0964.666.152 vietnam.procare@gmail.com Đại lý

Procare

PM Procare - Công thức đặc biệt cho phụ nữ mang thai, cho con bú

logo 4
  • Trang chủ
  • Sản phẩm
    • PM Procare
    • PM Procare Diamond
  • Cẩm nang mang thai
    • Chuẩn bị mang thai
      • Dinh dưỡng đúng và đủ
      • Dinh dưỡng trước khi mang thai
      • Sức khỏe trước khi mang thai
      • Tiêm phòng trước khi mang thai
    • Khi mang thai
      • Dinh dưỡng đúng và đủ
      • Sức khỏe khi mang thai
      • Dùng thuốc khi mang thai
    • Khi cho con bú
      • Dinh dưỡng đúng và đủ
      • Chăm sóc trẻ sơ sinh
      • Dùng thuốc khi cho con bú
    • 42 Tuần thai kỳ
  • Góc của bố
    • Bố chăm mẹ và con
    • Dinh dưỡng cho bố
    • Sức khỏe của bố
  • Góc chuyên gia
    • Bài viết chuyên gia
    • Audio & Video tư vấn
    • Nghiên cứu khoa học
  • Tin tức & sự kiện
    • Tin sức khỏe
    • Sự kiện
    • Dinh dưỡng và Covid 19
  • Điểm bán
  • Hỏi đáp
Trang chủ » Góc chuyên gia » Bài viết chuyên gia » Cân nặng khi sinh ảnh hưởng tới chỉ số thông minh của trẻ

Cân nặng khi sinh ảnh hưởng tới chỉ số thông minh của trẻ

39 477 đã xem

Viết bình luận

Cân nặng khi sinh của trẻ không chỉ ảnh hưởng tới các vấn đề về sức khỏe mà còn có liên quan đến trí thông minh của em bé khi lớn lên. Vậy cân nặng khi sinh của trẻ bao nhiêu là tốt, và làm thế nào để kiểm soát tốt cân nặng trong thai kỳ?

 1

Cân nặng khi sinh là một yếu tố ảnh hưởng tới chỉ số thông minh của trẻ

Cân nặng khi sinh ảnh hưởng tới chỉ số thông minh của trẻ ra sao?

Một số nghiên cứu chỉ ra những em bé có trọng lượng khi sinh lớn hơn một chút thì có lợi đáng kể về trí thông minh khi lớn lên. Giả thiết đặt ra đó là bởi trẻ sinh ra với cân nặng lớn hơn đã được nuôi dưỡng tốt hơn ở giai đoạn phát triển não bộ khi còn ở trong bụng mẹ.

Một nghiên cứu của Viện nghiên cứu Đại học Northwestern – Mỹ đã sử dụng dữ liệu của tất cả trẻ em sinh ra trong khoảng thời gian từ năm 1992 đến 2002 tại Florida để khám phá tác động của cân nặng khi sinh đến chỉ số IQ của trẻ. Các nhà nghiên cứu nhận thấy, nếu bỏ qua các  yếu tố gia đình, chất lượng trường học thì cân nặng khi sinh có tác động đến nhận thức thông qua việc học hành.

Đó không phải là nghiên cứu duy nhất tìm ra mối liên hệ giữa những em bé có cân nặng khi sinh lớn hơn và một kết quả học tập tốt hơn. Một công trình nghiên cứu khác được đăng trên Tạp chí Y khoa Anh quốc (British Journal of Medicine), thực hiện bởi Hội đồng nghiên cứu Y khoa Anh quốc chỉ ra rằng cân nặng khi sinh có ảnh hưởng đến chỉ số IQ, ít nhất là cho đến năm 26 tuổi. Các nhà nghiên cứu đã xem xét trên 3.900 người sinh ra trong năm 1946, được theo dõi từ khi sinh ra và có các bài kiểm tra IQ vào năm 8, 11, 15, 26 và 43 tuổi. Nghiên cứu chỉ bao gồm trẻ có cân nặng trên 2,4kg, được cho là cân nặng khi sinh bình thường. Những người ở nhóm có cân nặng  lớn hơn có kết quả chỉ số IQ cao hơn, bất kể giới tính, cân nặng, giáo dục của cha mẹ hay tầng lớp xã hội.

Cân nặng khi sinh ảnh hưởng tới chỉ số thông minh của trẻ ra sao? 1

Bảng: cân nặng khi sinh ảnh hưởng tới chỉ số thông minh của trẻ

Trẻ sinh ra có cân nặng lớn hơn thì phát triển trí thông minh tốt hơn, nhưng điều đó không có nghĩa là thai nhi càng nặng thì càng tốt. Sinh con nhẹ cân hay thai quá to đều có những nguy cơ bệnh tật.

Nguy cơ khi sinh con nhẹ cân

Những em bé sinh ra với cân nặng dưới 2,5kg thì được coi là nhẹ cân. Nguyên nhân của sinh con nhẹ cân chủ yếu là do sinh non, thiếu dinh dưỡng khi mang thai, tuổi của mẹ, đa thai…Trẻ sinh ra thiếu cân có thể có nguy cơ mắc nhiều bệnh lý, dưới đây là một số những vấn đề phổ biến:

  • Không có khả năng duy trì thân nhiệt do lớp mỡ không đủ.
  • Hệ thống miễn dịch yếu, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng.
  • Vấn đề về thần kinh: trẻ sinh nhẹ cân không được cung cấp đủ chất để phát triển hệ thống thần kinh. Theo nghiên cứu, trẻ nhẹ cân có tỉ lệ mắc trầm cảm, tâm thần phân liệt cao hơn trẻ bình thường.
  • Khó ăn và khó tăng cân
  • Vấn đề về đường hô hấp, đặc biệt là hội chứng suy hô hấp khi sinh: thường gặp ở các bé nhẹ cân, non tháng. Các bé bị hội chứng suy hô hấp sơ sinh sẽ có nhiều nguy cơ tiến triển thành hen suyễn khi lớn lên.
  • Vấn đề về tiêu hóa: viêm ruột hoại tử (thường gặp ở trẻ sinh non, nhẹ cân)
  • Hội chứng đột tử trẻ sơ sinh (SIDS)

Hầu hết tất cả trẻ sinh nhẹ cân đều cần được chăm sóc tích cực cho đến khi đạt được cân nặng bình thường và có đủ sức khỏe mới được cho về nhà.

Nguy cơ khi thai quá to

Nếu thai có trọng lượng quá lớn thì cũng gặp nhiều vấn đề, trong đó phải kể đến:

  • Nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường và tim mạch ở cả mẹ và thai nhi.
  • Tăng nguy cơ béo phì.
  • Khó khăn khi sinh: thai quá to mẹ thường phải sinh mổ và trẻ có nguy cơ gãy xương vai, chấn thương và gặp các vấn đề hô hấp khi sinh ra.
  • Nguy cơ mắc bệnh bạch cầu: trọng lượng khi sinh cao có liên quan tới tăng nguy cơ mắc bệnh bạch cầu lympho bào cấp tính (ALL), đặc biệt là ở trẻ sinh ra với cân nặng trên 4kg.

Theo TS.BS.Đinh Bích Thủy – Trưởng khoa khám bệnh theo yêu cầu – Bệnh viện Phụ sản trung ương, với vóc dáng của người phụ nữ Việt Nam thì cân nặng của thai nhi trong khoảng 2,8-3,8kg là tốt nhất.

Bổ sung dinh dưỡng khi mang thai để đảm bảo sự phát triển trí não cho thai nhi

Bổ sung dinh dưỡng khi mang thai để đảm bảo sự phát triển trí não cho thai nhi 1

Chế độ dinh dưỡng khi mang thai rất quan trọng đối với sự phát triển thể chất và trí tuệ của thai nhi

Cân nặng khi sinh chỉ là một trong số các yếu tố ảnh hưởng đến trí thông minh của trẻ, tuy nhiên lại là yếu tố chúng ta có thể kiểm soát được khi mang thai để em bé có một khởi đầu tốt nhất.

Dinh dưỡng trong thai kỳ có liên quan mật thiết tới sự phát triển và cân nặng khi sinh của em bé, vì vậy các mẹ bầu cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống trong thai kỳ. Cung cấp đủ dinh dưỡng qua chế độ ăn hàng ngày để em bé được cung cấp đủ chất, đảm bảo trọng lượng khi sinh.

Tuy nhiên, chế độ ăn hàng ngày của phụ nữ mang thai tại Việt Nam thường không cân bằng và rất dễ thiếu một số vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển thể chất cũng như trí não của em bé. Vì vậy việc bổ sung thêm các vi chất qua thuốc bổ tổng hợp chuyên dùng cho bà bầu là cần thiết.

Ngoài ra, để tránh nguy cơ sinh non, sinh con nhẹ cân, ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ sau này, các mẹ bầu cần nói không với rượu bia, thuốc lá và các chất độc hại khác. Kết hợp với việc duy trì một chế độ vận động hợp lý để nâng cao sức khỏe, phòng tránh bệnh tật khi mang thai có thể ảnh hưởng tới thai nhi.

Xem thêm: Bà bầu ăn gì cho con thông minh | Bí quyết giúp con thông minh từ trong bụng mẹ

Tóm lại: cân nặng khi sinh là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số thông minh của trẻ khi lớn lên. Tuy không mang tính chất quyết định đến trí thông minh của trẻ nhưng đó là yếu tố chúng ta có thể kiểm soát được thông qua chế độ dinh dưỡng cân bằng và bổ sung thêm các vitamin và khoáng chất qua thuốc bổ bà bầu kết hợp cùng chế độ vận động hợp lý. Vì vậy các mẹ bầu thông thái đừng bỏ qua chi tiết này để con có được một khởi đầu về trí tuệ tốt nhất nhé.

BS. Thu Phương

Tài liệu tham khảo:

1. Smithers, Lisa. “The Effects of Poor Neonatal Health on Children’s Cognitive Development.” Institute for Policy Research, Northwestern University. Web. Accessed Oct 19, 2014.

2. University of Adelaide. “IQ link to baby’s weight gain in first month.” Science Daily. 18 June 2013. Web. Accessed Oct 19, 2014.

3. Ross, Emma. “Study Links Birth Weight to Intelligence.” Los Angeles Times. Jan 21, 2001. Associated Press. Web. Accessed Oct 19, 2014.

Procare - 18/12/2019
★★★★★★
Chia sẻ

Thông tin hữu ích

  • Chương trình Sống khỏe: “Đẻ không đau, được không?”
  • Dấu hiệu sắp sinh thực sự
  • Những thứ cần chuẩn bị trước khi sinh
  • Đàn ông cần chuẩn bị gì trước khi muốn có con

23 Bình luận

  1. Trần Thanh phước bình luận

    26/06/2021 at 6:58 sáng

    Vợ e sinh 2kg6 có nhỏ hok ạ

    Trả lời
    • Procarevn.vn bình luận

      30/06/2021 at 11:24 sáng

      Chào bạn Thanh Phước, Tại Việt Nam, một em bé sơ sinh trung bình nặng khoảng 2.9 – 3.8 kg khi mới sinh. Cân nặng <2,5kg được coi là sinh con nhẹ cân. Em bé sinh 2,6kg tuy chưa ở mức nhẹ cần cần đặc biệt lưu ý nhưng cũng nhẹ cân hơn đa số các trẻ khác. Để con mạnh khỏe, mau lớn cần đặc biệt lưu ý tới ...[Xem thêm]

      Chào bạn Thanh Phước,
      Tại Việt Nam, một em bé sơ sinh trung bình nặng khoảng 2.9 – 3.8 kg khi mới sinh. Cân nặng <2,5kg được coi là sinh con nhẹ cân.
      Em bé sinh 2,6kg tuy chưa ở mức nhẹ cần cần đặc biệt lưu ý nhưng cũng nhẹ cân hơn đa số các trẻ khác. Để con mạnh khỏe, mau lớn cần đặc biệt lưu ý tới chế độ ăn uống bổ sung dưỡng chất cho mẹ. Giữ môi trường sạch sẽ, thông thoáng cho con phát triển tốt nhất.
      Ngoài tăng cường chế độ ăm, mẹ nên được bổ sung thuốc bổ đầy đủ tương tự như thời kỳ mang thai để cơ thể khỏe mạnh, mau phục hồi và tăng cường chất lượng sữa cho con bú.
      Bạn có thể tham khảo bài viết sau để chăm sóc bé tốt nhất nhé: Cẩm nang chăm sóc trẻ sơ sinh
      Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe!

  2. Quy bình luận

    05/08/2020 at 9:21 chiều

    M bầu 35t 1 ngày mà bé 3kg1 chưa quay đầu
    Bé đầu m mổ 3kg5 ,bé sau to z mình lo lắng

    Trả lời
  3. Mai Han bình luận

    05/05/2020 at 3:30 sáng

    Em 39 tuần 2 ngày, đi khám con đc 3,6kg. Người em bé, lúc chưa bầu 1m50, nặng 41kg. Mn nói con em to so vs chỉ số cơ thể nên hiện tại khuyến khích kích đẻ, do em chưa có cơn chuyển dạ, mới ra máu thăm. Xin mn cho em ý kiến em có nên kích đẻ cho bé hay chờ cơn chuyển dạ ạ. Em cảm ơn

    Em 39 tuần 2 ngày, đi khám con đc 3,6kg. Người em bé, lúc chưa bầu 1m50, nặng 41kg. Mn nói con em to so vs chỉ số cơ thể nên hiện tại khuyến khích kích đẻ, do em chưa có cơn chuyển dạ, mới ra máu thăm. Xin mn cho em ý kiến em có nên kích đẻ cho bé hay chờ cơn chuyển dạ ạ. Em cảm ơn

    Trả lời
    • Procarevn.vn bình luận

      06/05/2020 at 9:35 sáng

      Chào bạn Han, Quyết định đẻ thường – đẻ mổ – có tiêm thuốc kích thích cơn chuyển dạ hay không cần dựa vào tình hình sức khỏe cụ thể của mẹ và của thai tại thời điểm đó. Vì vậy, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ thăm khám trực tiếp cho bạn để có quyết định phù hợp, kịp thời bạn nhé! Chúc bạn mẹ tròn ...[Xem thêm]

      Chào bạn Han,
      Quyết định đẻ thường – đẻ mổ – có tiêm thuốc kích thích cơn chuyển dạ hay không cần dựa vào tình hình sức khỏe cụ thể của mẹ và của thai tại thời điểm đó. Vì vậy, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ thăm khám trực tiếp cho bạn để có quyết định phù hợp, kịp thời bạn nhé!
      Chúc bạn mẹ tròn con vuông!

  4. Nguyễn huong bình luận

    12/03/2020 at 10:49 sáng

    Bé sinhra 2,8kg , sau 3 tuần đc 3,6kg, vậy bé trai có bị suy dduong ko ạ, bé e ăn ngủ bình thường nhưng khó đi tiêu bé rặn đỏ người , khóc thét nhưng ko đi đc , thụt hậu môn thì đi tốt phân mềm , màu vàng như bơ vậy, chứ ko bón cục ạ , e làm sao cho bé đi dễ dàng hơn ạ ...[Xem thêm]

    Bé sinhra 2,8kg , sau 3 tuần đc 3,6kg, vậy bé trai có bị suy dduong ko ạ, bé e ăn ngủ bình thường nhưng khó đi tiêu bé rặn đỏ người , khóc thét nhưng ko đi đc , thụt hậu môn thì đi tốt phân mềm , màu vàng như bơ vậy, chứ ko bón cục ạ , e làm sao cho bé đi dễ dàng hơn ạ , bé bú mẹ hoàn toàn

    Trả lời
    • Procarevn.vn bình luận

      13/03/2020 at 4:19 chiều

      Chào bạn, Tốc độ tăng cân của em bé như vậy là đang tăng cân tốt. Tuy nhiên, với độ tuổi này, bình thường em bé sẽ đi ngoài phân lỏng, nhiều nước. Ngày bé có thể đi 6-10 lần. Nếu con khó đi ngoài, phân đặc thì bạn cần lưu ý cải thiện chế độ ăn hàng ngày của mình. Mẹ cần có chế độ ăn đầy đủ – ...[Xem thêm]

      Chào bạn,
      Tốc độ tăng cân của em bé như vậy là đang tăng cân tốt.
      Tuy nhiên, với độ tuổi này, bình thường em bé sẽ đi ngoài phân lỏng, nhiều nước. Ngày bé có thể đi 6-10 lần. Nếu con khó đi ngoài, phân đặc thì bạn cần lưu ý cải thiện chế độ ăn hàng ngày của mình. Mẹ cần có chế độ ăn đầy đủ – đa dạng các nguồn thực phẩm, không nên quá kiêng khem. Nên ăn nhiều rau, củ, quả, uống nhiều nước… Khi cho con bú cần lưu ý cho con bú cả sữa đầu và sữa cuối bầu của một bên vú rồi mới chuyển sang bên kia để con nhận đủ nước và dưỡng chất từ sửa mẹ. Đồng thời lúc con nằm chơi nên chịu khó massage cho con, xoa bụng nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ để kích thích ruột co bóp, tống phân ra ngoài.
      Chúc bạn và bé mạnh khỏe, mau lớn!

« Phản hồi cũ hơn
« 1 2 3

Ý kiến của bạn Hủy trả lời

PROCARE

Chủ đề nổi bật
  • Thuốc bổ cho bà bầu
  • Vitamin tổng hợp cho bà bầu
  • Acid folic
  • DHA cho bà bầu
  • Omega 3 có tác dụng gì khi mang thai
  • Thuốc sắt cho bà bầu
  • Bổ sung Vitamin A trong thai kỳ
  • Tiểu đường thai kỳ
  • Bầu 3 tháng đầu nên ăn gì
Tiện ích & tài liệu
  • Tính ngày dự sinh
  • Chỉ dẫn khi cho con bú
  • Khám tiền sản
  • Hỏi đáp
Hướng dẫn sử dụng thuốc cho bà bầu
Câu hỏi thường gặp
  • Uống sắt và canxi vào lúc nào trong ngày là tốt nhất?
  • Chuẩn bị mang thai có cần uống PM Procare không?
  • Liều lượng sử dụng đúng đủ, hiệu quả của PM Procare
  • Bổ sung thừa acid folic khi dự định mang bầu có sao không?
  • Bầu 21 tuần bị thiếu máu, có nên uống 2 viên sắt/lần không ?

Xem thêm

Chia sẻ
youtube
Hregulator Gastimunhp
Điểm bán
CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM ĐÔNG ĐÔ

Đại diện phân phối độc quyền nhãn hàng PM Procare tại Việt Nam

Địa chỉ:

Tầng 1 và Tầng 4, Toà nhà Home City, số 177, Tổ 51 Phố Trung Kính, P. Yên Hoà, Q.Cầu Giấy, TP Hà Nội

Điện thoại: 024.355.761.51/52/55

Fax: 024.355.761.50

Email: vietnam.procare@gmail.com

Số ĐKKD: 0100776036 do Sở Kế hoạch đầu tư HN cấp ngày 11/10/2013

Người chịu trách nhiệm: Nguyễn Trọng Hiển

NHẬN THÔNG TIN TỪ CHUYÊN GIA CHO BÀ BẦU

Vấn đề bạn quan tâm ( có thể chọn nhiều mục )

 
 
 
 
 
CHÍNH SÁCH
  • Chính sách bảo vệ thông tin người dùng
  • Chính sách vận chuyển giao nhận
  • Chính sách đổi trả hoàn tiền
  • Chính sách bảo hành
  • Chính sách giải quyết tranh chấp khiếu nại

ĐỊA CHỈ

All Content ©2015 Đông Đô Pharma 2017

TƯ VẤN SỨC KHỎE

Ý kiến của bạn Hủy trả lời