Procare – Website chính thức https://procarevn.vn PM Procare - Công thức đặc biệt cho phụ nữ mang thai, cho con bú Wed, 04 Oct 2017 03:59:10 +0000 vi hourly 1 Codein phosphat https://procarevn.vn/thuoc/codein-phosphat/ Tue, 04 Oct 2016 09:42:13 +0000 https://procarevn.vn/?post_type=thuoc&p=2424 Biệt dược: Relcodin.

Phân loại mức độ an toàn cho phụ nữ có thai: A

*Phân loại mức độ an toàn A: thuốc đã được nhiều phụ nữ mang thai và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng và không quan sát thấy bất kì sự gia tăng dị tật thai nhi hoặc các tác hại trực tiếp hay gián tiếp khác đến thai nhi.

Nhóm thuốc: Giảm đau gây ngủ và giảm ho.

Tên hoạt chất: Codein phosphat.

Chỉ định:

Người lớn: Giảm đau nhẹ đến vừa, thường phối hợp với các thuốc giảm đau không phải opioid như paracetamol, ibuprofen, aspirin. Giảm ho khan gây mất ngủ. Điều trị ỉa chảy cấp.

Chống chỉ định:

Mẫn cảm thành phần thuốc.

Suy  hô hấp cấp. Suy gan.

Phụ nữ cho con bú.

Liều và cách dùng:

Đau nhẹ và đau vừa: Uống mỗi lần 30 mg, mỗi 4h nếu cần thiết. Tối đa 240 mg/ngày.

Ho khan: 10 – 20 mg/lần, 3 – 4 lần/ngày, không quá 120 mg/ngày.

Chuyển hóa:

Codein chuyển hóa qua gan và thải trừ qua nước tiểu ở dạng liên hợp.

Có qua được nhau thai.

Có vào sữa mẹ.

Độc tính

Ở PNCT: Codein, một dẫn xuất của morphine, có tác dụng ức chế mạnh trung tâm ho đồng thời cũng có tác dụng giảm đau. Thuốc không gây quái thai, tuy nhiên có thể có liên quan đến tình trạng cần mổ cấp cứu lấy thai hoặc xuất huyết sau sinh. Một số bằng chứng cho thấy sử dụng trong 3 tháng cuối thai kỳ hoặc sử dụng liều cao và kéo dài có thể gây suy hô hấp, hội chứng cai thuốc ở cả trẻ sơ sinh và mẹ, ngưng trệ dạ dày, nguy cơ viêm phổi hít phải ở người mẹ. Do vậy tùy thuộc vào liều, thời gian dùng, hiện tượng suy hô hấp và các triệu chứng cai thuốc có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh.

Ở PNCCB: Ở liều điều trị của codein, codein và chất chuyển hóa có thể có trong sữa mẹ với mức thấp và nói chung ít có khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến trẻ bú mẹ. Một số bằng chứng khác cho thấy sử dụng trong thời kì cho con bú có thể dẫn tới buồn ngủ ở trẻ sơ sinh, ức chế hệ thần kinh trung ương, thậm chí tử vong, trong đó đặc tính di truyền cũng có vai trò quan trọng. Trẻ sơ sinh đặc biệt nhạy cảm với tác động của thuốc giảm đau ngay cả liều nhỏ, do vậy một khi trẻ bú mẹ, nên giảm đau bằng các thuốc không an thần gây ngủ và hạn chế dùng codein đường uống dài hơn 4 ngày, nên dùng liều thấp và theo dõi chặt chẽ trẻ bú mẹ. Nếu trẻ có dấu hiệu tăng buồn ngủ hơn bình thường, khó bú mẹ, thở khó, yếu, nên gặp bác sĩ ngay.

Sử dụng  cho phụ nữ có thai và cho con bú

Sử dụng cho phụ nữ có thai

Thuốc nên tránh trong 3 tháng đầu thai kỳ. Một số tài liệu khuyến cáo không nên dùng ở phụ nữ có thai. Tuy nhiên một số tài liệu khác cho rằng nếu áp dụng các biện pháp không dùng thuốc để giảm ho ít có hiệu quả và ho khan không đỡ kéo dài, có thể sử dụng codein trong thời gian ngắn nhưng phải theo dõi chặt chẽ bởi bác sỹ chuyên khoa sản.

Codein cũng có thể được sử dụng phối hợp với paracetamol để giảm đau trong thời kỳ mang thai nếu có chỉ định đặc biệt và được theo dõi.

Dextromethorphan và dihydrocodein có thể dùng được và là lựa chọn ưu tiên hơn các thuốc giảm ho khác.

Sử dụng cho phụ nữ cho con bú

Không nên sử dụng codein trong thời kỳ cho con bú. Tuy nhiên với ho khan, nặng, một số tài liệu cho rằng một liều sử dụng dextromethorphan hoặc codein có thể được chấp thuận sử dụng.

Một số tác dụng phụ: Thường gặp đau đầu, chóng mặt, khát, buồn nôn, táo bón, bí đái, hồi hộp yếu mệt. Ít gặp dị ứng, suy hô hấp, cảm giác sảng khoái bồn chồn.

Chú ý (nếu có): Thuốc cần dùng liều thấp nhất có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất, ít lần nhất có thể nhằm giảm nguy cơ lệ thuộc thuốc. Với người suy nhược, cần giảm liều

]]>
Bromhexin hydrclorid https://procarevn.vn/thuoc/bromhexin-hydrclorid/ Tue, 04 Oct 2016 09:28:37 +0000 https://procarevn.vn/?post_type=thuoc&p=2423 Biệt dược: Biovon, Bisolvon, Disolvan, Besolvin, Bromhexin, Agi-bromhexin.

Phân loại mức độ an toàn cho phụ nữ có thai: A

*Phân loại mức độ an toàn A: thuốc đã được nhiều phụ nữ mang thai và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng và không quan sát thấy bất kì sự gia tăng dị tật thai nhi hoặc các tác hại trực tiếp hay gián tiếp khác đến thai nhi.

Nhóm thuốc: Thuốc long đờm.

Tên hoạt chất: bromhexin hydroclorid.

Chỉ định: Rối loạn dịch tiết phế quản, nhất là trong viêm phế quản cấp tính, đợt cấp tính của viêm phế quản mạn tính. Bromhexin thường dùng như một chất bổ trợ với kháng sinh, khi bị nhiễm khuẩn nặng đường hô hấp.

Chống chỉ định: Mẫn cảm bromhexin hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.

Liều và cách dùng: 8 – 16 mg/lần, 3 lần/ngày. Thời gian điều trị không quá 8 – 10 ngày nếu không có ý kiến của bác sĩ.

Chuyển hóa:

Thuốc chuyển hóa chủ yếu ở gan, thải trừ 85-90% qua nước tiểu.

Thuốc có qua được nhau thai một lượng nhỏ.

Chưa biết bromhexin có tiết vào sữa mẹ hay không.

Độc tính

Ở PNCT: Chưa nghiên cứu tác dụng quái thai của bromhexin ở động vật thí nghiệm. Chưa có nghiên cứu đầy đủ và có kiểm soát về sử dụng bromhexin trên người mang thai. Tuy nhiên với kinh nghiệm sử dụng cho tới nay, các chất tiêu đờm như acetylcystein, ambroxol, bromhexin có thể được sử dụng trong thời kỳ mang thai mà không gây ra nguy cơ quái thai.

Ở PNCCB: Thuốc nói chung dùng an toàn, dung nạp tốt trên phụ nữ cho con bú.

Sử dụng  cho phụ nữ có thai và cho con bú

Sử dụng cho phụ nữ có thai

Bromhexin có thể sử dụng được trong thời kì mang thai. Một số tài liệu khuyến cáo không dùng cho người mang thai nhằm tránh nguy cơ có thể xảy ra do tài liệu về tính an toàn trên người và động vật vẫn còn hạn chế.

Sử dụng cho phụ nữ cho con bú

Nếu có chỉ định, Acetylcystein, ambroxol và bromhexin đều là các thuốc lựa chọn trong thời kỳ cho con bú. Một số tài liệu khuyến cáo không khuyến cáo dùng bromhexin cho phụ nữ nuôi con bú và nếu cần dùng, tốt nhất là không cho con bú để tránh nguy cơ. Nếu như vậy, chỉ nên cho trẻ bú trở lại sau ngưng điều trị ít nhất 2 – 3 ngày.

Một số tác dụng phụ: Ít gặp tác dụng phụ: đau thượng vị, buồn nôn, tiêu chảy, nhức đầu chóng mặt, ban da mày đay. Hiếm gặp: khô miệng

Chú ý (nếu có): Cần tránh phối hợp bromhexin với các thuốc ho vì nguy cơ ứ động đờm ở đường hô hấp. Thận trọng khi dùng ở người có tiền sử loét dạ dày do tác dụng tiêu nhầy, nguy cơ hủy hoại niêm mạc dạ dày. Thận trọng ở người suy gan, suy thận. Thận trọng ở người bệnh hen, vì bromhexin có thể gây co thắt phế quản.

]]>
Acetylcystein https://procarevn.vn/thuoc/acetylcystein/ Tue, 04 Oct 2016 09:24:09 +0000 https://procarevn.vn/?post_type=thuoc&p=2422 Biệt dược: ACC, Acemuc, Acecyst, Vacomuc, Aceblue.

Phân loại mức độ an toàn cho phụ nữ có thai: B2

* Phân loại mức độ an toàn B2: thuốc được sử dụng trên một số lượng giới hạn phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ mà không quan sát thấy sự gia tăng dị tật thai nhi hoặc các tác hại trực tiếp hay gián tiếp khác đến thai nhi. Các nghiên cứu trên động vật không đầy đủ hoặc có thể vẫn còn thiếu, nhưng các nghiên cứu hiện có không chỉ ra sự gia tăng tổn thương với thai nhi.

Nhóm thuốc: thuốc tiêu chất nhày, thuốc giải độc (quá liều paracetamol).

Tên hoạt chất: acetylcystein.

Chỉ định:

Tiêu chất nhày trong bệnh nhày nhớt, bệnh lý hô hấp có đờm nhày quánh như trong viêm phế quản cấp và mạn.

Giải độc quá liều paracetamol.

Chống chỉ định: Tiền sử hen (nguy cơ co thắt phế quản). Quá mẫn acetylcystein hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc. Trẻ em < 2 tuổi.

Liều và cách dùng:

Tiêu nhày: Uống một liều 600 mg/ngày hoặc uống 200 mg/lần, 3 lần mỗi ngày.

Chuyển hóa:

Thuốc hấp thu nhanh ở đường tiêu hóa, chuyển hóa ở gan và ruột, thải trừ 30% qua thận.

Chưa có thông tin đầy đủ về việc acetylcystein qua nhau thai và sữa mẹ hay không.

Độc tính

Ở PNCT: Chưa có thử nghiệm trên người chính thức nào xác nhận tính an toàn của acetylcystein. Tuy nhiên, theo các kinh nghiệm sử dụng cho tới nay, các chất tiêu đờm như acetylcystein, ambroxol, bromhexin có thể được sử dụng trong thời kỳ mang thai mà không gây ra nguy cơ quái thai, ngay cả kể liều cao để giải độc paracetamol.

Ở PNCCB: Thuốc dùng an toàn cho người cho con bú. Thuốc dung nạp tốt, thuốc cũng được sử dụng liều cao cho trẻ nhỏ để giải độc paracetamol và trẻ dung nạp tốt.

Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú

Sử dụng cho phụ nữ có thai:

Acetylcystein có thể được sử dụng trong thời kỳ mang thai.

Có thể dùng để điều trị quá liều paracetamol ở người mang thai giúp ngăn chặn  độc tính cho gan ở thai nhi cũng như người mẹ.

Sử dụng cho phụ nữ cho con bú:

Thuốc sử dụng an toàn cho phụ nữ cho con bú. Acetylcystein, ambroxol và bromhexin đều là các thuốc lựa chọn trong thời kỳ cho con bú.

Một số tài liệu cho rằng do chưa có thông tin đầy đủ về sự bài tiết của thuốc qua sữa mẹ, nên chỉ dùng khi cần thiết và không nên cho con bú ngay sau uống thuốc.

Một số tác dụng phụ: Thuốc an toàn. Có thể gặp buồn nôn, nôn, đỏ bừng mặt, nhịp tim nhanh. Ít gặp buồn ngủ hay nhức đầu.  

Chú ý (nếu có):

]]>
Diphenhydramin https://procarevn.vn/thuoc/diphenhydramin/ Tue, 04 Oct 2016 07:44:52 +0000 https://procarevn.vn/?post_type=thuoc&p=2405 Biệt dược: Dovergo, Dramotion, Nautamine, Tusstadt, Dainakol.

Phân loại mức độ an toàn cho phụ nữ có thai: A

*Phân loại mức độ an toàn A: thuốc đã được nhiều phụ nữ mang thai và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng và không quan sát thấy bất kì sự gia tăng dị tật thai nhi hoặc các tác hại trực tiếp hay gián tiếp khác đến thai nhi.

Nhóm thuốc: thuốc đối kháng histamine, chất đối kháng thụ thể histamine H1

Tên hoạt chất: diphenhydramin.

Chỉ định: Giảm nhẹ các triệu chứng dị ứng do giải phóng histamine, bao gồm: dị ứng mũi và viêm da dị ứng. Điều trị tạm thời ho và cảm lạnh. Chống nôn và phòng say tàu xe. Hỗ trợ giấc ngủ ban đêm.

Chống chỉ định: Mẫn cảm diphenhydramin. Phụ nữ cho con bú. Hen cấp tính. Trẻ sơ sinh và trẻ đẻ non.  

Liều và cách dùng:

Liều uống thường cho người lớn:

Viêm mũi dị ứng, cảm lạnh, chống nôn, chóng mặt: 25  – 50 mg/lần, cứ 4 – 6 giờ một lần.

Trị ho: 25 mg/lần, cứ 4 – 6 giờ một lần. Tự điều trị không vượt quá 150 mg/24 giờ.

Với bệnh nhân suy thận, cần tăng khoảng cách dùng thuốc tùy mức độ suy thận.

Chuyển hóa:

Thuốc hấp thu tốt qua đường uống và thải trừ chủ yếu qua nước tiểu ở dạng đã chuyển hóa.

Thuốc qua được nhau thai và sữa mẹ.

Độc tính

Ở PNCT: Các nghiên cứu trên động vật cho thấy thuốc không gây quái thai. Một số bằng chứng trên người cho thấy diphenhydramine ít có khả năng gây ra các dị tật như sứt môi, hở hàm ếch, dị tật ống thần kinh hoặc dị tật lỗ tiểu thấp. Thuốc khi dùng đường tĩnh mạch hoặc dùng quá liều, có thể gây co thắt tử cung mẹ và gây độc tính ở trẻ sơ sinh vì vậy không nên dùng ở 3 tháng cuối thai kì.

Ở PNCCB: Liều thấp và sử dụng không thường xuyên ít có khả năng ảnh hưởng tới trẻ bú mẹ. Sử dụng liều lớn và kéo dài có thể gây ảnh hưởng tới trẻ bú mẹ, và giảm sữa mẹ, đặc biệt khi diphenhydramine kết hợp với thuốc giống giao cảm như pseudoephedrine.

Sử dụng  cho phụ nữ có thai và cho con bú

Sử dụng cho phụ nữ có thai:

Thuốc không phải thuốc kháng histamine được ưu tiên lựa chọn điều trị viêm mũi dị ứng hay buồn nôn ở phụ nữ mang thai. Điều trị buồn nôn nên ưu tiên thuốc kháng histamine thế hệ hai như meclizine hơn. Điều trị dị ứng ưu tiên hơn loratadin hoặc cetirizine. Chỉ dùng diphenhydramin khi thật cần thiết.

Sử dụng cho phụ nữ cho con bú:

Ưu tiên lựa chọn trị nôn trong thời kì cho con bú là meclizine, metoclopramide hoặc domperidone. Ưu tiên điều trị dị ứng trong thời kì này là loratadin hoặc cetirizin.

Nếu dùng diphenhydramin, chỉ nên dùng trong thời gian ngắn. Nên sử dụng liều đơn vào thời điểm đi ngủ, sau lần cho con bú cuối cùng sẽ giúp tối thiểu hóa tác hại có thể có với trẻ bú mẹ.  Dược thư Việt Nam khuyến cáo có thể cần cân nhắc lựa chọn giữa dùng thuốc hoặc cho con bú để tối thiểu hóa nguy cơ cho trẻ bú mẹ. Khi đó, chỉ nên cho trẻ bú mẹ trở lại sau khi kết thúc điều trị bằng diphenhydramine ít nhất 12-24h.

Một số tác dụng phụ:

Chú ý (nếu có): Có thể uống diphenhydramin cùng thức ăn, nước hoặc sữa để giảm kích ứng dạ dày. Khi dùng diphenhydramin để dự phòng say tàu xe, cần phải uống ít nhất 30 phút, và tốt hơn là 1 – 2 giờ trước khi đi tàu xe.

]]>
Alimemazin (trimeprazin, methylpromazin) https://procarevn.vn/thuoc/alimemazin-trimeprazin-methylpromazin/ Tue, 04 Oct 2016 07:33:02 +0000 https://procarevn.vn/?post_type=thuoc&p=2399 Biệt dược: Acezin DHG, Aginmezin, Aligic, Thelargen, Pemazin, Atheren.

Phân loại mức độ an toàn cho phụ nữ có thai: C

*Mức độ an toàn loại C: thuốc có bản chất dược lý gây ra hoặc nghi ngờ gây ra các tác hại lên thai nhi hoặc trẻ sơ sinh nhưng không gây dị tật thai nhi. Các tác hại này có thể hết khi ngưng sử dụng thuốc.

Nhóm thuốc: thuốc đối kháng thụ thể H1, thuốc an thần.

Tên hoạt chất: Alimemazin, trimeprazin, methylpromazin.

Chỉ định: Dị ứng hô hấp (viêm mũi, hắt hơi, sổ mũi) và ngoài da (mày đay, ngứa). Ngoài ra còn trị mất ngủ ở trẻ em và người lớn.

Chống chỉ định: Rối loạn chức năng gan, thận, nhược cơ. Mẫn cảm thuốc. Glocom góc hẹp.

Liều và cách dùng:

Tác dụng kháng histamine trị dị ứng hô hấp, giảm ho: người lớn 5 – 40 mg/ngày, chia nhiều lần.

Tác dụng trị mày đay, sẩn ngứa: 10 mg/lần, 2 hoặc 3 lần một ngày; có thể tới 100 mg/ngày trong trường hợp dai dẳng khó chữa.

Chuyển hóa:

Thuốc hấp thu nhanh qua tiêu hóa, chuyển hóa chủ yếu qua gan và thải trừ qua thận dưới dạng chuyển hóa sulfoxyd.

Thuốc có thể bài tiết qua sữa mẹ

Độc tính

Chưa có bằng chứng đầy đủ về tính an toàn của thuốc trong thời kỳ mang thai, nhưng thuốc đã được sử dụng rộng rãi trong nhiều năm mà không ghi nhận những hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên một số báo cáo cho thấy thuốc có thể gây vàng da và các triệu chứng ngoại tháp ở trẻ nhỏ cũng như các tác dụng phụ có thể gặp trên trẻ sơ sinh: thờ ơ, run rẩy, tăng kích thích.

Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú

Sử dụng cho phụ nữ có thai

Thuốc nên tránh trong thời kỳ mang thai trừ khi thực sự cần thiết theo chỉ định của bác sĩ. Các thuốc kháng histamine điều trị dị ứng có thể sử dụng trong thời kỳ mang thai. Loratadin và cetirizine là hai thuốc có bằng chứng rộng rãi vì vậy được ưu tiên sử dụng.

Sử dụng cho phụ nữ cho con bú

Nên tránh dùng thuốc khi đang cho con bú, hoặc nếu phải dùng, nên ngưng cho con bú trong thời gian dùng thuốc. Nếu tạm ngưng cho con bú trong thời gian dùng thuốc, chỉ nên cho trẻ bú trở lại sau kết thúc điều trị ít nhất 1 ngày.

Một số tác dụng phụ: Tần suất xảy ra phụ thuộc liều và thời gian sử dụng. Thường gặp mệt mỏi, uể oải, đau đầu, chóng mặt nhẹ, khô miệng, đờm đặc. Ít gặp táo bón, bí tiểu, rối loạn điều tiết mắt.

Chú ý (nếu có): Có thể buồn ngủ khi dùng thuốc nên không nên điều khiển xe và máy móc trong các ngày dùng thuốc. Thận trọng với các bệnh nhân bệnh tim mạch, hen, loét dạ dày.

]]>