0964.666.152 vietnam.procare@gmail.com Đại lý

Procare

PM Procare - Công thức đặc biệt cho phụ nữ mang thai, cho con bú

logo 4
  • Trang chủ
  • Sản phẩm
    • PM Procare
    • PM Procare Diamond
  • Cẩm nang mang thai
    • Chuẩn bị mang thai
      • Dinh dưỡng đúng và đủ
      • Dinh dưỡng trước khi mang thai
      • Sức khỏe trước khi mang thai
      • Tiêm phòng trước khi mang thai
    • Khi mang thai
      • Dinh dưỡng đúng và đủ
      • Sức khỏe khi mang thai
      • Dùng thuốc khi mang thai
    • Khi cho con bú
      • Dinh dưỡng đúng và đủ
      • Chăm sóc trẻ sơ sinh
      • Dùng thuốc khi cho con bú
    • 42 Tuần thai kỳ
  • Góc của bố
    • Bố chăm mẹ và con
    • Dinh dưỡng cho bố
    • Sức khỏe của bố
  • Góc chuyên gia
    • Bài viết chuyên gia
    • Audio & Video tư vấn
    • Nghiên cứu khoa học
  • Tin tức & sự kiện
    • Tin sức khỏe
    • Sự kiện
    • Dinh dưỡng và Covid 19
  • Điểm bán
  • Hỏi đáp
Trang chủ » Cẩm nang mang thai » Bệnh khi mang thai » Dọa sẩy thai và những điều bạn cần biết

Dọa sẩy thai và những điều bạn cần biết

47 162 đã xem

Viết bình luận

Dọa sẩy thai là tiền đề cho sẩy thai và thường xảy ra trước tuần thứ 20 của thai kỳ. Hãy cùng Procare tìm hiểu những nguyên nhân, cách phòng ngừa và điều trị để tránh xảy ra hậu quả đáng tiếc khi mang thai.

Dọa sẩy thai là gì?

Dọa sẩy thai là tình trạng thai nhi vẫn còn sống và phát triển trong buồng tử cung nhưng có các dấu hiệu như đau bụng và ra máu. Dọa sẩy thai thường xảy ra ở những tuần đầu của thai kỳ, khi trứng được thụ tinh dính vào tử cung chưa chắc chắn nên thai sẽ dễ bị bong ra. Sau tam cá nguyệt thứ nhất những hiện tượng này sẽ không còn phổ biến nữa.

Sẩy thai là hậu quả phổ biến của dọa sảy thai và có thể xảy ra ở 40 trong số 100 trường hợp. Nguy cơ sẩy thai cao hơn ở những phụ nữ lớn tuổi. Khoảng một nửa số phụ nữ bị chảy máu trong ba tháng đầu tiên có thể bị sẩy thai.

Dọa sẩy thai là gì? 1

 

Dọa sẩy thai thường gặp ở phụ nữ trong những tuần đầu của thai kì

Nguyên nhân của dọa sẩy thai

  • Thể chất người mẹ suy nhược do làm việc quá sức, nghỉ ngơi không hợp lý, dinh dưỡng kém dẫn đến thiếu chất, thai yếu.
  • Bất thường nhiễm sắc thể (nhẹ), bất đồng nhóm máu giữa mẹ và thai nhi.
  • Do va chạm mạnh, xoa bóp bụng, núm vú gây co bóp tử cung.
  • Niêm mạc tử cung quá mỏng (có thể do nạo phá thai trước đó hoặc sử dụng thuốc tránh thai một lần thường xuyên) khiến thai dễ bị bong ra.
  • Một số bệnh của bà mẹ như: sốt cao, suy tim, mất cân bằng nội tiết, bệnh thận mạn tính hoặc các bệnh về tử cung (viêm nhiễm cổ tử cung, u tử cung, ung thư cổ tử cung, tử cung tăng co bất thường,…);

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ sẩy thai như: nhiều tuổi, tình trạng béo phì, các vấn đề về tuyến giáp, bệnh tiểu đường không được kiểm soát.

Các triệu chứng dọa sẩy thai

  • Đau bụng, có hoặc không có chảy máu âm đạo: cảm giác đau tức hoặc đau âm ỉ từng cơn ở bụng dưới và mỏi ở vùng thắt lưng.
  • Chảy máu âm đạo trong vòng 20 tuần đầu tiên của thai (tính từ ngày cuối của chu kì kinh nguyệt trước): khi bạn thấy xuất hiện dịch màu hồng nhạt hoặc vài giọt máu chảy ra từ âm đạo thì hãy nghĩ đến khả năng dọa sẩy thai.
  • Đôi khi có những thai phụ bị bong rau dọa sẩy nhưng không có bất cứ biểu hiện gì, thuộc diện bong rau kín, máu chưa thoát ra ngoài được và chỉ có thể phát hiện được khi thực hiện siêu âm.

Vì vậy khi có bất kì dấu hiệu hoặc nghi ngờ thì bạn cần đến gặp bác sĩ để được khám và tư vấn ngay, tránh để xảy ra hậu quả đáng tiếc.

Các triệu chứng dọa sẩy thai 1

Đến bác sĩ để được tư vấn ngay khi có dấu hiệu dọa sảy thai

Các biến chứng có thể xảy ra

  • Thiếu máu từ trung bình đến mất máu nặng, đôi khi cần phải truyền máu
  • Nhiễm trùng
  • Sẩy thai

Xử trí dọa sẩy thai

Phụ nữ có dọa sẩy thai vẫn có thể có một thai kỳ bình thường nên  khi có tình trạng dọa sẩy thai, bạn không cần quá lo lắng vì sẽ chỉ làm cho tình trạng càng thêm trầm trọng. Hãy thực hiện một số lời khuyên dưới đây cho đến khi các dấu hiệu dọa sẩy thai không còn:

  • Nghỉ ngơi: chế độ nghỉ ngơi hợp lí sẽ giúp đảm bảo các cơ quan sinh sản nhất là tử cung không bị kích thích trong thời gian này.
  • Giữ tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng quá mức.
  • Kiêng các hoạt động mạnh: lao động hoặc chơi các môn thể thao mạnh trong khi có dấu hiệu dọa sẩy sẽ tăng nguy cơ sẩy thai.
  • Kiêng quan hệ tình dục: dừng quan hệ tình dục cho đến khi các dấu hiệu dọa sẩy kết thúc. Việc quan hệ tình dục phải mất rất nhiều sức vận động của cơ và các hệ thận kinh, đặc biệt là cơ quan sinh sản tử cung và âm đạo làm tăng nguy cơ sẩy thai.
  • Tránh xoa bụng, đấm lưng hay vê đầu vú vì đó là những kích thích khiến tử cung co bóp nhanh và mạnh hơn làm thay dễ sẩy hơn.
  • Có chế độ dinh dưỡng hợp lý với đầy đủ các chất dinh dưỡng là rất quan trọng. Trong giai đoan này, các bà mẹ thường gặp tình trạng ốm nghén nhưng vẫn phải bổ sung đủ chất bằng các thực phẩm, các sản phẩm thay thế hoặc viên bổ sung vitamin. Không được ăn, uống những loại thực phẩm có chất kích thích, nghiêm cấm hút thuốc lá, uống rượu, bia.
  • Đi khám và điều trị theo đơn thuốc của bác sĩ: khi có những biểu hiện bất thường thì cần đi khám và sử dụng theo đơn thuốc của bác sĩ mục đích ổn định sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Những phụ nữ đã từng bị sẩy thai có nguy cơ cao nên cần được theo dõi thường xuyên hơn.

Xử trí dọa sẩy thai 1

Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp phòng tránh nguy cơ dọa sẩy thai

Phòng ngừa

Để phòng tránh nguy cơ sảy thai bạn nên chuẩn bị thật tốt trước khi quyết định mang thai. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những phụ nữ được chăm sóc trước khi sinh có thai kỳ tốt hơn.

Sẩy thai do các bệnh của bà mẹ, chẳng hạn như huyết áp cao có thể ngăn chặn cách phát hiện và điều trị bệnh trước khi có thai.

Để có một thai kì khỏe mạnh, bạn nên tránh những thứ có hại cho thai nhi, chẳng hạn như: rượu, thuốc lá, bệnh truyền nhiễm, lượng caffein cao, chất kích thích…

Bổ sung đầy đủ Omega-3, Vitamin, Khoáng chất trước và trong khi mang thai có thể giúp giảm nguy cơ bị sẩy thai.

Tóm lại: dọa sẩy thai là một vấn đề thường gặp phải của phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu thai kỳ. Để tránh xảy ra biến chứng sẩy thai, các bà mẹ nên có chế độ ăn uống, vận động hợp lý, tránh xa các yếu tố gây hại như thuốc lá, rượu bia…và thăm khám thường xuyên để có được tư vấn kịp thời từ các chuyên gia y tế. Không nên tùy tiện sử dụng các loại thuốc không rõ thành phần, nguồn gốc mà hãy bổ sung đầy đủ vi chất trước và trong quá trình mang thai để em bé được chào đời khỏe mạnh.

DS. Nguyễn Quỳnh tổng hợp

Xem thêm:

  • Các dấu hiệu khi sắp sinh
  • Tính ngày dự sinh
  • Vitamin tổng hợp cho bà bầu
  • Ăn gì cho con thông minh
Procare - 26/05/2020
★★★★★★
Chia sẻ

Thông tin hữu ích

  • Nguyên nhân Tiền sản giật
  • Những biến chứng thường gặp trong thai kỳ
  • Thực đơn và chế độ luyện tập cho bà bầu bị đái tháo đường thai kỳ
  • Bệnh đái tháo đường thai kỳ – Mẹ bầu nào cũng cần nắm rõ

58 Bình luận

  1. Vuvanxoa bình luận

    20/07/2017 at 1:56 sáng

    Vợ em đi khám, thử máu thì bác sỹ kết luận mới có thai 1..2 tuần tuổi. Bỗng nhiên hôm nay vk em ra máu. Đến bệnh viện thì bác sỹ kết luận sảy thai. Mà em cũng không rõ lắm, em đang làm việc tại Hàn quốc. Nên dịch thuật lại từ bác sỹ không chính xác cho lắm. Bác sỹ có hẹn vợ chồng em khoảng 1 tuần ...[Xem thêm]

    Vợ em đi khám, thử máu thì bác sỹ kết luận mới có thai 1..2 tuần tuổi.
    Bỗng nhiên hôm nay vk em ra máu. Đến bệnh viện thì bác sỹ kết luận sảy thai. Mà em cũng không rõ lắm, em đang làm việc tại Hàn quốc. Nên dịch thuật lại từ bác sỹ không chính xác cho lắm.
    Bác sỹ có hẹn vợ chồng em khoảng 1 tuần sau quay lại khám. Em nghe bà dịch lại có vê như là họ nói nếu cái thai còn khoẻ phải phẫu thuật bỏ. Em đang hoang mang quá.
    Xin chuyên gia tư vấn cho em với.
    Xin cảm ơn.

    Trả lời
    • procarevn bình luận

      20/07/2017 at 4:43 chiều

      Chào bạn, Ra máu khi mới mang thai là dấu hiệu xấu, đó có thể là biểu hiện của dọa sảy thai hoặc sảy thai. Nếu bác sĩ đã chuẩn đoán là sảy thai thì nghĩa là phôi thai đó sẽ phải cho ra ngoài, không thể để lâu trong tử cung được. Vì thai mới được 1-2 tuần còn rất nhỏ nên thường thai sẽ được cơ thể “đẩy” ...[Xem thêm]

      Chào bạn,
      Ra máu khi mới mang thai là dấu hiệu xấu, đó có thể là biểu hiện của dọa sảy thai hoặc sảy thai. Nếu bác sĩ đã chuẩn đoán là sảy thai thì nghĩa là phôi thai đó sẽ phải cho ra ngoài, không thể để lâu trong tử cung được. Vì thai mới được 1-2 tuần còn rất nhỏ nên thường thai sẽ được cơ thể “đẩy” tự nhiên ra ngoài, bác sĩ không cần can thiệp. Nếu sau 1 tuần mà phôi thai vẫn không thể tự ra ngoài thì cần làm thủ thuật để loại bỏ (hút hoặc nạo thai) để tránh nguy cơ nhiễm trùng bạn nhé!
      Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe!

  2. Vĩnh Dưong bình luận

    19/06/2017 at 7:32 chiều

    Vợ tôi thai 20 tuần, bị đau bụng dâm dâm dưới rốn, đi siêu âm ở Sản Nhi tỉnh thì khong có gì bất thường nhưng bác sĩ lại kết luận là dọa sảy, toi thấy mâu thuẫn quá, nhờ bác sĩ giải thích rõ, vợ tôi chỉ đau 1 lúc buổi sáng thôi, và cơn dau này thỉnh thoảng vẫn bị với chu kì vài ba ngày, dau 1 ...[Xem thêm]

    Vợ tôi thai 20 tuần, bị đau bụng dâm dâm dưới rốn, đi siêu âm ở Sản Nhi tỉnh thì khong có gì bất thường nhưng bác sĩ lại kết luận là dọa sảy, toi thấy mâu thuẫn quá, nhờ bác sĩ giải thích rõ, vợ tôi chỉ đau 1 lúc buổi sáng thôi, và cơn dau này thỉnh thoảng vẫn bị với chu kì vài ba ngày, dau 1 lúc thôi,

    Trả lời
    • procarevn bình luận

      20/06/2017 at 11:46 sáng

      Chào bạn Vĩnh Dương, Bình thường thai phụ có cảm thấy đau lâm râm vùng bụng do các dây chằng kéo căng để nâng đỡ thai. Nhưng nếu cảm giác đau từng cơn ở bụng dưới có thể là do tử cung co bóp gây đau, cơn đau lặp lại nhiều lần tức là đang có vấn đề bất thường xảy ra. Chỉ là các dấu hiệu chưa rõ ràng ...[Xem thêm]

      Chào bạn Vĩnh Dương,
      Bình thường thai phụ có cảm thấy đau lâm râm vùng bụng do các dây chằng kéo căng để nâng đỡ thai. Nhưng nếu cảm giác đau từng cơn ở bụng dưới có thể là do tử cung co bóp gây đau, cơn đau lặp lại nhiều lần tức là đang có vấn đề bất thường xảy ra. Chỉ là các dấu hiệu chưa rõ ràng để có thể nhìn thấy trên siêu âm mà thôi. Khi nhìn thấy rõ trên siêu âm nghĩa là tình trạng đã tiến triển nhiều rồi. Để an toàn bạn nên thực hiện chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý, dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ bạn nhé!
      Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe!

  3. Nguyễn Thi Mỹ nhung 1986 bình luận

    25/05/2017 at 6:04 sáng

    Đầu năm trước e co thai dược 3 tuần la sẩy, gio hiện tai e day co 3 ma cu dấu bụng lâm râm o vùng dưới, roi co khi len từng cơn. E di kham o phòng kham tư va BS cho uống viên ferelice, kidmum, viên Đạt cyclogest.. Các BS tu van giúp e ty le co giu dược thai cao k, hay minh phai di trực tiếp ...[Xem thêm]

    Đầu năm trước e co thai dược 3 tuần la sẩy, gio hiện tai e day co 3 ma cu dấu bụng lâm râm o vùng dưới, roi co khi len từng cơn. E di kham o phòng kham tư va BS cho uống viên ferelice, kidmum, viên Đạt cyclogest.. Các BS tu van giúp e ty le co giu dược thai cao k, hay minh phai di trực tiếp den các bệnh viên. Roi sau nay co anh hưởng den thai nhi k. E cam ơn các bs

    Trả lời
    • procarevn bình luận

      30/05/2017 at 11:47 sáng

      Chào bạn Mỹ Nhung, Ở những tuần đầu tiên của thai kỳ, nhiều mẹ bầu gặp phải hiện tượng đau lâm râm vùng bụng dưới là do phôi thai đang tìm cách làm tổ trong buồng tử cung gây lên. Đó là dấu hiệu bình thường không cần lo lắng. Khi thai lớn hơn bạn có thể đau nhiều hơn một chút do lúc này các dây chằng vùng vụng ...[Xem thêm]

      Chào bạn Mỹ Nhung,
      Ở những tuần đầu tiên của thai kỳ, nhiều mẹ bầu gặp phải hiện tượng đau lâm râm vùng bụng dưới là do phôi thai đang tìm cách làm tổ trong buồng tử cung gây lên. Đó là dấu hiệu bình thường không cần lo lắng. Khi thai lớn hơn bạn có thể đau nhiều hơn một chút do lúc này các dây chằng vùng vụng phải dãn ra, cơ căng lên để nâng đỡ thai nhi ngày một lớn. Cơn đau này sẽ gặp nhiều hơn khi bạn thay đổi tư thế hay ho mạnh….Tuy nhiên, nếu bạn thấy đau cuộn từng cơn hay đau dữ dội, sốt, mệt mỏi, ra máu, … thì bạn cần đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và điều trị vì đó có thể là dấu hiệu nguy hiểm tới thai kỳ.
      Bạn được bác sĩ cho dùng thuốc để phòng chống dọa sảy thai, bạn hãy yên tâm điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ nhé. Nếu không yên tâm hay triệu chứng không đỡ hoặc trầm trọng hơn thì bạn nên tới các bệnh viện chuyên về sản để thăm khám.
      Khi mang thai, chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý, dinh dưỡng đầy đủ là điều cần thiết giúp bạn có một thai kỳ khỏe mạnh như ý. Bác sĩ còn cho bạn dùng thuốc bổ để cung cấp các chất dinh dưỡng cho thai kỳ. Khi mang thai thì việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng là cần thiết để mẹ khỏe mạnh và thai nhi phát triển tối ưu. Tuy nhiên, chúng tôi hiện chưa tìm thấy thông tin về thuốc bổ mà bạn đang sử dụng. Bạn vui lòng gửi hình ảnh sản phẩm, thành phần công thức của sản phẩm về hòm thư vietnam.procare@gmail.com để chúng tôi có thể tư vấn rõ hơn bạn nhé!

  4. Nguyễn thị như bình luận

    12/03/2017 at 2:50 chiều

    Chào bác sĩ.cháu mang thai đc 1 tháng.hiện tại cháu bị ra máu và ra 1 ít màng.đau bụng và cảm thấy đầy bụng.bác sĩ tư vấn giúp cháu ạ.

    Trả lời
    • procarevn bình luận

      15/03/2017 at 9:45 sáng

      Chào bạn, Đau bụng và ra máu ở những tháng đầu thai kỳ có thể là dấu hiệu không tốt cho thai kỳ của bạn. Bạn nên đến bác sĩ để được thăm khám và tư vấn điều trị thích hợp bạn nhé! Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!

      Chào bạn,
      Đau bụng và ra máu ở những tháng đầu thai kỳ có thể là dấu hiệu không tốt cho thai kỳ của bạn. Bạn nên đến bác sĩ để được thăm khám và tư vấn điều trị thích hợp bạn nhé!
      Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!

« Phản hồi cũ hơn
Phản hồi mới hơn »
« 1 2 3 4 … 8 »

Ý kiến của bạn Hủy trả lời

PROCARE

Chủ đề nổi bật
  • Thuốc bổ cho bà bầu
  • Vitamin tổng hợp cho bà bầu
  • Acid folic
  • DHA cho bà bầu
  • Omega 3 có tác dụng gì khi mang thai
  • Thuốc sắt cho bà bầu
  • Bổ sung Vitamin A trong thai kỳ
  • Tiểu đường thai kỳ
  • Bầu 3 tháng đầu nên ăn gì
Tiện ích & tài liệu
  • Tính ngày dự sinh
  • Chỉ dẫn khi cho con bú
  • Khám tiền sản
  • Hỏi đáp
Hướng dẫn sử dụng thuốc cho bà bầu
Câu hỏi thường gặp
  • Uống sắt và canxi vào lúc nào trong ngày là tốt nhất?
  • Chuẩn bị mang thai có cần uống PM Procare không?
  • Liều lượng sử dụng đúng đủ, hiệu quả của PM Procare
  • Bổ sung thừa acid folic khi dự định mang bầu có sao không?
  • Bầu 21 tuần bị thiếu máu, có nên uống 2 viên sắt/lần không ?

Xem thêm

Chia sẻ
youtube
Hregulator Gastimunhp
Điểm bán
CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM ĐÔNG ĐÔ

Đại diện phân phối độc quyền nhãn hàng PM Procare tại Việt Nam

Địa chỉ:

Tầng 1 và Tầng 4, Toà nhà Home City, số 177, Tổ 51 Phố Trung Kính, P. Yên Hoà, Q.Cầu Giấy, TP Hà Nội

Điện thoại: 024.355.761.51/52/55

Fax: 024.355.761.50

Email: vietnam.procare@gmail.com

Số ĐKKD: 0100776036 do Sở Kế hoạch đầu tư HN cấp ngày 11/10/2013

Người chịu trách nhiệm: Nguyễn Trọng Hiển

NHẬN THÔNG TIN TỪ CHUYÊN GIA CHO BÀ BẦU

Vấn đề bạn quan tâm ( có thể chọn nhiều mục )

 
 
 
 
 
CHÍNH SÁCH
  • Chính sách bảo vệ thông tin người dùng
  • Chính sách vận chuyển giao nhận
  • Chính sách đổi trả hoàn tiền
  • Chính sách bảo hành
  • Chính sách giải quyết tranh chấp khiếu nại

ĐỊA CHỈ

All Content ©2015 Đông Đô Pharma 2017

TƯ VẤN SỨC KHỎE

Ý kiến của bạn Hủy trả lời