Procare – Website chính thức https://procarevn.vn PM Procare - Công thức đặc biệt cho phụ nữ mang thai, cho con bú Thu, 26 Oct 2017 08:24:11 +0000 vi hourly 1 Trimethoprim + Sulfamethoxazol (Cotrimoxazol) https://procarevn.vn/thuoc/trimethoprim-sulfamethoxazol-cotrimoxazol/ Wed, 05 Oct 2016 07:14:54 +0000 https://procarevn.vn/?post_type=thuoc&p=2481 Biệt dược: Biseptol.

Phân loại mức độ an toàn cho phụ nữ có thai: D

* Phân loại mức độ an toàn D: Thuốc gây ra, nghi ngờ gây ra hoặc dự đoán có khả năng gây ra tăng dị tật thai nhi hoặc gây tổn thương không phục hồi. Thuốc cũng có thể có các tác dụng phụ dược lý.

Nhóm thuốc: kháng sinh hỗn hợp sulfamethoxazol mà trimethoprim với tỉ lệ 5/1.

Tên hoạt chất: trimethoprim, sulfamethoxazol.

Chỉ định:

Nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm, bao gồm:

Nhiễm khuẩn tiết niệu: nhiễm khuẩn tiết niệu dưới không biến chứng, nhiễm khuẩn đường niệu mạn tính, tái phát ở nữ trưởng thành, viêm tuyến tiền liệt nhiễm khuẩn.

Nhiễm khuẩn đường hô hấp: đợt cấp viêm phế quản mạn, viêm phổi cấp ở trẻ em, viêm tai giữa cấp trẻ em, viêm xoang má cấp người lớn.

Nhiễm khuẩn tiêu hóa: lỵ trực khuẩn.

Một số nhiễm khuẩn khác.

Chống chỉ định: Suy thận nặng. Mẫn cảm sulfonamid hoặc trimethoprim.

Liều và cách dùng: Liều thường dùng ở người lớn: 2 viên loại 80 trimethoprim/400 mg sulfamothoxazol, mỗi 12 giờ một lần hoặc liều tương tự với chế phẩm khác. Điều trị trong ít nhất 5 ngày.

Chuyển hóa:

Cả hai thành phần đều chuyển hóa ở gan và đào thải nhanh chóng qua thận, chỉ một phần nhỏ đào thải qua phân và mật.

Cả hai thành phần của thuốc đều qua nhau thai và có trong nước ối.

Cả hai thuốc đều vào sữa mẹ, với lượng khoảng 1/10 lượng có trong huyết thanh mẹ.

Độc tính

Ở PNCT:

Nghiên cứu trên động vật cho thấy cả hai hoạt chất đều gây dị dạng thai nhi.

Sulfamethoxazol có thể gây vàng da ở trẻ em thời kỳ chu sinh do việc đẩy bilirubin ra khỏi albumin huyết tương. Trimethoprim và sulfamethoxazol có thể cản trở chuyển hóa folic. Dữ liệu vẫn chưa đầy đủ về tính an toàn của thuốc này trong thời kỳ mang thai. Một số nghiên cứu chỉ ra mối liên quan giữa tình trạng thiếu hụt acid folic gây ra bởi thuốc và dị tật thai nhi.

Ở PNCCB: Do sulfonamide cạnh tranh liên kết với bilirubin ở albumin huyết thanh, vì vậy có nguy cơ gây tình trạng tăng bilirubin huyết ở trẻ sơ sinh.

Sử dụng  cho phụ nữ có thai và cho con bú

Sử dụng cho phụ nữ có thai

Đây không phải kháng sinh ưu tiên lựa chọn trong thời kỳ này. Chỉ dùng khi thật cần thiết. Nếu buộc phải dùng, phải dùng thêm acid folic bù đắp lượng thiếu hụt. Nhà sản xuất thuốc khuyến cáo chống chỉ định thuốc này trong thời kỳ mang thai. Một số tài liệu khuyến cáo không sử dụng cotrimoxazol trong thời kỳ mang thai, đặc biệt ba tháng đầu.

Sử dụng cho phụ nữ cho con bú

Đây không phải thuốc ưu tiên trong thời kỳ này. Nên tránh dùng thuốc ở thời kỳ cho con bú do lúc đó trẻ bú mẹ rất nhạy cảm với tác hại của thuốc và đang có nguy cơ cao bị chứng tăng bilirubin huyết; đặc biệt phải rất cân nhắc không dùng thuốc nếu trẻ sơ sinh hoặc sinh non có tình trạng tăng bilirubin máu hoặc bị thiếu men G6PD. Hơn nữa thuốc cũng nên tránh khi trẻ sơ sinh nhỏ hơn 8 tuần tuổi để hạn chế tối đa tình trạng tăng bilirubin máu ở trẻ.

Tuy nhiên nếu dùng, không nhất thiết phải ngưng cho con bú.

Một số tác dụng phụ: Xảy ra ở 10% người dùng thuốc. Hay gặp nhất tác dụng phụ trên đường tiêu hóa và các phản ứng trên da. Hay gặp ngứa, ngoại ban da, buồn nôn, nôn, ỉa chảy, viêm lưỡi.

Chú ý (nếu có):

]]>
Tetracyclin https://procarevn.vn/thuoc/tetracyclin/ Wed, 05 Oct 2016 03:18:50 +0000 https://procarevn.vn/?post_type=thuoc&p=2454 Biệt dược: Nicsun, Tetracyclin.

Phân loại mức độ an toàn cho phụ nữ có thai: D

* Phân loại mức độ an toàn D: Thuốc gây ra, nghi ngờ gây ra hoặc dự đoán có khả năng gây ra tăng dị tật thai nhi hoặc gây tổn thương không phục hồi. Thuốc cũng có thể có các tác dụng phụ dược lý.

Nhóm thuốc: kháng sinh.

Tên hoạt chất: tetracyclin.

Chỉ định:Mức độ kháng thuốc của vi khuẩn với tetracyclin gia tăng và do sự có mặt của nhiều loại kháng sinh khác, nên ngày càng hạn chế sử dụng tetracyclin trong điều trị. Tuy nhiên vẫn chỉ định trong một số nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm: Do Ricketsia, do Mycoplasma đặc biệt Mycoplasma pneumonia, trứng cá bọc/trứng cá đỏ, phối hợp trong một số phác đồ điều trị H.pylori trong loét dạ dày tá tràng.

Chống chỉ định:

Mẫn cảm bất cứ tetracyclin nào.

Không dùng tetracyclin cho phụ nữ có thai và trẻ em dưới 8 tuổi do thuốc ảnh hưởng tới sự phát triển của răng (nửa cuối thai kỳ và trẻ dưới 8 tuổi) có thể gây biến màu răng vĩnh viễn (vàng, xám, nâu) và thuốc có thể gắn và ảnh hưởng tới sự phát triển của xương.

Liều và cách dùng:

Thường uống 250 – 500 mg/lần, 2 – 4 lần/ngày, tùy mức độ nhiễm khuẩn. Nhiễm khuẩn nặng có thể uống 500 mg/lần,  4 lần/ngày. Thời gian điều trị thường 10 ngày, có thể đến 14 ngày.

Chuyển hóa:

Hơn 50% thuốc thải trừ qua nước tiểu ở dạng còn hoạt tính.

Thuốc qua được nhau thai vào thai nhi với nồng độ thuốc khoảng 25 – 75% so với nồng độ thuốc trong máu của mẹ. Thuốc vào sữa mẹ với nồng độ có thể đạt 60%, thậm chí nhiều hơn so với nồng độ thuốc trong máu mẹ.

Độc tính

Ở PNCT: Dùng trong thời kỳ mang thai dẫn tới tetracyclin gắn vào xương trong quá trình tạo xương mới, quá trình calci hóa và ảnh hưởng đến sự hình thành xương và răng ở trẻ, đặc biệt từ tuần 16 trở đi. Dùng thuốc còn gây hậu quả viêm gan do tetracyclin cũng như gây dị tật bẩm sinh. Một số báo cáo đơn lẻ cho thấy dùng thuốc trong tháng thứ hai có thể liên quan đến dị tật sứt hàm ếch. Bằng chứng chưa chắc chắn thuốc có thể dẫn tới tăng nguy cơ sâu răng, ức chế tăng trưởng các xương dài, đặc biệt xương mác và đục thủy tinh thể.

Ở PNCCB: Mặc dù tetracyclin có thể tạo phức với ion calci trong sữa và không hấp thu được nhưng việc dùng vẫn có khả năng gây biến màu răng vĩnh viễn, giảm sản men răng, ức chế phát triển xương, phản ứng nhạy cảm ánh sáng, nhiễm nấm Candida ở miệng và âm đạo trẻ nhỏ mặc dù chưa có bằng chứng thuyết phục và đầy đủ về các nguy cơ này.

Sử dụng  cho phụ nữ có thai và cho con bú

Sử dụng cho phụ nữ có thai:

Không dùng kháng sinh nhóm tetracyclin cho phụ nữ mang thai. Đặc biệt tất cả tetracyclin trong đó có tetracyclin chống chỉ định sau tuần 15 thai kỳ. Trước tuần 15, các tetracyclin cũng không phải kháng sinh lựa chọn ưu tiên và doxycycline vẫn được ưu tiên hơn cả trong các thuốc nhóm tetracyclin này.

Sử dụng cho phụ nữ cho con bú:

Không nên dùng tetracyclin trong thời kỳ cho con bú, đặc biệt một số tài liệu nhấn mạnh chống chỉ định ở tuần thứ 15 thai kỳ trở đi. Hoặc nếu bắt buộc phải dùng thì nên cân nhắc tạm thời ngưng cho con bú. Nếu ngưng cho trẻ bú tạm thời, chỉ nên cho trẻ bú trở lại sau khi kết thúc đợt điều trị ít nhất là 5 – 7 ngày để thuốc thải hết khỏi cơ thể.

Tuy nhiên một số tài liệu khuyến cáo có thể sử dụng ngắn hạn,do thuốc vào sữa ít đồng thời phức hợp tạo thành của tetracyclin và calci không hấp thu được vào trẻ sơ sinh. Khi đó cần giám sát triệu chứng phát ban và tác hại trên hệ vi khuẩn đường ruột (tiêu chảy, nấm candida, phát ban tã) trên trẻ bú mẹ.

Một số tác dụng phụ: Thường gặp nhất tác dụng phụ trên tiêu hóa như buồn nôn, nôn, ỉa chảy. Răng kém phát triển và biến màu khi dùng cho phụ nữ có thai và trẻ dưới 8 tuổi. Tăng phát triển vi khuẩn đặc biệt vi khuẩn đường ruột kháng kháng sinh, loạn khuẩn đường ruột. Ít gặp loét và co hẹp thực quản.

Chú ý (nếu có): Một vài trường hợp dùng tetracyclin thấy có phản ứng nhạy cảm ánh sáng thể hiện là bỏng nắng khi tiếp xúc ánh sáng mặt trời, vì vậy nếu có triệu chứng của ban đỏ đặc biệt trên người bệnh thường xuyên tiếp xúc trực tiếp ánh sáng mặt trời hay tia tử ngoại, cần ngưng thuốc ngay.

]]>