Procare – Website chính thức https://procarevn.vn PM Procare - Công thức đặc biệt cho phụ nữ mang thai, cho con bú Thu, 26 Oct 2017 08:24:11 +0000 vi hourly 1 Ampicillin + Sulbactam https://procarevn.vn/thuoc/ampicillin-sulbactam/ Wed, 05 Oct 2016 07:20:17 +0000 https://procarevn.vn/?post_type=thuoc&p=2486 Biệt dược: Sultamicillin.

Phân loại mức độ an toàn cho phụ nữ có thai: B (FDA)  

* Phân loại mức độ an toàn B (FDA): Thuốc đã được chứng minh không gây dị tật thai nhi trên động vật thực nghiệm. Thuốc đã được dùng cho một số lượng có hạn phụ nữ có thai và không cho thấy làm tăng tỷ lệ dị tật và gây hại cho thai nhi.

Nhóm thuốc: kháng sinh penicillin phối hợp với chất ức chế men β-lactamase.

Tên hoạt chất: ampicillin, sulbactam.

Chỉ định: Nhiễm trùng do chủng nhạy cảm, bao gồm: viêm xoang, viêm tai giữa, viêm đường hô hấp dưới: viêm phổi do vi khuẩn, viêm phế quản; nhiễm khuẩn tiết niệu và viêm bể thận; nhiễm khuẩn da mô mềm, nhiễm trùng ổ bụng và nhiễm khuẩn do lậu cầu.

Chống chỉ định: Mẫn cảm thành phần thuốc.

Liều và cách dùng:

Liều thường: 375 – 750 mg uống hai lần mỗi ngày.

Chuyển hóa:

Thuốc thải trừ chủ yếu qua thận, vì vậy cần hiệu chỉnh liều ở bệnh nhân suy thận.

Thuốc có qua được nhau thai

Thuốc có vào được sữa mẹ với lượng thấp.

Độc tính

Ở PNCT: Nghiên cứu trên động vật không cho thấy tác hại đến khả năng sinh sản của thai nhi hoặc tổn hại đến sự phát triển của thai nhi do thuốc. Chưa có nghiên cứu đầy đủ và có kiểm soát tốt trên phụ nữ mang thai, đồng thời không thể ngoại suy hoàn toàn kết quả từ nghiên cứu trên động vật sang người, vì vậy cần thận trọng khi dùng, chỉ  dùng khi thật cần thiết.

Ở PNCCB: Thuốc phối hợp sử dụng chấp nhận được trong thời kỳ cho con bú. Thông tin vẫn còn hạn chế cho thấy thuốc phối hợp có bài tiết qua sữa mẹ với lượng thấp và ít có khả năng gây hại cho trẻ. Tuy nhiên đã có báo cáo thuốc có thể gây loạn khuẩn đường ruột với triệu chứng tiêu chảy, phát ban tã, nhưng vẫn chưa được xác nhận.

Sử dụng  cho phụ nữ có thai và cho con bú

Sử dụng cho phụ nữ có thai

Chỉ dùng khi thật cần thiết. Tuy nhiên, nếu có sự xuất hiện của chủng đề kháng amoxicillin, có thể dùng được chế phẩm kết hợp với acid clavulanic.

Sử dụng cho phụ nữ cho con bú

Thuốc sử dụng chấp nhận được trong thời kỳ này và không cần thiết phải ngưng cho con bú. Tuy nhiên nếu có thể, dùng các kháng sinh cephalosporin như: cephalexin, cefuroxime được ưu tiên hơn.

Một số tác dụng phụ: Thuốc nói chung dung nạp tốt. Các tác dụng phụ thường từ nhẹ đến vừa và hết khi điều trị một thời gian. Có thể gặp mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu; dị ứng; tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng, nôn; ngứa, ban da.

Chú ý (nếu có):

]]>
Cefpodoxim https://procarevn.vn/thuoc/cefpodoxim/ Wed, 05 Oct 2016 07:19:18 +0000 https://procarevn.vn/?post_type=thuoc&p=2485 Biệt dược: Cinemax, Cefedim, Cepodox, Mepodex, Manpos, Podoxim, Septomux, Opox.

Phân loại mức độ an toàn cho phụ nữ có thai: B (FDA)

* Phân loại mức độ an toàn B (FDA): Thuốc đã được chứng minh không gây dị tật thai nhi trên động vật thực nghiệm. Thuốc đã được dùng cho một số lượng có hạn phụ nữ có thai và không cho thấy làm tăng tỷ lệ dị tật và gây hại cho thai nhi.

Nhóm thuốc: kháng sinh cephalosporin thế hệ ba.

Tên hoạt chất: cefpodoxim.

Chỉ định:

Điều trị nhiễm khuẩn nhẹ đến trung bình ở đường hô hấp dưới, kể cả viêm phổi cấp tính mắc phải ở cộng đồng do chủng nhạy cảm, hoặc viêm phế quản mạn do các chủng nhạy cảm. Tuy nhiên cefpodoxim không phải ưu tiên lựa chọn điều trị nhiễm khuẩn nhẹ đến vừa ở hô hấp trên, mà chỉ là thuốc thay thế cho amoxicillin hay amoxicillin + acid clavulanic.

Điều trị viêm tai giữa cấp, viêm xoang cấp. Điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu nhẹ và vừa chưa có biến chứng. Điều trị lậu chưa biến chứng. Điều trị nhiễm khuẩn da và mô mềm nhẹ đến vừa chưa biến chứng do các chủng nhạy cảm

Chống chỉ định: Mẫn cảm cefpodoxim hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc. Tiền sử dị ứng cephalosporin khác.

Liều và cách dùng:

Liều thường dùng với người lớn: uống 100 – 400 mg/lần, cách 12 giờ một lần.

Chuyển hóa:

Thuốc không chuyển hóa ở thận và gan, thải trừ chủ yếu qua thận ở dạng không biến đổi

Thuốc có bài tiết qua sữa mẹ với lượng nhỏ.

Độc tính

Ở PNCT: Dữ liệu còn hạn chế về độ an toàn của thuốc trong thời kỳ mang thai. Nghiên cứu trên động vật không chỉ ra tác hại trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến độc tính sinh sản ở trẻ sinh ra. Chưa có các nghiên cứu thỏa đáng và kiểm soát chặt chẽ về việc độ an toàn của cefpodoxim cho người mang thai hoặc khi sinh đẻ.

Ở PNCCB: Một số ít bằng chứng chỉ ra thuốc bài tiết lượng ít vào sữa mẹ và ít có khả năng gây hại cho trẻ, đặc biệt với trẻ hơn 2 tháng tuổi.

Sử dụng  cho phụ nữ có thai và cho con bú

Sử dụng cho phụ nữ có thai

Nói chung, tương tự như các penicillin, cephalosporin là nhóm kháng sinh ưu tiên lựa chọn trong thời kỳ mang thai trong đó ưu tiên hơn là cephalexin, cefuroxime hoặc cefaclor.

Có thể cân nhắc dùng cefpodoxim do các lợi ích điều trị mang lại và cần thận trọng khi dùng.

Sử dụng cho phụ nữ cho con bú

Các kháng sinh cephalosporin nói chung vẫn là nhóm được ưu tiên lựa chọn trong thời kỳ này. Tuy nhiên trong nhóm, không phải là cefixim, mà cefuroxime và cephalexin mới là hai kháng sinh được ưu tiên hơn do nhiều bằng chứng về tính an toàn đã được thiết lập và đều đã được sử dụng trong một thời gian dài.

Tuy nhiên cefpodoxim cũng có thể được sử dụng. Nếu trẻ có dấu hiệu tiêu chảy hoặc nấm niêm mạc, nên cân nhắc ngưng cho con bú trong thời gian dùng thuốc và chỉ nên cho trẻ bú trở lại sau khi ngưng điều trị ít nhất là nửa ngày – 1 ngày.

Một số tác dụng phụ:

Chú ý (nếu có): Nên uống viên nén cùng thức ăn để tăng hấp thu của thuốc qua đường tiêu hóa. Còn cefpodoxim dạng hỗn dịch có thể uống bất cứ lúc nào với thức ăn hoặc không.

]]>
Cefixim https://procarevn.vn/thuoc/cefixim/ Wed, 05 Oct 2016 07:18:22 +0000 https://procarevn.vn/?post_type=thuoc&p=2484 Biệt dược: Bicebid, Amyxim, Midoxime, Cemax, Cerat, Acicef, Fixma.

Phân loại mức độ an toàn cho phụ nữ có thai: B (FDA)

* Phân loại mức độ an toàn B (FDA): Thuốc đã được chứng minh không gây dị tật thai nhi trên động vật thực nghiệm. Thuốc đã được dùng cho một số lượng có hạn phụ nữ có thai và không cho thấy làm tăng tỷ lệ dị tật và gây hại cho thai nhi.

Nhóm thuốc: kháng sinh cephalosporin thế hệ 3.

Tên hoạt chất: cefixim.

Chỉ định: Nhiễm khuẩn tiết niệu không biến chứng, viêm tai giữa cấp, viêm họng và viêm amidan, viêm phế quản cấp và mạn, viêm phổi nhẹ đến vừa, bệnh lậu chưa có biến chứng do các chủng vi khuẩn nhạy cảm.

Chống chỉ định: Tiền sử dị ứng cefixim hoặc các kháng sinh cephalosporin khác. Người bệnh có tiền sử sốc phản vệ với penicillin hoặc dị ứng thành phần của chế phẩm.

Liều và cách dùng:

Thường dùng liều 200 – 400 mg/ngày, có thể dùng 1 lần hoặc chia 2 lần dùng cách nhau 12 giờ.

Chuyển hóa:

Thuốc đào thải 20% dạng còn hoạt tính qua nước tiểu, còn lại có thể thải vào mật, phân.

Thuốc có qua nhau thai. Chưa rõ thuốc có vào sữa mẹ không.

Độc tính

Ở PNCT: Nghiên cứu trên động vật ở liều thuốc tới 400 g không cho thấy dị dạng thai hoặc tác hại đến thai. Cho đến nay chưa có dữ liệu đầy đủ về tính an toàn của cefixim ở phụ nữ mang thai, trong lúc chuyển dạ và lúc đẻ.

Ở PNCCB: Chưa khẳng định được chắc chắn thuốc có vào sữa mẹ không và tác hại có thể có trên trẻ bú mẹ là gì. Đã từng có báo cáo thuốc ảnh hưởng tới hệ vi khuẩn đường ruột của trẻ, dẫn tới tiêu chảy và phát ban tã, tuy nhiên vẫn chưa chắc chắn.

Sử dụng  cho phụ nữ có thai và cho con bú

Sử dụng cho phụ nữ có thai

Chỉ sử dụng cefixime khi thật cần thiết.

Nói chung, tương tự như các penicillin, cephalosporin là nhóm kháng sinh ưu tiên lựa chọn trong thời kỳ mang thai trong đó ưu tiên hơn là cephalexin, cefuroxime hoặc cefaclor.

Sử dụng cho phụ nữ cho con bú

Các kháng sinh cephalosporin nói chung vẫn là nhóm được ưu tiên lựa chọn trong thời kỳ này. Tuy nhiên trong nhóm, không phải là cefixim, mà cefuroxime và cephalexin mới là hai kháng sinh được ưu tiên hơn do nhiều bằng chứng về tính an toàn đã được thiết lập và đều đã được sử đụng trong một thời gian dài.

Kháng sinh cephalosporin nói chung ít có khả năng ảnh hưởng tới trẻ bú mẹ, tuy nhiên do thông tin về điều này còn hạn chế, cần thận trọng khi sử dụng và một số tài liệu khuyến cáo có thể nên ngưng cho con bú trong thời gian dùng thuốc để đảm bảo chắc chắn không gây hại cho trẻ. Nếu như vậy, chỉ nên cho trẻ bú trở lại sau khi kết thúc điều trị ít nhất 1 ngày.

Một số tác dụng phụ: thuốc thường dung nạp tốt, thường thoáng qua, nhẹ và vừa. Có thể tới 30% người bệnh bị rối loạn tiêu hóa mức độ chủ yếu là nhẹ và vừa, bao gồm: ỉa chảy phân nát, khô miệng, đau bụng nôn buồn nôn, đầy hơi, ăn không ngon. Có thể có đau đầu, bồn chồn, mệt mỏi. Ít gặp ỉa chảy nặng, phản ứng phản vệ.

Chú ý (nếu có): Khi có suy thận cần hiệu chỉnh liều cho phù hợp.

]]>
Cefaclor https://procarevn.vn/thuoc/cefaclor/ Wed, 05 Oct 2016 07:17:20 +0000 https://procarevn.vn/?post_type=thuoc&p=2483 Biệt dược: Ceclor, Cefar, Cefaclor, CelorDHG, Ceflodin, Ranclor.

Phân loại mức độ an toàn cho phụ nữ có thai: B1

* Phân loại mức độ an toàn B1- Thuốc được một số lượng giới hạn phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng, mà không quan sát thấy sự gia tăng dị tật thai nhi hoặc các tác hại trực tiếp hay gián tiếp khác đến thai nhi. Các nghiên cứu trên động vật không chỉ ra sự gia tăng tổn thương với thai nhi.

Nhóm thuốc: kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ 2.

Tên hoạt chất: cefaclor.

Chỉ định: Các nhiễm khuẩn hô hấp trên và hô hấp dưới mức độ nhẹ và vừa do vi khuẩn nhạy cảm: viêm tai giữa cấp, viêm xoang cấp, viêm họng, viêm amidan tái phát nhiều lần, viêm phế quản cấp có bội nhiễm, viêm phổi, đợt bùng phát của viêm phế quản mạn tính, nhiễm khuẩn tiết niệu không biến chứng do vi khuẩn nhạy cảm, nhiễm khuẩn da và mô mềm do chủng vi khuẩn nhạy cảm.

Chống chỉ định: Tiền sử quá mẫn cefaclor và kháng sinh nhóm cephaloporin.

Liều và cách dùng:

Liều thường dùng cho người lớn: 250 mg/lần, mỗi 8 giờ một lần; có thể tăng liều lên gấp đôi trong trường hợp nặng. Tối đa 4 g/ngày.

Chuyển hóa:

Thuốc thải trừ nhanh qua thận, chủ yếu ở dạng nguyên vẹn còn hoạt tính.

Thuốc có qua nhau thai và phân bố vào sữa mẹ với nồng độ thấp.

Độc tính

Ở PNCT: Nghiên cứu trên động vật với liều gấp từ 3 – 5 lần liều tối đa dùng cho người, không cho thấy bằng chứng gây ảnh hưởng thai nhi của thuốc. Nhiều quan sát trên người cho thấy dùng thuốc vào 3 tháng đầu thai kỳ với liều điều trị không gây ra dị tật thai nhi. Nói chung chưa có công trình nghiên cứu nào đầy đủ trên người mang thai nên vẫn nên thận trọng khi dùng.

Ở PNCCB: Tác động của thuốc trên trẻ bú mẹ chưa rõ.

Sử dụng  cho phụ nữ có thai và cho con bú

Sử dụng cho phụ nữ có thai

Nói chung, tương tự như các penicillin, cephalosporin là nhóm kháng sinh ưu tiên lựa chọn trong thời kỳ mang thai. Và cùng với cephalexin, cefuroxim thì cefaclor là thuốc được ưu tiên lựa chọn hơn trong nhóm do nhiều bằng chứng an toàn đã được thiết lập.

Sử dụng cho phụ nữ cho con bú

Các kháng sinh cephalosporin nói chung là thuốc thường được lựa chọn trong thời kỳ cho con bú vì vậy sử dụng cefaclor là chấp nhận được trong thời kỳ này. Tuy nhiên cephalexin và cefuroxime được ưu tiên lựa chọn hơn trong nhóm do đã được dùng trong thời gian dài và bằng chứng an toàn nhiều hơn.

Cần thận trọng nếu thấy trẻ có dấu hiệu ỉa chảy, tưa và nổi ban. Có tài liệu khuyến cáo cân nhắc ngưng cho con bú trong thời gian dùng thuốc nếu có dấu hiệu trên.

Một số tác dụng phụ: Khoảng 4% người bệnh dùng cefaclor có tác dụng phụ, hay gặp nhất là ban da và ỉa chảy. Ít gặp giảm bạch cầu, buồn nôn, nôn, ngứa và nổi mày đay. Hiếm gặp các phản ứng phản vệ.

Chú ý (nếu có): Thuốc uống lúc no hoặc lúc đói đều được. Tuy nhiên với dạng viên nén giải phóng kéo dài nên dùng trong bữa ăn hoặc trong vòng 1 giờ quanh bữa ăn để tăng hấp thu.

]]>
Amoxicillin – Acid clavulanic https://procarevn.vn/thuoc/amoxicillin-acid-clavulanic/ Wed, 05 Oct 2016 07:16:33 +0000 https://procarevn.vn/?post_type=thuoc&p=2482 Biệt dược: Augmentin, Klamentin.

Phân loại mức độ an toàn cho phụ nữ có thai: B (FDA)

* Phân loại mức độ an toàn B (FDA): Thuốc đã được chứng minh không gây dị tật thai nhi trên động vật thực ngiệm. Thuốc đã được dùng cho một số lượng có hạn phụ nữ có thai và không cho thấy làm tăng tỷ lệ dị tật và gây hại cho thai nhi.

Nhóm thuốc: kháng sinh nhóm beta-lactam phối hợp chất ức chế men β-lactamase.

Tên hoạt chất: Amoxicillin, acid clavulanic.

Chỉ định: Điều trị các nhiễm khuẩn ở người lớn và trẻ em, bao gồm:

Viêm xoang có nhiễm khuẩn (đã chẩn đoán đầy đủ), Viêm tai giữa cấp tính đợt bùng phát, viêm phổi cộng đồng, viêm bàng quang, viêm bể thận, viêm mô tế bào, nhiễm khuẩn da mô mềm, vết động vật cắn, áp xe răng nặng có viêm mô tế bào lây lan, nhiễm khuẩn xương khớp, viêm tủy xương.

Chống chỉ định: Mẫn cảm bất cứ thành phần nào của thuốc.

Liều và cách dùng:

Người lớn: Uống liều 500 mg/125 mg mỗi lần một viên, 3 lần/ngày.

Liều giảm ở bệnh nhân suy giảm chức năng thận.

Chuyển hóa:

Amoxicillin thải trừ một phần ở nức tiểu ở dạng không hoạt tính. Acid clavulanic chuyển hóa chủ yếu ở gan, thải trừ qua thận và phân.

Acid clavulanic có qua nhau thai và cả hai thành phần trong thuốc đều bài tiết vào sữa mẹ.

Độc tính

Ở PNCT: Nghiên cứu động vật không cho thấy tác hại trực tiếp hoặc gián tiếp  tới sự mang thai, sự phát triển của thai, sự phát triển của trẻ sau sinh. Bằng chứng trên người vẫn còn hạn chế, cho thấy chế phẩm phối hợp không làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh. Đã có báo cáo đơn lẻ cho thấy thuốc có thể tăng nguy cơ viêm ruột hoại tử ở trẻ.

Ở PNCCB: Các bằng chứng đơn lẻ cho thấy rất ít các phản ứng có hại nghiêm trọng trên trẻ bú mẹ, bao gồm: bồn chồn, tiêu chảy, phát ban. Chưa rõ tác hại của acid clavulanic trên trẻ sơ sinh bú mẹ tuy nhiên nhiều báo cáo cho thấy so với dùng amoxicillin đơn lẻ thì việc dùng phối hợp có tỉ lệ xuất hiện tác dụng phụ cao hơn.

Sử dụng  cho phụ nữ có thai và cho con bú

Sử dụng cho phụ nữ có thai

Do nghiên cứu còn chưa đầy đủ nên chỉ dùng thuốc khi thật cần thiết. Tuy nhiên, nếu có sự xuất hiện của chủng đề kháng amoxicillin, có thể dùng được chế phẩm kết hợp với acid clavulanic.

Sử dụng cho phụ nữ cho con bú

Sử dụng chế phẩm phối hợp chấp nhận được trong thời kỳ cho con bú và không nhất thiết phải ngưng cho con bú. Tuy nhiên vẫn nên theo dõi trẻ khi dùng thuốc về các dấu hiệu như tiêu chảy, nhiễm nấm niêm mạc, khi đó có thể phải cân nhắc ngưng cho con bú.

Một số tác dụng phụ: Thường gặp tiêu chảy, buồn nôn, nôn, nấm candida.

Chú ý (nếu có):

]]>
Trimethoprim + Sulfamethoxazol (Cotrimoxazol) https://procarevn.vn/thuoc/trimethoprim-sulfamethoxazol-cotrimoxazol/ Wed, 05 Oct 2016 07:14:54 +0000 https://procarevn.vn/?post_type=thuoc&p=2481 Biệt dược: Biseptol.

Phân loại mức độ an toàn cho phụ nữ có thai: D

* Phân loại mức độ an toàn D: Thuốc gây ra, nghi ngờ gây ra hoặc dự đoán có khả năng gây ra tăng dị tật thai nhi hoặc gây tổn thương không phục hồi. Thuốc cũng có thể có các tác dụng phụ dược lý.

Nhóm thuốc: kháng sinh hỗn hợp sulfamethoxazol mà trimethoprim với tỉ lệ 5/1.

Tên hoạt chất: trimethoprim, sulfamethoxazol.

Chỉ định:

Nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm, bao gồm:

Nhiễm khuẩn tiết niệu: nhiễm khuẩn tiết niệu dưới không biến chứng, nhiễm khuẩn đường niệu mạn tính, tái phát ở nữ trưởng thành, viêm tuyến tiền liệt nhiễm khuẩn.

Nhiễm khuẩn đường hô hấp: đợt cấp viêm phế quản mạn, viêm phổi cấp ở trẻ em, viêm tai giữa cấp trẻ em, viêm xoang má cấp người lớn.

Nhiễm khuẩn tiêu hóa: lỵ trực khuẩn.

Một số nhiễm khuẩn khác.

Chống chỉ định: Suy thận nặng. Mẫn cảm sulfonamid hoặc trimethoprim.

Liều và cách dùng: Liều thường dùng ở người lớn: 2 viên loại 80 trimethoprim/400 mg sulfamothoxazol, mỗi 12 giờ một lần hoặc liều tương tự với chế phẩm khác. Điều trị trong ít nhất 5 ngày.

Chuyển hóa:

Cả hai thành phần đều chuyển hóa ở gan và đào thải nhanh chóng qua thận, chỉ một phần nhỏ đào thải qua phân và mật.

Cả hai thành phần của thuốc đều qua nhau thai và có trong nước ối.

Cả hai thuốc đều vào sữa mẹ, với lượng khoảng 1/10 lượng có trong huyết thanh mẹ.

Độc tính

Ở PNCT:

Nghiên cứu trên động vật cho thấy cả hai hoạt chất đều gây dị dạng thai nhi.

Sulfamethoxazol có thể gây vàng da ở trẻ em thời kỳ chu sinh do việc đẩy bilirubin ra khỏi albumin huyết tương. Trimethoprim và sulfamethoxazol có thể cản trở chuyển hóa folic. Dữ liệu vẫn chưa đầy đủ về tính an toàn của thuốc này trong thời kỳ mang thai. Một số nghiên cứu chỉ ra mối liên quan giữa tình trạng thiếu hụt acid folic gây ra bởi thuốc và dị tật thai nhi.

Ở PNCCB: Do sulfonamide cạnh tranh liên kết với bilirubin ở albumin huyết thanh, vì vậy có nguy cơ gây tình trạng tăng bilirubin huyết ở trẻ sơ sinh.

Sử dụng  cho phụ nữ có thai và cho con bú

Sử dụng cho phụ nữ có thai

Đây không phải kháng sinh ưu tiên lựa chọn trong thời kỳ này. Chỉ dùng khi thật cần thiết. Nếu buộc phải dùng, phải dùng thêm acid folic bù đắp lượng thiếu hụt. Nhà sản xuất thuốc khuyến cáo chống chỉ định thuốc này trong thời kỳ mang thai. Một số tài liệu khuyến cáo không sử dụng cotrimoxazol trong thời kỳ mang thai, đặc biệt ba tháng đầu.

Sử dụng cho phụ nữ cho con bú

Đây không phải thuốc ưu tiên trong thời kỳ này. Nên tránh dùng thuốc ở thời kỳ cho con bú do lúc đó trẻ bú mẹ rất nhạy cảm với tác hại của thuốc và đang có nguy cơ cao bị chứng tăng bilirubin huyết; đặc biệt phải rất cân nhắc không dùng thuốc nếu trẻ sơ sinh hoặc sinh non có tình trạng tăng bilirubin máu hoặc bị thiếu men G6PD. Hơn nữa thuốc cũng nên tránh khi trẻ sơ sinh nhỏ hơn 8 tuần tuổi để hạn chế tối đa tình trạng tăng bilirubin máu ở trẻ.

Tuy nhiên nếu dùng, không nhất thiết phải ngưng cho con bú.

Một số tác dụng phụ: Xảy ra ở 10% người dùng thuốc. Hay gặp nhất tác dụng phụ trên đường tiêu hóa và các phản ứng trên da. Hay gặp ngứa, ngoại ban da, buồn nôn, nôn, ỉa chảy, viêm lưỡi.

Chú ý (nếu có):

]]>
Clindamycin https://procarevn.vn/thuoc/clindamycin/ Wed, 05 Oct 2016 07:13:46 +0000 https://procarevn.vn/?post_type=thuoc&p=2480 Biệt dược: Clindacine, Clindamark, Crocin, Claxyl, Dalacin C, Zeclax, Zynonym.

Phân loại mức độ an toàn cho phụ nữ có thai: A

*Phân loại mức độ an toàn A: thuốc đã được nhiều phụ nữ mang thai và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng và không quan sát thấy bất kì sự gia tăng dị tật thai nhi hoặc các tác hại trực tiếp hay gián tiếp khác đến thai nhi.

Nhóm thuốc: kháng sinh họ lincosamid.

Tên hoạt chất: clindamycin.

Chỉ định:

Điều trị nhiễm khuẩn nặng cho vi khuẩn kỵ khí. Điều trị các nhiễm khuẩn Gram(+) tuy nhiên thuốc cũng không phải lựa chọn ưu tiên do nguy cơ gây viêm đại tràng giả mạc. Điều trị các nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm bao gồm: viêm tai mũi họng do vi khuẩn không đáp ứng penicillin, viêm phế quản phổi, răng hàm mặt, da, trứng cá, sinh dục, xương khớp, nhiễm khuẩn huyết; nhiễm khuẩn ổ bụng; nhiễm khuẩn vết thương mưng mủ.

Dự phòng một số bệnh khác như: viêm màng trong tim nhiễm khuẩn.

Dùng tại chỗ chữa trứng cá và trứng cá đỏ.

Chống chỉ định:

Mẫn cảm clindamycin, lincomycin hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Liều và cách dùng:

Đường uống: liều thường dùng 150 – 450 mg/lần, cách 6 – 8 giờ/lần. Liều tối đa là 1.8 g/ngày.

Trị trứng cá dùng tại chỗ: gel, gạc, dung dịch: bôi một lớp mỏng, 2 lần/ngày

Chuyển hóa:

Thuốc chuyển hóa ở gan, thải trừ qua nước tiểu, phân.

Thuốc có qua nhau thai vào tuần hoàn thai nhi.

Thuốc có vào sữa mẹ với lượng ít.

Độc tính

Ở PNCT: Nghiên cứu độc tính sinh sản trên động vật không cho thấy bằng chứng về khả năng ức chế sinh sản hoặc gây tổn hại thai nhi tuy  nhiên không đủ cơ sở để ngoại suy sang người. Dữ liệu liên quan sự an toàn của thuốc trên người chưa đầy đủ. Các thử nghiệm trên phụ nữ mang thai sử dụng thuốc ở 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ không cho thấy tăng dị tật bẩm sinh. Chưa có dữ liệu về độ an toàn ở tháng đầu thai kỳ.

Ở PNCCB: Clindamycin có tiềm năng gây ra tác dụng phụ trên hệ tiêu hóa ở trẻ sơ sinh  bú mẹ. Đã có một báo cáo đơn lẻ cho thấy trẻ sơ sinh có mẹ dùng clindamycin bị viêm ruột xuất huyết và triệu chứng cải thiện rõ rệt khi mẹ ngừng cho con bú.

Sử dụng  cho phụ nữ có thai và cho con bú

Sử dụng cho phụ nữ có thai

Chỉ dùng khi thật cần thiết. Thuốc chỉ nên được cân nhắc sử dụng nếu điều trị bằng penicillin, cephalosporin và macrolid đều thất bại.

Sử dụng cho phụ nữ cho con bú

Do vẫn có tiềm năng gây tác hại, thuốc không nên dùng ở mẹ cho con bú. Nếu có chỉ định clindamycin được dùng, không nhất thiết phải ngừng cho con bú, nhưng nếu có thể nên chọn một kháng sinh thay thế khác. Tuy nhiên có nhiều tài liệu khác khuyến cáo nên ngưng cho con bú trong thời gian dùng thuốc . Nếu ngưng tạm thời cho trẻ bú, chỉ nên cho trẻ bú lại sau khi ngưng điều trị ít nhất là 12-24h để thuốc thải hết ra khỏi cơ thể.

Dùng đường tại chỗ tại âm đạo ít có khả năng gây các tác dụng phụ cho trẻ sơ sinh. Đường tại chỗ điều trị mụn trứng cá cũng ít có khả năng gây hại.

Một số tác dụng phụ: Thường xảy ra với đường uống. Thường gặp nôn, buồn nôn, ỉa chảy. Ít gặp mày đay, ngứa. Hiếm gặp ban da, sốc phản vệ, chức năng thận bất thường.

Chú ý (nếu có): Thận trọng khi dùng cho người suy thận, suy gan.  

]]>
Lincomycin https://procarevn.vn/thuoc/lincomycin/ Wed, 05 Oct 2016 07:12:35 +0000 https://procarevn.vn/?post_type=thuoc&p=2479 Biệt dược: Linmycine, Lincar B, Agi-linco, Lincodazin, Kuplinko, Dk Lincomycin 500.

Phân loại mức độ an toàn cho phụ nữ có thai: A

*Phân loại mức độ an toàn A: thuốc đã được nhiều phụ nữ mang thai và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng và không quan sát thấy bất kì sự gia tăng dị tật thai nhi hoặc các tác hại trực tiếp hay gián tiếp khác đến thai nhi.

Nhóm thuốc: kháng sinh nhóm lincosamid.

Tên hoạt chất: lincomycin.

Chỉ định:

Nhiễm khuẩn nặng do vi khuẩn nhạy cảm Staphylococcus, Streptococcus, Pneumococcus ở người bệnh dị ứng penicillin như nhiễm khuẩn phụ khoa ở âm đạo, viêm màng trong tử cung, viêm vùng chậu, viêm màng bụng thứ phát, áp xe phổi, nhiễm khuẩn huyết, mụn nhọt biến chứng và loét do nhiễm khuẩn kị khí. Một số nhiễm khuẩn khác như nhiễm khuẩn ở vị trí khó thấm thuốc như viêm cốt tủy cấp tính và mạn tính, do Bacteroides

Chống chỉ định: Quá mẫn lincomycin hoặc bất cứ thành phần nào của chế phẩm.

Liều và cách dùng:

Thuốc có thể uống hoặc tiêm, truyền.

Nên uống xa bữa ăn, ít nhất 1 – 2 giờ trước hoặc sau khi ăn. Thường uống 500 mg, 3 – 4 lần/ngày.

Chuyển hóa:

Thuốc chuyển hóa một phần ở gan và bài xuất qua nước tiểu và phân dưới cả dạng chưa chuyển hóa và dạng đã chuyển hóa.

Thuốc có khuếch tán qua nhau thai, đạt nồng độ khoảng 25% nồng độ huyết thanh  mẹ và vào được sữa mẹ.

Độc tính

Ở PNCT: Nghiên cứu trên động vật chưa có thông tin về việc lincomycin gây ra khuyết tật bẩm sinh. Chưa có nghiên cứu có kiểm soát đầy đủ về sử dụng lincomycin trên người mang thai.Tuy nhiên thuốc không cho thấy dấu hiệu độc tính với thai nhi trong thời kỳ mang thai.

Ở PNCCB: Lincomycin được tiết qua sữa mẹ, vì vậy có khả năng có tác dụng phụ nghiêm trọng với trẻ bú mẹ.

Sử dụng  cho phụ nữ có thai và cho con bú

Sử dụng cho phụ nữ có thai

Chỉ dùng khi thật cần thiết. Thuốc chỉ nên được cân nhắc sử dụng nếu điều trị bằng penicillin, cephalosporin và macrolid đều thất bại.

Sử dụng cho phụ nữ cho con bú

Cần cân nhắc hoặc dùng thuốc hoặc cho con bú. Tránh cho con bú khi đang điều trị bằng lincomycin. Nếu buộc điều trị và bệnh nhân muốn tạm ngưng cho con bú, chỉ nên cho trẻ bú trở lại sau khi kết thúc điều trị ít nhất là 24-48h.

Một số tác dụng phụ: Thường gặp nhất trên đường tiêu hóa, chủ yếu là ỉa chảy. Thường gặp buồn nôn. Ít gặp mày đay.

Chú ý (nếu có): Hiện nay, clindamycin được ưa dùng hơn lincomycin, vì hấp thu và tác dụng tốt hơn. Tuy nhiên cả hai đều sử dụng hạn chế do nguy cơ gây viêm đại tràng kết mạc giả.

 

]]>
Gentamycin https://procarevn.vn/thuoc/gentamycin/ Wed, 05 Oct 2016 07:11:52 +0000 https://procarevn.vn/?post_type=thuoc&p=2478 Biệt dược: Diabifar, Glimel, Glidamont, Claben.

Phân loại mức độ an toàn cho phụ nữ có thai: D

* Phân loại mức độ an toàn D: Thuốc gây ra, nghi ngờ gây ra hoặc dự đoán có khả năng gây ra tăng dị tật thai nhi hoặc gây tổn thương không phục hồi. Thuốc cũng có thể có các tác dụng phụ dược lý.

Nhóm thuốc: kháng sinh nhóm aminoglycosid.

Tên hoạt chất: gentamicin.

Chỉ định: Phối hợp kháng sinh khác trị nhiễm khuẩn nặng (đường tiêm) và mở rộng phổ tác dụng. Phối hợp với penicillin điều trị nhiễm khuẩn do cầu khuẩn ruột và liên cầu.

Sử dụng trong một số nhiễm khuẩn khác.

Chống chỉ định: Dị ứng với gentamicin và các aminoglycoside khác hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc. Tránh dùng cho người nhược cơ, hội chứng Parkinson hoặc có triệu chứng yếu cơ. Không dùng thuốc nhỏ tai cho người bệnh đã bị hoặc nghi ngờ bị thủng màng nhĩ.

Liều và cách dùng:

Các dạng thuốc: tiêm, nhỏ mắt, nhỏ tai.

Đường uống dùng để trị nhiễm khuẩn ruột.

Chuyển hóa:

Thuốc không chuyển hóa và thải trừ nguyên vẹn qua thận.

Thuốc qua được nhau thai.

Thuốc bài tiết lượng ít vào sữa mẹ.

Độc tính

Ở PNCT: Các aminoglycoside đều qua nhau thai và có thể gây độc thận thai nhi. Chưa có nghiên cứu đầy đủ trên người, có nguy cơ tổn thương dây thần kinh thính giác và dây thần kinh tiền đình trong giai đoạn thứ hai và thứ ba của thai kỳ. Đã có báo cáo ca về việc sử dụng gentamicin đường tĩnh mạch trong thời kỳ mang thai và các vấn đề về thị lực tuy nhiên vẫn chưa được xác nhận.

Ở PNCCB: Lượng ít thuốc vào sữa mẹ ít có khả năng gây hại cho trẻ. Tốt nhất vẫn nên theo dõi các dấu hiệu của ảnh hưởng lên hệ vi khuẩn đường ruột như tiêu chảy, nấm candida, phát ban tã, hoặc máu trong phân (mặc dù hiếm).

Gentamicin dạng nhỏ mắt hoặc nhỏ tai ít có nguy hại cho trẻ bú mẹ.

Sử dụng  cho phụ nữ có thai và cho con bú

Sử dụng cho phụ nữ có thai

Nên tránh dùng cho người mang thai, trừ khi thật cần thiết. Chỉ nên dùng đường tĩnh mạch khi nhiễm khuẩn nặng đe dọa tính mạng và không còn lựa chọn thay thế.

Đường uống hoặc đường tại chỗ hạn chế tối thiểu lượng thuốc hấp thu toàn thân.

Sử dụng cho phụ nữ cho con bú

Sử dụng thận trọng cho phụ nữ cho con bú, tuy nhiên nếu thật cần thiết thuốc cũng có thể được sử dụng. Dùng thuốc tại chỗ hoặc đường uống (điều trị nhiễm khuẩn ruột) ít có khả năng gây hại cho trẻ bú mẹ vì vậy không nhất thiết phải cân nhắc ngưng cho con bú.

Một số tác dụng phụ: Thường gặp chóng mặt, hoa mắt, ảnh hưởng lên thần kinh cơ xương, tổn hại thính lực không hồi phục, độc thận. Tác dụng phụ này chủ yếu với đường toàn thân.

Chú ý (nếu có):

]]>
Erythromycin https://procarevn.vn/thuoc/erythromycin/ Wed, 05 Oct 2016 07:11:14 +0000 https://procarevn.vn/?post_type=thuoc&p=2477 Biệt dược: Emycin DHG, Cadieryth, Erybon-500, Erymekophar.

Phân loại mức độ an toàn cho phụ nữ có thai: A

*Phân loại mức độ an toàn A: thuốc đã được nhiều phụ nữ mang thai và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng và không quan sát thấy bất kì sự gia tăng dị tật thai nhi hoặc các tác hại trực tiếp hay gián tiếp khác đến thai nhi.

Nhóm thuốc: kháng sinh nhóm macrolid.

Tên hoạt chất: Erythromycin.

Chỉ định: Điều trị nhiều bệnh nhiễm khuẩn như viêm ruột, viêm tai giữa cấp tính, viêm đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi, nhiễm khuẩn da và cấu trúc da, viêm xoang và một số nhiễm khuẩn khác.

Chống chỉ định: Quá mẫn erythromycin hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc. Người có rối loạn chuyển hóa porphyrin cấp.

Liều và cách dùng:

250 mg/lần, mỗi 6 giờ một lần; hoặc 333 mg, mỗi 8h một lần hoặc 500 mg, mỗi 12 giờ một lần. Với nhiễm khuẩn nặng có thể tới 4 g/ngày chia làm nhiều lần.

Chuyển hóa:

Thuốc chuyển hóa một phần ở gan, đào thải chủ yếu dạng chưa chuyển hóa qua mật.

Thuốc có vào sữa mẹ, với nồng độ bằng khoảng 5 – 20% thuốc ở máu mẹ.

Thuốc có bài tiết vào sữa, với nồng độ khoảng 50% nồng độ trong máu.

Độc tính

Ở PNCT: Không có bằng chứng về ngộ độc thai và quái thai trong các nghiên cứu trên động vật, nhưng chưa có các nghiên cứu thỏa đáng và được kiểm tra chặt chẽ về việc dùng erythromycin cho người mang thai hoặc khi sinh đẻ. Dữ liệu từ hàng ngàn phụ nữ dùng thuốc trong 3 tháng đầu thai kỳ không cho thấy mối liên quan với dị tật bẩm sinh. Tuy nhiên, một số tác giả lại quan sát thấy sử dụng làm tăng tỷ lệ mắc chứng hẹp môn vị ở trẻ nhỏ khi sử dụng ở 3 tháng đầu. Sử dụng erythromycin estolat trong 6 tháng cuối thai kỳ làm tăng nguy cơ độc gan.

Ở PNCCB: Lượng thuốc qua sữa ít nên ít có khả năng gây ra tác hại nghiêm trọng cho trẻ nhỏ. Một báo cáo ca đơn lẻ chưa chắc chắn cho thấy tăng nguy cơ ở trẻ mà mẹ có dùng erythromycin trong thời kỳ cho con bú.

Sử dụng thuốc tại chỗ ít có khả năng gây ra tác hại.

Sử dụng  cho phụ nữ có thai và cho con bú

Sử dụng cho phụ nữ có thai

Tốt nhất không dùng trong thời kỳ này, trừ khi không còn liệu pháp thay thế và phải theo dõi cẩn thận. Tuy nhiên erythromycin vẫn luôn được coi là một kháng sinh an toàn trong thời kỳ mang thai và có thể dùng nếu dị ứng penicillin.

Không dùng erythromycin estolat do tăng nguy cơ ngộ độc gan và tăng tác dụng phụ với cả mẹ và bào thai.

Sử dụng cho phụ nữ cho con bú

Macrolid nói chung là nhóm thuốc được lựa chọn ưu tiên tương tự như kháng sinh ưu tiên trong thời kỳ này. Tuy nhiên vẫn nên thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ cho con bú. Nếu dùng, nên theo dõi các triệu chứng có thể do thuốc gây tổn hại hệ vi sinh vật đường ruột, như: tiêu chảy, nấm candida, phát ban tã…

Một số tác dụng phụ: Thuốc dung nạp tốt, ít tác dụng phụ nặng. Có thể gặp đau bụng, chán ăn, buồn nôn, khó tiêu, yếu cơ, dị ứng, mày đay.

Chú ý (nếu có): Thuốc có thể uống với thức ăn để giảm kích ứng dạ dày và giảm khó chịu, nhưng không được uống với sữa hoặc đồ uống có tính acid.

]]>