Procare – Website chính thức https://procarevn.vn PM Procare - Công thức đặc biệt cho phụ nữ mang thai, cho con bú Wed, 04 Oct 2017 04:00:15 +0000 vi hourly 1 Fluconazol https://procarevn.vn/thuoc/fluconazol/ Wed, 05 Oct 2016 04:11:32 +0000 https://procarevn.vn/?post_type=thuoc&p=2469 Biệt dược: Diflucan, Canzocap 500, Funcan, Fungata, Fungmil, Nagozole.

Phân loại mức độ an toàn cho phụ nữ có thai: D

* Phân loại mức độ an toàn D: Thuốc gây ra, nghi ngờ gây ra hoặc dự đoán có khả năng gây ra tăng dị tật thai nhi hoặc gây tổn thương không phục hồi. Thuốc cũng có thể có các tác dụng phụ dược lý.

Nhóm thuốc: chống nấm.

Tên hoạt chất: fluconazol.

Chỉ định: Điều trị nấm Candida ở miệng – họng, thực quản, âm hộ – âm đạo và nhiễm Candida toàn thân nghiêm trọng khác (đường niệu, màng bụng, máu, phổi). Ngoài ra, điều trị viêm màng não do Cryptococccus, một số nấm da…Dự phòng nhiễm nấm Candida cho bệnh nhân ghép tạng, ung thư. Điều trị nấm trầm trọng trên bệnh nhân nhiễm nấm HIV.

Chống chỉ định: Quá mẫn fluconazole hoặc thành phần khác của thuốc.

Liều và cách dùng:

Đường uống, dùng bất cứ thời điểm nào. Liều tùy bệnh và mức độ bệnh, loại nấm gây bệnh và chức năng thận của bệnh nhân.

Chuyển hóa:

Lượng thuốc bài tiết vào sữa mẹ với nồng độ tương đương huyết tương mẹ.

Độc tính

Ở PNCT: Đến nay, chưa có nghiên cứu đầy đủ và kiểm soát chặt chẽ về việc dùng fluconazole cho người mang thai. Nghiên cứu cũng cho lấy liều fluconazole chuẩn ( < 200 mg/ngày) liều đơn hoặc đa liều không cho thấy tác hại xấu đến thai nhi. Tuy nhiên đã có báo cáo dị tật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh có mẹ dùng fluconazole liều cao ( 400 – 800 mg/ngày) kéo dài hơn 3 tháng. Một báo cáo đơn lẻ chưa chắc chắn cho thấy 3 trẻ bị dị tật sọ, xương và tim; và hai trẻ khác bị dị tật sọ, mặt, chân tay và tim có mẹ dùng fluconazole trong thời kỳ mang thai; nhưng nhiều bằng chứng khác lại không xác nhận nguy cơ này. Nghiên cứu trên động vật có cho thấy bằng chứng quái thai.

Ở PNCCB: Nhưng các tài liệu cho thấy fluconazole là thuốc được kê phổ biến cho phụ nữ cho on bú để điều trị nấm candida vú, đặc biệt khi dai dẳng hoặc tái phát.

Sử dụng  cho phụ nữ có thai và cho con bú

Sử dụng cho phụ nữ có thai

Tốt nhất nên tránh dùng fluconazole trong thai kỳ. Tuy nhiên khi nhiễm nấm nặng hoặc đe dọa tính mạng mà dùng thuốc cho lợi ích vượt trội nguy cơ, fluconazole và itraconazol là thuốc ưu tiên lựa chọn do là thuốc có nhiều bằng chứng hơn cả. Tốt nhất là nên bắt đầu điều trị sau 3 tháng đầu thai kì để hạn chế tối đa nguy cơ.

Sử dụng cho phụ nữ cho con bú

Không khuyến cáo dùng cho phụ nữ cho con bú. Tuy nhiên khi cần điều trị nấm toàn thân, fluconazole là thuốc ưu tiên lựa chọn do đây là thuốc có nhiều bằng chứng hơn cả so với các thuốc khác.

Nếu bệnh nhân muốn tạm ngưng cho con bú nhằm tránh việc gây hại cho trẻ có thể xảy ra, chỉ nên cho trẻ bú trở lại sau khi kết thúc đợt điều trị ít nhất là 1 tuần do thời gian bán thải của thuốc dài (30 giờ).

Một số tác dụng phụ: Thường gặp đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn, đau bụng, ỉa chảy. Ít gặp nổi ban, ngứa.

Chú ý (nếu có): Với điều trị nấm tại chỗ, fluconazol không phải ưu tiên lựa chọn, thay vào đó ưu tiên clotrimoxazol và miconazol hơn.

]]>
Famotidin https://procarevn.vn/thuoc/famotidin/ Wed, 05 Oct 2016 02:02:54 +0000 https://procarevn.vn/?post_type=thuoc&p=2445 Biệt dược: Plendil, Enfelo 5, Flodicar MR, Felodil ER, Felutam.

 Phân loại mức độ an toàn cho phụ nữ có thai: B1

* Phân loại mức độ an toàn B1- Thuốc được một số lượng giới hạn phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng, mà không quan sát thấy sự gia tăng dị tật thai nhi hoặc các tác hại trực tiếp hay gián tiếp khác đến thai nhi. Các nghiên cứu trên động vật không chỉ ra sự gia tăng tổn thương với thai nhi.

Nhóm thuốc: đối kháng thụ thể histamine H2.

Tên hoạt chất: famotidin.

Chỉ định: Loét dạ dày tá tràng thể hoạt động. Điều trị duy trì loét tá tràng. Loét dạ dày lành tính thể hoạt động. Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản. Hội chứng Zollinger – Ellison. Giảm các triệu chứng ợ nóng, ợ chua, khó tiêu do tăng tiết acid dạ dày.

Chống chỉ định: Mẫn cảm famotidine, các thuốc đối kháng thụ thể histamine H2 khác và bất cứ thành phần nào của chế phẩm.

Liều và cách dùng:

Loét tá tràng thể hoạt động: 40 mg/lần/ngày vào giờ đi ngủ, hoặc 20 mg/lần, 2 lần/ngày, trong 4 – 8 tuần.

Loét dạ dày lành tính thể hoạt động: 40 mg/lần/ngày vào giờ đi ngủ, thường trong 8 tuần là lành vết loét.

Trào ngược dạ dày thực quản: 20 mg/lần, 2 lần/ngày, trong 6 tuần. Nếu có viêm thực quản trợt loét liều 40 mg/lần, 2 lần/ngày, tới 12 tuần.

Hội chứng Zollinger – Ellison: liều tùy dung nạp và đáp ứng, thường 20 mg/lần, 4 lần/ngày hoặc có thể cao hơn.

Chuyển hóa:

Một phần nhỏ thuốc chuyển hóa ở gan thành dạng mất tác dụng; thải trừ chủ yếu qa thận.

Thuốc qua được nhau thai.

Thuốc có bài tiết vào sữa mẹ.

Độc tính

Ở PNCT: Bằng chứng sử dụng famotidin ở 1000 phụ nữ mang thai không cho thấy tác hại gây dị tật thai, sinh non hay phát triển bất thường ở trẻ sinh ra. Vẫn chưa có nghiên cứu đầy đủ và có kiểm soát khi dùng famotidine trong thời kỳ mang thai.

Ở PNCCB: Lượng thuốc bài tiết vào sữa mẹ ít có khả năng gây ra tác hại với trẻ. Tuy nhiên một số tài liệu đề cập đến một số tác dụng phụ nghiêm trọng ở trẻ khi mẹ dùng famotidine trong thời kỳ cho con bú nhưng bằng chứng vẫn thiếu tính chắc chắn.

Sử dụng  cho phụ nữ có thai và cho con bú

Sử dụng cho phụ nữ có thai

Vì bằng chứng hạn chế, nên chỉ dùng khi thật cần thiết. Tuy  nhiên các thuốc kháng histamine H2 vẫn có thể được dùng trong thời kỳ mang thai và trong nhóm này, ranitidine là thuốc được ưu tiên hơn cả do có nhiều bằng chứng an toàn hơn.

Sử dụng cho phụ nữ cho con bú

Nếu có chỉ định sử dụng thuốc kháng histamine H2, ưu tiên lựa chọn famotidine hơn cả. Có tài liệu khuyến cáo ưu tiên ranitidine hơn. Tuy nhiên để đảm bảo tính an toàn, một số tài liệu có khuyến cáo ngưng cho con bú tạm thời trong khi dùng thuốc. Nếu bệnh nhân muốn ngưng bú để tối thiểu hóa nguy cơ có thể xảy ra với thai nhi (mặc dù nguy cơ nhỏ và chưa rõ ràng), chỉ nên cho con bú trở lại sau khi kết thúc điều trị bằng famotidine ít nhất 1 ngày.

Một số tác dụng phụ: Thuốc thường dung nạp tốt, không có tác dụng kháng androgen và tương tác thuốc như cimetidin. Thường gặp đau đầu, chóng mặt; táo bón, tiêu chảy. Ít gặp mệt mỏi, sốt, suy nhược; loạn nhịp, tăng huyết áp, bất thường enzyme gan, đau cơ xương (chuột rút, đau khớp).

Chú ý (nếu có): Nếu tự điều trị các triệu chứng ợ nóng, ợ chua, khó tiêu do tăng acid dạ dày, nếu có dấu hiệu nuốt khó, nôn ra máu, phân đen hoặc có máu và triệu chứng vẫn còn dai dẳng sau 2 tuần dùng thuốc, nên ngưng thuốc vào khám bác sĩ.

]]>
Fexofenadin https://procarevn.vn/thuoc/fexofenadin/ Tue, 04 Oct 2016 07:45:51 +0000 https://procarevn.vn/?post_type=thuoc&p=2406 Biệt dược: Allerphast, Fexalar, Telgate, Telfor, Texofen-60, Telfast BD.

Phân loại mức độ an toàn cho phụ nữ có thai: B2

* Phân loại mức độ an toàn B2: thuốc được sử dụng trên một số lượng giới hạn phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ mà không quan sát thấy sự gia tăng dị tật thai nhi hoặc các tác hại trực tiếp hay gián tiếp khác đến thai nhi. Các nghiên cứu trên động vật không đầy đủ hoặc có thể vẫn còn thiếu, nhưng các nghiên cứu hiện có không chỉ ra sự gia tăng tổn thương với thai nhi.

Tên hoạt chất: fexofenadin.

Chỉ định: Điều trị triệu chứng trong viêm mũi dị ứng theo mùa, mày đay mạn tính vô căn ở người lớn và trẻ em trên 6 tuổi.

Chống chỉ định: Quá mẫn fexofenadine, terfernadin hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.

Liều dùng và cách dùng:

Điều trị viêm mũi dị ứng và điều trị mày đay mạn tính vô căn: liều thông thường 60 mg x 2 lần/ngày hoặc 180 mg x 1 lần/ngày.

Bệnh nhân suy thận cần hiệu chỉnh liều: giảm liều 60 mg x 1 lần/ngày, tùy chức năng thận.

Chuyển hóa:

Thuốc rất ít bị chuyển hóa trong cơ thể.

Thuốc chưa rõ có qua nhau thai hay không.

Thuốc vào sữa mẹ với lượng thấp.

Độc tính:

Chưa có nghiên cứu đầy đủ trên phụ nữ mang thai.

Do thuốc vào sữa mẹ với lượng thấp, đồng thời không có tác dụng an thần như các thuốc kháng histamine thế hệ trước, fexofenadine ít có khả năng gây hại cho trẻ bú mẹ. Tuy nhiên, thuốc có thể ảnh hưởng tới việc tiết sữa, đặc biệt khi kết hợp với thuốc giao cảm như pseudoephedrine. Chưa có báo cáo về tác dụng phụ ở trẻ sơ sinh bú mẹ có dùng fexofenadine.

Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú

Sử dụng cho phụ nữ có thai

Chỉ nên dùng khi lợi ích vượt trội so với nguy cơ. Tuy nhiên, thuốc chống dị ứng ưu tiên lựa chọn trong thời kỳ mang thai là loratadin và cetirizine vì vậy có thể cân nhắc thay thế.

Sử dụng cho phụ nữ cho con bú

Chỉ nên dùng khi lợi ích vượt trội so với nguy cơ. Tuy nhiên, thuốc chống dị ứng ưu tiên lựa chọn trong thời kỳ cho con bú là loratadin và cetirizine vì vậy có thể cân nhắc thay thế.

Một số tác dụng phụ:

Thường gặp mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ hoặc buồn ngủ, buồn nôn, khó tiêu, dễ nhiễm virus (cảm, cúm), ngứa họng.

Ít gặp khô miệng, rối loạn giấc ngủ.

Hiếm gặp mày đay hoặc ngứa.

Chú ý (nếu có): Tuy thuốc ít gây buồn ngủ, nhưng vẫn nên thận trọng khi lái xe và vận hành máy móc.

Thuốc không nên uống cùng nước hoa quả, có thể vào bất cứ thời điểm nào dù gần hay xa bữa ăn.

]]>