Procare – Website chính thức https://procarevn.vn PM Procare - Công thức đặc biệt cho phụ nữ mang thai, cho con bú Fri, 12 Apr 2019 08:59:06 +0000 vi hourly 1 Miconazol https://procarevn.vn/thuoc/miconazol/ Wed, 05 Oct 2016 03:51:55 +0000 https://procarevn.vn/?post_type=thuoc&p=2462 Biệt dược: Antifungal, Banif, Daktarin, Mefucon, Uniderm, Medskin Mico, Micomedil.

Phân loại mức độ an toàn cho phụ nữ có thai: A

*Phân loại mức độ an toàn A: thuốc đã được nhiều phụ nữ mang thai và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng và không quan sát thấy bất kì sự gia tăng dị tật thai nhi hoặc các tác hại trực tiếp hay gián tiếp khác đến thai nhi.

Nhóm thuốc: nhóm imidazole chống nấm.

Tên hoạt chất: miconazol.

Chỉ định: Nhiễm nấm ngoài da (chân, bẹn, thân), nấm da do Candida albicans. Nhiễm nấm Candida âm họ, âm đạo, miệng và đường tiêu hóa. Nhiễm nấm toàn thân nhưng hiện nay một số azol khác được dùng phổ biến hơn.

Chống chỉ định: Quá mẫn miconazol hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc. Tổn thương gan.

Liều và cách dùng:

Chủ yếu dạng dùng kem, mỡ, gel, dung dịch bôi, thuốc xịt tại chỗ, cồn thuốc, viên đặt âm đạọ.

Gel bôi miệng: 5 ml, ngày bôi 5 lần, từ 7 – 15 ngày.

Viên đặt âm đạo: 100 mg/lần, 1 lần/ngày, trong 7 ngày (phác đồ khuyến cáo cho người mang thai).

Uống: 125 – 250 mg/lần, 4 lần/ngày, trong 10 ngày điều trị nấm Candida tiêu hóa.

Viên dính niêm mạc lợi: điều trị nấm Candida miệng, họng: đặt 1 viên vào sáng, sau đánh răng, ở lợi trên, giữ viên tại chỗ trong 30 giây; điều trị trong 7 ngày.

Chuyển hóa:

Thuốc chuyển hóa qua gan

Chỉ lượng nhỏ miconazol hấp thu vào máu mẹ khi dùng tại chỗ, do vậy ít có khả năng qua được nhau thai vào trẻ.

Chưa biết miconazol có vào sữa mẹ hay không, tuy nhiên một số tài liệu cho thấy miconazol khả năng hấp thu kém nên dù dùng tại chỗ tại núm vú mẹ thì cũng ít có khả năng ảnh hưởng tới trẻ bú mẹ.

Độc tính

Ở PNCT: Ở động vật, miconazol không thể hiện tác hại gây quái thai, nhưng có độc với thai nhi khi cho uống liều cao. Một số bằng chứng chưa chắc chắn khác cho thấy mối liên quan giữa đặt âm đạo bằng miconazole trong tháng thứ 2 và thứ 3 thai kỳ, và sự tăng dị tật dính ngón hoặc thừa ngón. Tóm lại cho tới nay, bằng chứng trên người chưa đầy đủ để xác nhận các nguy cơ trên.

Ở PNCCB: Kinh nghiệm sử dụng miconazol không cho thấy bất kỳ độc tính nào trên trẻ bú mẹ.

Sử dụng  cho phụ nữ có thai và cho con bú

Sử dụng cho phụ nữ có thai

Tuy nhiên, tương tự các imidazole khác, nên tránh sử dụng thuốc cho người mang thai đặc biệt 3 tháng đầu thai kỳ. Tuy nhiên, nếu dùng kháng sinh imidazole đường toàn thân thì metronidazole là thuốc được ưu tiên hơn cả do nhiều bằng chứng an toàn hơn; còn dùng tại chỗ chống nấm miconazole và clotrimazole là lựa chọn ưu tiên trong thời kỳ có thai.

Sử dụng cho phụ nữ cho con bú

Thận trọng khi dùng thuốc cho phụ nữ cho con bú. Tốt nhất nếu dùng, nên loại bỏ thuốc mỡ hoặc kem dư thừa từ núm vú nếu dùng tại chỗ theo đường này, trước khi trẻ bú mẹ. Chỉ nên dùng các chế phẩm kem thân nước hoặc gel để tránh việc trẻ tiếp xúc nhiều với hàm lượng paraffin cao trong chế phẩm (ví dụ thuốc mỡ).

Tuy nhiên, nếu thuốc đường toàn thân chống nấm cần thiết thì fluconazole là thuốc ưu tiên. Thuốc ưu tiên dùng đường tại chỗ trong thời kỳ này là clotrimazol, nystatin và cả miconazol do đặc tính hấp thu ít vào trẻ.

Một số tác dụng phụ:

Dùng đường ngoài dung nạp tốt, đôi khi gây kích ứng hoặc rát bỏng.

Dùng đường âm đạo có thể gây co thắt ở bụng, nóng rát, dị ứng, ngứa.

Dùng đường uống có thể rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, nôn, đôi khi ỉa chảy.

Chú ý (nếu có):

]]>
Metronidazol https://procarevn.vn/thuoc/metronidazol/ Wed, 05 Oct 2016 03:16:49 +0000 https://procarevn.vn/?post_type=thuoc&p=2451 Biệt dược: Metrogyl-500, Metrozol, Tadagyl, Viamazin, Cadigagyn.

Phân loại mức độ an toàn cho phụ nữ có thai: B2

* Phân loại mức độ an toàn B2: thuốc được sử dụng trên một số lượng giới hạn phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ mà không quan sát thấy sự gia tăng dị tật thai nhi hoặc các tác hại trực tiếp hay gián tiếp khác đến thai nhi. Các nghiên cứu trên động vật không đầy đủ hoặc có thể vẫn còn thiếu, nhưng các nghiên cứu hiện có không chỉ ra sự gia tăng tổn thương với thai nhi.

Nhóm thuốc: thuốc kháng khuẩn, thuốc chống động vật nguyên sinh.

Tên hoạt chất: metronidazol.

Chỉ định:

Điều trị nhiễm amip cấp ở đường ruột và áp xe gan do amip Entamoeba histolytica gây ra. Điều trị nhiễm khuẩn kị khí và vi khuẩn hiếu khí – kỵ khí hỗn hợp.

Điều trị viêm cổ tử cung, âm đạo cho nhiễm khuẩn: dạng uống hoặc đặt âm đạo.

Phối hợp điều trị viêm loét dạ dày tá tràng do Helicobacter pylori.

Ngoài ra còn điều trị: viêm tiết niệu không do lậu cầu, bệnh Crohn thể hoạt động, bệnh trùng roi do nhiễm Trichomonas vaginalis cho cả phụ nữ và nam giới, viêm lợi hoại tử loét cấp, viêm lợi quanh chân răng và nhiễm khuẩn khác ở răng do vi khuẩn kỵ khí.

Chống chỉ định: Tiền sử quá mẫn metronidazole hoặc các dẫn chất nitroimidazol khác

Liều và cách dùng:

Thường dùng đường uống, 250 mg/lần, 3 – 4 lần/ngày hoặc 500 mg/lần, 2 lần/ngày. Thời gian điều trị tùy tình trạng và từng bệnh, thường 5 – 10 ngày.

Chuyển hóa:

Metronidazol hấp thu nhanh sau khi uống chuyển hóa từ 30 – 60% ở gan, thải trừ hơn 90% qua nước tiểu ở dạng đã chuyển hóa.

Metronidazol qua hàng rào nhau thai khá nhanh, nồng độ thuốc ở cuống nhau thai và huyết tương tương tự nhau.

Metronidazol bài tiết vào sữa mẹ khá nhanh, nồng độ thuốc trong huyết tương trẻ bú mẹ có thể bằng 15% ở mẹ.

Độc tính

Ở PNCT: Vẫn chưa có bằng chứng đầy đủ về sự an toàn của metronidazole trong thai kỳ nhưng thuốc đã được sử dụng rộng rãi trong nhiều năm mà không có hậu quả xấu rõ ràng. Nghiên cứu trên hơn 3000 phụ nữ mang thai dùng metronidazole trong thai kỳ chưa ghi nhận khả năng gây quái thai cũng như gây ung thư của thuốc. Tuy nhiên một số ít tài liệu báo cho thấy thuốc có khả năng gây quái thai và đột biến tăng khi dùng vào ba tháng đầu thai kỳ. Nghiên cứu trên động vật cũng cho kết quả tương tự. Một số báo cáo nhỏ cho thấy đặt metronidazole âm đạo trong thời kỳ mang thai có khả năng trẻ mang bệnh syndactyly – bệnh dính liền ngón tay chân và hexadactyly – dị tật thừa ngón, tuy nhiên các nghiên cứu khác không xác nhận kết quả này.

Ở PNCCB: Độc tính của thuốc khi vào sữa mẹ vẫn chưa được ghi nhận trên 60 trẻ, theo các dữ liệu công bố tới nay, hơn nữa thuốc cũng được sử dụng ở trẻ sinh non và dung nạp tốt. Tuy nhiên dữ liệu vẫn còn hạn chế.

Sử dụng  cho phụ nữ có thai và cho con bú

Sử dụng cho phụ nữ có thai

Rất thận trọng và cần cân nhắc lợi ích – nguy cơ nếu bắt buộc phải dùng vào 3 tháng đầu thai kỳ điều trị H.pylori trong viêm dạ dày.

Nếu có chỉ định, có thể sử dụng liều đơn metronidazole 2g đường uống hơn là đường âm đạo, để điều trị viêm âm đạo trong vài ngày. Hiện nay, một số tác giả khuyến cáo dùng metronidazole điều trị nhiễm khuẩn âm đạo trên phụ nữ mang thai có nguy cơ cao sinh non nhằm giúp giảm nguy cơ này tuy nhiên hiệu quả vẫn chưa được xác nhận.

Các thuốc sử dụng tại chỗ để chống nấm trong thời kỳ mang thai được ưu tiên hơn đó là clotrimazol và miconazol.

Sử dụng cho phụ nữ cho con bú

Chỉ nên dùng khi rất cần thiết. Nếu buộc phải dùng không nên sử dụng liều cao. Tuy nhiên so với các nitroimidazol khác, metronidazole được ưu tiên hơn cả. Liều đơn metronidazole 2g đường uống cũng được ưu tiên hơn đường đặt âm đạo, nếu có chỉ định. Một số tài liệu khuyến cáo nên ngưng cho trẻ bú khi đang điều trị bằng metronidazole. Nếu ngưng cho trẻ bú, chỉ nên cho trẻ bú trở lại sau khi kết thúc điều trị khoảng 2 – 3 ngày để thuốc thải trừ hết ra khỏi cơ thể.

Một số tác dụng phụ: Xảy ra ở 5- 25% người dùng. Dùng liều cao và kéo dài sẽ tăng tác dụng bất lợi. Thường gặp nhất buồn nôn, nôn, nhức đầu, chán ăn, khô miệng, có vị kim loại rất khó chịu. Có thể có nôn, tiêu chảy, đau thượng vị, đau bụng, táo bón.

Chú ý (nếu có):

]]>
Meloxicam https://procarevn.vn/thuoc/meloxicam/ Tue, 04 Oct 2016 09:18:02 +0000 https://procarevn.vn/?post_type=thuoc&p=2420 Biệt dược: Mobic, Morif, Melic, Melobic.

Phân loại mức độ an toàn cho phụ nữ có thai: C

*Mức độ an toàn loại C: thuốc có bản chất dược lý gây ra hoặc nghi ngờ gây ra các tác hại lên thai nhi hoặc trẻ sơ sinh nhưng không gây dị tật thai nhi. Các tác hại này có thể hết khi ngưng sử dụng thuốc.

Nhóm thuốc: thuốc chống viêm không steroid.

Tên hoạt chất: meloxicam.

Chỉ định: Dạng uống và đặt trực tràng chỉ định dùng dài ngày trong bệnh thoái hóa khớp, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp mạn tính khác.

Chống chỉ định:

Mẫn cảm với thuốc, tiền sử dị ứng aspirin hoặc NSAIDs khác.

Hen phế quản, polyp mũi. Loét dạ dày tá tràng tiến triển, chảy máu dạ dày, chảy máu não.

Suy gan nặng và suy thận nặng.

Phụ nữ có thai và cho con bú.

Liều và cách dùng:

Khởi đầu 7.5 mg/ngày, có thể dùng tối đa 15 mg/ngày

Chuyển hóa:

Meloxicam chuyển hóa gần như hoàn toàn ở gan, thải trừ ở dạng đã chuyển hóa qua nước tiểu và phân.

Hầu hết NSAIDs liên kết nhiều với protein huyết tương, nhưng vẫn qua được nhau thai.

Ít thông tin về sử dụng meloxicam trong thời kỳ cho con bú, đặc biệt khi trẻ sơ sinh hoặc sinh non.

Độc tính:

Ở PNCT: Gần như không có dữ liệu về độ an toàn khi sử dụng meloxicam trong 3 tháng đầu thai kỳ. Chưa có báo cáo về nguy cơ dị tật trong các nghiên cứu thực nghiệm. Sử dụng NSAIDs (thuốc chống viêm không steroid) làm tăng nguy cơ hội chứng LUF nang hoàng thể không vỡ. Sử dụng NSAIDs gần thời điểm thụ thai hoặc sử dụng kéo dài hơn 1 tuần làm tăng nguy cơ sảy thai. Cơ chế có thể do tác dụng ức chế tổng hợp prostaglandin.

Ở PNCCB: Ít dữ liệu về sử dụng thuốc trong thời kỳ cho con bú.

Sử dụng  cho phụ nữ có thai và cho con bú

Sử dụng cho phụ nữ có thai

Meloxicam không nên dùng cho phụ nữ có thai, đặc biệt trong 3 tháng cuối thai kỳ do lo ngại ống động mạch đóng sớm hoặc các tai biến khác cho thai nhi.

Sử dụng cho phụ nữ cho con bú

Không nên dùng meloxicam, ưu tiên sử dụng các thuốc khác hơn. Nếu cần dùng thuốc cho mẹ thì không nên cho con bú. Khi đó, chỉ nên cho trẻ bú mẹ trở lại sau khi ngưng điều trị một khoảng thời gian ít nhất là 4 – 5 ngày để thuốc đào thải hết khỏi cơ thể mẹ.

Một số tác dụng phụ: Tác dụng phụ ở nhiều cơ quan, đặc biệt trên đường tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, nôn, buồn nôn, đau bụng, táo bón, chướng bụng, thiếu máu, ngứa, phát ban, nhiễm khuẩn hô hấp, đau đầu, phù khi dùng kéo dài.

Chú ý (nếu có):

Theo dõi huyết áp do thuốc có thể gây hoặc làm nặng thêm tăng huyết áp. Không dùng khi chức năng gan thận kém. Uống thuốc ngay sau khi ăn hoặc kết hợp thuốc kháng acid và bảo vệ niêm mạc dạ dày để tránh tác dụng phụ trên đường tiêu hóa.

]]>
Metoclopramid https://procarevn.vn/thuoc/metoclopramid/ Tue, 04 Oct 2016 08:45:47 +0000 https://procarevn.vn/?post_type=thuoc&p=2414 Biệt dược: Elitan, Primezane, Opecolic, Perimiran, Metof.

Phân loại mức độ an toàn cho phụ nữ có thai: A

*Phân loại mức độ an toàn A: thuốc đã được nhiều phụ nữ mang thai và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng và không quan sát thấy bất kì sự gia tăng dị tật thai nhi hoặc các tác hại trực tiếp hay gián tiếp khác đến thai nhi.

Nhóm thuốc: thuốc chống nôn, thuốc chẹn thụ thể dopamine, thuốc kích thích nhu động dạ dày – ruột phần trên.

Tên hoạt chất: metoclopramid.

Chỉ định: Điều trị nôn và buồn nôn do đau nửa đầu cấp. Nôn và buồn nôn liên quan hóa trị, xạ trị. Dự phòng nôn và buồn nôn hậu phẫu.

Chống chỉ định: Mẫn cảm thuốc. Động kinh. Parkinson. Tắc cơ học thủng đường tiêu hóa. U tủy thượng thận. Đang dùng thuốc có khả năng gây phản ứng ngoại tháp như phenothiazine, butyrophenol.

Liều và cách dùng:

Liều trên người lớn, trong tất cả các chỉ định: 10 – 30 mg/ngày, chia làm 1 – 3 lần, tối đa 30 mg/ngày hoặc 0.5 mg/kg/ngày.

Chuyển hóa:

Thuốc hấp thu nhanh và hoàn toàn sau uống, chuyển hóa qua gan và thải trừ chủ yếu qua nước tiểu.

Thuốc phân bố dễ dàng qua hàng rào nhau thai.

Thuốc có vào sữa mẹ, nồng độ thuốc trong sữa có thể cao hơn trong huyết tương.

Độc tính

Trên phụ nữ có thai:

Ba nghiên cứu về độ an toàn của metoclopramide dùng trong 3 tháng đầu thai kì trên khoảng hơn 4000 phụ nữ mang thai, cho thấy không làm tăng tỉ lệ bất thường, dị tật ở trẻ sinh ra.  Sử dụng ở cuối thai kỳ có thể dẫn tới xuất hiện triệu chứng ngoại tháp ở trẻ sơ sinh.

Trên phụ nữ cho con bú:

Nhiều nghiên cứu nhỏ cho thấy ít tác dụng phụ trên trẻ bú mẹ. Do phụ nữ sau sinh có nguy cơ cao bị trầm cảm sau sinh và metoclopramide có thể làm trầm trọng hơn triệu chứng này.

Sử dụng  cho phụ nữ có thai và cho con bú

Sử dụng cho phụ nữ có thai.

Các thuốc kháng dopamine như domperidon, metoclopramide, các phenothiazine như clopromazin, procloperazin, promethazine  được sử dụng khá phổ biến. Trong đó metoclopramide ít gây an thần hơn phenothiazine, an toàn và hiệu quả vì vậy là lựa chọn ưu tiên hơn cả so với các thuốc còn lại.

Cần thận trọng theo dõi trẻ sau khi sinh nếu mẹ dùng thuốc vào 3 tháng cuối thai kì.

Sử dụng cho phụ nữ cho con bú

Thuốc chống nôn ưu tiên lựa chọn hơn cả trong thời kì cho con bú là meclizine.  Do thuốc có qua sữa mẹ, nên trẻ bú mẹ có thể gặp tác dụng phụ do thuốc. Dược thư quốc gia Việt nam khuyến cáo không nên dùng trong thời kì này, tuy nhiên một số tài liệu nước ngoài đánh giá metoclopramide cũng như domperidon ở mức an toàn và có thể dùng.

Không nên dùng dài ngày, nên tránh ở phụ nữ có tiền sử bị trầm cảm nặng.

Một số tác dụng phụ: Thường gặp ỉa chảy, buồn nôn, mệt mỏi. Có thể ngủ gà. Ít gặp táo bón, buồn nôn, khô miệng hay rối loạn trương lực cơ.

Chú ý (nếu có): Nên uống trước bữa ăn 30 phút và vào lúc đi ngủ.

]]>
Methylprednisolon https://procarevn.vn/thuoc/methylprednisolon/ Tue, 04 Oct 2016 08:37:03 +0000 https://procarevn.vn/?post_type=thuoc&p=2412 Biệt dược: Medrol (4mg, 16mg), Urselon, Amedred, Somidex.

Phân loại mức độ an toàn cho phụ nữ có thai: A

*Mức độ an toàn loại A: Thuốc đã được nhiều phụ nữ mang thai và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng và không quan sát thấy bất kì sự gia tăng dị tật thai nhi hoặc các tác hại trực tiếp hay gián tiếp khác đến thai nhi.

Riêng loại thuốc methylprenisolon aceponat dùng tại chỗ: mức độ an toàn loại C

*Mức độ an toàn loại C: thuốc có bản chất dược lý gây ra hoặc nghi ngờ gây ra các tác hại lên thai nhi hoặc trẻ sơ sinh nhưng không gây dị tật thai nhi. Các tác hại này có thể hết khi ngưng sử dụng thuốc.

Nhóm thuốc: thuốc glucocorticoid tổng hợp.

Tên hoạt chất: methylprednisolon.

Chỉ định: Chủ yếu là thuốc chống viêm hoặc ức chế miễn dịch để điều trị một số bệnh bao gồm nguyên nhân do huyết học, dị ứng, viêm, ung thư và tự miễn. Dự phòng và điều trị thải ghép.

Chống chỉ định: Nhiễm khuẩn nặng, trừ sốc nhiễm khuẩn và lao màng não. Quá mẫn với methylprednisolon. Thương tổn da do virus, nấm hoặc lao. Đang dùng vắc xin virus sống.

Liều và cách dùng:

Liều methylprednisolon: ban đầu 2 – 60 mg/ngày, tùy thuộc bệnh, chia 4 lần/ngày. Dùng dài ngày nên giảm liều dần trước khi ngừng thuốc.

Chuyển hóa

Thuốc chuyển hóa ở gan, chất chuyển hóa được bài tiết qua nước tiểu. Thời gian để nửa lượng thuốc thải khỏi cơ thể là khoảng 3 giờ.

Thuốc có qua nhau thai

Thuốc vào được sữa mẹ với lượng thấp

Độc tính

Ở PNCT: Chưa có bằng chứng về việc liệu thuốc có gây độc tính sinh sản trên trẻ sơ sinh hay không. Dùng kéo dài đường toàn thân có thể dẫn tới giảm cân nặng trẻ sơ sinh.. Nghiên cứu trên động vật cho thấy dùng corticosteroid nói chung có thể gây bất thường phát triển của thai nhi, trong đó có: hở hàm ếch, chậm phát triển tử cung, tăng nguy cơ chậm phát triển thai nếu dùng dài ngày hoặc lặp đi lặp lại trong thời kỳ mang thai.

Ở PNCCB: Liều tới 40 mg hàng ngày methylprednisolone ít có khả năng ảnh hưởng toàn thân tới trẻ bú mẹ nhưng liều cao có thể liên quan đến tình trạng suy thượng thận cấp ở trẻ sơ sinh bú mẹ. Các nghiên cứu về độc tính sinh sản trên động vật cũng chưa được thực hiện nhiều, vì vậy chỉ nên dùng nếu lợi ích vượt trội so với nguy cơ ảnh hưởng đến trẻ bú mẹ.

Sử dụng tại chỗ ít có khả năng gây hại cho trẻ bú mẹ.

Sử dụng  cho phụ nữ có thai và cho con bú

Sử dụng cho phụ nữ có thai

Cần cân nhắc kỹ lợi ích – nguy cơ khi sử dụng thuốc, chỉ dùng khi lợi ích vượt trội các nguy cơ rủi ro có thể xảy ra với cả mẹ và thai nhi.

Mặc dù bằng chứng chưa đầy đủ để khuyến cáo nhưng tốt nhất trẻ sơ sinh mà có mẹ dùng corticosteroid trong thời kỳ mang thai cần được theo dõi và đánh giá cẩn thận dấu hiệu của suy thượng thận.

Sử dụng cho phụ nữ cho con bú

Hết sức cẩn thận khi dùng thuốc cho phụ nữ cho con con bú. chỉ nên dùng nếu lợi ích vượt trội so với nguy cơ trên trẻ bú mẹ.

Tuy nhiên, cùng với prednisolone, prednisone, methylprednisolone là corticoid lựa chọn ưu tiên điều trị toàn thân trong thời kỳ cho con bú. Nếu dùng liều cao lặp lại, sau khi uống thuốc nên cách ít nhất 3 – 4 giờ rồi mới cho con bú.

Một số tác dụng phụ:

Tác dụng phụ xảy ra nhiều nhất khi dùng liều cao và dài ngày. Thuốc ức chế tổng hợp prostaglandin vì vậy cũng làm mất tác dụng của prostaglandin trên đường tiêu hóa, gây tăng tiết acid dạ dày, giảm bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Thường gặp mất ngủ, khó tiêu, tăng ngon miệng, đau khớp, đục thủy tinh thể.

Ít gặp chóng mặt, tăng huyết áp, trứng cá và teo da, hội chứng Cushing, loét dạ dày, yếu cơ, loãng xương, gãy xương.

Chú ý (nếu có): Thận trọng khi dùng thuốc ở người bệnh loãng xương, loét dạ dày tá tràng, đái tháo đường, tăng huyết áp, suy tim, suy thận, suy gan. Sau khi điều trị trong một thời gian dài hoặc stress, thuốc có thể gây suy thượng thận cấp khi ngừng thuốc.

]]>