Procare – Website chính thức https://procarevn.vn PM Procare - Công thức đặc biệt cho phụ nữ mang thai, cho con bú Wed, 04 Oct 2017 04:01:59 +0000 vi hourly 1 Ofloxacin https://procarevn.vn/thuoc/ofloxacin/ Wed, 05 Oct 2016 07:06:29 +0000 https://procarevn.vn/?post_type=thuoc&p=2473 Biệt dược: Agoflox, Ofus, Oflovid, Amloxcin, Askarvid, Poxid, Zofex.

Phân loại mức độ an toàn cho phụ nữ có thai: C (FDA)

* Phân loại mức độ an toàn C (FDA): Thuốc có thể gây tác dụng có hại cho thai nhi do liên quan đến tác dụng dược lý nhưng không gây dị tật.

Nhóm thuốc: kháng sinh nhóm quinolon.

Tên hoạt chất: ofloxacin.

Chỉ định: Điều trị viêm phế quản nặng do vi khuẩn, viêm phổi. Nhiễm khuẩn da mô mềm. Nhiễm khuẩn Chlamydia tại cổ tử cung hoặc niệu đạo có hoặc không kèm lậu. Viêm tuyến tiền liệt, viêm đường tiết niệu.

Chống chỉ định: Tiền sử quá mẫn ofloxacin, các quinolone khác hoặc thành phần khác trong chế phẩm. Thiếu  hụt men G6-PD.

Liều và cách dùng:

Uống: Liều tùy bệnh và mức độ nặng. Thường 400 mg/ngày, uống vào buổi sáng, có thể tăng đến 800 mg/ngày chia hai lần, trong 7-10 ngày.

Cần hiệu chỉnh liều ở bệnh nhân suy giảm chức năng thận.

Tra mắt: 1 giọt mỗi mắt, 2 – 4 giờ tra một lần, trong 2 ngày; sau đó trong 5 ngày tiếp theo tra ngày 4 lần, mỗi lần 1 giọt.

Chuyển hóa:

Thuốc ít chuyển hóa, thải trừ chủ yếu qua thận.

Thuốc có qua nhau thai

Thuốc có bài tiết vào sữa mẹ với nồng độ tương tự huyết tương.

Độc tính

Ở PNCT: Thuốc có qua nhau thai. Có phát hiện thấy ofloxacin trong nước ối của hơn một nửa số người mẹ mang thai có dùng thuốc. Tuy nhiên acid nalidixic và các hợp chất liên quan làm tổn thương sụn khớp, xương của động vật con non không hồi phục trong các nghiên cứu trên động vật. Bằng chứng chưa đầy đủ trên người nhưng các tài liệu hiện tại vẫn còn mâu thuẫn về việc ofloxacin có gây tác hại này trên người hay không.

Ở PNCCB: Dữ liệu rất hạn chế đối với ofloxacin trên phụ nữ cho con bú. Các fluoroquinolon được biết là gây tổn thương vĩnh viễn ở sụn của những khớp chịu lực và cả nhiều dấu hiệu bệnh lý khác trong nghiên cứu thực nghiệm trên động vật.

Sử dụng  cho phụ nữ có thai và cho con bú

Sử dụng cho phụ nữ có thai

Không nên dùng thuốc ở thời kỳ mang thai.

Kháng sinh quinolone nói chung chỉ là thuốc kháng sinh lựa chọn thứ hai trong thời kỳ mang thai. Nếu buộc sử dụng quinolone, tốt nhất dùng norfloxacin hoặc ciprofloxacin là hai kháng sinh được nghiên cứu nhiều hơn cả.

Sử dụng cho phụ nữ cho con bú

Chỉ khi nào không thay thế được bằng kháng sinh khác mà phải dùng ofloxacin, thì nên tạm ngưng cho con bú. Nếu vẫn cho con bú nên tránh cho con bú trong 4-6 giờ sau khi uống để giảm tiếp xúc của trẻ sơ sinh với ofloxacin trong sữa mẹ; và nên theo dõi các triệu chứng của ảnh hưởng tới hệ vi khuẩn đường ruột ở trẻ như tiêu chảy, phát ban tã, nấm candida…

Kháng sinh quinolone nói chung không phải nhóm ưu tiên lựa chọn trong thời kỳ này. Tuy  nhiên, ciprofloxacin là quinolone được ưu tiên hơn cả trong nhóm này.

Sử dụng tại chỗ (đường nhỏ mắt) ít có khả năng gây tác hại và không cần phải ngưng bú.

Một số tác dụng phụ: Dung nạp tốt. Thường buồn nôn, nôn, ỉa chảy, đau bụng, rối loạn tiêu hóa; đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi; phát ban, ngứa.  

Chú ý (nếu có):

]]>
Omeprazol https://procarevn.vn/thuoc/omeprazol/ Wed, 05 Oct 2016 03:17:31 +0000 https://procarevn.vn/?post_type=thuoc&p=2452 Biệt dược: Losec, Omegit, Ozaloc, Bestaprazole, Cadimezol, Omecid, Lomac 20.

Phân loại mức độ cho phụ nữ có thai: B3

* Phân loại mức độ an toàn B3 : thuốc được sử dụng trên một số lượng giới hạn phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ mà không quan sát thấy sự gia tăng dị tật thai nhi hoặc các tác hại trực tiếp hoặc gián tiếp khác đến thai nhi. Các nghiên cứu trên động vật đã cho thấy có bằng chứng thuốc làm tăng tổn thương thai nhi, nhưng chưa chắc chắn về mức độ ý nghĩa của bằng chứng này với người.

Nhóm thuốc: nhóm thuốc ức chế bơm proton, chống loét dạ dày tá tràng.

Hoạt chất: omeprazol.

Chỉ định: Khó tiêu do tăng tiết acid. Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản. Bệnh loét dạ dày tá tràng. Hội chứng Zollinger – Ellison. Dự phòng loét do stress, loét do thuốc chống viêm không steroid.

Chống chỉ định: Quá mẫn bất cứ thành phần nào của thuốc.

Liều dùng và cách dùng:

Điều trị khó tiêu do acid: 10 hoặc 20 mg/ngày, từ 2 – 4 tuần.

Điều trị bệnh trào ngược dạ dày – thực quản: 20 mg/ngày, trong 4 tuần hoặc có thể kéo dài tới 8 hoặc 12 tuần nếu sau 4 tuần chưa lành hẳn

Điều trị loét dạ dày – tá tràng: 20 mg hoặc 40 mg/lần, trong 4 tuần với loét tá tràng và 8 tuần với loét dạ dày

Phối hợp với kháng sinh diệt H.pylori trong loét dạ dày tá tràng: 20 mg/lần, 2 lần/ngày hoặc 40 mg/lần, 1 lần/ngày trong 1 tuần, có thể kéo dài tới 4 tuần

Điều trị loét liên quan đến sử dụng thuốc NSAIDs: 20 mg/ngày.

Liều cần giảm trên bệnh nhân suy gan.

Chuyển hóa:

Thuốc chuyển hóa hầu như hoàn toàn ở gan tạo chất chuyển hóa không hoạt tính và đào thải qua nước tiểu và một phần qua phân.

Chưa biết thuốc có qua nhau thai không.

Ít có thông tin về việc bài tiết của omeprazol liều 20 mg hằng ngày qua sữa mẹ, nhưng thông tin hạn chế cho thấy thuốc bài tiết ít qua sữa mẹ.

Độc tính:

Ở PNCT: Nghiên cứu trên động vật không cho thấy omeprazol có khả năng gây dị dạng và độc cho bào thai. Nghiên cứu trên người cho tới nay cũng không cho thấy độc hại cho thai. Một bằng chứng đơn lẻ chưa chắc chắn khác lại cho thấy sử dụng thuốc ức chế bơm proton nói chung có thể liên quan đến tình trạng sinh non, và tình trạng hen thời thơ ấu, tuy nhiên vẫn chưa được xác nhận. Trong các nghiên cứu, thời gian theo dõi chưa đủ và các bằng chứng cũng chưa đầy đủ để loại trừ nguy cơ.

Ở PNCCB: Thuốc bài tiết ít qua sữa mẹ vì vậy ít có khả năng ảnh hưởng đến trẻ bú mẹ.

Sử dụng  cho phụ nữ có thai và cho con bú

Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai:

Các thuốc ức chế bơm proton nói chung có thể dùng được trong thời kỳ này tuy nhiên chỉ dùng chỉ khi thật cần thiết. Trong nhóm, omeprazol cũng là thuốc được ưu tiên lựa chọn do có nhiều bằng chứng an toàn nhất.

Sử dụng thuốc cho phụ nữ cho con bú:

Thuốc chỉ nên dùng khi thật cần thiết. Trong nhóm thuốc ức chế bơm proton này, pantoprazol và omeprazol là thuốc được ưu tiên lựa chọn hơn cả trong thời kỳ này.

Một số tác dụng phụ: Thuốc nói chung dung nạp tốt, ít tác dụng phụ, thường lành tính và hồi phục, bao gồm: nhức đầu, buồn ngủ, chóng mặt, ỉa chảy, buồn nôn, nôn, trướng bụng. Ít gặp mất ngủ, mệt mỏi, mày đay.

Chú ý (nếu có): Thuốc phải uống lúc đói (trước khi ăn 1 giờ) và phải nuốt nguyên viên, không được mở, nhai hoặc nghiền.

 

]]>