Procare – Website chính thức https://procarevn.vn PM Procare - Công thức đặc biệt cho phụ nữ mang thai, cho con bú Wed, 19 Sep 2018 03:27:53 +0000 vi hourly 1 Cefpodoxim https://procarevn.vn/thuoc/cefpodoxim/ Wed, 05 Oct 2016 07:19:18 +0000 https://procarevn.vn/?post_type=thuoc&p=2485 Biệt dược: Cinemax, Cefedim, Cepodox, Mepodex, Manpos, Podoxim, Septomux, Opox.

Phân loại mức độ an toàn cho phụ nữ có thai: B (FDA)

* Phân loại mức độ an toàn B (FDA): Thuốc đã được chứng minh không gây dị tật thai nhi trên động vật thực nghiệm. Thuốc đã được dùng cho một số lượng có hạn phụ nữ có thai và không cho thấy làm tăng tỷ lệ dị tật và gây hại cho thai nhi.

Nhóm thuốc: kháng sinh cephalosporin thế hệ ba.

Tên hoạt chất: cefpodoxim.

Chỉ định:

Điều trị nhiễm khuẩn nhẹ đến trung bình ở đường hô hấp dưới, kể cả viêm phổi cấp tính mắc phải ở cộng đồng do chủng nhạy cảm, hoặc viêm phế quản mạn do các chủng nhạy cảm. Tuy nhiên cefpodoxim không phải ưu tiên lựa chọn điều trị nhiễm khuẩn nhẹ đến vừa ở hô hấp trên, mà chỉ là thuốc thay thế cho amoxicillin hay amoxicillin + acid clavulanic.

Điều trị viêm tai giữa cấp, viêm xoang cấp. Điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu nhẹ và vừa chưa có biến chứng. Điều trị lậu chưa biến chứng. Điều trị nhiễm khuẩn da và mô mềm nhẹ đến vừa chưa biến chứng do các chủng nhạy cảm

Chống chỉ định: Mẫn cảm cefpodoxim hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc. Tiền sử dị ứng cephalosporin khác.

Liều và cách dùng:

Liều thường dùng với người lớn: uống 100 – 400 mg/lần, cách 12 giờ một lần.

Chuyển hóa:

Thuốc không chuyển hóa ở thận và gan, thải trừ chủ yếu qua thận ở dạng không biến đổi

Thuốc có bài tiết qua sữa mẹ với lượng nhỏ.

Độc tính

Ở PNCT: Dữ liệu còn hạn chế về độ an toàn của thuốc trong thời kỳ mang thai. Nghiên cứu trên động vật không chỉ ra tác hại trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến độc tính sinh sản ở trẻ sinh ra. Chưa có các nghiên cứu thỏa đáng và kiểm soát chặt chẽ về việc độ an toàn của cefpodoxim cho người mang thai hoặc khi sinh đẻ.

Ở PNCCB: Một số ít bằng chứng chỉ ra thuốc bài tiết lượng ít vào sữa mẹ và ít có khả năng gây hại cho trẻ, đặc biệt với trẻ hơn 2 tháng tuổi.

Sử dụng  cho phụ nữ có thai và cho con bú

Sử dụng cho phụ nữ có thai

Nói chung, tương tự như các penicillin, cephalosporin là nhóm kháng sinh ưu tiên lựa chọn trong thời kỳ mang thai trong đó ưu tiên hơn là cephalexin, cefuroxime hoặc cefaclor.

Có thể cân nhắc dùng cefpodoxim do các lợi ích điều trị mang lại và cần thận trọng khi dùng.

Sử dụng cho phụ nữ cho con bú

Các kháng sinh cephalosporin nói chung vẫn là nhóm được ưu tiên lựa chọn trong thời kỳ này. Tuy nhiên trong nhóm, không phải là cefixim, mà cefuroxime và cephalexin mới là hai kháng sinh được ưu tiên hơn do nhiều bằng chứng về tính an toàn đã được thiết lập và đều đã được sử dụng trong một thời gian dài.

Tuy nhiên cefpodoxim cũng có thể được sử dụng. Nếu trẻ có dấu hiệu tiêu chảy hoặc nấm niêm mạc, nên cân nhắc ngưng cho con bú trong thời gian dùng thuốc và chỉ nên cho trẻ bú trở lại sau khi ngưng điều trị ít nhất là nửa ngày – 1 ngày.

Một số tác dụng phụ:

Chú ý (nếu có): Nên uống viên nén cùng thức ăn để tăng hấp thu của thuốc qua đường tiêu hóa. Còn cefpodoxim dạng hỗn dịch có thể uống bất cứ lúc nào với thức ăn hoặc không.

]]>
Cefixim https://procarevn.vn/thuoc/cefixim/ Wed, 05 Oct 2016 07:18:22 +0000 https://procarevn.vn/?post_type=thuoc&p=2484 Biệt dược: Bicebid, Amyxim, Midoxime, Cemax, Cerat, Acicef, Fixma.

Phân loại mức độ an toàn cho phụ nữ có thai: B (FDA)

* Phân loại mức độ an toàn B (FDA): Thuốc đã được chứng minh không gây dị tật thai nhi trên động vật thực nghiệm. Thuốc đã được dùng cho một số lượng có hạn phụ nữ có thai và không cho thấy làm tăng tỷ lệ dị tật và gây hại cho thai nhi.

Nhóm thuốc: kháng sinh cephalosporin thế hệ 3.

Tên hoạt chất: cefixim.

Chỉ định: Nhiễm khuẩn tiết niệu không biến chứng, viêm tai giữa cấp, viêm họng và viêm amidan, viêm phế quản cấp và mạn, viêm phổi nhẹ đến vừa, bệnh lậu chưa có biến chứng do các chủng vi khuẩn nhạy cảm.

Chống chỉ định: Tiền sử dị ứng cefixim hoặc các kháng sinh cephalosporin khác. Người bệnh có tiền sử sốc phản vệ với penicillin hoặc dị ứng thành phần của chế phẩm.

Liều và cách dùng:

Thường dùng liều 200 – 400 mg/ngày, có thể dùng 1 lần hoặc chia 2 lần dùng cách nhau 12 giờ.

Chuyển hóa:

Thuốc đào thải 20% dạng còn hoạt tính qua nước tiểu, còn lại có thể thải vào mật, phân.

Thuốc có qua nhau thai. Chưa rõ thuốc có vào sữa mẹ không.

Độc tính

Ở PNCT: Nghiên cứu trên động vật ở liều thuốc tới 400 g không cho thấy dị dạng thai hoặc tác hại đến thai. Cho đến nay chưa có dữ liệu đầy đủ về tính an toàn của cefixim ở phụ nữ mang thai, trong lúc chuyển dạ và lúc đẻ.

Ở PNCCB: Chưa khẳng định được chắc chắn thuốc có vào sữa mẹ không và tác hại có thể có trên trẻ bú mẹ là gì. Đã từng có báo cáo thuốc ảnh hưởng tới hệ vi khuẩn đường ruột của trẻ, dẫn tới tiêu chảy và phát ban tã, tuy nhiên vẫn chưa chắc chắn.

Sử dụng  cho phụ nữ có thai và cho con bú

Sử dụng cho phụ nữ có thai

Chỉ sử dụng cefixime khi thật cần thiết.

Nói chung, tương tự như các penicillin, cephalosporin là nhóm kháng sinh ưu tiên lựa chọn trong thời kỳ mang thai trong đó ưu tiên hơn là cephalexin, cefuroxime hoặc cefaclor.

Sử dụng cho phụ nữ cho con bú

Các kháng sinh cephalosporin nói chung vẫn là nhóm được ưu tiên lựa chọn trong thời kỳ này. Tuy nhiên trong nhóm, không phải là cefixim, mà cefuroxime và cephalexin mới là hai kháng sinh được ưu tiên hơn do nhiều bằng chứng về tính an toàn đã được thiết lập và đều đã được sử đụng trong một thời gian dài.

Kháng sinh cephalosporin nói chung ít có khả năng ảnh hưởng tới trẻ bú mẹ, tuy nhiên do thông tin về điều này còn hạn chế, cần thận trọng khi sử dụng và một số tài liệu khuyến cáo có thể nên ngưng cho con bú trong thời gian dùng thuốc để đảm bảo chắc chắn không gây hại cho trẻ. Nếu như vậy, chỉ nên cho trẻ bú trở lại sau khi kết thúc điều trị ít nhất 1 ngày.

Một số tác dụng phụ: thuốc thường dung nạp tốt, thường thoáng qua, nhẹ và vừa. Có thể tới 30% người bệnh bị rối loạn tiêu hóa mức độ chủ yếu là nhẹ và vừa, bao gồm: ỉa chảy phân nát, khô miệng, đau bụng nôn buồn nôn, đầy hơi, ăn không ngon. Có thể có đau đầu, bồn chồn, mệt mỏi. Ít gặp ỉa chảy nặng, phản ứng phản vệ.

Chú ý (nếu có): Khi có suy thận cần hiệu chỉnh liều cho phù hợp.

]]>
Cefaclor https://procarevn.vn/thuoc/cefaclor/ Wed, 05 Oct 2016 07:17:20 +0000 https://procarevn.vn/?post_type=thuoc&p=2483 Biệt dược: Ceclor, Cefar, Cefaclor, CelorDHG, Ceflodin, Ranclor.

Phân loại mức độ an toàn cho phụ nữ có thai: B1

* Phân loại mức độ an toàn B1- Thuốc được một số lượng giới hạn phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng, mà không quan sát thấy sự gia tăng dị tật thai nhi hoặc các tác hại trực tiếp hay gián tiếp khác đến thai nhi. Các nghiên cứu trên động vật không chỉ ra sự gia tăng tổn thương với thai nhi.

Nhóm thuốc: kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ 2.

Tên hoạt chất: cefaclor.

Chỉ định: Các nhiễm khuẩn hô hấp trên và hô hấp dưới mức độ nhẹ và vừa do vi khuẩn nhạy cảm: viêm tai giữa cấp, viêm xoang cấp, viêm họng, viêm amidan tái phát nhiều lần, viêm phế quản cấp có bội nhiễm, viêm phổi, đợt bùng phát của viêm phế quản mạn tính, nhiễm khuẩn tiết niệu không biến chứng do vi khuẩn nhạy cảm, nhiễm khuẩn da và mô mềm do chủng vi khuẩn nhạy cảm.

Chống chỉ định: Tiền sử quá mẫn cefaclor và kháng sinh nhóm cephaloporin.

Liều và cách dùng:

Liều thường dùng cho người lớn: 250 mg/lần, mỗi 8 giờ một lần; có thể tăng liều lên gấp đôi trong trường hợp nặng. Tối đa 4 g/ngày.

Chuyển hóa:

Thuốc thải trừ nhanh qua thận, chủ yếu ở dạng nguyên vẹn còn hoạt tính.

Thuốc có qua nhau thai và phân bố vào sữa mẹ với nồng độ thấp.

Độc tính

Ở PNCT: Nghiên cứu trên động vật với liều gấp từ 3 – 5 lần liều tối đa dùng cho người, không cho thấy bằng chứng gây ảnh hưởng thai nhi của thuốc. Nhiều quan sát trên người cho thấy dùng thuốc vào 3 tháng đầu thai kỳ với liều điều trị không gây ra dị tật thai nhi. Nói chung chưa có công trình nghiên cứu nào đầy đủ trên người mang thai nên vẫn nên thận trọng khi dùng.

Ở PNCCB: Tác động của thuốc trên trẻ bú mẹ chưa rõ.

Sử dụng  cho phụ nữ có thai và cho con bú

Sử dụng cho phụ nữ có thai

Nói chung, tương tự như các penicillin, cephalosporin là nhóm kháng sinh ưu tiên lựa chọn trong thời kỳ mang thai. Và cùng với cephalexin, cefuroxim thì cefaclor là thuốc được ưu tiên lựa chọn hơn trong nhóm do nhiều bằng chứng an toàn đã được thiết lập.

Sử dụng cho phụ nữ cho con bú

Các kháng sinh cephalosporin nói chung là thuốc thường được lựa chọn trong thời kỳ cho con bú vì vậy sử dụng cefaclor là chấp nhận được trong thời kỳ này. Tuy nhiên cephalexin và cefuroxime được ưu tiên lựa chọn hơn trong nhóm do đã được dùng trong thời gian dài và bằng chứng an toàn nhiều hơn.

Cần thận trọng nếu thấy trẻ có dấu hiệu ỉa chảy, tưa và nổi ban. Có tài liệu khuyến cáo cân nhắc ngưng cho con bú trong thời gian dùng thuốc nếu có dấu hiệu trên.

Một số tác dụng phụ: Khoảng 4% người bệnh dùng cefaclor có tác dụng phụ, hay gặp nhất là ban da và ỉa chảy. Ít gặp giảm bạch cầu, buồn nôn, nôn, ngứa và nổi mày đay. Hiếm gặp các phản ứng phản vệ.

Chú ý (nếu có): Thuốc uống lúc no hoặc lúc đói đều được. Tuy nhiên với dạng viên nén giải phóng kéo dài nên dùng trong bữa ăn hoặc trong vòng 1 giờ quanh bữa ăn để tăng hấp thu.

]]>
Clindamycin https://procarevn.vn/thuoc/clindamycin/ Wed, 05 Oct 2016 07:13:46 +0000 https://procarevn.vn/?post_type=thuoc&p=2480 Biệt dược: Clindacine, Clindamark, Crocin, Claxyl, Dalacin C, Zeclax, Zynonym.

Phân loại mức độ an toàn cho phụ nữ có thai: A

*Phân loại mức độ an toàn A: thuốc đã được nhiều phụ nữ mang thai và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng và không quan sát thấy bất kì sự gia tăng dị tật thai nhi hoặc các tác hại trực tiếp hay gián tiếp khác đến thai nhi.

Nhóm thuốc: kháng sinh họ lincosamid.

Tên hoạt chất: clindamycin.

Chỉ định:

Điều trị nhiễm khuẩn nặng cho vi khuẩn kỵ khí. Điều trị các nhiễm khuẩn Gram(+) tuy nhiên thuốc cũng không phải lựa chọn ưu tiên do nguy cơ gây viêm đại tràng giả mạc. Điều trị các nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm bao gồm: viêm tai mũi họng do vi khuẩn không đáp ứng penicillin, viêm phế quản phổi, răng hàm mặt, da, trứng cá, sinh dục, xương khớp, nhiễm khuẩn huyết; nhiễm khuẩn ổ bụng; nhiễm khuẩn vết thương mưng mủ.

Dự phòng một số bệnh khác như: viêm màng trong tim nhiễm khuẩn.

Dùng tại chỗ chữa trứng cá và trứng cá đỏ.

Chống chỉ định:

Mẫn cảm clindamycin, lincomycin hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Liều và cách dùng:

Đường uống: liều thường dùng 150 – 450 mg/lần, cách 6 – 8 giờ/lần. Liều tối đa là 1.8 g/ngày.

Trị trứng cá dùng tại chỗ: gel, gạc, dung dịch: bôi một lớp mỏng, 2 lần/ngày

Chuyển hóa:

Thuốc chuyển hóa ở gan, thải trừ qua nước tiểu, phân.

Thuốc có qua nhau thai vào tuần hoàn thai nhi.

Thuốc có vào sữa mẹ với lượng ít.

Độc tính

Ở PNCT: Nghiên cứu độc tính sinh sản trên động vật không cho thấy bằng chứng về khả năng ức chế sinh sản hoặc gây tổn hại thai nhi tuy  nhiên không đủ cơ sở để ngoại suy sang người. Dữ liệu liên quan sự an toàn của thuốc trên người chưa đầy đủ. Các thử nghiệm trên phụ nữ mang thai sử dụng thuốc ở 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ không cho thấy tăng dị tật bẩm sinh. Chưa có dữ liệu về độ an toàn ở tháng đầu thai kỳ.

Ở PNCCB: Clindamycin có tiềm năng gây ra tác dụng phụ trên hệ tiêu hóa ở trẻ sơ sinh  bú mẹ. Đã có một báo cáo đơn lẻ cho thấy trẻ sơ sinh có mẹ dùng clindamycin bị viêm ruột xuất huyết và triệu chứng cải thiện rõ rệt khi mẹ ngừng cho con bú.

Sử dụng  cho phụ nữ có thai và cho con bú

Sử dụng cho phụ nữ có thai

Chỉ dùng khi thật cần thiết. Thuốc chỉ nên được cân nhắc sử dụng nếu điều trị bằng penicillin, cephalosporin và macrolid đều thất bại.

Sử dụng cho phụ nữ cho con bú

Do vẫn có tiềm năng gây tác hại, thuốc không nên dùng ở mẹ cho con bú. Nếu có chỉ định clindamycin được dùng, không nhất thiết phải ngừng cho con bú, nhưng nếu có thể nên chọn một kháng sinh thay thế khác. Tuy nhiên có nhiều tài liệu khác khuyến cáo nên ngưng cho con bú trong thời gian dùng thuốc . Nếu ngưng tạm thời cho trẻ bú, chỉ nên cho trẻ bú lại sau khi ngưng điều trị ít nhất là 12-24h để thuốc thải hết ra khỏi cơ thể.

Dùng đường tại chỗ tại âm đạo ít có khả năng gây các tác dụng phụ cho trẻ sơ sinh. Đường tại chỗ điều trị mụn trứng cá cũng ít có khả năng gây hại.

Một số tác dụng phụ: Thường xảy ra với đường uống. Thường gặp nôn, buồn nôn, ỉa chảy. Ít gặp mày đay, ngứa. Hiếm gặp ban da, sốc phản vệ, chức năng thận bất thường.

Chú ý (nếu có): Thận trọng khi dùng cho người suy thận, suy gan.  

]]>
Ciprofloxacin https://procarevn.vn/thuoc/ciprofloxacin/ Wed, 05 Oct 2016 07:07:27 +0000 https://procarevn.vn/?post_type=thuoc&p=2474 Biệt dược: Ciprobay, Ciplox, Amfacin, Cixapro, Cenpro, Hadipro.

Phân loại mức độ an toàn cho phụ nữ có thai: B3

* Phân loại mức độ an toàn B3 : thuốc được sử dụng trên một số lượng giới hạn phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ mà không quan sát thấy sự gia tăng dị tật thai nhi hoặc các tác hại trực tiếp hoặc gián tiếp khác đến thai nhi. Các nghiên cứu trên động vật đã cho thấy có bằng chứng thuốc làm tăng tổn thương thai nhi, nhưng chưa chắc chắn về mức độ ý nghĩa của bằng chứng này với người.

Nhóm thuốc: kháng sinh nhóm fluoroquinolon.

Tên hoạt chất: ciprofloxacin.

Chỉ định: Nhiễm khuẩn nặng mà kháng sinh thông thường không còn tác dụng, trên các chủng vi khuẩn nhạy cảm, bao gồm: viêm đường tiết niệu trên và dưới, nhiễm khuẩn đường mật, vết cắn hoặc côn trùng đốt bị nhiễm khuẩn, viêm tuyến tiền liệt, nhiễm khuẩn xương khớp, viêm tai – mũi – họng, viêm xương – tủy xương, viêm màng trong tim, viêm phúc mạc, viêm hô hấp dưới do Pseudomonas ở người xơ nang tuyến tụy, trừ do S.pneumoniae, nhiễm khuẩn da do Gram(-). Dùng tại chỗ điều trị nhiễm khuẩn mắt và tai.

Chống chỉ định:

Tiền sử quá mẫn ciprofloxacin hoặc với bất kỳ thành phần nào của thuốc hoặc quinolone khác.

Người mang thai và cho con bú, trừ khi không còn lựa chọn khác.

Liều và cách dùng:

Trên người lớn, thông thường uống 250 – 750 mg, cách 12h một lần. Liều và thời gian điều trị có thể thay đổi tùy bệnh.

Chuyển hóa:

Thuốc thải trừ chủ yếu vào nước tiểu, ngoài ra còn vào mật.

Ciprofloxacin qua được nhau thai, có phát hiện được thuốc trong dịch ối và huyết thanh dây rốn.

Ciprofloxacin có vào sữa mẹ và có thể đạt đến nồng độ gây hại cho trẻ.

Độc tính

Ở PNCT: Chưa thấy nguy cơ gây quái thai hoặc độc tính sinh sản trên động vật thí nghiệm hoặc trên người. Tuy nhiên do thuốc có liên quan đến thoái hóa sụn ở động vật còn non trong các nghiên cứu trên động vật. Do bằng chứng trên người vẫn chưa đầy đủ nên chưa loại trừ được nguy cơ thuốc có thể gây hại cho sụn khớp của thai nhi và các tổ chức đang phát triển của thai.

Ở PNCCB: Fluoroquinolon như ciprofloxacin từ trước tới nay ít dùng cho trẻ sơ sinh vì lo ngại tác dụng phụ trên các khớp xương đang phát triển của trẻ. Vì vậy lo ngại khi dùng thuốc trong thời kỳ cho con bú cũng tương tự vì thuốc vào được sữa mẹ. Tuy một số nghiên cứu cứu chỉ ra có ít nguy cơ do calci trong sữa có thể là giảm hấp thu của thuốc vào sữa mẹ nhưng điều này vẫn chưa được xác nhận.

Dùng thuốc tại chỗ (nhỏ mắt) ít có khả năng gây hại cho trẻ trong thời kỳ mang thai và cho con bú.

Sử dụng  cho phụ nữ có thai và cho con bú

Sử dụng cho phụ nữ có thai

Các kháng sinh quinolone nói chung không phải ưu tiên lựa chọn trong thời kỳ này, do vậy nên tìm kháng sinh thay thế, và chỉ nên dùng ciprofloxacin trong nhiễm khuẩn nặng mà không có kháng sinh khác thay thế.

Sử dụng cho phụ nữ cho con bú : chỉ sử dụng trong nhiễm khuẩn nặng mà không có kháng sinh khác thay thế.

Các quinolone nói chung và ciprofloxacin nói riêng không phải chỉ định kháng sinh ưu tiên trong thời kỳ này, tuy  nhiên nếu buộc phải dùng thì ciprofloxacin vẫn là quinolone được ưu tiên hơn cả do có nhiều bằng chứng nhất.

Nếu phải dùng, một số tài liệu khuyến cáo ngưng cho con bú. Nếu vẫn duy trì cho con bú khi đang dùng thuốc, nên tránh cho con bú trong 3 – 4 giờ sau khi uống liều để tối thiểu hóa tiếp xúc của trẻ với thuốc; đồng thời theo dõi các dấu hiệu của tổn hại hệ vi khuẩn đường ruột như: ỉa chảy, nấm candia, phát ban tã.

Một số tác dụng phụ: Thuốc dung nạp tốt, tác dụng phụ chủ yếu trên tiêu hóa, thần kinh trung ương và da, bao gồm: chóng mặt, mất ngủ, bồn chồn, lo lắng; buồn nôn, nôn, ỉa chảy; có thể có ban, ngứa.

Chú ý (nếu có): Nên duy trì uống đủ nước khi điều trị bằng ciprofloxacin.

]]>
Cefuroxim https://procarevn.vn/thuoc/cefuroxim/ Wed, 05 Oct 2016 03:57:21 +0000 https://procarevn.vn/?post_type=thuoc&p=2466 Biệt dược: Actixim, Zinnat, Haginat, Amphacef, Aumax, Unexon, Zinacef.

Phân loại mức độ an toàn cho phụ nữ có thai: B1

* Phân loại mức độ an toàn B1- Thuốc được một số lượng giới hạn phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng, mà không quan sát thấy sự gia tăng dị tật thai nhi hoặc các tác hại trực tiếp hay gián tiếp khác đến thai nhi. Các nghiên cứu trên động vật không chỉ ra sự gia tăng tổn thương với thai nhi.

Nhóm thuốc: Kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ 2.

Tên hoạt chất: cefuroxim.

Chỉ định: Dạng uống cefuroxime điều trị nhiễm khuẩn hô hấp nhẹ đến vừa do chủng nhạy cảm gây ra: viêm tai giữa, viêm họng tái phát, viêm amidan viêm xoang tái phát, cơn bùng phát của viêm phế quản mạn tính, viêm phế quản cấp tính có bội nhiễm, viêm phổi mắc phải tại cộng đồng. Điều trị lậu không biến chứng và bệnh Lyme.

Chống chỉ định:Người bệnh có tiền sử dị ứng với các kháng sinh cephalosporin.

Liều và cách dùng:

Nhiễm khuẩn tai, mũi, họng: Uống 250 mg hoặc 500 mg, mỗi 12h. Thời gian điều trị: 10 ngày.

Nhiễm khuẩn hô hấp dưới: Đợt bùng phát viêm phế quản mạn tính, viêm phế quản cấp tính có bội nhiễm: uống 250 mg hoặc 500 mg, 12 giờ một lần, điều trị trong 10 ngày với mạn tính và 5 – 10 ngày với cấp tính. Viêm phổi mắc phải tại cộng đồng: uống 500 mg, 12 giờ một lần, trong 10 – 14 ngày.

Bệnh Lyme: uống 500 mg, mỗi 12 giờ, trong 20 ngày.

Chuyển hóa:

Cefuroxim không bị chuyển hóa và thải trừ nguyên vẹn vào nước tiểu.

Các kháng sinh cephalosporin nói chung đều qua được nhau thai và phát hiện được độ cefuroxime đạt nồng độ diệt khuẩn trong dịch ối.

Cefuroxim có vào sữa mẹ với lượng ít.

Độc tính

Ở PNCT: Dữ liệu về tính an toàn của sử dụng cefuroxime trên phụ nữ có thai vẫn còn hạn chế. Các nghiên cứu trên động vật không cho thấy tác dụng có hại nào lên thai, sự phát triển phôi hoặc thai, lúc sinh cũng như sự phát triển sau này. Theo các quan sát sử dụng trên phụ nữ có thai cho tới nay, sử dụng cefuroxime trong 3 tháng đầu thai kì với liều điều trị không gây ra quái thai cũng như sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ.

Ở PNCCB: Một số thông tin hạn chế chỉ ra rằng liều cefuroxime ở mẹ tới 2.25 g/ngày cũng chỉ bài tiết lượng ít vào sữa mẹ và ít có khả năng ảnh hưởng xấu đến trẻ bú mẹ. Tuy nhiên đôi khi có thể có tình trạng rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột ở trẻ dẫn tới tiêu chảy hoặc tưa miệng, nhưng những tác dụng này chưa được đánh giá đầy đủ. Có thể sẽ phải ngưng cho con bú nếu có tác dụng bất lợi này.

Sử dụng  cho phụ nữ có thai và cho con bú

Sử dụng cho phụ nữ có thai

Tương tự như penicillin, cephalosporin là nhóm thuốc được lựa chọn trong thời kì mang thai. Nếu có thể, nên ưu tiên lựa chọn các kháng sinh cephalosporin với mức bằng chứng chắc chắn và nghiên cứu nhiều hơn đó là cephalexin, cefaclor, cefuroxim.

Sử dụng cho phụ nữ cho con bú

Cefuroxim chấp nhận sử dụng được trong thời kỳ cho con bú nếu có chỉ định của bác sĩ và đã cân nhắc kỹ lợi ích/nguy cơ. Cefuroxim cũng như cephalexin là hai kháng sinh đã được đưa vào sử dụng trong một thời gian dài và được ưu tiên sử dụng hơn trong các cephalosporin.

Một số tác dụng phụ: Gặp ở 3% bệnh nhân điều trị. Thường gặp tiêu chảy, ban da. Ít gặp buồn nôn, nôn, mày đay, ngứa.

Chú ý (nếu có): Cần giảm liều trên bệnh nhân suy thận. Thuốc nên dùng gần bữa ăn để tăng hấp thu thuốc.

]]>
Cefalexin https://procarevn.vn/thuoc/cefalexin/ Wed, 05 Oct 2016 03:56:18 +0000 https://procarevn.vn/?post_type=thuoc&p=2465 Biệt dược: Biceflexin, Baclev 500, Cefaheal, Lexin, Upha-Lexin.

Phân loại mức độ an toàn cho phụ nữ có thai: A

*Phân loại mức độ an toàn A: thuốc đã được nhiều phụ nữ mang thai và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng và không quan sát thấy bất kì sự gia tăng dị tật thai nhi hoặc các tác hại trực tiếp hay gián tiếp khác đến thai nhi.

Nhóm thuốc: kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ 1.

Tên hoạt chất: Cefalexin.

Chỉ định:

Nhiễm khuẩn nhẹ và vừa do chủng nhạy cảm;

Nhiễm khuẩn hô hấp như viêm phế quản cấp và mạn tính, giãn phế quản nhiễm khuẩn; Nhiễm khuẩn tai mũi họng: viêm tai giữa, viêm xoang, viêm amidan và viêm họng;

Viêm đường tiết niệu và dự phòng nhiễm khuẩn tiết niệu tái phát;

Nhiễm khuẩn da, mô mềm và xương.

Chống chỉ định: Quá mẫn cephalexin hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc. Bệnh nhân có tiền sử dị ứng kháng sinh cephalosporin.

Liều và cách dùng:

Uống 250 – 500 mg/lần, cách 6 giờ/1 lần, tùy mức độ nhiễm khuẩn. Có thể lên tới 4 g/ngày với nhiễm khuẩn nặng hoặc do chủng vi khuẩn kém nhạy cảm.

Chuyển hóa:

Cefalexin không bị chuyển hóa và bài tiết hơn 80% liều dùng qua nước tiểu

Các kháng sinh cephalosporin nói chung đều qua được nhau thai và phát hiện được độ cefalexin đạt nồng độ diệt khuẩn trong dịch ối.

Thuốc có vào sữa mẹ với lượng ít.

Độc tính

Ở PNCT: Dữ liệu vẫn còn hạn chế trên phụ nữ có thai. Mặc dù các nghiên cứu trên động vật không cho thấy tác hại gây quái thai, nhưng vẫn nên thận trọng khi kê đơn trong thời kỳ này. Theo các quan sát sử dụng trên phụ nữ có thai cho tới nay, sử dụng cefuroxime trong 3 tháng đầu thai kì với liều điều trị không gây ra quái thai cũng như sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ.

Ở PNCCB: Một số ít dữ liệu cho thấy liều cephalexin ở mẹ tới 1 g vào sữa mẹ với lượng ít và ít có khả năng gây ra tác hại trên trẻ bú mẹ. Tuy nhiên đôi khi có thể có tình trạng rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột ở trẻ dẫn tới tiêu chảy hoặc tưa miệng, nhưng những tác dụng này vẫn chưa được đánh giá đầy đủ.

Sử dụng  cho phụ nữ có thai và cho con bú

Sử dụng cho phụ nữ có thai

Tương tự như penicillin, cephalosporin là nhóm thuốc lựa chọn trong thời kì mang thai. Sử dụng cephalexin chấp nhận được trong thời kỳ mang thai nhưng vẫn cần thận trọng và chỉ dùng khi thật cần thiết.  Nếu có thể, nên ưu tiên lựa chọn các kháng sinh cephalosporin với mức bằng chứng chắc chắn và nghiên cứu nhiều hơn trong đó có cefuroxime và cephalosporin khác như cephalexin, cefaclor.

Sử dụng cho phụ nữ cho con bú

Penicillin và các cephalosporin ưu tiên lựa chọn trong thời kỳ mang thai. Cefuroxim cũng như cephalexin là hai kháng sinh đã được đưa vào sử dụng trong một thời gian dài và được ưu tiên sử dụng hơn trong các cephalosporin. Tuy nồng độ trong sữa mẹ rất thấp nhưng một số tài liệu khuyến cáo nên tạm ngưng cho con bú trong thời gian mẹ dùng cephalexin để hạn chế nguy cơ cho con. Nếu bệnh nhân muốn ngưng cho con bú để tránh việc gây hại cho trẻ có thể xảy ra, chỉ nên cho trẻ bú trở lại sau khi kết thúc điều trị ít nhất nửa ngày.

Một số tác dụng phụ: Thường gặp tiêu chảy buồn nôn.

Chú ý (nếu có): Liều thuốc cần hiệu chỉnh trên bệnh nhân suy thận. nên uống thuốc xa bữa ăn do thức ăn có thể làm giảm hấp thu thuốc, tốt nhất nên uống lúc đói, uống 1 giờ trước ăn.

]]>
Clarithromycin https://procarevn.vn/thuoc/clarithromycin/ Wed, 05 Oct 2016 02:01:30 +0000 https://procarevn.vn/?post_type=thuoc&p=2443 Biệt dược: Klacid, Claroma, Agiclari, Clathycin, Rengat, Caricin, Clarimycin.

Phân loại mức độ an toàn cho phụ nữ có thai: B3

* Phân loại mức độ an toàn B3: thuốc được sử dụng trên một số lượng giới hạn phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ mà không quan sát thấy sự gia tăng dị tật thai nhi hoặc các tác hại trực tiếp hoặc gián tiếp khác đến thai nhi. Các nghiên cứu trên động vật đã cho thấy có bằng chứng thuốc làm tăng tổn thương thai nhi, nhưng chưa chắc chắn về mức độ ý nghĩa của bằng chứng này với người.

Nhóm thuốc: Kháng sinh macrolid bán tổng hợp.

 

Tên hoạt chất: Clarithromycin.

Chỉ định:

Điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp như: viêm amidan, viêm tai giữa, viêm xoang cấp, viêm phế quản mạn có đợt cấp, viêm phổi cộng đồng, nhiễm khuẩn da và mô mềm do vi khuẩn nhạy cảm.

Dự phòng viêm màng tim nhiễm khuẩn khi dị ứng penicillin.

Phối hợp với thuốc ức chế bơm proton hoặc thuốc đối kháng thụ thể histamine và một kháng sinh khác điều trị loét dạ dày tá tràng do H.pylori.

Chống chỉ định: Dị ứng macrolid hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.  

Liều và cách dùng:

Uống 250 – 500 mg/lần, mỗi 12h. Thời gian điều trị tùy thuộc loại nhiễm khuẩn và mức độ nặng nhẹ, thường từ 7 – 14 ngày.

Liều cần hiệu chỉnh trên người bệnh có suy thận nặng.

Chuyển hóa:

Thuốc chuyển hóa nhiều ở gan và thải một lượng đáng kể qua nước tiểu, một phần nhỏ hơn phân qua đường mật, thải trừ chậm hơn ở người suy thận.

Thuốc qua được nhau thai.

Thuốc có vào sữa mẹ với lượng thấp.

Độc tính

Ở PNCT: Chưa có bằng chứng thỏa đáng và chặt chẽ về việc dùng clarithromycin cho người mang thai hoặc khi sinh đẻ. Một số tài liệu cũng cho thấy sử dụng clarithromycin trong điều trị loét dạ dày tá tràng an toàn và không gây dị tật thai nhi..Gần đây một nghiên cứu cho thấy tăng nguy cơ sảy thai khi sử dụng clarithromycin trong giai đoạn đầu thai kỳ, nhưng không gây các dị tật nghiêm trọng. Nghiên cứu trên động vật không cho thấy bằng chứng về ngộ độc thai và quái thai tuy nhiên cũng chưa loại bỏ hoàn toàn nguy cơ gây hại đến sự phát triển phôi thai.

Ở PNCCB: Lượng thấp clarithromycin vào sữa mẹ ít có khả năng gây ra tác hại trên trẻ bú mẹ. Tuy nhiên bằng chứng về sự an toàn trong thời kỳ cho con bú vẫn chưa được đầy đủ. Một số ít bằng chứng dịch tễ chưa chắc chắn cho thấy mẹ dùng clarithromycin khi cho con bú có thể dẫn tới phì đại môn vị ở trẻ bú mẹ.

Sử dụng  cho phụ nữ có thai và cho con bú

Sử dụng cho phụ nữ có thai

Tốt nhất không dùng clarithromycin cho người mang thai trừ khi không có biện pháp thay thế và phải theo dõi cẩn thận.

Sử dụng cho phụ nữ cho con bú

Sử dụng thận trọng cho phụ nữ cho con bú. Nếu sử dụng tốt nhất nên theo dõi trẻ về các triệu chứng có thể xảy ra do tổn thương hệ vi khuẩn chí đường ruột như tiêu chảy, nấm candia, phát ban khi dùng tã…

Nếu buộc dùng clarithromycin và bệnh nhân muốn tạm ngưng cho con bú nhằm tránh có thể gây hại cho trẻ, chỉ nên cho con bú trở lại sau khi kết thúc điều trị ít nhất 1 ngày.

Một số tác dụng phụ: Thuốc dung nạp tốt, nếu có tác dụng phụ chỉ nhẹ hoặc thoảng qua và chủ yếu gặp trên đường tiêu hóa. Có thể gặp ngứa, mày đay, kích ứng, ban da, đau đầu, phát ban.

Chú ý (nếu có): Thuốc có thể uống bất kỳ thời điểm nào.

]]>
Cimetidin https://procarevn.vn/thuoc/cimetidin/ Wed, 05 Oct 2016 02:00:30 +0000 https://procarevn.vn/?post_type=thuoc&p=2442 Biệt dược: Acitidin, Tagamet, Meyertidin, Nurodif, Timetac 400.

Phân loại mức độ an toàn cho phụ nữ có thai: B1

* Phân loại mức độ an toàn B1- Thuốc được một số lượng giới hạn phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng, mà không quan sát thấy sự gia tăng dị tật thai nhi hoặc các tác hại trực tiếp hay gián tiếp khác đến thai nhi. Các nghiên cứu trên động vật không chỉ ra sự gia tăng tổn thương với thai nhi.

Nhóm thuốc: kháng thụ thể histamin H2.

Tên hoạt chất: cimetidin.

Chỉ định: Điều trị ngắn ngày ( 4 – 8 tuần) loét tá tràng tiến triển và loét dạ dày lành tính tiến triển, bao gồm cả loét do stress và do thuốc chống viêm không steroid. Điều trị duy trì loét tá tràng nhằm giảm tái phát. Điều trị ngắn ngày viêm loét thực quản ở người bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Hội chứng Zollinger Ellison.

Chống chỉ định: Mẫn cảm cimetidin.

Liều và cách dùng:

Tổng liều không quá 2.4 g/ngày.

Loét dạ dày tá tràng: 800 mg/lần/ngày vào buổi tối trước đi ngủ hoặc 400 mg/lần, 2 lần/ngày (vào bữa ăn sáng và buổi tối), thời gian từ 4 – 8 tuần.

Trào ngược dạ dày thực quản: 400 mg/lần, 4 lần/ngày (vào các bữa ăn và trước lúc đi ngủ), hoặc 800 mg/lần, 2 lần/ngày, từ 4 – 8 tuần.

Hội chứng Zollinger – Ellison: 300 – 400 mg/lần, 4 lần/ngày, có thể tới 2,4 g/ngày.

Chuyển hóa:

Thuốc chuyển hóa một phần ở gan, thải trừ khoảng 50% dạng chưa chuyển hóa qua nước tiểu. Thuốc thải trừ chậm hơn ở người suy thận.

Cimetidin qua được nhau thai và có vào sữa mẹ.

Độc tính

Ở PNCT: Nghiên cứu trên động vật cho thấy cimetidine làm giảm tác dụng androgen liên quan đến đặc tính sinh dục nam; tuy nhiên vẫn chưa ghi nhận trên lâm sàng sự gián đoạn trong phát triển giới tính ở trẻ mà có mẹ dùng cimetidine trong thời kỳ mang thai. Bằng chứng sử dụng cimetidin ở 800 phụ nữ mang thai không cho thấy tác hại gây dị tật thai, sinh non hay phát triển bất thường ở trẻ sinh ra.

Ở PNCCB: Cimetidin vào sữa mẹ với nồng độ khá cao, cao hơn huyết tương  người mẹ. Tuy nhiên lượng thuốc vào trẻ vẫn ít hơn nhiều do với liều thường dùng cho trẻ sơ sinh nên về lý thuyết thuốc ít có khả năng gây hại đặc biệt với trẻ hơn 2 tháng. Thông tin chưa đầy đủ về tác hại trên trẻ bú mẹ.

Sử dụng  cho phụ nữ có thai và cho con bú

Sử dụng cho phụ nữ có thai

Do bằng chứng chưa đầy đủ và thuyết phục về tính an toàn, tốt nhất nên tránh dùng cimeditin trong thời kỳ mang thai.

Tuy nhiên, các thuốc kháng histamine H2 có thể được dùng trong thời kỳ mang thai nếu có chỉ định và trong nhóm này, ranitidine là thuốc được ưu tiên hơn cả do có nhiều bằng chứng an toàn hơn.

Sử dụng cho phụ nữ cho con bú

Do thuốc có vào sữa mẹ lượng khá cao, đồng thời thuốc có khả năng làm giảm enzyme gan, do vậy tốt nhất nên tránh dùng thuốc trong thời kỳ này. Nếu có chỉ định sử dụng thuốc kháng histamine H2, ưu tiên lựa chọn famotidine hơn cả.

Nếu buộc phải dùng cimitidine và không muốn gây hại cho trẻ, nên tạm ngưng cho con bú và cho trẻ bú lại sau khi kết thúc điều trị bằng cimeditin ít nhất 1 ngày.

Một số tác dụng phụ: Thường gặp ỉa chảy, rối loạn tiêu hóa khác, đau đầu, chóng mặt và mệt mỏi; da có thể nổi ban. Ít gặp chứng bất lực do nội tiết khi dùng kéo dài; da có thể có trứng cá mày đay.

Chú ý (nếu có):

Thuốc có tương tác với nhiều thuốc khác, cần thận trọng khi dùng nhiều thuốc một lúc.

Thuốc cần được giảm liều trên bệnh nhân suy thận.

]]>
Codein phosphat https://procarevn.vn/thuoc/codein-phosphat/ Tue, 04 Oct 2016 09:42:13 +0000 https://procarevn.vn/?post_type=thuoc&p=2424 Biệt dược: Relcodin.

Phân loại mức độ an toàn cho phụ nữ có thai: A

*Phân loại mức độ an toàn A: thuốc đã được nhiều phụ nữ mang thai và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng và không quan sát thấy bất kì sự gia tăng dị tật thai nhi hoặc các tác hại trực tiếp hay gián tiếp khác đến thai nhi.

Nhóm thuốc: Giảm đau gây ngủ và giảm ho.

Tên hoạt chất: Codein phosphat.

Chỉ định:

Người lớn: Giảm đau nhẹ đến vừa, thường phối hợp với các thuốc giảm đau không phải opioid như paracetamol, ibuprofen, aspirin. Giảm ho khan gây mất ngủ. Điều trị ỉa chảy cấp.

Chống chỉ định:

Mẫn cảm thành phần thuốc.

Suy  hô hấp cấp. Suy gan.

Phụ nữ cho con bú.

Liều và cách dùng:

Đau nhẹ và đau vừa: Uống mỗi lần 30 mg, mỗi 4h nếu cần thiết. Tối đa 240 mg/ngày.

Ho khan: 10 – 20 mg/lần, 3 – 4 lần/ngày, không quá 120 mg/ngày.

Chuyển hóa:

Codein chuyển hóa qua gan và thải trừ qua nước tiểu ở dạng liên hợp.

Có qua được nhau thai.

Có vào sữa mẹ.

Độc tính

Ở PNCT: Codein, một dẫn xuất của morphine, có tác dụng ức chế mạnh trung tâm ho đồng thời cũng có tác dụng giảm đau. Thuốc không gây quái thai, tuy nhiên có thể có liên quan đến tình trạng cần mổ cấp cứu lấy thai hoặc xuất huyết sau sinh. Một số bằng chứng cho thấy sử dụng trong 3 tháng cuối thai kỳ hoặc sử dụng liều cao và kéo dài có thể gây suy hô hấp, hội chứng cai thuốc ở cả trẻ sơ sinh và mẹ, ngưng trệ dạ dày, nguy cơ viêm phổi hít phải ở người mẹ. Do vậy tùy thuộc vào liều, thời gian dùng, hiện tượng suy hô hấp và các triệu chứng cai thuốc có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh.

Ở PNCCB: Ở liều điều trị của codein, codein và chất chuyển hóa có thể có trong sữa mẹ với mức thấp và nói chung ít có khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến trẻ bú mẹ. Một số bằng chứng khác cho thấy sử dụng trong thời kì cho con bú có thể dẫn tới buồn ngủ ở trẻ sơ sinh, ức chế hệ thần kinh trung ương, thậm chí tử vong, trong đó đặc tính di truyền cũng có vai trò quan trọng. Trẻ sơ sinh đặc biệt nhạy cảm với tác động của thuốc giảm đau ngay cả liều nhỏ, do vậy một khi trẻ bú mẹ, nên giảm đau bằng các thuốc không an thần gây ngủ và hạn chế dùng codein đường uống dài hơn 4 ngày, nên dùng liều thấp và theo dõi chặt chẽ trẻ bú mẹ. Nếu trẻ có dấu hiệu tăng buồn ngủ hơn bình thường, khó bú mẹ, thở khó, yếu, nên gặp bác sĩ ngay.

Sử dụng  cho phụ nữ có thai và cho con bú

Sử dụng cho phụ nữ có thai

Thuốc nên tránh trong 3 tháng đầu thai kỳ. Một số tài liệu khuyến cáo không nên dùng ở phụ nữ có thai. Tuy nhiên một số tài liệu khác cho rằng nếu áp dụng các biện pháp không dùng thuốc để giảm ho ít có hiệu quả và ho khan không đỡ kéo dài, có thể sử dụng codein trong thời gian ngắn nhưng phải theo dõi chặt chẽ bởi bác sỹ chuyên khoa sản.

Codein cũng có thể được sử dụng phối hợp với paracetamol để giảm đau trong thời kỳ mang thai nếu có chỉ định đặc biệt và được theo dõi.

Dextromethorphan và dihydrocodein có thể dùng được và là lựa chọn ưu tiên hơn các thuốc giảm ho khác.

Sử dụng cho phụ nữ cho con bú

Không nên sử dụng codein trong thời kỳ cho con bú. Tuy nhiên với ho khan, nặng, một số tài liệu cho rằng một liều sử dụng dextromethorphan hoặc codein có thể được chấp thuận sử dụng.

Một số tác dụng phụ: Thường gặp đau đầu, chóng mặt, khát, buồn nôn, táo bón, bí đái, hồi hộp yếu mệt. Ít gặp dị ứng, suy hô hấp, cảm giác sảng khoái bồn chồn.

Chú ý (nếu có): Thuốc cần dùng liều thấp nhất có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất, ít lần nhất có thể nhằm giảm nguy cơ lệ thuộc thuốc. Với người suy nhược, cần giảm liều

]]>