Procare – Website chính thức https://procarevn.vn PM Procare - Công thức đặc biệt cho phụ nữ mang thai, cho con bú Wed, 04 Oct 2017 04:02:12 +0000 vi hourly 1 Paracetamol https://procarevn.vn/thuoc/paracetamol/ Wed, 05 Oct 2016 03:34:55 +0000 https://procarevn.vn/?post_type=thuoc&p=2458 Biệt dược: Efferalgan, Hapacol.

Phân loại mức độ an toàn cho phụ nữ có thai: A

* Mức độ an toàn loại A: Thuốc đã được nhiều phụ nữ mang thai và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng và không quan sát thấy bất kì sự gia tăng dị tật thai nhi hoặc các tác hại trực tiếp hay gián tiếp khác đến thai nhi.

Nhóm thuốc: Giảm đau, hạ sốt.

Tên hoạt chất: Paracetamol (acetaminophen).

Chỉ định: Giảm đau, hạ sốt mức độ nhẹ đến vừa.

Chống chỉ định:

Người bệnh nhiều lần thiếu máu hoặc có bệnh tim, phổi, gan.

Người bệnh quá mẫn với paracetamol.

Người bệnh thiếu hụt men G6PD.

Liều và cách dùng:

Đường uống: 500-1000 mg mỗi lần, 4-6h một lần, tối đa 4000 mg/ngày.

Đặt trực tràng: 500-1000 mg/lần, 4-6h/ một lần, tối đa 4 lần/ngày

Chuyển hóa:

Paracetamol chuyển hóa chủ yếu qua gan. Liều quá cao dẫn tới độc gan, viêm và có thể hoại tử gan.

Paracetamol đi qua được hàng rào nhau thai, nồng độ thuốc ở thai nhi tương đương với nồng độ thuốc ở mẹ.

Thuốc có bài tiết qua sữa mẹ nhưng không đáng kể. Thời gian bán thải của paracetamol ở cả huyết tương và sữa mẹ là 2,6 giờ.

Độc tính

Ở PNCT: Đa số bằng chứng cho thấy sử dụng trên phụ nữ có thai với liều lượng khuyến cáo không gây ra tác hại. Một số bằng chứng chưa chắc chắn cho thấy có thể paracetamol có thể gây ra tình trạng thở khò khè ở trẻ, nguy cơ tiền sản giật và huyết khối ở mẹ. Nghiên cứu trên động vật cho thấy paracetamol có thể ức chế tổng hợp hormone sinh dục nam testosterone, có thể ảnh hưởng tới sự phát triển và hoàn thiện về giới tính sau này của thai nhi cũng như dị tật tinh hoàn lạc chỗ cũng đã được ghi nhận.

Ở PNCCB: Tác dụng phụ ở trẻ bú mẹ hiếm gặp, một số bằng chứng chưa chắc chắn cho thấy có thể có tình trạng phát ban, dát, sẩn ở trẻ bú mẹ.

Sử dụng  cho phụ nữ có thai và cho con bú

Sử dụng cho phụ nữ có thai:

Paracetamol là thuốc lựa chọn ưu tiên để giảm đau và hạ sốt cho phụ nữ có thai, có thể chỉ định sử dụng ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ khi có chỉ định của bác sĩ.

Sử dụng cho phụ nữ cho con bú

Paracetamol là lựa chọn tốt để giảm đau, hạ sốt cho phụ nữ cho con bú.

Một số tác dụng phụ: Ít gặp. Có thể ban đỏ, mày đay. Buồn nôn, nôn. Độc tính thận khi dùng dài ngày.

Chú ý (nếu có): Không sử dụng khi đang sử dụng đồ uống có cồn (rượu, bia), thận trọng nếu có bệnh về gan.

]]>
Chế phẩm có Paracetamol https://procarevn.vn/thuoc/che-pham-co-paracetamol-2/ Wed, 05 Oct 2016 03:33:27 +0000 https://procarevn.vn/?post_type=thuoc&p=2457 Danh mục các chế phẩm thường chứa Paracetamol cần lưu ý khi sử dụng trong thời kỳ mang thai và cho con bú.

Thuốc hai thành phần:

Thành phần phối hợp:  Paracetamol + Clopheniramin:

Tên thương mại: Hacold, Pamin, Pacemin, Coldacmin, Slocol

Chỉ định: Trị sốt nóng, cảm, sổ mũi, nghẹt mũi, viêm mũi dị ứng, nhức đầu, đau dây thần kinh, đau răng & đau nhức cơ khớp

————————————————————————————————-

Thành phần phối hợp:  Paracetamol+Ibuprofen

Tên thương mại: Alaxan, Ibuphavic, Dibulaxan, Hapacol đau nhức

Chỉ định: Viêm bao khớp, viêm khớp, đau cơ, đau lưng, thấp khớp & chấn thương do thể thao. Giảm đau & viêm trong nha khoa, sản khoa & chỉnh hình. Giảm đau đầu, đau răng, thống kinh, đau do ung thư. Giảm sốt.

 ————————————————————————————————-

Thành phần phối hợp: Paracetamol+Caffein

Tên thương mại: Panadol Extra, Hapacol 650 extra, Sedachor

Chỉ định: Giảm đau nhẹ và cơn đau do: nhức đầu, đau nhức cơ, viêm xoang, đau nhức do thấp khớp, đau  bụng kinh, cảm lạnh thông thường.

————————————————————————————————–

Thành phần phối hợp: Paracetamol+Codein

Tên thương mại: Efferalgan Codein, Hapacol CodeinNucofed, Nymxin,

Chỉ định: Các triệu chứng cảm cúm: ho, sốt, nhức đầu, đau nhức bắp thịt xương khớp, nghẹt mũi, chảy nước mũi, chảy nước mắt, viêm xoang, sổ mũi theo mùa, mẩn ngứa.

Thuốc ba thành phần:

Thành phần phối hợp: Paracetamol + Clopheniramin + Dextromethorphan

Tên thương mại: Hapacol CF

Chỉ định: Các triệu chứng cảm cúm: ho, sốt, nhức đầu, đau nhức bắp thịt xương khớp, nghẹt mũi, chảy nước mũi, chảy nước mắt, viêm xoang, sổ mũi theo mùa, mẩn ngứa

 ————————————————————————————————–

Thành phần phối hợpParacetamol+Ibuprofen+Caffein

Tên thương mại: Glotasic

Chỉ định: Điều trị các trường hợp viêm đau có nguồn gốc cơ xương, thần kinh và do chấn thương như nhức đầu, đau răng, trẹo, trật khớp, giãn cơ – căng cơ quá mức, viêm gân, gãy xương, đau lưng, vẹo cổ, đau sau phẫu thuật, ….

Điều trị các triệu chứng viêm đau không thuộc khớp và các cơn đau không có nguồn gốc nội tạng.

————————————————————————————————–

Thành phần phối hợp: Paracetamol + Dextromethorphan hydroclorid + Pseudoephedrin hydroclorid

Tên thương mại: Coldflu-D

Chỉ định: Làm giảm các triệu chứng trong cảm cúm như đau đầu, nhức mỏi, sốt, đau, sung huyết mũi,nghẹt mũi, sổ mũi, chảy nước mũi, ho.

 ————————————————————————————————–

Thành phần phối hợp: Paracetamol + Pseudoephedrin + Clopheniramin

Tên thương mại: Vacodol, Ditacol, Tiffy

Chỉ định: Các triệu chứng cảm thông thường, viêm mũi dị ứng, viêm mũi vận mạch, viêm màng nhầy xuất tiết do cúm, viêm xoang & các rối loạn của đường hô hấp trên.

 ————————————————————————————————–

Thành phần phối hợp: Paracetamol+Dextromethophan+Loratadin

Tên thương mại: Sodonol-500

Chỉ định: Các triệu chứng cảm cúm: ho, sốt, nhức đầu, đau nhức bắp thịt, xương khớp, nghẹt mũi, chảy nước mũi, chảy nước mắt, ngứa mắt, viêm xoang, sổ mũi theo mùa, mẩn ngứa, viêm mũi dị ứng.

Thuốc nhiều hơn ba thành phần

Thành phần phối hợp:  Paracetamol + Clopheniramin + Phenylpropanolamin + Dextromethorphan

Tên thương mại: Captussin, Bifacold, Dotoux

Chỉ định: Làm giảm tạm thời sung huyết mũi, sổ mũi, hắt hơi, ngứa & chảy nước mắt, ho, đau họng, nhức đầu, đau mình & sốt do cảm lạnh, sốt rơm hay các chứng dị ứng đường hô hấp trên.

————————————————————————————————–

Thành phần phối hợp: Paracetamol + Oxomemazin + Guaifenesin + Natri benzoate

Tên thương mại: Toplizil, Toprevin, Toplexil

Chỉ định: Ðiều trị các chứng ho khan, nhất là ho do dị ứng và ho do kích ứng ở người lớn và trẻ em > 1 tuổi.

————————————————————————————————–

Thành phần phối hợp: Paracetamol + Clopheniramin + Dextromethophan + Guaifenesin + Pseudoephedrin

Tên thương mại: Dantuoxin

Chỉ định: Làm giảm ho và các triệu chứng thường đi kèm với cảm cúm như sung huyết mũi, nhức đầu, sốt và mệt mỏi.

———————————————————————————————————-

Bảng: Tra cứu tính an toàn của các hoạt chất trong chế phẩm phối hợp khi sử dụng trong thời kỳ có thai và cho con bú

Với chế phẩm phối hợp, độ an toàn của sản phẩm tính theo độ an toàn của hoạt chất trong chế phẩm mà có độ phân loại an toàn thấp nhất. Thuốc phối hợp chỉ nên được sử dụng khi từng thành phần được khuyến cáo.

Hoạt chất Phân loại mức độ an toàn cho PNCT Sử dụng cho PNCT Sử dụng cho PNCCB
Aspirin C Aspirin không phải thuốc giảm đau hoặc chống viêm lựa chọn ưu tiên khi mang thai. Paracetamol phù hợp hơn để giảm đau hạ sốt, còn ibuprofen và diclofenac phù hợp hơn để điều trị viêm. Không nên sử dụng thường xuyên để giảm đau hoặc chống viêm ở 3 tháng cuối thai kì. Nếu sử dụng liên tục ở ba tháng cuối thai kỳ, cần thường xuyên đánh giá ống động mạch và lượng nước ối (phản ánh tác dụng phụ trên thận) bằng siêu âm.Liều thấp aspirin sử dụng an toàn khi có chỉ định phù hợp Aspirin không phải lựa chọn phù hợp để giảm đau hoặc chống viêm trong thời kỳ này, thay vào đó ưu tiên dùng ibuprofen và paracetamol. Tốt nhất nên tránh trong quá trình cho con bú. Thi thoảng sử dụng aspirin chấp nhận được, tuy nhiên tránh sử dụng kéo dài.Liều thấp (50 – 300mg) được coi là an toàn. Trong trường hợp dùng aspirin liều thấp, nên tránh cho con bú trong vòng 1 – 2h để giảm tiểu tác động phụ kháng tiểu cầu trên trẻ bú mẹ.
Caffein A Bằng chứng chưa chắc chắn cho thấy dùng caffeine trong thời kỳ mang thai có thể liên quan đến tăng nguy cơ sảy thai, thai chết lưu. Một nghiên cứu đơn lẻ cho thấy ti lệ sảy thai có liên quan đến dùng caffeine và  dùng caffeine ít hơn 150 mg/ngày ít có khả năng ảnh hưởng sự phát triển của thai nhi hơn. Khuyến cáo vẫn có thể cân nhắc dùng caffeine dưới 300 mg/ngày (3 ly cafe) hoặc các chế phẩm và thức ăn chứa caffeine. Caffeine có bài tiết vào sữa mẹ. Đã có báo cáo khó chịu và khó ngủ ở trẻ sơ sinh bú mẹ dùng thuốc có caffeine hoặc uống caffeine. Tốt nhất không nên dùng chế phẩm có caffeine.
Codein A Thuốc không gây quái thai, tuy nhiên có thể có liên quan đến tình trạng cần mổ cấp cứu lấy thai hoặc xuất huyết sau sinh. Một số bằng chứng cho thấy sử dụng trong 3 tháng cuối thai kỳ hoặc sử dụng liều cao và kéo dài có thể gây suy hô hấp, hội chứng cai thuốc ở cả trẻ sơ sinh và mẹ, ngưng trệ dạ dày, nguy cơ viêm phổi do hít phải ở người mẹ.Thuốc nên tránh trong 3 tháng đầu thai kỳ. Một số tài liệu khuyến cáo không nên dùng ở phụ nữ có thai. Tuy nhiên một số tài liệu khác cho rằng nếu áp dụng các biện pháp không dùng thuốc để giảm ho ít có hiệu quả và ho khan không đỡ kéo dài, có thể sử dụng codein trong thời gian ngắn.

Codein cũng có thể được sử dụng phối hợp với paracetamol để giảm đau trong thời kỳ mang thai nếu có chỉ định.

Dextromethorphan và dihydrocodein có thể dùng được và là lựa chọn ưu tiên hơn các thuốc giảm ho khác.

Ở liều điều trị của codein, codein và chất chuyển hóa có thể có trong sữa mẹ với mức thấp và nói chung ít có khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến trẻ bú mẹ. Một số bằng chứng khác cho thấy sử dụng trong thời kì cho con bú có thể dẫn tới buồn ngủ ở trẻ sơ sinh, ức chế hệ thần kinh trung ương, thậm trí tử vong, trong đó đặc tính di truyền cũng có vai trò quan trọng.Không nên sử dụng codein trong thời kỳ cho con bú. Tuy nhiên với ho khan, nặng, một số tài liệu khuyến cáo có thể sử dụng liều đơn dextromethorphan hoặc codein.

 

Clopheniramin A Không có đầy đủ dữ liệu về sử dụng clopheniramin trên phụ nữ mang thai và chưa rõ được các nguy cơ tiềm ẩn. Tuy nhiên sử dụng trong 3 tháng cuối thai kỳ có thể dẫn tới các đáp ứng bất thường ở trẻ sơ sinh hoặc dẫn tới sinh non. Một nghiên cứu đơn lẻ trên 68 phụ nữ có thai cho thấy 1 trẻ bị loạn sản xương hông bẩm sinh.Nên tránh sử dụng trừ khi có chỉ định của bác sĩ. Nếu phải dùng thuốc kháng histamin thì loratadin và cetirizine được ưu tiên hơn do có nhiều bằng chứng an toàn. Liều cao clopheniramin có thể ảnh hưởng trẻ bú mẹ hoặc làm giảm tiết sữa, đặc biệt khi phối hợp với các thuốc tác dụng giống thần kinh giao cảm như pseudoephedrine.Liều thấp ( 2 – 4 mg) và sử dụng ngắn hạn clopheniramin có thể chấp nhận được trong thời kỳ cho con bú. Để giảm thiểu ảnh hưởng của thuốc, nên uống một liều trước khi đi ngủ, sau lần cho con bú cuối cùng của ngày. Tuy nhiên, các thuốc kháng histamine không an thần như loratadin hay cetirizine được ưu tiên hơn.
Dextromethophan A Các nghiên cứu trên động vật thí nghiệm đã từng cho thấy dextromethorphan có khả năng gây quái thai, tuy nhiên kinh nghiệm sử dụng với 500 phụ nữ có thai cũng như nhiều bằng chứng khác sau này cho thấy dextromethorphan được coi là an toàn cho người mang thai và không có nguy cơ cho bào thai.Nếu áp dụng các biện pháp không dùng thuốc không hiệu quả và ho khan không đỡ, có thể sử dụng codein trong thời gian ngắn. Dextromethorphan và dihydrocodein có thể dùng được và là lựa chọn ưu tiên hơn các thuốc giảm ho khác. Chưa có nhiều bằng chứng về việc dextromethorphan có qua sữa mẹ cũng như có ảnh hưởng trên trẻ bú mẹ hay không. Bà mẹ cho con bú sử dụng liều thông thường ít có khả năng ảnh hưởng đến trẻ, đặc biệt với trẻ hơn 2 tháng tuổi.Tốt nhất nên tránh sử dụng nhưng nếu có chỉ định sử dụng thuốc để điều trị ho khan, ho nặng thì dextromethorphan và codein đơn liều là lựa chọn hữu ích và ưu tiên hơn các thuốc giảm ho khác.

 

Guaifenesin A Chưa xác nhận độ an toàn của thuốc trong thời kỳ mang thai. Chưa có nghiên cứu về việc liệu thuốc có bài tiết qua sữa mẹ và  ảnh hưởng tới trẻ bú mẹ hay không. Tốt nhất tránh sử dụng chế phẩm chứa guaifenesin.
Ibuprofen C Ibuprofen là thuốc giảm đau lựa chọn thứ hai, sau paracetamol cho phụ nữ có thai; và là thuốc chống viêm lựa chọn ưu tiên ở tuần thai trước 28. Sau tuần 28 cần tránh dùng NSAIDs, đặc biệt là trong vài ngày trước sinh, do nguy cơ đóng ống động mạch sớm, chậm chuyển dạ, tăng nguy cơ chảy máu ở cả mẹ và con, nếu sử dụng liên tục ở ba tháng cuối thai kỳ, cần thường xuyên đánh giá ống động mạch và lượng nước ối bằng siêu âm. Chưa có báo cáo nào về tác dụng phụ nghiêm trọng trên trẻ bú mẹ.Trong các NSAIDs, ibuprofen là thuốc lựa chọn ưu tiên trong thời kỳ cho con bú, tuy nhiên chỉ sử dụng khi thật cần thiết do có nguy cơ ức chế prostaglandin tiềm tàng ở trẻ sơ sinh.

 

Natri benzoate C (FDA) Chưa có thông tin Chưa có thông tin
Oxomemazin Chưa có thông tin Chưa có thông tin
Phenylpropanolamin C (FDA) Chống chỉ định trong thời kỳ mang thai. Chống chỉ định trong thời kỳ cho con bú do chưa có thông tin về độ an toàn khi sử dụng trong thời kỳ này.
Pseudoephedrin B2 Chưa có đầy đủ thông tin. Bằng chứng hiện có cho thấy không có khả năng gây quái thai. có thể liên quan tới tình trạng hẹp đường ruột, thoát vị bung ở trẻ sơ sinh, tật nhỏ nửa mặt tuy nhiên tất cả những điều này chưa được xác nhận. Tốt nhất không nên dùng, trừ khi lợi ích điều trị vượt trội nguy cơ mà thuốc có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Lượng thấp pseudoephedrine trong sữa mẹ ít có khả năng gây hại cho trẻ bú mẹ, nhưng có thể gây khó chịu. Thuốc có thể làm giảm tiết sữa đặc biệt khi dùng kéo dà I tuy nhiên điều này cũng chưa được xác nhận. Tốt nhất

*Chú thích:

Phân loại mức độ an toàn cho PNCT:

-Loại A: thuốc đã được nhiều phụ nữ mang thai và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng và không quan sát thấy bất kì sự gia tăng dị tật thai nhi hoặc các tác hại trực tiếp hay gián tiếp khác đến thai nhi.

-Loại B2: thuốc được sử dụng trên một số lượng giới hạn phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ mà không quan sát thấy sự gia tăng dị tật thai nhi hoặc các tác hại trực tiếp hay gián tiếp khác đến thai nhi. Các nghiên cứu trên động vật không đầy đủ hoặc có thể vẫn còn thiếu, nhưng các nghiên cứu hiện có không chỉ ra sự gia tăng tổn thương với thai nhi.

-Loại C: thuốc có bản chất dược lý gây ra hoặc nghi ngờ gây ra các tác hại lên thai nhi hoặc trẻ sơ sinh nhưng không gây dị tật thai nhi. Các tác hại này có thể hết khi ngưng sử dụng thuốc

-Loại C (FDA): Thuốc có thể gây tác dụng có hại cho thai nhi do liên quan đến tác dụng dược lý nhưng không gây dị tật.

]]>
Aspirin (Acid acetylsalicylic) https://procarevn.vn/thuoc/aspirin-acid-acetylsalicylic/ Wed, 05 Oct 2016 03:24:48 +0000 https://procarevn.vn/?post_type=thuoc&p=2456 Biệt dược: Aspegic, Aspirin, Opeaspirin, Aspilets EC, Aspifar, Ascard-75.

Phân loại mức độ an toàn cho phụ nữ có thai: C

*Mức độ an toàn loại C:  thuốc có bản chất dược lý gây ra hoặc nghi ngờ gây ra các tác hại lên thai nhi hoặc trẻ sơ sinh nhưng không gây dị tật thai nhi. Các tác hại này có thể hết sau khi dừng thuốc.

Nhóm thuốc: thuốc giảm đau salicylate, thuốc hạ sốt, thuốc chống viêm không steroid, thuốc ức chế kết tập tiểu cầu.

Tên hoạt chất: Aspirin (Acid acetylsalicylic).

Chỉ định:

Giảm đau nhẹ và vừa, giảm sốt, tuy nhiên do tỉ lệ tác dụng phụ cao trên hệ tiêu hóa nên thường được thay thế bằng paracetamol.

Điều trị viêm cấp và mạn như viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp.

Do tác dụng chống kết tập tiểu cầu, liều thấp sử dụng trong nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực, dự phòng biến chứng tim mạch và mạch máu não như đột quỵ

Chống chỉ định:

Hen và tiền sử hen, viêm mũi hoặc mày đay do nguy cơ dị ứng aspirin. Loét dạ dày tá tràng tiến triển, suy tim vừa và nặng, suy gan, xơ gan, suy thận. Bệnh ưa chảy máu, giảm tiểu cầu.

Liều và cách dùng:

Giảm đau, hạ sốt: uống 300 – 900 mg, mỗi 4-6h, tối đa 4 g/ngày.

Chống viêm: có thể 4 – 8 g/ngày trong viêm cấp.

Ức chế kết tập tiểu cầu: 75 – 150 mg/ngày trong dự phòng dài hạn, có thể dùng liều khởi đầu 150 – 300 mg/ngày trong đợt cấp.

Chuyển hóa:

Aspirin chuyển hóa chủ yếu qua gan và bài tiết qua thận ở cả dạng tự do và liên hợp.

Aspirin bài tiết vào sữa mẹ một lượng nhỏ, với tỉ lệ thuốc trong sữa/huyết tương nhỏ hơn 1/10.

Độc tính

Ở PNCT: Dữ liệu hiện có trên người chưa cho thấy bằng chứng về tác động nghiêm trọng gây quái thai của aspirin trên thai nhi; tuy nhiên, một số nghiên cứu trên động vật cho thấy liều cao có liên quan với các dị tật cấu trúc cơ thể.

Một số bằng chứng khác trên người cho thấy sử dụng aspirin ở thời điểm thụ thai có thể liên quan đến tăng nguy cơ sảy thai. Sử dụng aspirin liên tục aspirin từ tuần thai 28 trở đi có thể dẫn tới hẹp hoặc đóng ống động mạch sớm; đồng thời gây trì hoãn chuyển dạ, tăng nguy cơ chảy máu cho cả mẹ và trẻ sơ sinh.

Một số bằng chứng cho thấy liều thấp (50-150 mg/ngày) sử dụng ở trước tuần 16 thai kỳ có thể mang lại lợi ích trong ngăn ngừa tăng huyết áp và tiền sản  giật thai nghén, sinh non đồng thời chưa cho thấy nguy cơ chảy máu nhiều khi sinh.

Ở PNCCB: Tuy aspirin có bài tiết vào sữa mẹ nhưng liều điều trị bình thường rất ít nguy cơ xảy tác tác dụng phụ ở trẻ bú mẹ. Tuy nhiên, một số bằng chứng đơn lẻ chưa chắc chắn cho thấy trẻ bú mẹ có thể có bị nhịp tim nhanh, thở nhanh, toan chuyển hóa, rối loạn chức năng tiểu cầu và hội chứng Reye.

Sử dụng  cho phụ nữ có thai và cho con bú

Sử dụng cho phụ nữ có thai

Aspirin không phải thuốc giảm đau hoặc chống viêm được lựa chọn ưu tiên trong thời gian mang thai. Paracetamol phù hợp hơn để giảm đau hạ sốt, còn ibuprofen và diclofenac phù hợp hơn để điều trị viêm.

Không nên sử dụng thường xuyên để giảm đau hoặc chống viêm ở 3 tháng cuối thai kì. Nếu sử dụng liên tục ở ba tháng cuối thai kỳ, cần thường xuyên đánh giá ống động mạch và lượng nước ối (phản ánh tác dụng phụ trên thận của thai nhi) bằng siêu âm.

Liều thấp aspirin sử dụng tương đối an toàn khi có chỉ định phù hợp và có sự theo dõi của thầy thuốc.

Sử dụng cho phụ nữ cho con bú

Aspirin không phải lựa chọn phù hợp để giảm đau hoặc chống viêm trong thời kỳ này, thay vào đó ưu tiên dùng ibuprofen và paracetamol. Tốt nhất nên tránh sử dụng trong quá trình cho con bú. Thỉnh thoảng sử dụng aspirin là chấp nhận được, tuy nhiên tránh sử dụng kéo dài.

Liều thấp (50 – 300mg) được coi là an toàn. Trong trường hợp dùng aspirin liều thấp, nên tránh cho con bú trong vòng 1 – 2h để giảm thiểu tác dụng phụ kháng tiểu cầu trên trẻ bú mẹ.

Một số tác dụng phụ: Tác dụng phụ phụ thuộc vào liều. Với liều cao (> 3g/ngày) thường gặp tác dụng phụ trên tiêu hóa: buồn nôn, nôn, khó chịu thượng vị, ợ nóng, đau dạ dày, loét dạ dày – ruột. Các dụng khác thường găp như: mệt mỏi, ban da, mày đay, thiếu máu tan máu, khó thở, sốc phản vệ.

Chú ý (nếu có): Thuốc uống lúc no để tránh kích ứng dạ dày .

]]>
Alphachymotripsin (Chymotripsin) https://procarevn.vn/thuoc/alphachymotripsin-chymotripsin/ Tue, 04 Oct 2016 09:11:53 +0000 https://procarevn.vn/?post_type=thuoc&p=2416 Biệt dược: Alpha Choay.

Phân loại mức độ an toàn cho phụ nữ có thai: Chưa được phân loại

Nhóm thuốc: thuốc chống phù nề và kháng viêm dạng men.

Tên hoạt chất: Alphachymotripsin (Chymotripsin).

Chỉ định: Điều trị sung, phù nề trong viêm nhiễm hoặc sau chấn thương, sau phẫu thuật (tổn thương mô mềm, chấn thương cấp, bong gân, dập tím mô, khối tụ máu, bầm máu, nhiễm trùng, phù nề mi mắt, chuột rút và chấn thương thể thao).

Chống chỉ định: Dị ứng các thành phần của thuốc. Bệnh nhân có giảm alpha-1-chymotrypsin (bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD, đặc biệt là khí phế thủng, hội chứng thận hư).

Liều và cách dùng:

Đường uống: Uống 2 viên/lần, 3 – 4 lần/ngày.

Đường ngậm: 4 – 6 viên chia đều ra trong ngày. Để thuốc tan từ từ dưới lưỡi.

Chuyển hóa

Chưa có tài liệu nghiên cứu chính thức, sản phẩm được chuyển hóa alpha-chymotrypsin trong y văn chính thức của dược điển.

Độc tính

Không có đủ dữ liệu nghiên cứu độc tính của Alphachymotrypsin, đặc biệt trên đối tượng phụ nữ mang thai và cho con bú. Tuy nhiên, Alphachymotrypsin là một chất tiết ra từ tuyến tụy của cơ thể, do đó việc sử dụng alphachymotrypsin có thể gây ức chế ngược tới tuyến tụy và có thể gây ra một số hậu quả.

Tại các nước phương Tây, Alphachymotrypsin không được sử dụng cho phụ nữ mang thai và cho con bú trừ trường hợp có chỉ định đặc biệt của thầy thuốc khi lợi ích điều trị vượt trội so với nguy cơ.

Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú

Sử dụng cho phụ nữ có thai

Không nên sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai nếu không có sự theo dõi của thầy thuốc.

Sử dụng cho phụ nữ cho con bú

Không nên sử dụng thuốc cho phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ

Một số tác dụng phụ: Thuốc dung nạp tốt, không gây tác dụng phụ đáng kể. Có thể có thay đổi sắc da, cân nặng hoặc rối loạn tiêu hóa: nặng bụng, đầy hơi, tiêu chảy nhưng tác dụng thoáng qua và sẽ hết sau ngừng thuốc.

Chú ý (nếu có): Nên uống với nhiều nước (ít nhất 240 ml) nhằm tăng hoạt tính men của thuốc.

]]>
Loratadin https://procarevn.vn/thuoc/loratadin/ Tue, 04 Oct 2016 07:46:32 +0000 https://procarevn.vn/?post_type=thuoc&p=2407 Biệt dược: Clarytin, Loratidyl, Lorastad, Alertin, Corityne, Lorafast.

Phân loại mức độ an toàn cho phụ nữ có thai: B1

* Phân loại mức độ an toàn B1: Thuốc được một số lượng giới hạn phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng, mà không quan sát thấy sự gia tăng dị tật thai nhi hoặc các tác hại trực tiếp hay gián tiếp khác đến thai nhi. Các nghiên cứu trên động vật không chỉ ra sự gia tăng tổn thương với thai nhi.

Nhóm thuốc: thuốc kháng histamine, đối kháng thụ thể H1.

Tên hoạt chất: Loratadin.

Chỉ định: Viêm mũi dị ứng. Viêm kết mạc dị ứng. Ngứa và mày đay liên quan đến histamin.

Chống chỉ định: Quá mẫn thành phần của thuốc.  

Liều và cách dùng:

10 mg loratadin, 1 lần/ngày. Cần giảm liều trên bệnh nhân suy gan hoặc suy thận.

Chuyển hóa:

Loratadin chuyển hóa chủ yếu qua gan, bài tiết qua phân và nước tiểu.

Loratadin và chất chuyển hóa descarboethoxyloratadin tiết vào sữa mẹ với nồng độ tương đương nồng độ trong huyết tương.

Độc tính:

Ở PNCT: Chưa có nghiên cứu đầy đủ về sử dụng thuốc loratadin trong thai kỳ. Một số ít bằng chứng trên người và động vật cho thấy không có độc tính quái thai của loratadin. Đã từng có nghi ngờ liệu loratadin có thể gây ra dị tật lỗ tiểu lệch thấp hay không, nhưng vẫn chưa được xác minh. Tuy nhiên loratadin là thuốc kháng histamine không có tác dụng an thần phổ biến nhất được sử dụng trên phụ nữ có thai cho tới nay.

Ở PNCCB: Loratadin ít tác dụng an thần,và bài tiết qua sữa ít, chỉ khoảng 1% liều bài tiết qua sữa mẹ, nên sử dụng trong thời kỳ mang thai có thể không gây ra tác dụng phụ trên trẻ bú mẹ. Bằng chứng đơn lẻ cho thấy loratadin có thể gây tác dụng an thần ở 2 trong 51 trẻ nghiên cứu. Loratadin đặc biệt khi kết hợp trong chế phẩm với pseudoephedrine có thể làm giảm tiết sữa.

Sử dụng  cho phụ nữ có thai và cho con bú

Sử dụng cho phụ nữ có thai

Do bằng chứng chưa hoàn toàn chắc chắn nên để phòng tránh tác hại xấu, nên tránh dùng loratadin. Tuy nhiên nếu có chỉ định sử dụng thuốc kháng histamine thì loratadin và cetirizin là lựa chọn ưu tiên do chúng có nhiều bằng chứng an toàn nhất trong các thuốc kháng histamin và chỉ nên dùng liều thấp và trong thời gian ngắn.

Sử dụng cho phụ nữ cho con bú

Không khuyến cáo sử dụng, nhưng nếu có chỉ định sử dụng thuốc kháng histamine thì loratadin và cetirizine với liều thấp nhất trong thời gian ngắn là lựa chọn ưu tiên.

Một số tác dụng phụ: Sử dụng với liều hơn 10 mg/ngày thường gặp tác dụng phụ đau đầu, khô miệng. Ít gặp chóng mặt, khô mũi, viêm kết mạc.

Chú ý (nếu có): Thận trọng nếu suy gan. Khi dùng thuốc, có nguy cơ khô miệng, và tăng nguy cơ sâu răng. Do đó cần phải vệ sinh răng miệng sạch sẽ khi dùng loratadin.

Dạng kết hợp loratadin và pseudoephedrine sulfat cần uống nguyên viên mà không được bẻ, nhai.

]]>
Fexofenadin https://procarevn.vn/thuoc/fexofenadin/ Tue, 04 Oct 2016 07:45:51 +0000 https://procarevn.vn/?post_type=thuoc&p=2406 Biệt dược: Allerphast, Fexalar, Telgate, Telfor, Texofen-60, Telfast BD.

Phân loại mức độ an toàn cho phụ nữ có thai: B2

* Phân loại mức độ an toàn B2: thuốc được sử dụng trên một số lượng giới hạn phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ mà không quan sát thấy sự gia tăng dị tật thai nhi hoặc các tác hại trực tiếp hay gián tiếp khác đến thai nhi. Các nghiên cứu trên động vật không đầy đủ hoặc có thể vẫn còn thiếu, nhưng các nghiên cứu hiện có không chỉ ra sự gia tăng tổn thương với thai nhi.

Tên hoạt chất: fexofenadin.

Chỉ định: Điều trị triệu chứng trong viêm mũi dị ứng theo mùa, mày đay mạn tính vô căn ở người lớn và trẻ em trên 6 tuổi.

Chống chỉ định: Quá mẫn fexofenadine, terfernadin hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.

Liều dùng và cách dùng:

Điều trị viêm mũi dị ứng và điều trị mày đay mạn tính vô căn: liều thông thường 60 mg x 2 lần/ngày hoặc 180 mg x 1 lần/ngày.

Bệnh nhân suy thận cần hiệu chỉnh liều: giảm liều 60 mg x 1 lần/ngày, tùy chức năng thận.

Chuyển hóa:

Thuốc rất ít bị chuyển hóa trong cơ thể.

Thuốc chưa rõ có qua nhau thai hay không.

Thuốc vào sữa mẹ với lượng thấp.

Độc tính:

Chưa có nghiên cứu đầy đủ trên phụ nữ mang thai.

Do thuốc vào sữa mẹ với lượng thấp, đồng thời không có tác dụng an thần như các thuốc kháng histamine thế hệ trước, fexofenadine ít có khả năng gây hại cho trẻ bú mẹ. Tuy nhiên, thuốc có thể ảnh hưởng tới việc tiết sữa, đặc biệt khi kết hợp với thuốc giao cảm như pseudoephedrine. Chưa có báo cáo về tác dụng phụ ở trẻ sơ sinh bú mẹ có dùng fexofenadine.

Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú

Sử dụng cho phụ nữ có thai

Chỉ nên dùng khi lợi ích vượt trội so với nguy cơ. Tuy nhiên, thuốc chống dị ứng ưu tiên lựa chọn trong thời kỳ mang thai là loratadin và cetirizine vì vậy có thể cân nhắc thay thế.

Sử dụng cho phụ nữ cho con bú

Chỉ nên dùng khi lợi ích vượt trội so với nguy cơ. Tuy nhiên, thuốc chống dị ứng ưu tiên lựa chọn trong thời kỳ cho con bú là loratadin và cetirizine vì vậy có thể cân nhắc thay thế.

Một số tác dụng phụ:

Thường gặp mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ hoặc buồn ngủ, buồn nôn, khó tiêu, dễ nhiễm virus (cảm, cúm), ngứa họng.

Ít gặp khô miệng, rối loạn giấc ngủ.

Hiếm gặp mày đay hoặc ngứa.

Chú ý (nếu có): Tuy thuốc ít gây buồn ngủ, nhưng vẫn nên thận trọng khi lái xe và vận hành máy móc.

Thuốc không nên uống cùng nước hoa quả, có thể vào bất cứ thời điểm nào dù gần hay xa bữa ăn.

]]>
Desloratadin https://procarevn.vn/thuoc/desloratadin/ Tue, 04 Oct 2016 07:43:22 +0000 https://procarevn.vn/?post_type=thuoc&p=2403 Biệt dược: Clarinex,  Aerius, Neoclarityn, Desloratadin Stada 5mg.

Phân loại mức độ an toàn cho phụ nữ có thai: B1

* Phân loại mức độ an toàn B1– Thuốc được một số lượng giới hạn phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng, mà không quan sát thấy sự gia tăng dị tật thai nhi hoặc các tác hại trực tiếp hay gián tiếp khác đến thai nhi. Các nghiên cứu trên động vật không chỉ ra sự gia tăng tổn thương với thai nhi.

Nhóm thuốc: thuốc kháng histamin H1.

Tên hoạt chất: desloratadin.

Chỉ định:Viêm mũi dị ứng. Mày đay mạn tính vô căn.

Chống chỉ định: Mẫn cảm loratadin, desloratadin hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc

Liều và cách dùng:

5 mg/lần, 1 lần/ngày. Với người suy gan hoặc suy thận sử dụng liều 5 mg nhưng dùng cách ngày.

Chuyển hóa:

Thuốc chuyển hóa ở gan thành chất chuyển hóa có hoạt tính, thải trừ qua nước tiểu và phân ở dạng có hoạt tính.

Thuốc có bài tiết qua sữa mẹ nhưng ít.

Độc tính:

Ở PNCT: Desloratadin là chất chuyển hóa của loratadin. Các bằng chứng về độ an toàn của desloratadin trên phụ nữ có thai vẫn còn chưa đầy đủ. Dữ liệu nghiên cứu trên động vật không cho thấy gây quái thai cũng như độc tính sinh sản.  Một nghiên cứu tiến hành trên 1000 phụ nữ có thai cũng cho thấy không gây dị tật thai nhi hoặc độc tính trên trẻ sơ sinh.

Ở PNCCB: Do thuốc qua sữa mẹ ít và không có tác dụng an thần nên ít có khả năng ảnh hưởng tới trẻ bú mẹ hoặc ít gây giảm tiết sữa. Tuy nhiên khi kết hợp desloratadin với thuốc giống giao cảm nhu pseudoephedrine có thể dẫn tới giảm tiết sữa.

Sử dụng  cho phụ nữ có thai và cho con bú

Sử dụng cho phụ nữ có thai:

Để tránh tác hại có thể xảy ra, nên tránh dùng desloratadin trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên nếu có chí định sử dụng thuốc kháng histamine thì loratadin và cetirizin là lựa chọn ưu tiên do chúng có nhiều bằng chứng an toàn nhất trong các thuốc kháng histamin và chỉ nên dùng liều thấp và trong thời gian ngắn.

Sử dụng cho phụ nữ cho con bú:

Có thể phải cân nhắc lợi ích giữa việc ngưng cho con bú hoặc ngưng dùng thuốc khi dùng desloratadin. Tuy nhiên nếu có chỉ định sử dụng thuốc kháng histamine thì loratadin và cetirizine với liều thấp nhất trong thời gian ngắn là lựa chọn ưu tiên hơn.

Một số tác dụng phụ: Rất thường gặp đau đầu. Thường gặp mệt mỏi, ngủ gà, chóng mặt, khô miệng, buồn nôn, khó tiêu, đau cơ, viêm hầu họng.

Chú ý (nếu có): Hấp thu thuốc không bị ảnh hưởng bởi thức ăn nên uống lúc nào trong ngày cũng được.

]]>
Clorpheniramin (clorphenamin) https://procarevn.vn/thuoc/clorpheniramin-clorphenamin/ Tue, 04 Oct 2016 07:41:00 +0000 https://procarevn.vn/?post_type=thuoc&p=2401 Biệt dược: Chlor-Trimeton, Codofril, Allerfar, Agitec-F.

Phân loại mức độ an toàn cho phụ nữ có thai: A

*Mức độ an toàn loại A: thuốc đã được nhiều phụ nữ mang thai và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng và không quan sát thấy bất kì sự gia tăng dị tật thai nhi hoặc các tác hại trực tiếp hay gián tiếp khác đến thai nhi.

Nhóm thuốc: thuốc kháng histamine, thế hệ thứ nhất.

Tên hoạt chất: clorpheniramin (hoặc clorphenamin).

Chỉ định:

Điều trị triệu chứng: viêm mũi dị ứng mùa và quanh năm, mày đay.

Điều trị bổ sung trong sốc phản vệ.

Chống chỉ định:

Quá mẫn chlopheniramin hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.

Cơn hen cấp. Phì đại tuyến tiền liệt. Bí tiểu tiện.

Phụ nữ cho con bú, trẻ sơ sinh đủ tháng và thiếu tháng.

Liều và cách dùng:

Viêm mũi dị ứng mùa hoặc quanh năm, mày đay: 4 mg/lần, mỗi 4 – 6h một lần. Tối đa 24 mg/ngày.

Dị ứng cấp: 12 mg uống, chia 1 – 2 lần.

Chuyển hóa:

Thuốc chuyển hóa nhiều qua gan và ruột, bài tiết chủ yếu qua thận ở cả dạng có hoạt tính và không hoạt tính.

Chưa có bằng chứng chắc chắn về việc clopheniramin có bài tiết qua sữa mẹ hay không tuy nhiên một số bằng chứng cho thấy thuốc có thể vào được sữa mẹ.

Độc tính:

Ở PNCT: Không có đầy đủ dữ liệu về sử dụng clopheniramin trên phụ nữ mang thai và chưa rõ được các nguy cơ tiềm ẩn. Tuy nhiên sử dụng trong 3 tháng cuối thai kỳ có thể dẫn tới các đáp ứng bất thường ở trẻ sơ sinh hoặc dẫn tới sinh non. Một nghiên cứu đơn lẻ trên 68 phụ nữ có thai cho thấy 1 trẻ bị loạn sản xương hông bẩm sinh.

Ở PNCCB: Liều cao clopheniramin có thể ảnh hưởng trẻ bú mẹ hoặc làm giảm tiết sữa, đặc biệt khi phối hợp với các thuốc tác dụng giống giao cảm như pseudoephedrine.

Sử dụng  cho phụ nữ có thai và cho con bú

Sử dụng cho phụ nữ có thai

Nên tránh sử dụng trừ khi có chỉ định của bác sĩ. Nếu phải dùng thuốc kháng histamin thì loratadin và cetirizine được ưu tiên hơn do có nhiều bằng chứng an toàn.

Sử dụng cho phụ nữ cho con bú

Liều thấp ( 2 – 4 mg) và sử dụng ngắn hạn clopheniramin có thể chấp nhận được trong thời kỳ cho con bú. Để giảm thiểu tối đa ảnh hưởng của thuốc, nên uống một liều trước khi đi ngủ, sau lần cho con bú cuối cùng của ngày. Tuy nhiên các thuốc kháng histamine không an thần như loratadin hay cetirizine được ưu tiên hơn.

Một số tác dụng phụ: Tác dụng phụ hay gặp nhất là buồn ngủ, mệt mỏi, chóng mặt, mất phối hợp động tác và tác dụng kháng muscarin nhẹ. Trẻ em đặc biệt nhạy cảm với tác dụng phụ hơn.

Chú ý (nếu có): Nên uống thuốc lúc no hoặc trước khi đi ngủ.

]]>
Cetirizin https://procarevn.vn/thuoc/cetirizin/ Tue, 04 Oct 2016 07:36:31 +0000 https://procarevn.vn/?post_type=thuoc&p=2400 Biệt dược: Zyrtec, Cetirizin, Cetirizn Stada-10mg, Cetirizin CZ10.

Phân loại mức độ an toàn cho phụ nữ có thai: B2

*Mức độ an toàn loại B2: thuốc được sử dụng trên một số lượng giới hạn phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ mà không quan sát thấy sự gia tăng dị tật thai nhi hoặc các tác hại trực tiếp hay gián tiếp khác đến thai nhi. Các nghiên cứu trên động vật không đầy đủ hoặc có thể vẫn còn thiếu, nhưng các nghiên cứu hiện có không chỉ ra sự gia tăng tổn thương với thai nhi.

Nhóm thuốc: thuốc kháng histamine, đối kháng thụ thể H1.

Tên hoạt chất: cetirizin .

Chỉ định: Viêm mũi dị ứng dai dẳng, viêm mũi dị ứng theo mùa, mày đay mạn tính vô căn, viêm kết mạc dị ứng.

Chống chỉ định: Tiền sử dị ứng cetirizine, hydroxyzine hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc. Suy thận giai đoạn cuối.

Liều và cách dùng:

10 mg/lần, 1 lần/ngày 5 mg/lần và 2 lần/ngày. Cần giảm liều trên bệnh nhân suy gan hoặc suy thận.

Chuyển hóa:

Thuốc bài tiết chủ yếu qua nước tiểu ở dạng còn hoạt tính.

Thuốc có vào được sữa mẹ.

Độc tính

Ở PNCT: Cetirizin – một chất chuyển hóa của hydroxyzine, là một trong các thuốc kháng histamine thế hệ mới, tuy bằng chứng về độ an toàn trên người chưa hoàn toàn đầy đủ, nhưng là thuốc có nhiều bằng chứng nhất trong các thuốc kháng histamin trên phụ nữ có thai và các bằng chứng tới nay chưa ghi nhận được bất cứ nguy cơ quái thai nào trên cả người và động vật.

Ở PNCCB: Sử dụng liều cetirizine lớn hoặc kéo dài có thể gây ngủ gà ở trẻ bú mẹ, có thể làm giảm tiết sữa, nhất là khi chế phẩm có kết hợp với pseudoephedrine.

Sử dụng  cho phụ nữ có thai và cho con bú

Sử dụng cho phụ nữ có thai

Để đề phòng tác hại xấu, nên tránh dùng thuốc trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên nếu có chỉ định sử dụng thuốc kháng histamine thì loratadin và cetirizin là lựa chọn ưu tiên do chúng có nhiều bằng chứng an toàn nhất trong các thuốc kháng histamin và chỉ nên dùng liều thấp và trong thời gian ngắn.

Sử dụng cho phụ nữ cho con bú

Nếu có chỉ định sử dụng thuốc kháng histamine thì loratadin và cetirizine là lựa chọn ưu tiên và sử dụng với liều nhất trong thời gian ngắn nhất. Có thể cần tránh không cho con bú trong thời gian dùng thuốc nhằm giảm thiểu tối đa nguy cơ. Nếu phải sử dụng thuốc, sau khi kết thúc điều trị khoảng 2 ngày mới nên cho trẻ bú lại để thuốc thải hết khỏi cơ thể.

Một số tác dụng phụ: Hay gặp tác dụng phụ ngủ gà, tỉ lệ gặp tác dụng phụ tùy thuộc liều dùng. Ngoài ra còn gây mệt mỏi, khô miệng, viêm họng, chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn. Ít gặp chán ăn, bí tiểu.

Chú ý (nếu có): Viên nén kết hợp cetirizine và pseudoephedrine hydroclorid phải nuốt nguyên viên, không bẻ, nhai hoặc hòa tan. Thức ăn không ảnh hưởng mức độ hấp thu thuốc nên có thể uống cùng hoặc xa bữa ăn. Ở một số người sử dụng có hiện tượng ngủ gà, nên cần thận trọng khi lái xe, vận hành máy móc.

]]>