0964.666.152 vietnam.procare@gmail.com Đại lý

Procare - Website chính thức

PM Procare - Công thức đặc biệt cho phụ nữ mang thai, cho con bú

logo 4
  • Trang chủ
  • Sản phẩm
    • PM Procare
    • PM Procare Diamond
  • Cẩm nang mang thai
    • Chuẩn bị mang thai
      • Dinh dưỡng đúng và đủ
      • Dinh dưỡng trước khi mang thai
      • Sức khỏe trước khi mang thai
      • Tiêm phòng trước khi mang thai
    • Khi mang thai
      • Dinh dưỡng đúng và đủ
      • Sức khỏe khi mang thai
      • Dùng thuốc khi mang thai
    • Khi cho con bú
      • Dinh dưỡng đúng và đủ
      • Chăm sóc trẻ sơ sinh
      • Dùng thuốc khi cho con bú
    • 42 Tuần thai kỳ
  • Góc của bố
    • Bố chăm mẹ và con
    • Dinh dưỡng cho bố
    • Sức khỏe của bố
  • Góc chuyên gia
    • Bài viết chuyên gia
    • Audio & Video tư vấn
    • Nghiên cứu khoa học
  • Tin tức & sự kiện
    • Tin sức khỏe
    • Sự kiện
    • Dinh dưỡng và Covid 19
  • Điểm bán
  • Hỏi đáp
Trang chủ » Cẩm nang mang thai » Trước khi mang thai » Một số lưu ý khi tiêm phòng trước khi mang thai

Một số lưu ý khi tiêm phòng trước khi mang thai

3 923 đã xem

Viết bình luận

Việc tiêm phòng trước khi mang thai là cần thiết và khá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, trước khi tiêm bạn cần hiểu rõ các vấn đề liên quan đến vacxin để có thể lựa chọn đúng loại vacxin và thời gian tiêm phòng thích hợp.

Lưu ý khi tiêm phòng trước khi mang thai

Vắc-xin có thể được chế tạo từ virut sống, virut chết hoặc từ những độc tố của vi khuẩn đã được giảm động lực. Với vacxin phòng một bệnh nhất định mà có cả loại chế tạo từ virus sống và loại chế tạo từ virus chết (virus đã bất hoạt), phụ nữ mang thai không nên tiêm vắc-xin được chế tạo từ virut còn sống vì những nguy cơ dù nhỏ này cũng có thể gây hại cho thai nhi. Vì vậy, nếu đang mong có em bé, bạn hãy lựa chọn các loại vắc-xin phù hợp để tiêm phòng.

Để chuẩn bị tốt nhất và đảm bảo an toàn cho thời gian mang thai và bé yêu sau này, hầu hết các loại vắc-xin nên tiến hành tiêm trước khi mang thai. Việc tiêm vắc-xin trong khi mang thai cần tham khảo ý kiến của bác sỹ chuyên khoa và có sự theo dõi của cơ sở y tế.

Lưu ý khi tiêm phòng trước khi mang thai 1

Một số loại vắc xin vẫn có thể tiến hành tiêm khi đang mang bầu

Ngoài ra, các loại vắc-xin thường sử dụng một loại chất bảo quản có chứa thủy ngân là Thymerosal nên nhiều nhà khoa học lo ngại khả năng gây ảnh hưởng tới thai nhi nếu tiêm trong thời gian mang bầu. Chính vì vậy, việc tiêm vắc-xin phòng Cúm khi mang bầu còn đang gây tranh cãi trên thế giới. Tuy nhiên, nhìn chung, bạn nên chuẩn bị tốt nhất cho thời gian mang thai bằng cách tiêm phòng trước khi mang thai.

Bắt đầu từ giữa năm 2014, Việt Nam đã triển khai chiến dịch tiêm phòng sởi và Rubella (MR). Nếu cơ thể đã miễn dịch với quai bị, bạn có thể lựa chọn tiêm phòng MR trước khi mang thai.

Tiêm phòng trước khi mang thai ở đâu?

Một số địa chỉ tiêm phòng trước khi mang thai cho mẹ bầu ở Hà Nội:

  • – Trung tâm Y tế dự phòng (50C Hàng Bài. ĐT: 04. 38229263; 70 Nguyễn Chí Thanh. ĐT. 04. 37730268)
  • – Viện vệ sinh dịch tễ (131 Phố Lò Đúc, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội)
  • – Trung tâm tiêm phòng (Địa chỉ: số 35 Trần Bình – Mai Dịch – Cầu Giấy (Đối diện Viện 198). ĐT: 04-3768.5512)

Một số địa chỉ tiêm phòng trước khi mang thai cho mẹ bầu ở Hồ Chí Minh:

  • – Các Trung tâm Y tế dự phòng tại các phường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
  • – Bệnh viện Đại học Y Dược (Địa chỉ: 221B Hoàng Văn Thụ, Q. Phú Nhuận.)
  • – Viện Pasteur (Địa chỉ: 167 Pasteur, Phường 8, Quận 3 ĐT: 08. 38230352)
  • – Bệnh viện Từ Dũ (Địa chỉ: 284 Cống Quỳnh ĐT: 08. 38391229)

Tiêm phòng trước khi mang thai là việc làm cần thiết để bảo đảm an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Tùy tình trạng sức khỏe, bạn có thể lựa chọn những loại vắc-xin phù hợp cho mình và nhớ rằng, việc tiêm phòng cũng cần có sự tư vấn và giám sát của bác sỹ chuyên khoa sản, không nên tự ý tiến hành khi chưa tham khảo kỹ ý kiến của thầy thuốc.

Theo Procarevn.vn

Procare - 18/12/2019
★★★★★★
Chia sẻ

Thông tin hữu ích

  • Chích ngừa rubella như thế nào là an toàn
  • Tiêm ngừa viêm gan B trước và trong khi mang thai
  • Khám tiền sản trước khi mang thai: không thể bỏ qua
  • Chích ngừa trước khi mang thai cần chú ý gì?

33 Bình luận

  1. Phạm Thị Thúy bình luận

    22/11/2017 at 1:34 chiều

    Đang dùng thuốc uống và đặt chữa nấm có đc tiêm phòng k ạ

    Trả lời
    • procarevn bình luận

      23/11/2017 at 12:14 chiều

      Chào bạn Thúy, Tiêm vacxin là việc đưa virus, vi khuẩn đã giảm độc lực hoặc bất hoạt vào cơ thể để kích thích cơ thể tạo miễn dịch với những virus, vi khuẩn này. Do đó, tiêm phòng khi cơ thể khỏe mạnh sẽ tăng cường hiệu quả phòng bệnh tối ưu. Do đó, bạn có thể đợi khi cơ thể khỏe mạnh rồi tiêm phòng sẽ cho hiệu ...[Xem thêm]

      Chào bạn Thúy,
      Tiêm vacxin là việc đưa virus, vi khuẩn đã giảm độc lực hoặc bất hoạt vào cơ thể để kích thích cơ thể tạo miễn dịch với những virus, vi khuẩn này. Do đó, tiêm phòng khi cơ thể khỏe mạnh sẽ tăng cường hiệu quả phòng bệnh tối ưu.
      Do đó, bạn có thể đợi khi cơ thể khỏe mạnh rồi tiêm phòng sẽ cho hiệu quả phòng bệnh tốt nhất bạn nhé!
      Chúc bạn mạnh khỏe!

  2. TÔ THỊ MAI TRINH bình luận

    01/11/2017 at 7:54 chiều

    Em lập gia đình đc 1 tháng, em đang muốn chuẩn bị có em bé. Vậy em nên tiêm ngùa như thế nào ạ? em ra trung tâm y tế dự phòng địa phương đc không ạ, hay phải xuống TP.HCM ạ? với bây h em có thể dùng procare đc không ạ? em cảm ơn ạ!

    Em lập gia đình đc 1 tháng, em đang muốn chuẩn bị có em bé. Vậy em nên tiêm ngùa như thế nào ạ?
    em ra trung tâm y tế dự phòng địa phương đc không ạ, hay phải xuống TP.HCM ạ?
    với bây h em có thể dùng procare đc không ạ?
    em cảm ơn ạ!

    Trả lời
    • procarevn bình luận

      02/11/2017 at 9:46 sáng

      Chào bạn Mai Trinh, chuẩn bị mang thai bạn có thể thực hiện tiêm phòng viêm gan B, thủy đậu, sởi, quai bị, rubella nếu trước đó bạn chưa từng mắc bệnh hoặc chưa tiêm phòng, nên thực hiện tiêm phòng trước khi mang thai 3 ít nhất 3 tháng. Tiêm phòng cúm trước khi mang thai khoảng 2-3 tháng. Hiện nay việc tiêm phòng đã được cập nhật tại ...[Xem thêm]

      Chào bạn Mai Trinh,
      chuẩn bị mang thai bạn có thể thực hiện tiêm phòng viêm gan B, thủy đậu, sởi, quai bị, rubella nếu trước đó bạn chưa từng mắc bệnh hoặc chưa tiêm phòng, nên thực hiện tiêm phòng trước khi mang thai 3 ít nhất 3 tháng. Tiêm phòng cúm trước khi mang thai khoảng 2-3 tháng. Hiện nay việc tiêm phòng đã được cập nhật tại hầu hết các trung tâm y tế tại địa phương. Bạn có thể tới trung tâm y tế để tiêm phòng hay đến TP HCM đều được.
      Chuẩn bị mang thai bạn có thể uống mỗi ngày 01 viên PM Procare hay PM Procare diamond để cung cấp:
      – DHA/EPA làm tăng cường dòng máu tới tử cung, giúp cho quá trình thụ thai; cần thiết cho sự phát triển não bộ, thị giác, hệ miễn dịch của trẻ; phòng ngừa các biến chứng trong thai kỳ: sảy thai, sinh non, sinh con nhẹ cân, cao huyết áp, tiền sản giật,… Thành phần dầu cá tự nhiên dạng Triglycerid với tỷ lệ DHA/EPA ~ 4/1 là tỷ lệ vận chuyển tối ưu qua nhau thai và phát huy tác dụng tốt nhất.
      – Acid folic bổ sung đầy đủ trước khi mang thai và trong 3 tháng đầu giúp ngăn ngừa 70% tỷ lệ khuyết tật ống thần kinh; bổ sung trong suốt thai kỳ giúp cho quá trình tạo máu và phân chia tế bào
      – Sắt giúp tạo máu, phòng ngừa thiếu máu, sảy thai, sinh non, suy dinh dưỡng bào thai,…
      – I-ốt giúp phát triển não bộ, tuyến giáp của trẻ; phòng ngừa những rối loạn do thiếu I-ốt: chứng đần độn, chậm phát triển,…
      – Các vitamin A,B,C,D,E và khoáng chất khác
      Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!

  3. Nguyen Tuyet Nhung bình luận

    16/10/2017 at 4:39 chiều

    Em muốn được tư vấn về việc sau: – Em muốn tiêm vắc – xin phòng thủy đậu, sởi, quai bị, rubella trước khi mang thai. – Tuy nhiên, em mới khỏi sốt xuất huyết từ ngày 10/11/2017. => Vậy thời điểm nào thì em có thể tiêm phòng 4 loại bệnh trên ạ? Em cảm ơn!

    Em muốn được tư vấn về việc sau:
    – Em muốn tiêm vắc – xin phòng thủy đậu, sởi, quai bị, rubella trước khi mang thai.
    – Tuy nhiên, em mới khỏi sốt xuất huyết từ ngày 10/11/2017.
    => Vậy thời điểm nào thì em có thể tiêm phòng 4 loại bệnh trên ạ?
    Em cảm ơn!

    Trả lời
    • procarevn bình luận

      16/10/2017 at 6:00 chiều

      Chào bạn Tuyết Nhung, Mặc dù vuệc bạn bị sốt xuất huyết không ảnh hưởng gì tới kết quả tiêm phòng, tuy nhiên bạn chỉ nên tiêm phòng khi cơ thể thật sự khỏe mạnh mà thôi. Chính vì vậy, khi nào bạn thấy mình đã khỏe mạnh trở lại thì lúc đó bạn có thể tiêm phòng bình thường. Lưu ý bạn nên tránh mang thai trong vòng 3 ...[Xem thêm]

      Chào bạn Tuyết Nhung,
      Mặc dù vuệc bạn bị sốt xuất huyết không ảnh hưởng gì tới kết quả tiêm phòng, tuy nhiên bạn chỉ nên tiêm phòng khi cơ thể thật sự khỏe mạnh mà thôi. Chính vì vậy, khi nào bạn thấy mình đã khỏe mạnh trở lại thì lúc đó bạn có thể tiêm phòng bình thường. Lưu ý bạn nên tránh mang thai trong vòng 3 tháng sau tiêm để đảm bảo cơ thể đã sinh đáp ứng miễn dịch tốt nhất và an toàn cho thai nhi.
      Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!

  4. Lò Thị Luân bình luận

    08/09/2017 at 2:20 chiều

    E vừa tiêm vacxin rullbela và tiêm cúm cách đây 1 tháng, giờ mà có con thì có ảnh hưởng gì k ạ? Và cụ thể là ảnh hươngr như thế nào ạ?
    E cảm ơn!

    Trả lời
    • procarevn bình luận

      08/09/2017 at 5:47 chiều

      Chào bạn Luân, Vacxin phòng bệnh Rubella là vacxin sống, giảm độc lực. Tiêm vacxin nghĩa là đưa một lượng virus rubella đã được làm giảm độc vào cơ thể, để kích thích cơ thể sinh miễn dịch và ghi nhớ nó. Nếu sau tiêm cơ thể tiếp xúc với virus đó thì hệ miễn dịch đã được ghi nhớ và chống lại virus dễ dàng ngay từ khi nó ...[Xem thêm]

      Chào bạn Luân,
      Vacxin phòng bệnh Rubella là vacxin sống, giảm độc lực. Tiêm vacxin nghĩa là đưa một lượng virus rubella đã được làm giảm độc vào cơ thể, để kích thích cơ thể sinh miễn dịch và ghi nhớ nó. Nếu sau tiêm cơ thể tiếp xúc với virus đó thì hệ miễn dịch đã được ghi nhớ và chống lại virus dễ dàng ngay từ khi nó chưa kịp gây bệnh.
      Do lo ngại vacxin có thể gây ảnh hưởng không tốt đối với thai kỳ tương tự như khi bạn mắc bệnh Rubella thật: gây sảy thai, dị tật, sứt môi, hở hàm ếch, kém phát triển,… đồng thời muốn đảm bảo thời gian tốt nhất để cơ thể sinh miễn dịch nên vacxin được khuyên nên tiêm phòng trước ít nhất 3 tháng trước khi mang thai.
      Vacxin cúm thì được coi là an toàn đối với thai kỳ, nhưng khoảng thời gian để vacxin phát huy tác dụng tốt nhất là sau tiêm khoảng 2 tháng.
      Chúc bạn mạnh khỏe!

« Phản hồi cũ hơn
Phản hồi mới hơn »
« 1 2 3 4 »

Ý kiến của bạn Hủy trả lời

PROCARE

Chủ đề nổi bật
  • Thuốc bổ cho bà bầu
  • Vitamin tổng hợp cho bà bầu
  • Acid folic
  • DHA cho bà bầu
  • Omega 3 có tác dụng gì khi mang thai
  • Thuốc sắt cho bà bầu
  • Bổ sung Vitamin A trong thai kỳ
  • Tiểu đường thai kỳ
  • Bầu 3 tháng đầu nên ăn gì
Tiện ích & tài liệu
  • Tính ngày dự sinh
  • Chỉ dẫn khi cho con bú
  • Khám tiền sản
  • Hỏi đáp
Hướng dẫn sử dụng thuốc cho bà bầu
Câu hỏi thường gặp
  • DHA cho bà bầu loại nào tốt?
  • Dha bầu có uống sau sinh được không?
  • 3 tháng cuối thai kỳ uống procare hay procare diamond?
  • Uống sắt và canxi vào lúc nào trong ngày là tốt nhất?
  • Chuẩn bị mang thai có cần uống PM Procare không?

Xem thêm

Chia sẻ
youtube
Hregulator Gastimunhp
Điểm bán
CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM ĐÔNG ĐÔ

Đại diện phân phối độc quyền nhãn hàng PM Procare tại Việt Nam

Địa chỉ:

Tầng 1 và Tầng 4, Toà nhà Home City, số 177, Tổ 51 Phố Trung Kính, P. Yên Hoà, Q.Cầu Giấy, TP Hà Nội

Điện thoại: 024.355.761.51/52/55

Fax: 024.355.761.50

Email: vietnam.procare@gmail.com

Số ĐKKD: 0100776036 do Sở Kế hoạch đầu tư HN cấp ngày 11/10/2013

Người chịu trách nhiệm: Nguyễn Trọng Hiển

NHẬN THÔNG TIN TỪ CHUYÊN GIA CHO BÀ BẦU

Vấn đề bạn quan tâm ( có thể chọn nhiều mục )

 
 
 
 
 
CHÍNH SÁCH
  • Chính sách bảo vệ thông tin người dùng
  • Chính sách vận chuyển giao nhận
  • Chính sách đổi trả hoàn tiền
  • Chính sách bảo hành
  • Chính sách giải quyết tranh chấp khiếu nại
  • Chính sách biên tập

ĐĂNG KÝ ĐỂ THEO DÕI PROCAREVN

ĐỊA CHỈ

All Content ©2015 Đông Đô Pharma 2017

TƯ VẤN SỨC KHỎE

Ý kiến của bạn Hủy trả lời