Procare – Website chính thức https://procarevn.vn PM Procare - Công thức đặc biệt cho phụ nữ mang thai, cho con bú Wed, 04 Oct 2017 03:58:23 +0000 vi hourly 1 Papaverin https://procarevn.vn/thuoc/papaverin/ Wed, 05 Oct 2016 03:53:23 +0000 https://procarevn.vn/?post_type=thuoc&p=2463 Biệt dược: Opispas, Paparin, Paverid.

Phân loại mức độ an toàn cho phụ nữ có thai: A

*Phân loại mức độ an toàn A: thuốc đã được nhiều phụ nữ mang thai và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng và không quan sát thấy bất kì sự gia tăng dị tật thai nhi hoặc các tác hại trực tiếp hay gián tiếp khác đến thai nhi.

Nhóm thuốc: thuốc chống co thắt.

Tên hoạt chất: papaverin.

Chỉ định: Chống co thắt cơ trơn đường tiêu hóa, đường niệu, đường mật nhưng không được dùng để chữa co thắt mạch vành, mạch não, co thắt phế quản như trước kia. Hiện nay, chủ yếu chỉ định đau bụng do tăng nhu động ruột, dạ dày; cơn đau quặn thận, cơn đau quặn mật.

Chống chỉ định: Quá mẫn papaverin hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc. Bệnh block nhĩ  – thất, bệnh Parkinson.

Liều và cách dùng:

Liều đường uống cho người lớn: 40 – 100 mg/lần, 2 – 3 lần/ngày, có thể dùng tới 600 mg/ngày. Trong trường hợp cần thiết, có thể dùng viên nang giải phóng kéo dài viên 150 mg: 1 viên/lần, ngày 3 lần hoặc 2 viên/lần, ngày 2 lần.

Chuyển hóa:

Thuốc hấp thu nhanh ở đường tiêu hóa, chuyển hóa nhanh và chính ở gan, bài tiết vào nước tiểu.

Độc tính

Trên phụ nữ có thai:

Không biết papaverin có gây độc hại với thai nhi, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản hay không. Dữ liệu còn hạn chế.

Trên phụ nữ cho con bú:

Không biết papaverin có bài tiết trong sữa mẹ hay không.

Sử dụng  cho phụ nữ có thai và cho con bú

Sử dụng cho phụ nữ có thai

Không nên dùng papaverin cho phụ nữ mang thai trừ khi thật cần thiết.

Sử dụng cho phụ nữ cho con bú

Cân nhắc lợi ích – nguy cơ khi sử dụng cho phụ nữ cho con bú. Nếu buộc dùng thuốc và bệnh nhân không muốn cho con bú để tránh gây hại cho trẻ, chỉ nên bắt đầu cho trẻ bú trở lại sau khi kết thúc đợt điều trị ít nhất nửa ngày.

Một số tác dụng phụ: Độc tính của papaverin thấp khi uống. Đã ghi nhận một số tác dụng phụ như: chóng mặt, ngủ gà, nhức đầu, buồn nôn, táo bón, chán ăn.

Chú ý (nếu có): Uống trong hoặc sau bữa ăn, hoặc với sữa hoặc các antacid để giảm rối loạn tiêu hóa.

]]>
Alverin citrat https://procarevn.vn/thuoc/alverin-citrat/ Wed, 05 Oct 2016 03:51:07 +0000 https://procarevn.vn/?post_type=thuoc&p=2459 Biệt dược: Averinal, Spasmcil, Spasvina, Dofopam, Gloverin.

Phân loại mức độ an toàn cho phụ nữ có thai: Không có

Nhóm thuốc: thuốc chống co thắt cơ trơn

Tên hoạt chất: alverin

Chỉ định: Chống đau do co thắt cơ trơn ở đường tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích, bệnh đau túi thừa ở ruột kết, bệnh đau do co thắt đường mật, cơn đau quặn thận.

Chống chỉ định: Quá mẫn thuốc hoặc thành phần thuốc. Tắc ruột hoặc liệt ruột. Tắc ruột do phân. Mất trương lực đại tràng.

Liều và cách dùng:

Đường uống hoặc đặt hậu môn.

Liều uống trên người lớn: 60 – 120 mg/lần, ngày 1 – 3 lần. Liều đặt hậu môn: 80 mg/lần, 2 – 3 lần/ngày

Chuyển hóa:

Thuốc khi hấp thu ở đường tiêu hóa, thuốc chuyển hóa nhanh chóng và thải trừ qua thận.

Không rõ về việc thuốc có qua nhau thai, sữa mẹ hay không.

Độc tính

Trên phụ nữ có thai:

Băng chứng về độ an toàn của thuốc trong các nghiên cứu còn giới hạn. Số ít bằng chứng cho thấy thuốc không gây quái thai.

Trên phụ nữ cho con bú:

Bằng chứng về độ an toàn còn giới hạn.

Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú

Sử dụng cho phụ nữ có thai:

Không nên dùng thuốc trong thời kì mang thai do bằng chứng giới hạn và không rõ phân loại về độ an toàn của thuốc.

Sử dụng cho phụ nữ cho con bú:

Không nên dùng thuốc trong thời kỳ cho con bú. Nếu buộc phải dừng, nên ngưng cho con bú. Sau khi kết thúc đợt điều trị ít nhất 2 ngày mới nên cho con bú trở lại.

Một số tác dụng phụ: Buồn nôn, đau đầu, chóng mặt, ngứa, phát ban.

Chú ý (nếu có):

]]>
Atropin https://procarevn.vn/thuoc/atropin/ Tue, 04 Oct 2016 08:47:08 +0000 https://procarevn.vn/?post_type=thuoc&p=2415 Biệt dược: Fupin.

Phân loại mức độ an toàn cho phụ nữ có thai: A

*Phân loại mức độ an toàn A: thuốc đã được nhiều phụ nữ mang thai và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng và không quan sát thấy bất kì sự gia tăng dị tật thai nhi hoặc các tác hại trực tiếp hay gián tiếp khác đến thai nhi.

Nhóm thuốc: thuốc kháng acetyl choline (thuốc ức chế phó giao cảm), thuốc giải độc.

Tên hoạt chất: atropin.

Chỉ định:

Điều trị triệu chứng co thắt cơ trơn tiêu hóa, đường mật, đau quặn thận. Trị ngộ độc thuốc trừ sâu (phốt-pho hữu cơ, carbamat), chất độc thần kinh.

Phòng say tàu xe. Có thể kết hợp các thuốc kháng histamine, thuốc co mạch để điều trị một số triệu chứng cảm cúm, ho.

Nhỏ mắt: giãn đồng tử mắt, liệt cơ thể mi, viêm màng bồ đào.

Chống chỉ định:

Phì đại tuyến tiền liệt (gây bí tiểu), liệt ruột,  hẹp môn vị, bệnh nhược cơ, glocom góc đóng hay góc hẹp (do làm tăng nhãn áp và có thể thúc đẩy xuất hiện glocom), cơn nhịp tim nhanh, triệu chứng ngộ độc giáp trạng.

Liều và cách dùng:

Liều đường uống thường 0.4 – 0.6 mg, 4 – 6 giờ/lần.

Nhỏ mắt gây giãn đồng tử hoặc liệt cơ thể mi (trước thủ thuật): dung dịch nhỏ mắt 1%, nhỏ 1 – 2 giọt 1 giờ trước thủ thuật.

Chuyển hóa:

Atropin hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa, chuyển hóa một phần qua gan, đào thải qua thận.

Atropin vào nhau thai với nồng độ tương đương trong máu mẹ.

Atropin có vào sữa mẹ dưới dạng vết.

Độc tính

Trên phụ nữ mang thai:

Chưa xác định được đầy đủ nguy cơ độc với phôi và thai nhi tuy nhiên có bằng chứng cho thấy thuốc có thể gây dị tật tim mạch ở thai nhi nếu dùng đường toàn thân.

Trên phụ nữ cho con bú:

Không có thông tin về việc sử dụng atropin trong thời kì cho con bú. Sử dụng lâu dài atropin có thể làm giảm tiết sữa, nhưng nếu liều đơn hoặc dùng đường nhỏ mắt ít có khả năng gây hại. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đáp ứng rất nhạy với các chế phẩm có atropin.

Sử dụng  cho phụ nữ có thai và cho con bú

Sử dụng cho phụ nữ có thai:

Tốt nhất không nên dùng thuốc trong thai kì. Nếu buộc phải dùng, cần thận trọng trong các tháng cuối thai kì vì có thể có tác dụng không mong muốn với thai nhi.

Sử dụng cho phụ nữ cho con bú:

Cần tránh dùng kéo dài trong thời kì cho con bú vì trẻ rất nhạy cảm với thuốc kháng acetyl choline như atropin.

Một số tác dụng phụ: Thường gặp khô miệng, khó nuốt, khát, giảm tiết dịch phế quản, giãn đồng tử, mất khả năng điều tiết của mắt. Ít gặp tiểu tiện khó, dị ứng da, giảm trương lực và nhu động tiêu hóa dẫn đến táo bón.

Chú ý (nếu có): Thận trọng khi dùng cho người đang bị tiêu chảy, sốt, nhược cơ, suy tim, suy gan, suy thận. Atropin nhỏ mắt kéo dài có thể gây kích ứng tại chỗ, sung huyết, phù và viêm kết mạc.

]]>