Procare – Website chính thức https://procarevn.vn PM Procare - Công thức đặc biệt cho phụ nữ mang thai, cho con bú Wed, 04 Oct 2017 04:00:20 +0000 vi hourly 1 Lincomycin https://procarevn.vn/thuoc/lincomycin/ Wed, 05 Oct 2016 07:12:35 +0000 https://procarevn.vn/?post_type=thuoc&p=2479 Biệt dược: Linmycine, Lincar B, Agi-linco, Lincodazin, Kuplinko, Dk Lincomycin 500.

Phân loại mức độ an toàn cho phụ nữ có thai: A

*Phân loại mức độ an toàn A: thuốc đã được nhiều phụ nữ mang thai và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng và không quan sát thấy bất kì sự gia tăng dị tật thai nhi hoặc các tác hại trực tiếp hay gián tiếp khác đến thai nhi.

Nhóm thuốc: kháng sinh nhóm lincosamid.

Tên hoạt chất: lincomycin.

Chỉ định:

Nhiễm khuẩn nặng do vi khuẩn nhạy cảm Staphylococcus, Streptococcus, Pneumococcus ở người bệnh dị ứng penicillin như nhiễm khuẩn phụ khoa ở âm đạo, viêm màng trong tử cung, viêm vùng chậu, viêm màng bụng thứ phát, áp xe phổi, nhiễm khuẩn huyết, mụn nhọt biến chứng và loét do nhiễm khuẩn kị khí. Một số nhiễm khuẩn khác như nhiễm khuẩn ở vị trí khó thấm thuốc như viêm cốt tủy cấp tính và mạn tính, do Bacteroides

Chống chỉ định: Quá mẫn lincomycin hoặc bất cứ thành phần nào của chế phẩm.

Liều và cách dùng:

Thuốc có thể uống hoặc tiêm, truyền.

Nên uống xa bữa ăn, ít nhất 1 – 2 giờ trước hoặc sau khi ăn. Thường uống 500 mg, 3 – 4 lần/ngày.

Chuyển hóa:

Thuốc chuyển hóa một phần ở gan và bài xuất qua nước tiểu và phân dưới cả dạng chưa chuyển hóa và dạng đã chuyển hóa.

Thuốc có khuếch tán qua nhau thai, đạt nồng độ khoảng 25% nồng độ huyết thanh  mẹ và vào được sữa mẹ.

Độc tính

Ở PNCT: Nghiên cứu trên động vật chưa có thông tin về việc lincomycin gây ra khuyết tật bẩm sinh. Chưa có nghiên cứu có kiểm soát đầy đủ về sử dụng lincomycin trên người mang thai.Tuy nhiên thuốc không cho thấy dấu hiệu độc tính với thai nhi trong thời kỳ mang thai.

Ở PNCCB: Lincomycin được tiết qua sữa mẹ, vì vậy có khả năng có tác dụng phụ nghiêm trọng với trẻ bú mẹ.

Sử dụng  cho phụ nữ có thai và cho con bú

Sử dụng cho phụ nữ có thai

Chỉ dùng khi thật cần thiết. Thuốc chỉ nên được cân nhắc sử dụng nếu điều trị bằng penicillin, cephalosporin và macrolid đều thất bại.

Sử dụng cho phụ nữ cho con bú

Cần cân nhắc hoặc dùng thuốc hoặc cho con bú. Tránh cho con bú khi đang điều trị bằng lincomycin. Nếu buộc điều trị và bệnh nhân muốn tạm ngưng cho con bú, chỉ nên cho trẻ bú trở lại sau khi kết thúc điều trị ít nhất là 24-48h.

Một số tác dụng phụ: Thường gặp nhất trên đường tiêu hóa, chủ yếu là ỉa chảy. Thường gặp buồn nôn. Ít gặp mày đay.

Chú ý (nếu có): Hiện nay, clindamycin được ưa dùng hơn lincomycin, vì hấp thu và tác dụng tốt hơn. Tuy nhiên cả hai đều sử dụng hạn chế do nguy cơ gây viêm đại tràng kết mạc giả.

 

]]>
Levofloxacin https://procarevn.vn/thuoc/levofloxacin/ Wed, 05 Oct 2016 03:14:35 +0000 https://procarevn.vn/?post_type=thuoc&p=2450 Biệt dược: Amflox, Levocef 250, Levin, Zolevox-500, Tavanic, Vafoxin.

Phân loại mức độ an toàn cho phụ nữ có thai: C (FDA)

* Phân loại mức độ an toàn C (FDA): Thuốc có thể gây tác dụng có hại cho thai nhi do liên quan đến tác dụng dược lý nhưng không gây dị tật.

Nhóm thuốc: kháng sinh nhóm quinolone (phân nhóm fluoroquinolon).

Tên hoạt chất: levofloxacin.

Chỉ định: Nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm như: viêm xoang cấp, đợt cấp viêm phế quản mạn, viêm phổi cộng đồng, viêm tuyến tiền liệt, nhiễm khuẩn tiết niệu có biến chứng hoặc không, nhiễm khuẩn đường mật, ruột.

Chống chỉ định: Tiền sử quá mẫn levofloxacin, các quinolone khác hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc. Động kinh. Tiền sử bệnh gân cơ do fluoroquinolon.

Liều và cách dùng:

Thường uống 250 – 500 mg/lần, ngày 1 – 2 lần, trong 7 – 14 ngày tùy mức độ nặng và tác nhân gây  bệnh.

Cần hiệu chỉnh liều trên bệnh nhân suy thận.

Chuyển hóa:

Thuốc ít bi chuyển hóa trong cơ thể và thải trừ gần như hoàn toàn trong nước tiểu ở dạng chưa chuyển hóa.

Các quinolone nói chung và levofloxacin nói riêng qua được nhau thai, có trong dịch ối với nồng độ thấp.

Chưa đo được nồng độ levofloxacin trong sữa mẹ, nhưng căn cứ vào khả năng phân bố vào sữa của quinolone khác, dự đoán rằng levofloxacin có phân bố vào sữa mẹ.

Độc tính

Ở PNCT: Bằng chứng an toàn về sử dụng levofloxacin trong thời kỳ mang thai vẫn còn hạn chế. Các nghiên cứu trên động vật không cho thấy tác hại lên độc tính sinh sản và gây quái thai. Tuy nhiên đã ghi nhận trong các nghiên cứu trên động vật tác hại gây tổn thương sụn khớp không hồi phục. Một nghiên cứu khác lo ngại sử dụng fluoroquinolon có liên quan tăng nguy cơ dị tật xương ở trẻ nhỏ. Các bằng chứng trên người vẫn chưa đầy đủ nhưng không xác nhận được các nguy cơ trên.

Ở PNCCB: Nghiên cứu trên động vật cho thấy quinolone làm tổn thương sụn khớp, xương của động vật con non không hồi phục và cũng có khả năng có nguy cơ làm tổn thương sụn khớp trên trẻ bú mẹ mặc dù bằng chứng vẫn hạn chế.

Sử dụng  cho phụ nữ có thai và cho con bú

Sử dụng cho phụ nữ có thai

Do thiếu dữ liệu trên người, đồng thời nghiên cứu trên động vật cũng cho thấy có khả năng thuốc gây tổn thương sụn khớp các tổ chức đang phát triển ở thai nhi, nên tốt nhất levofloxacin không nên dùng ở phụ nữ có thai. Trong các kháng sinh, quinolone cũng chỉ là lựa chọn thứ hai chứ không phải ưu tiên cho phụ nữ có thai. Và nếu buộc phải dùng quinolone thì norfloxacin và ciprofloxacin được ưu tiên hơn cả.

Sử dụng cho phụ nữ cho con bú

Trong các kháng sinh, quinolone không phải nhóm ưu tiên sử dụng trong thời kỳ cho con bú. Tuy nhiên nếu buộc phải dùng quinolone, thì ciprofloxacin là thuốc ưu tiên hơn cả.

Do nguy cơ gây tổn thương sụn khớp trên trẻ nhỏ, không nên cho con bú khi dùng levofloxacin. Nhưng nếu có chỉ định levofloxacin, việc sử dụng là chấp nhận được. Cần theo dõi các tác hại trên hệ vi khuẩn đường ruột như tiêu chảy, nấm candica, phát ban khi dùng tã. Nên tránh cho con bú từ 4 – 6 giờ sau khi uống thuốc, để tối thiếu hóa lượng thuốc mà trẻ bú mẹ tiếp nhận.

Một số tác dụng phụ: Thường gặp buồn nôn, nôn, ỉa chảy, đau bụng, táo bón, khó tiêu, tăng enzyme gan, đau đầu. Ít gặp hoa mắt, căng thẳng, ngứa, phát ban. Hiếm gặp đau khớp, yếu cơ, đau cơ, viêm tủy xương, viêm gân Achille.

Chú ý (nếu có): Có thể uống gần hoặc xa bữa ăn. Không dùng các antacid chứa nhôm và magie, chế phẩm chứa ion kim loại như sắt, kẽm, sucralfat trong vòng 2 giờ trước và sau uống levofloxacin; vì các chế phẩm trên làm giảm hấp thu levofloxacin.

]]>
Lansoprazol https://procarevn.vn/thuoc/lansoprazol/ Wed, 05 Oct 2016 02:04:32 +0000 https://procarevn.vn/?post_type=thuoc&p=2447 Biệt dược: Lansoprazol, Lasovac, Lansomax, Lanazol, Victacid, Prazex, Lansec 30.

 Phân loại mức độ cho phụ nữ có thai: B3

* Phân loại mức độ an toàn B3: thuốc được sử dụng trên một số lượng giới hạn phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ mà không quan sát thấy sự gia tăng dị tật thai nhi hoặc các tác hại trực tiếp hoặc gián tiếp khác đến thai nhi. Các nghiên cứu trên động vật đã cho thấy có bằng chứng thuốc làm tăng tổn thương thai nhi, nhưng chưa chắc chắn về mức độ ý nghĩa của bằng chứng này với người.

Nhóm thuốc: nhóm thuốc ức chế bơm proton, thuốc ức chế tiết acid dịch vị.

Hoạt chất: lansoprazol.

Chỉ định: Điều trị cấp và duy trì viêm thực quản có trợt loét ở người bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Điều trị loét dạ dày tá tràng (do nhiễm hoặc không nhiễm H.pylori. Điều trị và dự phòng loét đường tiêu hóa do thuốc chống viêm không steroid. Điều trị hội chứng Zollinger Ellison.

Chống chỉ định: Quá mẫn bất cứ thành phần nào của thuốc. Có thai trong 3 tháng đầu.

Liều dùng và cách dùng:

Viêm thực quản có trợt loét: 15 – 30 mg, 1 lần/ngày, trong 4 – 8 tuần và có thể hơn nếu chưa khỏi

Loét dạ dày: 15 – 30 mg, 1 lần/ngày, 4 – 8 tuần. Nên uống vào buổi sáng trước bữa ăn sáng.

Loét tá tràng: 15 – 30 mg, 1 lần/ngày, 4 tuần hoặc cho tới khi khỏi.

Điều trị loét do thuốc chống viêm không steroid: 30 mg/lần/ngày, 8 tuần.

Dự phòng loét do thuốc chống viêm không steroid: 15 mg/lần/ngày, cho tới 12 tuần.

Chuyển hóa:

Thuốc chuyển hóa hầu như hoàn toàn ở gan. Thuốc chuyển hóa và thải trừ chậm hơn ở bệnh nhân suy gan nên cần giảm liều ở bệnh nhân suy gan nặng.

Chưa biết thuốc có qua nhau thai không.

Cả lansoprazol và chất chuyển hóa đều bài tiết qua sữa trong nghiên cứu trên động vật.

Độc tính:

Ở PNCT: Thiếu bằng chứng đầy đủ và có kiểm soát tốt trên người. Một bằng chứng đơn lẻ chưa chắc chắn khác lại cho thấy sử dụng thuốc ức chế bơm proton nói chung có thể liên quan đến tình trạng sinh non, và tình trạng hen thời thơ ấu, tuy nhiên vẫn chưa được xác nhận. Một nghiên cứu trên động vật đã từng cho thấy dùng thuốc lâu và liều cao gây ung thư.Một số nghiên cứu khác lại cho thấy thuốc không gây quái thai, dị dạng hoặc ảnh hưởng tới sự phát triển sau này của thai nhi.

Ở PNCCB: Một số tài liệu cho thấy thuốc được sử dụng an toàn ở trẻ sơ sinh, do vậy ít có khả năng thuốc dùng ở mẹ cho con bú có thể ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh bú mẹ. Tuy nhiên có tài liệu cho rằng do nghiên cứu trên động vật ở thời kỳ mang thai đã chứng minh tác dụng gây ung thư của thuốc, nên cũng có khả năng gây nguy cơ này nếu dùng thuốc trong thời kỳ cho con bú.

Sử dụng  cho phụ nữ có thai và cho con bú

Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai:

Các thuốc ức chế bơm proton nói chung có thể dùng được trong thời kỳ này tuy nhiên chỉ dùng chỉ khi thật cần thiết. Trong nhóm, omeprazol cũng là thuốc được ưu tiên lựa chọn do có nhiều bằng chứng an toàn nhất.

Tuy nhiên, với lansoprazol, thuốc không nên dùng cho người mang thai. Và tài liệu quốc gia Việt Nam khuyến cáo chống chỉ định dùng thuốc trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Sử dụng thuốc cho phụ nữ cho con bú:

Nên tránh dùng lansoprazol do bằng chứng chưa đầy đủ và thiếu nhất quán. Nếu có chỉ định sử dụng thuốc ức chế bơm proton trong thời kỳ này thì pantoprazol và omeprazol là thuốc được ưu tiên lựa chọn hơn cả. Nếu buộc dùng lansoprazol và muốn ngưng cho con bú tạm thời để tránh gây hại cho trẻ, chỉ nên bắt đầu cho trẻ bú trở lại sau khi kết thúc điều trị lansoprazol ít nhất là nửa ngày.

Một số tác dụng phụ: Thuốc nói chung dung nạp tốt cả kể khi dùng ngắn hạn và dài hạn. Thường gặp mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu; ban da, mày đay; khô miệng, buồn nôn, nôn, đầy hơi, đau bụng. Ít gặp ngứa, suy nhược, choáng váng.

Chú ý (nếu có): Thuốc cần được nuốt nguyên viên, không được nhai, bẻ làm vỡ viên thuốc.

]]>
Loperamid https://procarevn.vn/thuoc/loperamid/ Wed, 05 Oct 2016 01:56:45 +0000 https://procarevn.vn/?post_type=thuoc&p=2440 Biệt dược: Imodium, Idium, Abydium, Vacontil, Parecom, Lomekan.

Phân loại mức độ an toàn cho phụ nữ có thai: B3

* Phân loại mức độ an toàn B3 : thuốc được sử dụng trên một số lượng giới hạn phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ mà không quan sát thấy sự gia tăng dị tật thai nhi hoặc các tác hại trực tiếp hoặc gián tiếp khác đến thai nhi. Các nghiên cứu trên động vật đã cho thấy có bằng chứng thuốc làm tăng tổn thương thai nhi, nhưng chưa chắc chắn về mức độ ý nghĩa của bằng chứng này với người.

Nhóm thuốc: thuốc trị ỉa chảy.

Tên hoạt chất: loperamid.

Chỉ định: Điều trị ngắn ngày ỉa chảy cấp không đặc hiệu ở người lớn. Trị ỉa chảy mạn tính do viêm đại tràng. Trị són phân ở người lớn.

Chống chỉ định: Mẫn cảm loperamid. Bụng trướng. Đau bụng không do ỉa chảy. Lỵ cấp, viêm loét đại tràng chảy máu ở giai đoạn cấp, viêm đại tràng giả mạc, viêm ruột do nhiễm khuẩn.

Liều và cách dùng:

Trị ỉa chảy cấp ở người lớn: khởi đầu 4 mg, sau đó mỗi lần đi lỏng uống 2 mg, tối đa 16 mg/ngày. Liều thông thường 6 – 8 mg/ngày.

Trị ỉa chảy mạn ở người lớn: khởi đầu 4 mg, sau đó mỗi lần đi lỏng uống 2 mg cho tới khi cầm ỉa chảy. Liều duy trì uống 4 – 8 mg/ngày chia 2 lần, tối đa 16 mg/ngày .

Chuyển hóa:

Thuốc hấp thu 40% qua đường tiêu hóa, chuyển hóa ở gan và thải trừ qua phân và mật.

Thuốc vào sữa mẹ với lượng nhỏ.

Độc tính

Trên phụ nữ có thai:

Chỉ một lượng nhỏ thuốc được hấp thu. Không phát hiện được tác dụng gây quái thai trong một số nghiên cứu, tuy nhiên nghiên cứu đơn lẻ chưa chắc chắn khác có ghi nhận sự giảm cân nặng trung bình của trẻ, sự tăng nguy cơ dị tật thai khi mẹ dùng loperamid.

Trên phụ nữ cho con bú:

Thuốc ít có khả năng gây hại cho trẻ, nhưng bằng chứng vẫn chưa đầy đủ.

Sử dụng  cho phụ nữ có thai và cho con bú

Sử dụng cho phụ nữ có thai

Trong điều trị tiêu chảy, nếu cần phải giảm nhu động ruột thì loperamide có thể sử dụng nếu các thuốc khác không có hiệu quả (pectin, than hoạt tính), nhưng tốt nhất là sau 3 tháng đầu thai kì.

Sử dụng cho phụ nữ cho con bú

Loperamid dùng được trong thời kì này ít có khả năng gây hại cho trẻ. Pectin và than hoạt tính là an toàn hơn cả, loperamid chỉ nên được dùng ngắn hạn điều trị tiêu chảy nếu như thay đổi chế độ ăn và dùng thuốc như pectin, than hoạt tính không cải thiện được.

Một số tác dụng phụ: Hầu hết tác dụng phụ gặp ở đường tiêu hóa. Thường gặp táo bón, buồn nôn, nôn, chóng mặt. Ít gặp mệt mỏi, khô miệng, trướng bụng.

Chú ý (nếu có): Trong ỉa chảy cấp, điều trị chủ yếu là bù nước điện giải. Loperamid thường dùng ở người lớn để giảm triệu chứng ỉa chảy, nhưng tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) khuyến cáo không dùng bất cứ thuốc trị ỉa chảy nào cho trẻ em bị ỉa chảy.

]]>
Ibuprofen https://procarevn.vn/thuoc/ibuprofen/ Tue, 04 Oct 2016 09:16:06 +0000 https://procarevn.vn/?post_type=thuoc&p=2419 Biệt dược: Advifen 400, Ibrafen, Mofen-400, Ibufen, Agirofen, Brumes, Hagifen.

Phân loại mức độ an toàn cho phụ nữ có thai: C

*Mức độ an toàn loại C: thuốc có bản chất dược lý gây ra hoặc nghi ngờ gây ra các tác hại lên thai nhi hoặc trẻ sơ sinh nhưng không gây dị tật thai nhi. Các tác hại này có thể hết khi ngưng sử dụng thuốc.

Nhóm thuốc: thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs).

Tên hoạt chất: ibuprofen.

Chỉ định: Giảm đau và chống viêm nhẹ đến vừa: đau đầu, đau răng, viêm khớp dạng thấp, đau bụng kinh. Hạ sốt ở trẻ em.

Chống chỉ định: Mẫn cảm.

Loét dạ dày tá tràng tiến triển.

Ba tháng cuối thai kỳ.

Hen, co thắt phế quản, suy tim xung huyết. Bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc chống đông.

Liều và cách dùng:

Giảm đau: 1,2 – 1,8g/ngày, chia nhiều liều nhỏ, có thể tăng lên 2,4 hoặc 3,2 g/ngày

Hạ sốt: 200 – 400 mg, mỗi 4-6h, tối đa 1,2 g/ngày.

Chuyển hóa:

Thuốc gắn nhiều với protein huyết tương, thải trừ nhanh qua nước tiểu

Thuốc tuy liên kết protein huyết tương nhiều nhưng vẫn qua được nhau thai.

Tỉ lệ thuốc bài tiết qua sữa mẹ thấp. Thời gian để nửa lượng thuốc trong sữa mẹ thải trừ là 2h.

Độc tính

Ở PNCT: Sử dụng NSAIDs (thuốc chống viêm không steroid) làm tăng nguy cơ hội chứng LUF – hội chứng nang hoàng thể không vỡ. Sử dụng NSAIDs gần thời điểm thụ thai hoặc sử dụng kéo dài hơn 1 tuần làm tăng nguy cơ sảy thai. Cơ chế có thể do tác dụng ức chế tổng hợp prostaglandin. Dùng thuốc sau tuần thai 28 dẫn tới đóng sớm ống động mạch và suy thận ở thai nhi. Nghiên cứu trên động vật cho thấy không gây quái thai, tuy nhiên liều cao có thể tăng nguy cơ dị tật tim mạch. Bằng chứng chưa chắc chắn về việc ibuprofen có gây hở thành bụng bẩm sinh, sứt môi hở hàm ếch, nứt đốt sống, tật mắt nhỏ và không có mắt ở thai nhi hay không.

Ở PNCCB: Chưa có báo cáo nào về tác dụng phụ nghiêm trọng trên trẻ bú mẹ.

Sử dụng  cho phụ nữ có thai và cho con bú

Sử dụng cho phụ nữ có thai:

Ibuprofen là thuốc giảm đau lựa chọn thứ hai, sau paracetamol cho phụ nữ có thai; và là thuốc chống viêm lựa chọn ưu tiên ở tuần thai trước 28. Sau tuần 28 cần tránh dùng NSAIDs, đặc biệt là trong vài ngày trước sinh, do nguy cơ đóng ống động mạch sớm, chậm chuyển dạ, tăng nguy cơ chảy máu ở cả mẹ và con. Nếu sử dụng liên tục ở ba tháng cuối thai kỳ, cần thường xuyên đánh giá ống động mạch và lượng nước ối bằng siêu âm.

Sử dụng cho phụ nữ cho con bú

Trong các NSAIDs, ibuprofen là thuốc lựa chọn ưu tiên trong thời kỳ cho con bú, tuy nhiên chỉ sử dụng khi thật cần thiết do có nguy cơ ức chế prostaglandin tiềm tàng ở trẻ sơ sinh.

Một số tác dụng phụ: Tác dụng phụ tiêu hóa: chướng bụng, buồn nôn, nôn. Có thể nhức đầu, hoa mắt, bồn chồn, mỏi mệt, mẩn ngứa. Có thể dị ứng toàn thân nhưng ít gặp.

Chú ý (nếu có):

]]>
Loratadin https://procarevn.vn/thuoc/loratadin/ Tue, 04 Oct 2016 07:46:32 +0000 https://procarevn.vn/?post_type=thuoc&p=2407 Biệt dược: Clarytin, Loratidyl, Lorastad, Alertin, Corityne, Lorafast.

Phân loại mức độ an toàn cho phụ nữ có thai: B1

* Phân loại mức độ an toàn B1: Thuốc được một số lượng giới hạn phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng, mà không quan sát thấy sự gia tăng dị tật thai nhi hoặc các tác hại trực tiếp hay gián tiếp khác đến thai nhi. Các nghiên cứu trên động vật không chỉ ra sự gia tăng tổn thương với thai nhi.

Nhóm thuốc: thuốc kháng histamine, đối kháng thụ thể H1.

Tên hoạt chất: Loratadin.

Chỉ định: Viêm mũi dị ứng. Viêm kết mạc dị ứng. Ngứa và mày đay liên quan đến histamin.

Chống chỉ định: Quá mẫn thành phần của thuốc.  

Liều và cách dùng:

10 mg loratadin, 1 lần/ngày. Cần giảm liều trên bệnh nhân suy gan hoặc suy thận.

Chuyển hóa:

Loratadin chuyển hóa chủ yếu qua gan, bài tiết qua phân và nước tiểu.

Loratadin và chất chuyển hóa descarboethoxyloratadin tiết vào sữa mẹ với nồng độ tương đương nồng độ trong huyết tương.

Độc tính:

Ở PNCT: Chưa có nghiên cứu đầy đủ về sử dụng thuốc loratadin trong thai kỳ. Một số ít bằng chứng trên người và động vật cho thấy không có độc tính quái thai của loratadin. Đã từng có nghi ngờ liệu loratadin có thể gây ra dị tật lỗ tiểu lệch thấp hay không, nhưng vẫn chưa được xác minh. Tuy nhiên loratadin là thuốc kháng histamine không có tác dụng an thần phổ biến nhất được sử dụng trên phụ nữ có thai cho tới nay.

Ở PNCCB: Loratadin ít tác dụng an thần,và bài tiết qua sữa ít, chỉ khoảng 1% liều bài tiết qua sữa mẹ, nên sử dụng trong thời kỳ mang thai có thể không gây ra tác dụng phụ trên trẻ bú mẹ. Bằng chứng đơn lẻ cho thấy loratadin có thể gây tác dụng an thần ở 2 trong 51 trẻ nghiên cứu. Loratadin đặc biệt khi kết hợp trong chế phẩm với pseudoephedrine có thể làm giảm tiết sữa.

Sử dụng  cho phụ nữ có thai và cho con bú

Sử dụng cho phụ nữ có thai

Do bằng chứng chưa hoàn toàn chắc chắn nên để phòng tránh tác hại xấu, nên tránh dùng loratadin. Tuy nhiên nếu có chỉ định sử dụng thuốc kháng histamine thì loratadin và cetirizin là lựa chọn ưu tiên do chúng có nhiều bằng chứng an toàn nhất trong các thuốc kháng histamin và chỉ nên dùng liều thấp và trong thời gian ngắn.

Sử dụng cho phụ nữ cho con bú

Không khuyến cáo sử dụng, nhưng nếu có chỉ định sử dụng thuốc kháng histamine thì loratadin và cetirizine với liều thấp nhất trong thời gian ngắn là lựa chọn ưu tiên.

Một số tác dụng phụ: Sử dụng với liều hơn 10 mg/ngày thường gặp tác dụng phụ đau đầu, khô miệng. Ít gặp chóng mặt, khô mũi, viêm kết mạc.

Chú ý (nếu có): Thận trọng nếu suy gan. Khi dùng thuốc, có nguy cơ khô miệng, và tăng nguy cơ sâu răng. Do đó cần phải vệ sinh răng miệng sạch sẽ khi dùng loratadin.

Dạng kết hợp loratadin và pseudoephedrine sulfat cần uống nguyên viên mà không được bẻ, nhai.

]]>