Procare – Website chính thức https://procarevn.vn PM Procare - Công thức đặc biệt cho phụ nữ mang thai, cho con bú Fri, 12 Apr 2019 08:59:06 +0000 vi hourly 1 Methylprednisolon https://procarevn.vn/thuoc/methylprednisolon/ Tue, 04 Oct 2016 08:37:03 +0000 https://procarevn.vn/?post_type=thuoc&p=2412 Biệt dược: Medrol (4mg, 16mg), Urselon, Amedred, Somidex.

Phân loại mức độ an toàn cho phụ nữ có thai: A

*Mức độ an toàn loại A: Thuốc đã được nhiều phụ nữ mang thai và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng và không quan sát thấy bất kì sự gia tăng dị tật thai nhi hoặc các tác hại trực tiếp hay gián tiếp khác đến thai nhi.

Riêng loại thuốc methylprenisolon aceponat dùng tại chỗ: mức độ an toàn loại C

*Mức độ an toàn loại C: thuốc có bản chất dược lý gây ra hoặc nghi ngờ gây ra các tác hại lên thai nhi hoặc trẻ sơ sinh nhưng không gây dị tật thai nhi. Các tác hại này có thể hết khi ngưng sử dụng thuốc.

Nhóm thuốc: thuốc glucocorticoid tổng hợp.

Tên hoạt chất: methylprednisolon.

Chỉ định: Chủ yếu là thuốc chống viêm hoặc ức chế miễn dịch để điều trị một số bệnh bao gồm nguyên nhân do huyết học, dị ứng, viêm, ung thư và tự miễn. Dự phòng và điều trị thải ghép.

Chống chỉ định: Nhiễm khuẩn nặng, trừ sốc nhiễm khuẩn và lao màng não. Quá mẫn với methylprednisolon. Thương tổn da do virus, nấm hoặc lao. Đang dùng vắc xin virus sống.

Liều và cách dùng:

Liều methylprednisolon: ban đầu 2 – 60 mg/ngày, tùy thuộc bệnh, chia 4 lần/ngày. Dùng dài ngày nên giảm liều dần trước khi ngừng thuốc.

Chuyển hóa

Thuốc chuyển hóa ở gan, chất chuyển hóa được bài tiết qua nước tiểu. Thời gian để nửa lượng thuốc thải khỏi cơ thể là khoảng 3 giờ.

Thuốc có qua nhau thai

Thuốc vào được sữa mẹ với lượng thấp

Độc tính

Ở PNCT: Chưa có bằng chứng về việc liệu thuốc có gây độc tính sinh sản trên trẻ sơ sinh hay không. Dùng kéo dài đường toàn thân có thể dẫn tới giảm cân nặng trẻ sơ sinh.. Nghiên cứu trên động vật cho thấy dùng corticosteroid nói chung có thể gây bất thường phát triển của thai nhi, trong đó có: hở hàm ếch, chậm phát triển tử cung, tăng nguy cơ chậm phát triển thai nếu dùng dài ngày hoặc lặp đi lặp lại trong thời kỳ mang thai.

Ở PNCCB: Liều tới 40 mg hàng ngày methylprednisolone ít có khả năng ảnh hưởng toàn thân tới trẻ bú mẹ nhưng liều cao có thể liên quan đến tình trạng suy thượng thận cấp ở trẻ sơ sinh bú mẹ. Các nghiên cứu về độc tính sinh sản trên động vật cũng chưa được thực hiện nhiều, vì vậy chỉ nên dùng nếu lợi ích vượt trội so với nguy cơ ảnh hưởng đến trẻ bú mẹ.

Sử dụng tại chỗ ít có khả năng gây hại cho trẻ bú mẹ.

Sử dụng  cho phụ nữ có thai và cho con bú

Sử dụng cho phụ nữ có thai

Cần cân nhắc kỹ lợi ích – nguy cơ khi sử dụng thuốc, chỉ dùng khi lợi ích vượt trội các nguy cơ rủi ro có thể xảy ra với cả mẹ và thai nhi.

Mặc dù bằng chứng chưa đầy đủ để khuyến cáo nhưng tốt nhất trẻ sơ sinh mà có mẹ dùng corticosteroid trong thời kỳ mang thai cần được theo dõi và đánh giá cẩn thận dấu hiệu của suy thượng thận.

Sử dụng cho phụ nữ cho con bú

Hết sức cẩn thận khi dùng thuốc cho phụ nữ cho con con bú. chỉ nên dùng nếu lợi ích vượt trội so với nguy cơ trên trẻ bú mẹ.

Tuy nhiên, cùng với prednisolone, prednisone, methylprednisolone là corticoid lựa chọn ưu tiên điều trị toàn thân trong thời kỳ cho con bú. Nếu dùng liều cao lặp lại, sau khi uống thuốc nên cách ít nhất 3 – 4 giờ rồi mới cho con bú.

Một số tác dụng phụ:

Tác dụng phụ xảy ra nhiều nhất khi dùng liều cao và dài ngày. Thuốc ức chế tổng hợp prostaglandin vì vậy cũng làm mất tác dụng của prostaglandin trên đường tiêu hóa, gây tăng tiết acid dạ dày, giảm bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Thường gặp mất ngủ, khó tiêu, tăng ngon miệng, đau khớp, đục thủy tinh thể.

Ít gặp chóng mặt, tăng huyết áp, trứng cá và teo da, hội chứng Cushing, loét dạ dày, yếu cơ, loãng xương, gãy xương.

Chú ý (nếu có): Thận trọng khi dùng thuốc ở người bệnh loãng xương, loét dạ dày tá tràng, đái tháo đường, tăng huyết áp, suy tim, suy thận, suy gan. Sau khi điều trị trong một thời gian dài hoặc stress, thuốc có thể gây suy thượng thận cấp khi ngừng thuốc.

]]>
Dexamethason https://procarevn.vn/thuoc/dexamethason/ Tue, 04 Oct 2016 08:35:27 +0000 https://procarevn.vn/?post_type=thuoc&p=2411 Biệt dược: Dexa, Dexamethasone, Dexthason, Maxidex, Codudexon, Dectancyl.

Phân loại mức độ an toàn cho phụ nữ có thai: C (theo FDA) và A (theo Úc)

*Mức độ an toàn loại C theo FDA: thuốc thể gây tác dụng có hại cho thai nhi do tác dụng dược lý. Thuốc không gây dị tật.

*Mức độ an toàn loại A theo Úc: thuốc đã được nhiều phụ nữ mang thai và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng và không quan sát thấy bất kì sự gia tăng dị tật thai nhi hoặc các tác hại trực tiếp hay gián tiếp khác đến thai nhi.

Nhóm thuốc: Glucocorticoid.

Tên hoạt chất: Dexamethason.

Chỉ định:

Chống viêm, dị ứng, chống miễn dịch.

Dùng trước khi sinh trong chuyển dạ trước kì hạn (giữa tuần 24 và 34) để thúc đẩy quá trình trưởng thành của thai (phổi, mạch máu não).

Các điều trị khác: hen cấp, dị ứng nặng, phản ứng sau truyền máu, phối hợp điều trị phù não, ngăn nôn và buồn nôn do hóa trị liệu.

Chống chỉ định: Quá mẫn dexamethasone. Nhiễm nấm toàn thân, sốt rét thể não, nhiễm virus tại chỗ hoặc nhiễm khuẩn lao, lậu chưa kiểm soát được.

Liều và cách dùng:

Liều ban đầu 0.75 – 9mg/ngày tùy mức độ bệnh nặng – nhẹ.

Chuyển hóa

Thuốc chuyển hóa ở gan chậm và thả trừ chủ yếu qua nước tiểu.

Dexamethason có qua được nhau thai và có bài tiết qua sữa mẹ.

Độc tính

Nhiều bằng chứng trên động vật cho thấy sử dụng glucocorticoid làm tăng nguy cơ dị tật hở hàm ếch ở thai, tuy nhiên chưa đầy đủ bằng chứng về dị tật này trên người. Một số bằng chứng khác cho thấy liều cao glucocorticoid có thể dẫn tới tăng nguy cơ chậm phát triển thai, thai sinh non cũng như hạ đường huyết, hạ huyết áp và rối loạn điện giải tạm thời ở trẻ sơ sinh; tuy nhiên tác dụng còn phụ thuộc độ dài đợt dùng thuốc. Thuốc cũng có thể làm giảm trọng lượng nhau thai và trọng lượng thai nhi, ức chế tuyến thượng thận ở trẻ sơ sinh nếu dùng kéo dài. Dùng liều cao glucocorticoid trong tuần thai 8 đến 11 có thể dẫn tới tật sứt hàm ếch ở trẻ.

Chưa có đầy đủ bằng chứng nhưng một số cho thấy nguy cơ với trẻ bú mẹ sử dụng dexamethason.

Sử dụng  cho phụ nữ có thai và cho con bú

Sử dụng cho phụ nữ có thai

Điều trị dị ứng, chống viêm hoặc chống miễn dịch ưu tiên lựa chọn prednisone và prednisolone hơn do hai thuốc ít qua hàng rào nhau thai hơn. Dexamethason chỉ nên được sử dụng trong thời kỳ mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu chỉ khi lợi ích vượt trội nguy cơ cho cả mẹ và trẻ. Tốt nhất nếu phải sử dụng, nên sử dụng liều thấp (tính theo prednisolone là 10-15 mg/ngày) để giảm thiểu tối đa nguy cơ.

Dùng trước khi đẻ non có khả năng bảo vệ chống nguy cơ hội chứng suy hô hấp sơ sinh và bệnh loạn sản phổi – phế quản do đẻ non.

Sử dụng cho phụ nữ cho con bú

Do thiếu thông tin về việc sử dụng dexamethasone trong thời kỳ cho con bú nên ưu tiên sử dụng thuốc khác, đặc biệt khi trẻ sinh non hoặc sơ sinh. Lựa chọn ưu tiên hơn để điều trị toàn thân đó là: prednisolone, prednisone, methylprenisolon. Nếu sử dụng, tốt nhất nên cho con bú sau khi uống khoảng 3- 4h.

Dạng dexamethasone nhỏ mắt dùng được cho phụ nữ cho con bú.

Một số tác dụng phụ: Thường gặp hạ kali huyết, giữ natri và nước gây tăng huyết áp và phù nề. Loét dạ dày tá tràng, loét chảy máu. Teo da, ban đỏ. Hội chứng Cushing, teo tuyến thượng thận.

Chú ý (nếu có): Thận trọng khi sử dung trên loét dạ dày tá tràng, loãng xương, suy tim, suy thận, lao, rối loạn tâm thần.

]]>
Beclomethason https://procarevn.vn/thuoc/beclomethason/ Tue, 04 Oct 2016 07:51:21 +0000 https://procarevn.vn/?post_type=thuoc&p=2408 Biệt dược: Derminol, Beclasone, Cycloson-100mcg, Bcloray.

Phân loại mức độ an toàn cho phụ nữ có thai: B3

*Mức độ an toàn loại B3: có một số lượng nhất định phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng thuốc mà không quan sát thấy sự gia tăng dị tật thai nhi hoặc các tác hại trực tiếp hoặc gián tiếp khác đến thai nhi. Các nghiên cứu trên động vật đã cho thấy có bằng chứng thuốc làm tăng tổn thương thai nhi, nhưng chưa chắc chắn về mức độ ý nghĩa của bằng chứng này với người.

Nhóm thuốc: corticosteroid.

Tên hoạt chất: beclomethason.

Chỉ định:

Dự phòng lâu dài các cơn hen phế quản. Đường toàn thân được dùng khi hen nặng. Đường hít/khí dung beclomathason là lựa chọn hàng đầu trong kiểm soát hen ở người lớn và trẻ em hơn 5 tuổi.

Phòng điều trị viêm mũi dị ứng theo mùa hoặc quanh năm, viêm mũi vận mạch.

Điều trị dị ứng da đáp ứng với corticoid: dạng kem hoặc mỡ bôi ngoài da.

Chống chỉ định: Tiền sử quá mẫn beclomethason dipropionat hoặc với bất cứ thành phần nào của thuốc. Không dùng cắt cơn hen cấp hoặc điều trị trạng thái hen.

Liều và cách dùng:

Liều chuẩn của beclomethason điều trị hen và viêm mũi là 50 microgam hoặc bội số của 50 microgam.

Dự phòng hen: Tùy dạng phun hít hay bột hít, mà dùng 200 – 400 mcg/ngày chia ra 2 – 4 lần/ngày. Có thể tăng tới 600 – 800 mcg/ngày.

Điều trị viêm mũi dị ứng: 50 mcg/lần cho mỗi bên mũi 3 – 4 lần/ngày, không quá 400 mcg/ngày

Điều trị bệnh trên da có đáp ứng corticoid: dạng thuốc mỡ hoặc kem bôi ngoài.

Chuyển hóa:

Thuốc đường khí dung hoặc bột hít, sau khi vào hệ hô hấp một phần nhỏ sẽ bị nuốt vào đường tiêu hóa. Thuốc hấp thu vào tuần hoàn chung được chuyển hóa, sau đó thải trừ một phần nhỏ qua nước tiểu và phần lớn qua phân.

Lượng beclomethason đường hít hấp thu vào máu mẹ và bài tiết vào sữa rất nhỏ và gần như không ảnh hưởng tới trẻ bú mẹ.

Độc tính

Ở PNCT: Nghiên cứu trên động vật cho thấy có thể gây bất thường trong sự phát triển của thai nhi, gồm: hở hàm ếch và chậm phát triển của thai trong tử cung; tuy nhiên nguy cơ này ít xảy ra trên người do thuốc dùng đường hít. Dùng beclomathason đường toàn thân dẫn tới việc trẻ phải tiếp xúc lượng thuốc lớn hơn nhiều so với đường hít vì vậy nguy cơ gây hại cao hơn. Không có dữ liệu đầy đủ trên về tính an toàn của beclometason dipropionat trong thời kỳ mang thai. Cũng chưa có nghiên cứu đầy đủ trên thai nhi khi mẹ dùng thuốc này dạng khí dung, xông hít hay xịt mũi.

Ở PNCCB: Ít thông tin về độc tính trong thời kỳ này.

Sử dụng  cho phụ nữ có thai và cho con bú

Sử dụng cho phụ nữ có thai

Cân nhắc lợi ích nguy cơ trước khi dùng thuốc do bằng chứng vẫn chưa đầy đủ.

Sử dụng các cortocosteroid đường hít nói chung trong điều trị hen phế quản là lựa chọn ưu tiên trong thời kỳ mang thai, tuy nhiên budesonide ưu tiên hơn cả do có nhiều bằng chứng an toàn hơn và được nghiên cứu nhiều hơn.

Beclomethason không phải corticosteroid đường toàn thân được ưu tiên, thay vào đó là prednisolone, prednisone và methylprednisolon.

Sử dụng cho phụ nữ cho con bú

Sử dụng các cortocosteroid đường hít nói chung trong điều trị hen phế quản là lựa chọn ưu tiên trong thời kỳ cho con bú, trong đó budesonide ưu tiên hơn cả.

Sử dụng beclomethason đường hít và đường uống chấp nhận được trong thời kỳ cho con bú và không cần thiết phải ngưng cho con bú khi dùng thuốc.

Một số tác dụng phụ:

Trong điều trị hen: có thể gặp nhiễm nấm Candida (miệng, họng), đau họng và khản tiếng. Ít gặp mày đay, ngứa, dị ứng, co thắt phế quản.

Trong điều trị viêm mũi dị ứng: thường gặp viêm họng, ho,, chảy máu cam, đau cơ, khô mũi, ngạt mũi, nhiễm nấm Candida hầu họng. Liều cao kéo dài có thể dẫn tới tác dụng phụ toàn thân hiếm gặp như ức chế vỏ thượng thận, ảnh hưởng chuyển hóa của xương.

Chú ý (nếu có):

Với thuốc bôi ngoài da, cần tránh bôi trên diện rộng và trên vùng da tổn thương để tránh hấp thu toàn thân.

Các thuốc dạng hít dùng xong nên súc miệng họng nhằm giảm nguy cơ nhiễm nấm Candida hầu họng.

]]>
Loratadin https://procarevn.vn/thuoc/loratadin/ Tue, 04 Oct 2016 07:46:32 +0000 https://procarevn.vn/?post_type=thuoc&p=2407 Biệt dược: Clarytin, Loratidyl, Lorastad, Alertin, Corityne, Lorafast.

Phân loại mức độ an toàn cho phụ nữ có thai: B1

* Phân loại mức độ an toàn B1: Thuốc được một số lượng giới hạn phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng, mà không quan sát thấy sự gia tăng dị tật thai nhi hoặc các tác hại trực tiếp hay gián tiếp khác đến thai nhi. Các nghiên cứu trên động vật không chỉ ra sự gia tăng tổn thương với thai nhi.

Nhóm thuốc: thuốc kháng histamine, đối kháng thụ thể H1.

Tên hoạt chất: Loratadin.

Chỉ định: Viêm mũi dị ứng. Viêm kết mạc dị ứng. Ngứa và mày đay liên quan đến histamin.

Chống chỉ định: Quá mẫn thành phần của thuốc.  

Liều và cách dùng:

10 mg loratadin, 1 lần/ngày. Cần giảm liều trên bệnh nhân suy gan hoặc suy thận.

Chuyển hóa:

Loratadin chuyển hóa chủ yếu qua gan, bài tiết qua phân và nước tiểu.

Loratadin và chất chuyển hóa descarboethoxyloratadin tiết vào sữa mẹ với nồng độ tương đương nồng độ trong huyết tương.

Độc tính:

Ở PNCT: Chưa có nghiên cứu đầy đủ về sử dụng thuốc loratadin trong thai kỳ. Một số ít bằng chứng trên người và động vật cho thấy không có độc tính quái thai của loratadin. Đã từng có nghi ngờ liệu loratadin có thể gây ra dị tật lỗ tiểu lệch thấp hay không, nhưng vẫn chưa được xác minh. Tuy nhiên loratadin là thuốc kháng histamine không có tác dụng an thần phổ biến nhất được sử dụng trên phụ nữ có thai cho tới nay.

Ở PNCCB: Loratadin ít tác dụng an thần,và bài tiết qua sữa ít, chỉ khoảng 1% liều bài tiết qua sữa mẹ, nên sử dụng trong thời kỳ mang thai có thể không gây ra tác dụng phụ trên trẻ bú mẹ. Bằng chứng đơn lẻ cho thấy loratadin có thể gây tác dụng an thần ở 2 trong 51 trẻ nghiên cứu. Loratadin đặc biệt khi kết hợp trong chế phẩm với pseudoephedrine có thể làm giảm tiết sữa.

Sử dụng  cho phụ nữ có thai và cho con bú

Sử dụng cho phụ nữ có thai

Do bằng chứng chưa hoàn toàn chắc chắn nên để phòng tránh tác hại xấu, nên tránh dùng loratadin. Tuy nhiên nếu có chỉ định sử dụng thuốc kháng histamine thì loratadin và cetirizin là lựa chọn ưu tiên do chúng có nhiều bằng chứng an toàn nhất trong các thuốc kháng histamin và chỉ nên dùng liều thấp và trong thời gian ngắn.

Sử dụng cho phụ nữ cho con bú

Không khuyến cáo sử dụng, nhưng nếu có chỉ định sử dụng thuốc kháng histamine thì loratadin và cetirizine với liều thấp nhất trong thời gian ngắn là lựa chọn ưu tiên.

Một số tác dụng phụ: Sử dụng với liều hơn 10 mg/ngày thường gặp tác dụng phụ đau đầu, khô miệng. Ít gặp chóng mặt, khô mũi, viêm kết mạc.

Chú ý (nếu có): Thận trọng nếu suy gan. Khi dùng thuốc, có nguy cơ khô miệng, và tăng nguy cơ sâu răng. Do đó cần phải vệ sinh răng miệng sạch sẽ khi dùng loratadin.

Dạng kết hợp loratadin và pseudoephedrine sulfat cần uống nguyên viên mà không được bẻ, nhai.

]]>
Fexofenadin https://procarevn.vn/thuoc/fexofenadin/ Tue, 04 Oct 2016 07:45:51 +0000 https://procarevn.vn/?post_type=thuoc&p=2406 Biệt dược: Allerphast, Fexalar, Telgate, Telfor, Texofen-60, Telfast BD.

Phân loại mức độ an toàn cho phụ nữ có thai: B2

* Phân loại mức độ an toàn B2: thuốc được sử dụng trên một số lượng giới hạn phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ mà không quan sát thấy sự gia tăng dị tật thai nhi hoặc các tác hại trực tiếp hay gián tiếp khác đến thai nhi. Các nghiên cứu trên động vật không đầy đủ hoặc có thể vẫn còn thiếu, nhưng các nghiên cứu hiện có không chỉ ra sự gia tăng tổn thương với thai nhi.

Tên hoạt chất: fexofenadin.

Chỉ định: Điều trị triệu chứng trong viêm mũi dị ứng theo mùa, mày đay mạn tính vô căn ở người lớn và trẻ em trên 6 tuổi.

Chống chỉ định: Quá mẫn fexofenadine, terfernadin hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.

Liều dùng và cách dùng:

Điều trị viêm mũi dị ứng và điều trị mày đay mạn tính vô căn: liều thông thường 60 mg x 2 lần/ngày hoặc 180 mg x 1 lần/ngày.

Bệnh nhân suy thận cần hiệu chỉnh liều: giảm liều 60 mg x 1 lần/ngày, tùy chức năng thận.

Chuyển hóa:

Thuốc rất ít bị chuyển hóa trong cơ thể.

Thuốc chưa rõ có qua nhau thai hay không.

Thuốc vào sữa mẹ với lượng thấp.

Độc tính:

Chưa có nghiên cứu đầy đủ trên phụ nữ mang thai.

Do thuốc vào sữa mẹ với lượng thấp, đồng thời không có tác dụng an thần như các thuốc kháng histamine thế hệ trước, fexofenadine ít có khả năng gây hại cho trẻ bú mẹ. Tuy nhiên, thuốc có thể ảnh hưởng tới việc tiết sữa, đặc biệt khi kết hợp với thuốc giao cảm như pseudoephedrine. Chưa có báo cáo về tác dụng phụ ở trẻ sơ sinh bú mẹ có dùng fexofenadine.

Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú

Sử dụng cho phụ nữ có thai

Chỉ nên dùng khi lợi ích vượt trội so với nguy cơ. Tuy nhiên, thuốc chống dị ứng ưu tiên lựa chọn trong thời kỳ mang thai là loratadin và cetirizine vì vậy có thể cân nhắc thay thế.

Sử dụng cho phụ nữ cho con bú

Chỉ nên dùng khi lợi ích vượt trội so với nguy cơ. Tuy nhiên, thuốc chống dị ứng ưu tiên lựa chọn trong thời kỳ cho con bú là loratadin và cetirizine vì vậy có thể cân nhắc thay thế.

Một số tác dụng phụ:

Thường gặp mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ hoặc buồn ngủ, buồn nôn, khó tiêu, dễ nhiễm virus (cảm, cúm), ngứa họng.

Ít gặp khô miệng, rối loạn giấc ngủ.

Hiếm gặp mày đay hoặc ngứa.

Chú ý (nếu có): Tuy thuốc ít gây buồn ngủ, nhưng vẫn nên thận trọng khi lái xe và vận hành máy móc.

Thuốc không nên uống cùng nước hoa quả, có thể vào bất cứ thời điểm nào dù gần hay xa bữa ăn.

]]>
Diphenhydramin https://procarevn.vn/thuoc/diphenhydramin/ Tue, 04 Oct 2016 07:44:52 +0000 https://procarevn.vn/?post_type=thuoc&p=2405 Biệt dược: Dovergo, Dramotion, Nautamine, Tusstadt, Dainakol.

Phân loại mức độ an toàn cho phụ nữ có thai: A

*Phân loại mức độ an toàn A: thuốc đã được nhiều phụ nữ mang thai và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng và không quan sát thấy bất kì sự gia tăng dị tật thai nhi hoặc các tác hại trực tiếp hay gián tiếp khác đến thai nhi.

Nhóm thuốc: thuốc đối kháng histamine, chất đối kháng thụ thể histamine H1

Tên hoạt chất: diphenhydramin.

Chỉ định: Giảm nhẹ các triệu chứng dị ứng do giải phóng histamine, bao gồm: dị ứng mũi và viêm da dị ứng. Điều trị tạm thời ho và cảm lạnh. Chống nôn và phòng say tàu xe. Hỗ trợ giấc ngủ ban đêm.

Chống chỉ định: Mẫn cảm diphenhydramin. Phụ nữ cho con bú. Hen cấp tính. Trẻ sơ sinh và trẻ đẻ non.  

Liều và cách dùng:

Liều uống thường cho người lớn:

Viêm mũi dị ứng, cảm lạnh, chống nôn, chóng mặt: 25  – 50 mg/lần, cứ 4 – 6 giờ một lần.

Trị ho: 25 mg/lần, cứ 4 – 6 giờ một lần. Tự điều trị không vượt quá 150 mg/24 giờ.

Với bệnh nhân suy thận, cần tăng khoảng cách dùng thuốc tùy mức độ suy thận.

Chuyển hóa:

Thuốc hấp thu tốt qua đường uống và thải trừ chủ yếu qua nước tiểu ở dạng đã chuyển hóa.

Thuốc qua được nhau thai và sữa mẹ.

Độc tính

Ở PNCT: Các nghiên cứu trên động vật cho thấy thuốc không gây quái thai. Một số bằng chứng trên người cho thấy diphenhydramine ít có khả năng gây ra các dị tật như sứt môi, hở hàm ếch, dị tật ống thần kinh hoặc dị tật lỗ tiểu thấp. Thuốc khi dùng đường tĩnh mạch hoặc dùng quá liều, có thể gây co thắt tử cung mẹ và gây độc tính ở trẻ sơ sinh vì vậy không nên dùng ở 3 tháng cuối thai kì.

Ở PNCCB: Liều thấp và sử dụng không thường xuyên ít có khả năng ảnh hưởng tới trẻ bú mẹ. Sử dụng liều lớn và kéo dài có thể gây ảnh hưởng tới trẻ bú mẹ, và giảm sữa mẹ, đặc biệt khi diphenhydramine kết hợp với thuốc giống giao cảm như pseudoephedrine.

Sử dụng  cho phụ nữ có thai và cho con bú

Sử dụng cho phụ nữ có thai:

Thuốc không phải thuốc kháng histamine được ưu tiên lựa chọn điều trị viêm mũi dị ứng hay buồn nôn ở phụ nữ mang thai. Điều trị buồn nôn nên ưu tiên thuốc kháng histamine thế hệ hai như meclizine hơn. Điều trị dị ứng ưu tiên hơn loratadin hoặc cetirizine. Chỉ dùng diphenhydramin khi thật cần thiết.

Sử dụng cho phụ nữ cho con bú:

Ưu tiên lựa chọn trị nôn trong thời kì cho con bú là meclizine, metoclopramide hoặc domperidone. Ưu tiên điều trị dị ứng trong thời kì này là loratadin hoặc cetirizin.

Nếu dùng diphenhydramin, chỉ nên dùng trong thời gian ngắn. Nên sử dụng liều đơn vào thời điểm đi ngủ, sau lần cho con bú cuối cùng sẽ giúp tối thiểu hóa tác hại có thể có với trẻ bú mẹ.  Dược thư Việt Nam khuyến cáo có thể cần cân nhắc lựa chọn giữa dùng thuốc hoặc cho con bú để tối thiểu hóa nguy cơ cho trẻ bú mẹ. Khi đó, chỉ nên cho trẻ bú mẹ trở lại sau khi kết thúc điều trị bằng diphenhydramine ít nhất 12-24h.

Một số tác dụng phụ:

Chú ý (nếu có): Có thể uống diphenhydramin cùng thức ăn, nước hoặc sữa để giảm kích ứng dạ dày. Khi dùng diphenhydramin để dự phòng say tàu xe, cần phải uống ít nhất 30 phút, và tốt hơn là 1 – 2 giờ trước khi đi tàu xe.

]]>
Dimenhydrinat https://procarevn.vn/thuoc/dimenhydrinat/ Tue, 04 Oct 2016 07:44:12 +0000 https://procarevn.vn/?post_type=thuoc&p=2404 Biệt dược: Bestrip, Desick, Vomina 50, Momvina, Naturimine 50.

Phân loại mức độ an toàn cho phụ nữ có thai: A

*Phân loại mức độ an toàn A: thuốc đã được nhiều phụ nữ mang thai và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng và không quan sát thấy bất kì sự gia tăng dị tật thai nhi hoặc các tác hại trực tiếp hay gián tiếp khác đến thai nhi.

Nhóm thuốc: thuốc kháng histamine H1, gây ngủ thế hệ thứ nhất.

Tên hoạt chất: dimenhydrinat.

Chỉ định: Phòng và điều trị triệu chứng buồn nôn, nôn, chóng mặt khi say tàu xe. Điều trị triệu chứng nôn và chóng mặt trong bệnh Meniere và các rối loạn tiền đình khác.

Chống chỉ định: Quá mẫn dimenhydrinat hoặc các thuốc kháng histamine khác. Glocom góc đóng. Bí tiểu tiện liên quan đến bệnh lý niệu đạo – tuyến tiền liệt.

Liều và cách dùng:

50 – 100 mg/lần, 4 – 6h một lần, không quá 400 mg/ngày. Phòng và điều trị  buồn nôn, nôn do say tàu xe cần uống 30 phút trước khi khởi hành.

Điều trị bệnh Meniere dùng liều 25 – 50 mg/lần, 3 lần/ngày.

Chuyển hóa:

Thuốc phân bố rộng rãi vào các tổ chức của cơ thể, chuyển hóa qua gan và thải trừ qua  nước tiểu.

Thuốc qua được nhau thai.

Một lượng nhỏ thuốc vào được sữa mẹ.

Độc tính

Ở PNCT: Dimenhydrinat là muối cloroheophyllin của diphenhydramine. Một số nghiên cứu quy  mô lớn trên người đã chỉ ra sử dụng dimenhydrinat an toàn trong những tháng đầu thai kỳ trong khi đó nghiên cứu khác cũng chỉ ra dimenhydrinat an toàn ở bất kỳ giai đoạn nào thai kỳ. Sử dụng dimenhydrinat trong 3 tháng cuối thai kỳ có thể dẫn tới co thắt tử cung.

Ở PNCCB: Thuốc có thể ức chế tiết sữa do tác dụng kháng cholinergic. Lượng nhỏ dimenhydrinat vào sữa mẹ có thể gây hại cho trẻ bú mẹ, tuy nhiên một bằng chứng khác lại cho thấy liều nhỏ và không thường xuyên không gây tác hại trên trẻ bú mẹ. Tuy nhiên nếu liều lớn hoặc sử dụng kéo dài khả năng cao gây ra tác dụng có hại trên trẻ sơ sinh hoặc làm giảm tiết sữa, đặc biệt nếu dimenhydrinat sử dụng kết hợp với pseudoephedrine.

Sử dụng  cho phụ nữ có thai và cho con bú

Sử dụng cho phụ nữ có thai:

Doxylamin, có thể kết hợp với vitamin B6 là lựa chọn ưu tiên để điều trị nôn và buồn nôn trong thai kỳ. Bên cạnh đó cũng có thể dùng các thuốc kháng histamine thế hệ hai như meclizine để điều trị nôn và buồn nôn.

Nếu chỉ định phải dùng dimenhydrinat thì nên tránh sử dụng trong 3 tháng cuối thai kỳ do nguy cơ tăng co bóp tử cung.

Sử dụng cho phụ nữ cho con bú

Thuốc chống nôn thuộc nhóm kháng histamine  được ưu tiên lựa chọn trong thời kỳ cho con bú là meclizine. Metoclopramid và domperidon cũng an toàn. Nếu phải dùng dimenhydrinat, nên dùng trong thời gian ngắn. Cũng có thể cần phải cân nhắc ngưng cho con bú trong thời gian dùng thuốc. Nếu như vậy, chỉ nên cho trẻ bú lại sau khi ngưng dùng điều trị ít nhất 12-24h để thuốc thải hết khỏi cơ thể .

Một số tác dụng phụ: Hay gặp nhất tác dụng phụ buồn ngủ. Thường gặp đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, giảm phối hợp vận động, nhìn mờ, khô miệng và đường hô hấp. Ít gặp chán ăn, táo bón, bí tiểu.

Chú ý (nếu có): Thuốc có tác dụng gây ngủ nên cần thận trọng khi lái xe, vận hành máy móc. Thuốc làm nặng thêm tình trạng táo bón mạn.

]]>
Desloratadin https://procarevn.vn/thuoc/desloratadin/ Tue, 04 Oct 2016 07:43:22 +0000 https://procarevn.vn/?post_type=thuoc&p=2403 Biệt dược: Clarinex,  Aerius, Neoclarityn, Desloratadin Stada 5mg.

Phân loại mức độ an toàn cho phụ nữ có thai: B1

* Phân loại mức độ an toàn B1– Thuốc được một số lượng giới hạn phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng, mà không quan sát thấy sự gia tăng dị tật thai nhi hoặc các tác hại trực tiếp hay gián tiếp khác đến thai nhi. Các nghiên cứu trên động vật không chỉ ra sự gia tăng tổn thương với thai nhi.

Nhóm thuốc: thuốc kháng histamin H1.

Tên hoạt chất: desloratadin.

Chỉ định:Viêm mũi dị ứng. Mày đay mạn tính vô căn.

Chống chỉ định: Mẫn cảm loratadin, desloratadin hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc

Liều và cách dùng:

5 mg/lần, 1 lần/ngày. Với người suy gan hoặc suy thận sử dụng liều 5 mg nhưng dùng cách ngày.

Chuyển hóa:

Thuốc chuyển hóa ở gan thành chất chuyển hóa có hoạt tính, thải trừ qua nước tiểu và phân ở dạng có hoạt tính.

Thuốc có bài tiết qua sữa mẹ nhưng ít.

Độc tính:

Ở PNCT: Desloratadin là chất chuyển hóa của loratadin. Các bằng chứng về độ an toàn của desloratadin trên phụ nữ có thai vẫn còn chưa đầy đủ. Dữ liệu nghiên cứu trên động vật không cho thấy gây quái thai cũng như độc tính sinh sản.  Một nghiên cứu tiến hành trên 1000 phụ nữ có thai cũng cho thấy không gây dị tật thai nhi hoặc độc tính trên trẻ sơ sinh.

Ở PNCCB: Do thuốc qua sữa mẹ ít và không có tác dụng an thần nên ít có khả năng ảnh hưởng tới trẻ bú mẹ hoặc ít gây giảm tiết sữa. Tuy nhiên khi kết hợp desloratadin với thuốc giống giao cảm nhu pseudoephedrine có thể dẫn tới giảm tiết sữa.

Sử dụng  cho phụ nữ có thai và cho con bú

Sử dụng cho phụ nữ có thai:

Để tránh tác hại có thể xảy ra, nên tránh dùng desloratadin trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên nếu có chí định sử dụng thuốc kháng histamine thì loratadin và cetirizin là lựa chọn ưu tiên do chúng có nhiều bằng chứng an toàn nhất trong các thuốc kháng histamin và chỉ nên dùng liều thấp và trong thời gian ngắn.

Sử dụng cho phụ nữ cho con bú:

Có thể phải cân nhắc lợi ích giữa việc ngưng cho con bú hoặc ngưng dùng thuốc khi dùng desloratadin. Tuy nhiên nếu có chỉ định sử dụng thuốc kháng histamine thì loratadin và cetirizine với liều thấp nhất trong thời gian ngắn là lựa chọn ưu tiên hơn.

Một số tác dụng phụ: Rất thường gặp đau đầu. Thường gặp mệt mỏi, ngủ gà, chóng mặt, khô miệng, buồn nôn, khó tiêu, đau cơ, viêm hầu họng.

Chú ý (nếu có): Hấp thu thuốc không bị ảnh hưởng bởi thức ăn nên uống lúc nào trong ngày cũng được.

]]>
Cinnarizin https://procarevn.vn/thuoc/cinnarizin/ Tue, 04 Oct 2016 07:42:29 +0000 https://procarevn.vn/?post_type=thuoc&p=2402 Biệt dược: Cinaz, Vertizon, Stugeron, Stugon-pharimex, Brawmicin, Vertiflam.

Phân loại mức độ an toàn cho phụ nữ có thai: C (FDA)

*Mức độ an toàn loại C (FDA): Thuốc có thể gây tác dụng có hại cho thai nhi do liên quan đến tác dụng dược lý nhưng không gây dị tật.

Nhóm thuốc: thuốc kháng histamine H1.

Tên hoạt chất: cinnarizin.

Chỉ định:

Phòng say tàu xe. Rối loạn tiền đình như chóng mặt, ù tai, buồn nôn, nôn trong bệnh Meniere

Rối loạn mạch máu mão và mạch ngoại vi khác.

Chống chỉ định:

Mẫn cảm cinarizin hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc. Rối loạn chuyển hóa porphyrin.

Liều và cách dùng:

Phòng say tàu xe: 25 mg, uống 2 giờ trước khi đi tàu xe, sau đó 15 mg mỗi 8h trong cuộc hành trình nếu cần.

Rối loạn tiền đình: 30 mg/lần, 3 lần mỗi ngày.

Rối loạn mạch não: 75 mg/lần, 1 lần mỗi ngày.

Rối loạn mạch ngoại vi: 75 mg/lần, 2 – 3 lần mỗi ngày .

Thuốc nên uống sau bữa ăn.

Chuyển hóa:

Thuốc đào thải qua phân là chính ở dạng không biến đổi và trong nước tiểu chủ yếu ở dạng đã chuyển hóa.

Không có thông tin về việc thuốc có qua nhau thai và sữa mẹ hay không.

Độc tính:

Nghiên cứu trên động vật không cho thấy thuốc gây quái thai và dị tật thai nhi. Chưa có bằng chứng đầy đủ trên người được thiết lập về tính an toàn của cinarizin trong thời kỳ mang thai.

Độc tính trên trẻ bú mẹ chưa được biết đến.

Sử dụng  cho phụ nữ có thai và cho con bú

Sử dụng cho phụ nữ có thai:

Do bằng chứng chưa đầy đủ, không nên dùng thuốc trong thai kỳ.

Sử dụng cho phụ nữ cho con bú:

Không khuyến cáo dùng thuốc trong thời kì này. Nếu muốn dùng thuốc, nên tạm ngưng cho con bú và chỉ nên cho trẻ bú lại sau khi ngưng điều trị bằng thuốc này từ 1 – 2 ngày  để thuốc thải hết khỏi cơ thể.

Một số tác dụng phụ:

Thuốc có thể gây ngủ gà, đặc biệt khi bắt đầu điều trị, vì vậy cần tránh các công việc cần sự tỉnh táo như lái xe.

Thường gặp ngủ gà, rối loạn tiêu hóa, nhức đầu, khô miệng, tăng cân, ra mồ hôi, phản ứng dị ứng.

Chú ý (nếu có): Uống thuốc sau bữa ăn có thể làm giảm kích ứng dạ dày. Thận trọng khi dùng liều cao cho người bệnh hạ huyết áp.

]]>
Clorpheniramin (clorphenamin) https://procarevn.vn/thuoc/clorpheniramin-clorphenamin/ Tue, 04 Oct 2016 07:41:00 +0000 https://procarevn.vn/?post_type=thuoc&p=2401 Biệt dược: Chlor-Trimeton, Codofril, Allerfar, Agitec-F.

Phân loại mức độ an toàn cho phụ nữ có thai: A

*Mức độ an toàn loại A: thuốc đã được nhiều phụ nữ mang thai và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng và không quan sát thấy bất kì sự gia tăng dị tật thai nhi hoặc các tác hại trực tiếp hay gián tiếp khác đến thai nhi.

Nhóm thuốc: thuốc kháng histamine, thế hệ thứ nhất.

Tên hoạt chất: clorpheniramin (hoặc clorphenamin).

Chỉ định:

Điều trị triệu chứng: viêm mũi dị ứng mùa và quanh năm, mày đay.

Điều trị bổ sung trong sốc phản vệ.

Chống chỉ định:

Quá mẫn chlopheniramin hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.

Cơn hen cấp. Phì đại tuyến tiền liệt. Bí tiểu tiện.

Phụ nữ cho con bú, trẻ sơ sinh đủ tháng và thiếu tháng.

Liều và cách dùng:

Viêm mũi dị ứng mùa hoặc quanh năm, mày đay: 4 mg/lần, mỗi 4 – 6h một lần. Tối đa 24 mg/ngày.

Dị ứng cấp: 12 mg uống, chia 1 – 2 lần.

Chuyển hóa:

Thuốc chuyển hóa nhiều qua gan và ruột, bài tiết chủ yếu qua thận ở cả dạng có hoạt tính và không hoạt tính.

Chưa có bằng chứng chắc chắn về việc clopheniramin có bài tiết qua sữa mẹ hay không tuy nhiên một số bằng chứng cho thấy thuốc có thể vào được sữa mẹ.

Độc tính:

Ở PNCT: Không có đầy đủ dữ liệu về sử dụng clopheniramin trên phụ nữ mang thai và chưa rõ được các nguy cơ tiềm ẩn. Tuy nhiên sử dụng trong 3 tháng cuối thai kỳ có thể dẫn tới các đáp ứng bất thường ở trẻ sơ sinh hoặc dẫn tới sinh non. Một nghiên cứu đơn lẻ trên 68 phụ nữ có thai cho thấy 1 trẻ bị loạn sản xương hông bẩm sinh.

Ở PNCCB: Liều cao clopheniramin có thể ảnh hưởng trẻ bú mẹ hoặc làm giảm tiết sữa, đặc biệt khi phối hợp với các thuốc tác dụng giống giao cảm như pseudoephedrine.

Sử dụng  cho phụ nữ có thai và cho con bú

Sử dụng cho phụ nữ có thai

Nên tránh sử dụng trừ khi có chỉ định của bác sĩ. Nếu phải dùng thuốc kháng histamin thì loratadin và cetirizine được ưu tiên hơn do có nhiều bằng chứng an toàn.

Sử dụng cho phụ nữ cho con bú

Liều thấp ( 2 – 4 mg) và sử dụng ngắn hạn clopheniramin có thể chấp nhận được trong thời kỳ cho con bú. Để giảm thiểu tối đa ảnh hưởng của thuốc, nên uống một liều trước khi đi ngủ, sau lần cho con bú cuối cùng của ngày. Tuy nhiên các thuốc kháng histamine không an thần như loratadin hay cetirizine được ưu tiên hơn.

Một số tác dụng phụ: Tác dụng phụ hay gặp nhất là buồn ngủ, mệt mỏi, chóng mặt, mất phối hợp động tác và tác dụng kháng muscarin nhẹ. Trẻ em đặc biệt nhạy cảm với tác dụng phụ hơn.

Chú ý (nếu có): Nên uống thuốc lúc no hoặc trước khi đi ngủ.

]]>