến hiện tượng mất kiểm soát tạm thời việc đi vệ sinh, dưới đây chính là những gì các mẹ sẽ trải nghiệm trong 9 tháng 10 ngày:

1. Thay đổi về cân nặng

Phần lớn các mẹ bầu sẽ tăng từ 12 đến 17 kg do trọng lượng của em bé (thường là 3-4 kg), nước ối, tử cung, các dịch cơ thể khác và sự tăng cân của chính các mẹ.

1. Thay đổi về cân nặng 1

2. Thay đổi ở hệ hô hấp

2. Thay đổi ở hệ hô hấp 1

Khi mang thai, trao đổi khí diễn ra nhiều hơn để bù lại nhu cầu oxy tăng trong thai kỳ cần thiết cho sự phát triển của thai nhi, tử cung và nước ối bạn sẽ thở nhanh hơn bình thường và đôi khi sẽ xảy ra hiện tượng hụt hơi. Về cấu tạo sinh lý, xương sườn phát triển ra hai bên và cơ hoành nâng lên khoảng 4 cm.

3. Thay đổi ở hệ tuần hoàn

3. Thay đổi ở hệ tuần hoàn 1

Trong thai kỳ, hoạt động của hệ tuần hòa bị thay đổi, lưu lượng máu từ tim đi ra mỗi phút sẽ nhiều hơn, vì thế mẹ bầu thường có nhịp tim nhanh.Tuy nhiên, do áp lực của tử cung nên lượng máu trở lại tim lại ít hơn. Từ tháng thứ 3, dưới tác động của hóc môn progesterone lên mạch máu làm huyết áp giảm, mẹ bầu có thể cảm thấy mệt mỏi.

4. Thay đổi ở hệ tiêu hóa

Do tác động của hóc môn progesterone, làm tăng giảm trương lực cơ vòng của thực quản, dạ dày của người mẹ gần như nằm ngang. Mẹ bầu thường gặp các triệu chứng về dạ dày như ợ chua, ợ nóng, trào ngược dạ dày và hay bị táo bón. Khoảng 70% bà bầu trải qua tình trạng ốm nghén, tuy nhiên triệu chứng thường hết khi thai khoảng 17 tuần. Ngoài ra, bà bầu còn thường gặp sỏi mật dạng sỏi cholesterol trong quá trình mang bầu do sự thay đổi nội tiết tố nữ.

4. Thay đổi ở hệ tiêu hóa 1

5. Thay đổi ở vùng ngực

Thay đổi vòng ngực là sự thay đổi rõ rệt nhất khi mang thai. Ngực sẽ lớn và mềm hơn vì sự thay đổi hóc môn khi mang thai. Tuyến sữa và đường dẫn sữa phát triển, núm vú nhô ra nhiều hơn để chuẩn bị cho em bé bú sữa mẹ.

5. Thay đổi ở vùng ngực 1

6. Thay đổi ở tuyến nội tiết

Thay đổi hóc môn tác động lên toàn bộ cơ thể mẹ bầu. Nhau thai đóng vai trò như tuyến nội tiết tạm thời trong thai kỳ, sản sinh ra lượng lớn estrogen và progesterone trước tuần thai 10-12. Tiếp tục giúp tử cung lớn lên và duy trì hoạt động cũng như tạo ra các thay đổi của cơ thể.

  • Mẹ bầu có thể cảm thấy nóng, bốc hỏa do sự gia tăng hóc môn và các hoạt động trao đổi chất.
  • Tuyến giáp hơi phình to do nhu cầu canxi tăng lên
  • Cuối thai kỳ, thùy sau tuyến yên tiết ra oxytocin kích thích quá trình tạo sữa sẵn sàng khi em bé ra đời
  • Khi em bé ra đời thùy trước tuyến yên tiết ra prolactin giúp sản sinh ra sữa mẹ.
6. Thay đổi ở tuyến nội tiết 1

7.Thay đổi ở vùng bụng

Trong 9 tháng thai kỳ bụng sẽ lớn dần làm vùng xương chậu mở rộng,  từ 3 tháng bụng bắt đầu phình to, đến cuối tháng thứ 6 đỉnh tử cung sẽ chạm khung xương sườn, mẹ bầu có thể gặp hiện tượng đau lưng, đau hông do giãn dây chằng.

7.Thay đổi ở vùng bụng 1

8.Thay đổi ở đường tiết niệu

Tử cung lớn hơn tạo ra áp lực lên bàng quang và cơ xương chậu. Mẹ bầu thường gặp một số vấn đề về kiểm soát vệ sinh như: đi tiểu nhiều hơn, đôi khi nước tiểu bị rò khi hắt hơi, ho, cười. Tăng cường khả năng tái hấp thu Natri và nước ở đường niệu.

8.Thay đổi ở đường tiết niệu 1

9. Thay đổi ở hệ xương khớp

Khi mang bầu cột sống bị ưỡn hình cánh cung để đảm bảo thăng bằng, cùng với sự thay đổi hóc môn có thể gây ra hiện tượng đau ở vùng lưng và xương chậu. Dây chằng nối tử cung và xương chậu sẽ bắt đầu dãn ra cho em bé chào đời.

9. Thay đổi ở hệ xương khớp 1

10.Thay đổi ở da

Hiện tượng rạn da, sắc tố da đậm màu bắt đầu từ giữa thai kỳ. Do thay đổi của cơ thể và hóc môn mẹ bầu cũng có thể gặp hiện tượng:

  • Những vết rạn thường xuất hiện vào nửa sau thai kỳ ở bắp chân, ngực do da bị kéo căng
  • Sắc tố da thường đậm hơn ở vùng bụng, núm vú, các vết rạn bụng, mặt do sự thay đổi hóc môn khi mang thai
  • Tuần hoàn máu và nội tiết estrogen tăng mạnh gây ra hiện tượng tĩnh mạch mạng nhện và đỏ ửng gan bàn tay.
  • Đường kẻ nâu ở bụng trở nên đậm hơn trong quá trình mang thai do sự gia tăng tiết Melanin, một chất sắc tố tạo màu nâu đen cho da.
10.Thay đổi ở da 1

11.Những thay đổi khác

Ngoài 10 điểm thay đổi kể trên, bà bầu còn gặp một số các thay đổi khác như: chuột rút, phù chân do áp lực từ trọng lượng cơ thể tăng nhiều hay hiện tượng lông và tóc mọc nhanh hơn, nhiệt độ cơ thể cao cũng là những điều thường gặp.

11.Những thay đổi khác 1

Trên đây chỉ là một trong những thay đổi tiêu biểu để mẹ bầu tham khảo và quá trình mang thai sẽ có các triệu chứng và thay đổi khác nhau và không phải ai trong quá trình mang thai đều gặp phải tất cả những thay đổi trên mẹ bầu nhé.

Xem thêm: Mới có thai nên ăn gì ? | Mới có thai nên kiêng gì?

Theo Afamily

Procare - 16/06/2021
★★★★★★
Chia sẻ

Thông tin hữu ích

  • Các phương pháp chẩn đoán trước sinh trong ba tháng đầu
  • Sự phát triển não bộ của thai nhi
  • Sự phát triển của bào thai trong giai đoạn sớm
  • Những thay đổi sinh lý thai nhi, các bà mẹ ít biết

33 Bình luận

  1. Trần Lê Anh bình luận

    03/07/2017 at 4:10 chiều

    E với bạn gái có quan hệ với nhau và không dùng biện pháp an toàn, vừa qua bạn gái e bị chậm kinh và chúng e có dùng que thử thai để thử 3 lần đều cho kết quả 2 vạch nhưng đều hiện 1 vạch đậm một vạch mờ. Sau đó e có mua que thử thai điện tử Clearblue về thử lại cho chắc chắn thì hiện ...[Xem thêm]

    E với bạn gái có quan hệ với nhau và không dùng biện pháp an toàn, vừa qua bạn gái e bị chậm kinh và chúng e có dùng que thử thai để thử 3 lần đều cho kết quả 2 vạch nhưng đều hiện 1 vạch đậm một vạch mờ. Sau đó e có mua que thử thai điện tử Clearblue về thử lại cho chắc chắn thì hiện kết quả ” pregnant và hiện thêm dòng 1-2″. Nhưng bạn gái e bảo là cô ấy không cảm thấy biểu hiện gì quá khác lạ và bảo là không có thai. Bạn gái e chỉ thỉnh thoảng thấy mệt mỏi, đau đầu, khẩu vị ăn uống cũng có thay đổi đôi chút. E bảo cô ấy là không chắc thì đi tới bệnh viện kiểm tra mà cô ấy không nghe. Nên e muốn hỏi liệu bạn gái e chắc chắn là có thai không a. E thử tất cả là 4 lần trong vòng 3 tuần đều cho cùng kết quả dương tính ạ.

    Trả lời
    • procarevn bình luận

      07/07/2017 at 10:48 sáng

      Chào bạn Lê Anh, Cảm giác khác thường sau khi thụ thai ở mỗi người mỗi khác. Có người cảm giác rất rõ ràng với các biểu hiện như căng tức ngực, đau lưng, đau đầu, thay đổi khẩu vị, buồn nôn, nôn,… Nhưng cũng có rất nhiều trường hợp không thấy có biểu hiện khác lạ gì. Sử dụng que thử thai để chuẩn đoán mang thai là biện ...[Xem thêm]

      Chào bạn Lê Anh,
      Cảm giác khác thường sau khi thụ thai ở mỗi người mỗi khác. Có người cảm giác rất rõ ràng với các biểu hiện như căng tức ngực, đau lưng, đau đầu, thay đổi khẩu vị, buồn nôn, nôn,… Nhưng cũng có rất nhiều trường hợp không thấy có biểu hiện khác lạ gì.
      Sử dụng que thử thai để chuẩn đoán mang thai là biện pháp hữu hiệu và đơn giản nhất. Que thử thai cho kết quả chính xác tới 97% nếu thực hiện đúng. Với trường hợp của bạn thì khả năng bạn gái đã đậu thai là rất cao, bạn có thể đưa bạn gái tới bác sĩ sản để kiểm tra cho chính xác bạn nhé!
      Thân ái!

  2. Nguyễn thị hồng bình luận

    02/05/2017 at 9:25 sáng

    tôi với chồng quan hệ bằng tay trong lúc tôi đang hành kinh. Tôi thử que thì một gạch nhung các chịu chứng rất giống mang thai. Vậy hỏi bác sĩ tôi có thai không?

    Trả lời
    • procarevn bình luận

      10/05/2017 at 3:02 chiều

      Chào bạn Hồng, Việc thụ thai chỉ xảy ra khi trứng được thụ tinh bởi tinh trùng. Nếu không có sự gặp gỡ giữa trứng và tinh trùng thì không thể có thụ thai. Theo như bạn mô tả thì khả năng có thai của bạn không cao. Các triệu chứng mà bạn cảm nhận không phải là tiêu chuẩn giúp chuẩn đoán thai kỳ, nó mang tính chất cảm ...[Xem thêm]

      Chào bạn Hồng,
      Việc thụ thai chỉ xảy ra khi trứng được thụ tinh bởi tinh trùng. Nếu không có sự gặp gỡ giữa trứng và tinh trùng thì không thể có thụ thai. Theo như bạn mô tả thì khả năng có thai của bạn không cao. Các triệu chứng mà bạn cảm nhận không phải là tiêu chuẩn giúp chuẩn đoán thai kỳ, nó mang tính chất cảm tính nhiều hơn. Do đó, để xác định chính xác bạn có thể dùng que thử hoặc đến khám bác sĩ nếu cần bạn nhé!
      Thân ái!

  3. Đỗ Thị Thanh Nga bình luận

    26/03/2017 at 3:31 chiều

    Khung chậu trong thời kì mang thai sẽ thay đổi như thế nào về hình dáng kích thước

    Trả lời
    • procarevn bình luận

      28/03/2017 at 9:40 sáng

      Chào bạn Thanh Nga, Khi thai lớn dần lên cũng là lúc các khớp và dây chằng mềm giãn ra. Ở vùng chậu hông, các khớp vùng chậu – hông, khớp cùng – cụt giãn rộng và mềm ra khiến khung chậu dễ thay đổi và tăng độ rộng giúp cho cuộc đẻ dễ dàng hơn. Đặc biệt, nếu không cung cấp đủ canxi bà bầu có thể gặp tình ...[Xem thêm]

      Chào bạn Thanh Nga,
      Khi thai lớn dần lên cũng là lúc các khớp và dây chằng mềm giãn ra. Ở vùng chậu hông, các khớp vùng chậu – hông, khớp cùng – cụt giãn rộng và mềm ra khiến khung chậu dễ thay đổi và tăng độ rộng giúp cho cuộc đẻ dễ dàng hơn. Đặc biệt, nếu không cung cấp đủ canxi bà bầu có thể gặp tình trạng loãng xương do canxi được huy động để tạo bộ xương cho thai nhi, nhất là trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ.
      Như vậy, khung xương chậu về cơ bản không có thay đổi nhiều, chỉ là thay đổi ở các khớp nối mà thôi bạn nhé. Sự thay đổi này là nguyên nhân khiến đa số các bà mẹ gặp phải tình trạng đau tức vùng xương chậu, đau lưng, hay đau các khớp,…
      Trân trọng!

  4. Lê Thị Như Quỳnh bình luận

    11/03/2017 at 10:36 sáng

    Chào anh/chị !! Cho em hỏi, em mang thai được 6 tuần(đã có tim thai) 2 hôm nay tối em ngủ đều bị nóng bên trong cơ thể (sờ da ko nóng) rất khó ngủ. Như vậy có ảnh hưởng gì đến thai ko ạ? Và nếu có em phải làm gì ?? Và dạo này em ăn gì cũng hay bị đau bụng đi cầu. Em lo lắm. Nhờ ...[Xem thêm]

    Chào anh/chị !!
    Cho em hỏi, em mang thai được 6 tuần(đã có tim thai) 2 hôm nay tối em ngủ đều bị nóng bên trong cơ thể (sờ da ko nóng) rất khó ngủ. Như vậy có ảnh hưởng gì đến thai ko ạ? Và nếu có em phải làm gì ??
    Và dạo này em ăn gì cũng hay bị đau bụng đi cầu. Em lo lắm. Nhờ anh/chị giải thích hộ em.

    Trả lời
    • procarevn bình luận

      15/03/2017 at 3:30 sáng

      Chào bạn Như Quỳnh, Khi mang thai, do sự thay đổi đột ngột của nội tiết tố và sự gia tăng của quá trình trao đổi chất khiến không ít chị em gặp phải tình trạng bốc hỏa với cảm giác cơ thể nóng lực, trằn trọc trọc, khó ngủ. Ngoài ra còn có một vài nguyên nhân khác như chế độ ăn uống nghỉ ngơi thất thường, trọng lượng ...[Xem thêm]

      Chào bạn Như Quỳnh,
      Khi mang thai, do sự thay đổi đột ngột của nội tiết tố và sự gia tăng của quá trình trao đổi chất khiến không ít chị em gặp phải tình trạng bốc hỏa với cảm giác cơ thể nóng lực, trằn trọc trọc, khó ngủ. Ngoài ra còn có một vài nguyên nhân khác như chế độ ăn uống nghỉ ngơi thất thường, trọng lượng cơ thể dư thừa, tâm trạng lo lắng, cơ thể thiếu nước,… Những cơn bốc hỏa thường xuất hiện vào tháng thứ 2,3 của chu kỳ và cũng có nhiều chị em gặp phải trong suốt thai kỳ. Để giảm bớt tình trạng này bạn cần uống nhiều nước, kiểm soát cân nặng, giữ tinh thần thoải mái, tránh xa những chất kích thích như rượu, trà, cafe, thức ăn cay nóng,…
      Đau bụng tiêu chảy là một trong những rối loạn tiêu hóa thường gặp ở các bà bầu. Nguyên nhân chủ yếu do chế độ ăn uống không đảm bảo vệ sinh. Trong thời gian mang thai, hệ miễn dịch của cơ thể giảm sút và rất yếu nên khi ăn uống cần thận trọng hơn. Thực phẩm ôi thiu, nhiễm khuẩn, nguồn nước ô nhiễm cộng với hệ miễn dịch không như trước khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập cơ thể gây lên tình trạng tiêu chảy ở bà bầu. Ngoài ra, có thể do bạn ăn phải đồ lạ với quá nhiều chất đạm, mỡ khiến cơ thể không hấp thu được hay thực phẩm đó chứa 1 số chất không phù hợp với thể trạng và sức hấp thu của cơ thể cũng gây ra tình trạng tiêu chảy. Tiêu chảy có thể kéo dài từ 1 đến 10 ngày, nếu tình trạng tiêu chảy nặng khiến cơ thể mất nước, ảnh hưởng tới sức khỏe của thai phụ và thai nhi. Vì vậy bạn cần uống bù nước bù điện giải bằng cách uống nhiều nước: nước hoa quả, oresol. Tiêu chảy nặng có thể khiến thai nhi chậm phát triển, suy dinh dưỡng, thậm chí sảy thai. Các trường hợp tiêu chảy nhẹ đa số sẽ tự khỏi, bà bầu chỉ cần uống bù nước bù điện giải là được. Khi bị tiêu chảy nặng mất nước thì vấn đề nghiêm trọng hơn rất nhiều. Chính vì vậy, trong 3 tháng đầu mang thai mà bị tiêu chảy thì tốt nhất bạn nên đến bác sĩ thăm khám để được điều trị thích hợp, Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc điều trị bạn nhé!
      Khi mang thai, ngoài thức ăn hàng ngày bạn nên bổ sung thêm viên bổ tổng hợp như PM Procare hay PM Procare diamond để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho thai nhi phát triển tối ưu bạn nhé!
      Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!

« Phản hồi cũ hơn
Phản hồi mới hơn »
« 1 2 3 4 5 »

Ý kiến của bạn Hủy trả lời

PROCARE

Chủ đề nổi bật
  • Thuốc bổ cho bà bầu
  • Vitamin tổng hợp cho bà bầu
  • Acid folic
  • DHA cho bà bầu
  • Omega 3 có tác dụng gì khi mang thai
  • Thuốc sắt cho bà bầu
  • Bổ sung Vitamin A trong thai kỳ
  • Tiểu đường thai kỳ
  • Bầu 3 tháng đầu nên ăn gì
Tiện ích & tài liệu
  • Tính ngày dự sinh
  • Chỉ dẫn khi cho con bú
  • Khám tiền sản
  • Hỏi đáp
Hướng dẫn sử dụng thuốc cho bà bầu
Câu hỏi thường gặp
  • Uống axit folic có bị táo bón không?
  • Uống axit folic vào thời điểm nào trong ngày?
  • Bà bầu uống thừa axit folic có sao không?
  • Axit folic có giúp tăng khả năng thụ thai?
  • DHA cho bà bầu loại nào tốt?

Xem thêm

Chia sẻ
youtube
Hregulator Gastimunhp
Điểm bán
CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM ĐÔNG ĐÔ

Đại diện phân phối độc quyền nhãn hàng PM Procare tại Việt Nam

Địa chỉ:

Tầng 1 và Tầng 4, Toà nhà Home City, số 177, Tổ 51 Phố Trung Kính, P. Yên Hoà, Q.Cầu Giấy, TP Hà Nội

Điện thoại: 024.355.761.51/52/55

Fax: 024.355.761.50

Email: vietnam.procare@gmail.com

Số ĐKKD: 0100776036 do Sở Kế hoạch đầu tư HN cấp ngày 11/10/2013

Người chịu trách nhiệm: Nguyễn Trọng Hiển

NHẬN THÔNG TIN TỪ CHUYÊN GIA CHO BÀ BẦU

Vấn đề bạn quan tâm ( có thể chọn nhiều mục )

 
 
 
 
 
CHÍNH SÁCH
  • Chính sách bảo vệ thông tin người dùng
  • Chính sách vận chuyển giao nhận
  • Chính sách đổi trả hoàn tiền
  • Chính sách bảo hành
  • Chính sách giải quyết tranh chấp khiếu nại
  • Chính sách biên tập

ĐĂNG KÝ ĐỂ THEO DÕI PROCAREVN

ĐỊA CHỈ

All Content ©2015 Đông Đô Pharma 2017

TƯ VẤN SỨC KHỎE

Ý kiến của bạn Hủy trả lời