Procare – Website chính thức https://procarevn.vn PM Procare - Công thức đặc biệt cho phụ nữ mang thai, cho con bú Wed, 04 Oct 2017 03:58:02 +0000 vi hourly 1 Acid nalidixic https://procarevn.vn/thuoc/acid-nalidixic/ Wed, 05 Oct 2016 07:04:51 +0000 https://procarevn.vn/?post_type=thuoc&p=2471 Biệt dược: Glomelid, Nadixlife, Aginalxic, Nalicid, Napain, Roxnic.

Phân loại mức độ an toàn cho phụ nữ có thai: A

*Phân loại mức độ an toàn A: thuốc đã được nhiều phụ nữ mang thai và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng và không quan sát thấy bất kì sự gia tăng dị tật thai nhi hoặc các tác hại trực tiếp hay gián tiếp khác đến thai nhi.

Nhóm thuốc: nhóm quinolon kháng khuẩn.

Tên hoạt chất: acid nalidixic.

Chỉ định: Nhiễm khuẩn tiết niệu dưới chưa có biến chứng do vi khuẩn Gram (-), trừ Pseudomonas. Acid nalidixic nay ít dùng trong điều trị nhiễm khuẩn tiêu hóa do Shigella vì có nhiều thuốc khác ưa chuộng hơn, như: fluoroquinolon, cotrimoxazol, ampicillin, ceftriaxone.

Chống chỉ định: Suy thận nặng. Mẫn cảm acid nalidixic hoặc các quinolone khác. Thiếu máu, tăng áp lực sọ, động kinh.

Liều và cách dùng: 4 g/ngày, chia 4 lần, dùng ít nhất 7 ngày. Nếu tiếp tục điều trị kéo dài trên hai tuần, phải giảm liều xuống một nửa. Hiệu chỉnh liều trên bệnh nhân suy thận.

Chuyển hóa:

Thuốc hấp thu nhanh, thải trừ nhanh và nhiều (80%) trong nước tiểu.

Thuốc có qua hàng rào nhau thai.

Thuốc có bài tiết vào sữa mẹ với lượng ít.

Độc tính

Ở PNCT: Tuy nhiên acid nalidixic và các hợp chất liên quan làm tổn thương sụn khớp, xương của động vật con non không hồi phục trong các nghiên cứu trên động vật. Chưa có nghiên cứu đầy đủ và có kiểm soát chặt chẽ trên người nên tốt nhất không dùng trong thời kỳ mang thai.

Ở PNCCB: Bằng chứng chưa chắc chắn cho thấy liều 2 g acid nalidixic ở phụ nữ cho con bú vào sữa với lượng thấp và ít có khả năng gây tác hại nào trên trẻ bú mẹ. Đã có thông báo đơn lẻ về một trẻ bú sữa mẹ bị thiếu máu tan máu (mà không có bằng chứng thiếu hụt G6PD) trong thời gian mẹ có uống acid nalidixic. Acid nalidixic và các hợp chất liên quan làm tổn thương sụn khớp, xương của động vật con non không hồi phục trong các nghiên cứu trên động vật. Mặc dù điều này chưa quan sát được trên trẻ bú mẹ nhưng vẫn chưa loại trừ được nguy cơ. Tuy nhiên, hầu hết trường hợp không có vấn đề gì xảy ra, vì vậy có thể sử dụng được trong thời kỳ này.

Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú

Sử dụng cho phụ nữ có thai

Không nên dùng cho phụ nữ có thai.

Kháng sinh quinolone nói chung chỉ là thuốc kháng sinh lựa chọn thứ hai trong thời kỳ mang thai. Nếu buộc sử dụng quinolone, tốt nhất dùng norfloxacin hoặc ciprofloxacin là hai kháng sinh được nghiên cứu nhiều hơn cả. Nếu dùng trong 3 tháng đầu thai kỳ, cần siêu âm kiểm tra để đảm bảo an toàn.

Sử dụng cho phụ nữ cho con bú

Kháng sinh quinolone nói chung không phải nhóm kháng sinh ưu tiên sử dụng trong thời kỳ cho con bú. Tuy nhiên nếu buộc phải dùng quinolone, thì ciprofloxacin là thuốc ưu tiên hơn cả.

Nếu có thể nên sử dụng thuốc khác thay thế, đặc biêt khi trẻ sơ sinh hoặc sinh non bú mẹ.

Tuy nhiên acid nalidixic thuốc vẫn có thể sử dụng trong thời kì cho con bú nếu buộc phải dùng, khi đó nên theo dõi các ảnh hưởng lên hệ vi khuẩn đường ruột trẻ như tiêu chảy, nấm candica, phát ban tã.

Một số tác dụng phụ: Thường gặp nhức đầu, buồn nôn nôn, ỉa chảy, đau bụng; nhìn mờ, nhìn màu không chuẩn. Ít gặp mày đay, ngứa.  

Chú ý (nếu có):

]]>